Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Tích hợp liên môn lịch sử 12 bài 20 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân ph...

Tài liệu Tích hợp liên môn lịch sử 12 bài 20 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp kết thúc (1953 1954) (lịch sử 12 – ban cơ bản)

.DOC
9
4583
105

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI 1. Tên dự án dạy học: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI QUA TIẾT 32: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 - 1954) (LỊCH SỬ 12 – BAN CƠ BẢN) 2. Mục tiêu dạy học Qua tiết học trong dự án này, học sinh phải đạt được: 2.1.Về kiến thức: 2.1.1. Kiến thức bộ môn: - Lí giải được: Vì sao ta và địch đều quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược - Nắm được những nét chính về diễn biến, thắng lợi to lớn và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ - Nắm được những nét chính về vai trò của hai người anh hùng dân tộc: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chiến dịch Điện Biên Phủ 2.1.2. Kiến thức liên môn - Địa lý: Nắm được vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên vùng Điện Biên Phủ - Ngữ Văn: Nắm được một số tác phẩm văn học về đề tài Điện Biên Phủ như Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (Tố Hữu), Bài ca Điện Biên Phủ (Nguyễn Đình Thi), Thồ lên Điện Biên (Đào Phương), Đằng sau phía trước (Nguyễn Minh Châu),… - Âm nhạc: Biết được những ca khúc đi cùng năm tháng: Hò kéo pháo (Hoàng Vân), Hành quân xa, Giải phóng Điện Biên (Đỗ Nhuận),… - Quốc phòng: Vận dụng các kiến thức quân sự, quốc phòng để lí giải âm mưu của địch, chủ trương của ta, quá trình chuẩn bị cho chiến dịch, lí do vì sao ta chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”,…. - Giáo dục công dân: Nắm được tiểu sử, chiến công của các anh hùng, liệt sĩ như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn,.. Từ đó trân trọng quá khứ, có ý thức phấn đấu vươn lên 2.2. Về tư tưởng, thái độ, tình cảm - Khắc sâu niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp kháng chiến và xây dựng Tổ quốc - Trân trọng, tự hào về những chiến thắng vĩ đại của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp - Vận dụng kiến thức từ bài học để rèn luyện tinh thần, ý chí sắt đá, quyết tâm vượt qua gian nan để đạt được mục tiêu đề ra 2.3. Về kĩ năng 2.3.1. Kĩ năng bộ môn: - Củng cố kĩ năng khái quát, nhận định, đánh giá những nội dung lớn của lịch sử - Tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, tranh ảnh để tự nhận thức lịch sử - Bồi dưỡng các kĩ năng sử dụng tư liệu tham khảo để làm sâu sắc thêm nhận thức lịch sử 2.3.2. Kĩ năng chung: - Bồi dưỡng kĩ năng thuyết trình, hoạt động nhóm, kĩ năng tổ chức hoạt động chung, … - Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn. - Thấy được mục tiêu đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra. 3. Đối tượng dạy học của dự án * Đối tượng dạy học của dự án: Học sinh lớp 12 THPT. Cụ thể: - Số lượng: 29 - Lớp thực nghiệm: 12 Sinh * Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án: - Dự án mà tôi thực hiện nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Vì vậy, cả cô và trò chúng tôi đều rất nhiệt huyết, say mê và hứng khởi. Mặt khác, bài học này được thực hiện tại lớp 12 Sinh hiện tôi đang được phân công dạy học nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện - Các em là học sinh khối lớp Chuyên có sự thông minh, sáng tạo và ham tìm hiểu. Các em đã khá quen thuộc với việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử, đổi mới kiểm tra đánh giá mà tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy. 4. Ý nghĩa của dự án Tôi nhận thấy “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm này dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng con người phát triển thiếu hài hòa và mất cân đối. Trong dạy học, tích hợp thực chất là kết hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực khác nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện. Cụ thể: - Dự án giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, về những tấm gương hi sinh cho nền độc lập, tự do. Từ đó, học sinh biết trân trọng, tự hào về những chiến công của cha ông, trân trọng những giá trị cuộc sống - Dự án cũng giúp học sinh củng cố và phát huy những kiến thức đã có từ các bộ môn khác như: Địa lý, Văn học, Giáo dục công dân, Quốc phòng,… Thực tế, thông qua tiết dạy, tôi thấy soạn bài theo hướng tích hợp đã giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn với chương trình sách giáo khoa. Bài dạy linh hoạt, học sinh được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức cũng như vận dụng vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Giáo viên: + Một số hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ + Phim tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ + Một số bài hát về chiến dịch Điện Biên Phủ - Học sinh: + Sưu tầm tài liệu liên quan: tranh ảnh, văn thơ,… + Chuẩn bị thuyết trình về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ + Đóng kịch về đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định lịch sử của mình 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học (Trình bày bài soạn trên giáo án word, ppt và một số tư liệu đính kèm) 7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức đối với học sinh tham gia dự án: Hãy khoanh tròn đáp án đúng trong các câu hỏi sau đây: 1/ Đặc điểm chủ yếu của địa hình Điện Biên Phủ là: a/ Thung lũng b/ Núi cao c/ Đồng bằng d/ Trung du 2/Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm có: a/ 30 cứ điểm b/ 49 cứ điểm c/ 52 cứ điểm d/ 60 cứ điểm 3/ Vị tướng chỉ huy lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ là: a/ Na-va b/ Đờ Cát-tơ-ri c/ Sa-lăng d/ Đác-giăng-li-ơ 4/ Phương tiện vận chuyển lương thực, đạn dược, thuốc men chủ yếu lên Điện Biên Phủ của quân ta là: a/ Bè mảng b/ Gánh bộ c/ Xe đạp thồ d/ Cả A, B và C 5/ Tổng Tư lệnh quân đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là: a/ Hồ Chí Minh c/ Nguyễn Chí Thanh b/ Võ Nguyên Giáp d/ Trần Đăng Ninh 6/ Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra qua: a/ 2 đợt b/ 3 đợt c/ 4 đợt d/ 5 đợt 7/ “… ngày đêm ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” (Tố Hữu). Trong dấu “…” điền từ: a/ Năm mươi sáu b/ Sáu mươi ba c/ Ba mươi tám d/ Chín mươi chín 8/ Bài hát “Hò kéo pháo” là bài hát của tác giả: a/ Đỗ Nhuận b/ Hoàng Vân c/ Huy Du d/ An Thuyên 9/ Trận đánh ác liệt nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là: a/ Him Lam b/Mường Thanh c/ Đồi A1 d/ Sân bay Hồng Cúm 10/ Nét đặc sắc trong cách đánh giặc của quân ta ở Chiến dịch ĐiệnBiênPhủ là: a/ Đánh điểm, diệt viện b/ Đánh “lấn”, bắn tỉa c/ Đánh truy kích d/ Mai phục, tập kích 8. Sản phẩm của học sinh Tất cả học sinh đều trình bày được các kiến thức liên môn theo yêu cầu dự án đề ra về vận dụng kiến thức môn địa lý, văn học,… Hoạt động nhóm của học sinh Học sinh đóng kịch Hình ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp trăn trở với quyết định chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc” Hình ảnh các chiến sĩ tin tưởng, ủng hộ quyết định “đánh chắc thắng chắc”, thể hiện niềm tin vào sự toàn thắng của chiến dịch Hoạt động thuyết trình của học sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan