Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Tích hợp liên môn địa lý 10 bài 42 môi trường và sự phát triển bền vững...

Tài liệu Tích hợp liên môn địa lý 10 bài 42 môi trường và sự phát triển bền vững

.DOCX
18
195
102

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN Tiết : 50 - Bài 42: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Địa lý 10, Ban cơ bản, Nhà xuất bản Giáo Dục) Thông tin về nhóm giáo viên thực hiện: 1. Phan Thị Thu Hà Ngày sinh: 07/05/1985 Môn: Địa lý Điện thoại: 0983547585 Email: [email protected] 2. Nguyễn Thị Xuân Như Ngày sinh: 19/12/1985 Môn:Địa lý Điện thoại: 01238183537 Email: [email protected] 3. Nguyễn Thùy Dung Ngày sinh: 15/10/1986 Môn:Địa lý Điện thoại: 0983428596 Email: [email protected] Đơn vị công tác:Trường THPT Đan Phượng – Thành phố Hà Nội. 1 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên chuyên đề: “Môi trường và sự phát triển bền vững” Vận dụng kiến thức tích hợp giữa môn Địa lý - Sinh học - Giáo dục công dân - Tiết 50 - Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững - Địa lý 10 (Ban cơ bản) – Nhà xuất bản Giáo dục. - Tiết 50 - Bài 46: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên-Sinh học 12 (Ban cơ bản) -Nhà xuất bản Giáo dục. - Tiết 26- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường -Giáo dục công dân 11(Ban cơ bản)- Nhà xuất bản Giáo dục. - Tiết 30- Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước Giáo dục công dân 12 (Ban cơ bản) - Nhà xuất bản Giáo dục). 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức 2.1.1. Môn Địa lý Tiết 50 - Bài 42:Môi trường và sự phát trển bền vững (Địa lý 10- NXB Giáo dục). Qua chuyên đề này, học sinh: - Hiểu và trình bày được khái niệm phát triển bền vững. - Trình bày được một số vấn đề về phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu và ở các nhóm nước: Nhóm nước phát triển và đang phát triển. - Biết liên hệ thực tế ở địa phương để tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường ở địa phương. 2.1.2. Môn Sinh học Tiết 50 - Bài 46: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên -Sinh học 12 (Ban cơ bản) -Nhà xuất bản Giáo dục. Qua chuyên đề này, học sinh: - Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. - Chỉ ra được những biện pháp chính để sử dụng tài nguyên một cách bền vững. 2 2.1.3. Môn Giáo dục công dân Tiết 26 - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (Giáo dục công dân 11 - Nhà xuất bản Giáo dục). Qua chuyên đề này, học sinh: - Nắm được các chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. - Biết tham gia và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Tiết 30 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước(Giáo dục công dân 12, Nhà xuất bản Giáo dục). - Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong bảo vệ môi trường. - Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2.2. Kỹ năng 2.2.1. Môn Địa lí Sau chuyên đề này học sinh có thể: Hình thành được những kiến thức cơ bản để có thể tham gia vào phát triển bền vững. 2.2.2. Môn Sinh học Qua chuyên đề này, học sinh: Có kĩ năng và biện pháp để sử dụng bền vững tài nguyên. 2.2.3. Môn Giáo dục công dân Qua chuyên đề này, học sinh: - Có khả năng thực hiện và tuyên truyền các chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ tài nguyên, môi trường. 2.3. Thái độ 2.3.1. Môn Địa lý Có thái độ và hành vi đúng đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 2.3.2. Môn Sinh học 3 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải có biện pháp sử dụng bền vững tài nguyên và ý thức bảo vệ môi trường. 2.3.3. Môn Giáo dục công dân - Tôn trọng, tin tưởng vào chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Có hành vi đúng đắn trong bảo vệ tài nguyên, môi trường phù hợp với điều kiện, khả năng của mình. - Tôn trọng và thực hiện tốt quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 3. Đối tượng dạy học của bài học Học sinh khối 10 (40 học sinh/ lớp), trường THPT Đan Phượng – Thành phố Hà Nội trong thời gian là 45 phút. 4. Ý nghĩa của chuyên đề 4. 1. Ý nghĩa của chuyên đề đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học tích hợp thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. - Từ những kiến thức của chuyên đề và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau đề giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. 4. 2. Ý nghĩa của chuyên đề đối với thực tiễn đời sống - Biết được vai trò quan trọng của tài nguyênvà môi trường đối với cuộc sống của con người và sự cần thiết phải phát triển bền vững. - Học sinh có được những kiến thức thực tế về sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày tại địa phương. 5. Thiết bị dạy học, học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Bảng, phấn, máy chiếu, … - Tranh, ảnh, video clip về nội dung của chuyên đề. - Phiếu học tập số 1 và phiếu học tập số 2 5.2. Thiết bị học liệu  Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Địa lý - Nhà xuất bản Giáo dục.  Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Giáo dục công dân - Nhà xuất bản Giáo dục.  Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Sinh học - Nhà xuất bản Giáo dục.  Giáo dục công dân 11 - Nhà xuất bản Giáo dục.  Giáo dục công dân 12 - Nhà xuât bản Giáo dục.  Sinh học 12 - Nhà xuất bản Giáo dục. 4  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.  Luật bảo vệ môi trường (năm 2005) – Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia. Điều 4: Nguyên tắc bảo vệ môi trường 1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. 2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. 4. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. 5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.  Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 - Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia. Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tải nguyên và hủy hoại môi trường.  Luật thủy sản - Nhà xuất bản Tư Pháp. Điều 11. Nguyên tắc khai thác thủy sản 1. Khai thác thủy sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, chủng loại và kích cỡ thủy sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thủy sản có kích cỡ phù hợp với các loài thủy sản được phép khai thác. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Giới thiệu bài: Môi trường là nơi để con người cư trú, khai thác tài nguyên phục vụ cho cuộc sống và và sự phát triển của xã hội. Môi trường hiện nay có 5 đảm bảo cho sự phát triển bền vững của con người hay không? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?Vấn đề môi trường và sự phát triển ở các nhóm nước như thế nào?Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển. Bước 1: Giới thiệu về vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và thực trạng vấn đề môi trường toàn cầu. - Giáo viên chiếu lên một số hình ảnh về thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên và vấn đề môi trường. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về vấn đề sử dụng tài nguyên và vấn đề môi trường toàn cầu? - Học sinh trả lời - Giáo viên chuẩn kiến thức: Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng...Môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. - Giáo viên đặt câu hỏi: Những báo động về thủng tầng Ôzôn, sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính có phải là những báo động về khủng hoảng môi trường không? 6 - Học sinh trả lời. - Giáo viên chuẩn kiến thức: Những báo động về thủng tầng Ozon, sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính chính là những báo động về khủng hoảng môi trường mà biểu hiện của nó chính là sự gia tăng thiên tai như: bão, lũ, hạn hạn... - Giáo viên hỏi: Nguyên nhân của những vấn đề trên là gì? - Học sinh trả lời. - Giáo viên chuẩn kiến thức: Sự gia tăng dân số, sự phát triển của nền kinh tế xã hội đòi hỏi con người phải khai thác ngày càng nhiều tài nguyên vào phát triển kinh tế và vì vậy đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thải, khí thải vượt quá khả năng tự cân bằng của môi trường... Chuyển ý:Nền sản xuất xã hội sẽ tiếp tục được mở rộng, yêu cầu của sự phát triển sẽ không ngừng được tăng lên. Vậy vấn đề gì đang đặt ra với xã hội loài người? Bước 2: Tìm hiểu những thách thức của vấn đề môi trường toàn cầu. - Giáo viên phát vấn:Đứng trước những thách thức của sự phát triển, con người cần phải làm gì? - Học sinh trả lời. - Giáo viên chuẩn kiến thức: Cần phải phát triển bền vững. - Giáo viên hỏi: Vậy thế nào là sự phát triển bền vững? - Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức: Là sự phát triển của hôm nay không làm hạn chế sự phát triển của ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai. Chúng ta cần có những giải pháp cụ thể nào để phát triển bền vững? - Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức: + Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh. + Giúp các nước đang phát triển thoát cảnh nghèo đói, xóa các vùng nghèo trong nước. + Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. + Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường. + Sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm bớt tác động xấu đến môi trường. Kết luận: Đây là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia. 7 Chuyển ý: Vậy vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước đã và đang diễn ra như thế nào? Mỗi quốc gia đã làm gì để giải quyết vấn đề môi trường? Hoạt động 2: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển - Giáo viên chiếu lên bản đồ những nước phát thải nhiều khí CO2 vào trong môi trường trên thế giới, yêu cầu học sinh quan sát và tiến hành tổ chức hoạt động theo các bước: Bước 1: Tổ chức hoạt động cặp -Giáo viên cho HS hoạt động theo cặp, 2 em làm một cặp thảo luận theo nội dung sau:Lấy ví dụ để chứng minh các nước phát triển là trung tâm phát thải khí lớn của thế giới? (Thời gian: 2 phút) Bước 2: Tìm hiểu vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển - Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận. -Giáo viên chuẩn kiến thức và bổ sung thông tin:Các nước phát triển là những trung tâm phát thải khí lớn của thế giới. - Giáo viên chiếu lên một số hình ảnh về một số nơi phát thải nhiều khí trên thế giới và cho học sinh thấy được mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. - Giáo viên phát vấn: Các nước phát triển đã làm gì để giải quyết vấn đề này? - Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức. Giáo viên chiếu hình ảnh một số những thành tựu khoa học kĩ thuật nhằm bảo vệ môi trường sau đó chốt lại các biện pháp để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước phát triển. Nhưng bên cạnh đó, nhiều quốc gia điển hình là Hoa Kì, một trong những trung tâm phát thải khí lớn nhất trên thế giới lại không tham gia kí kết nghị định thư Kiôtô về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chuyển ý: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển hiện nay như thế nào? Hoạt động 3: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm của các nước đang phát triển -Giáo viên chiếu lên sơ đồ, yêu cầu học sinh hoàn thiện để tìm hiểu nguyên nhân tình trạng chậm phát triển ở các nước đang phát triển. - Giáo viên chuẩn kiến thức và bổ sung để chứng minh tình trạng chậm phát triển ở các nước đang phát triển: 8 + Kinh tế: Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu khoa học kĩ thuật, nợ nước ngoài. + Xã hội: Nạn đói, bệnh tật, chiến tranh và xung đột triền miên…làm cho đời sống của người dân càng thêm khó khăn. - Giáo viên đặt câu hỏi: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các nước đang phát triển đã làm gì? - Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức: + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. + Đẩy mạnh khai thác tài nguyên: Khai thác, chế biến khoáng sản; khai thác tài nguyên nông, lâm, nghiệp. - Giáo viên đặt câu hỏi:Những hoạt động này đã gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? - Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức: Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Tuy nhiên dưới sức ép của dân số, các nước đang phát triển buộc phải tăng cường khai thác tài nguyên để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống và sản xuất. Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể tác động của việc khai thác các loại tài nguyên vào phát triển kinh tế và hậu quả của nó đối với vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển. Bước 2: Tổ chức hoạt động nhóm - Giáo viên chiếu lên hai phiếu học tập, chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, thời gian làm việc trong 3 phút: + Nhóm 1 và 3 hoàn thiện phiếu học tập số 1. + Nhóm 2 và 4 hoàn thiện phiếu học tập số 2. Bước 3: Tìm hiểu vấn đề khai thác, chế biến khoáng sản; khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển - Giáo viên mời đại diện nhóm 1 hoặc 3 lên trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chuẩn kiến thức: - Vận dụng liên môn với môn Sinh học lớp 12(Tiết 50 - Bài 46: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên):Giáo viên chiếu lên thông tin phản hồi của phiếu học tập số 1. 9 Giáo viên phân tích thêm: Các nước đang phát triển buộc phải khai thác tài nguyên khoáng sản để phát triển kinh tế và trả nợ nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật làm cho giá nguyên liệu có xu hướng giảm trong những năm gần đây. - Giáo viên đặt câu hỏi: Các tiến bộ khoa học kĩ thuật nào làm cho giá nguyên liệu có xu hướng giảm trong mấy thập kỉ qua? - Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức:Một số các tiến bộ khoa học kĩ thuật làm cho giá nguyên liệu có xu hướng giảm trong mấy thập kỉ qua là: động cơ tiết kiệm nhiên liệu inveter (máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi…), đèn compact, sử dụng các nguồn năng lượng sạch… Giáo viên phân tích thêm về thiệt hại do xuất khẩu khoáng sản và hậu quả của khai thác không hợp lí. - Đại diện nhóm 2 hoặc 4 lên trình bày, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chuẩn kiến thức: Giáo viên chiếu lên thông tin phản hồi của phiếu học tập số 2. 10 Vận dụng liên môn với môn Giáo dục công dân lớp 11 (Tiết 30 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước): Ở nước ta pháp luật có vai trò gì trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường? - Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức: Pháp luật là môi trường quan trọng để Nhà nước xây dựng môi trường pháp lí càn thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững. Ngăn ngừa những tác động xấu của con người vào tài nguyên, môi trường. Pháp luật thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường. Pháp luật có vai trò quan trọng nhất, là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lí và bảo vệ tài nguyên môi trường: + Giáo viên chiếu lên màn hìnhLuật bảo vệ môi trường năm 2005, yêu cầu học sinh quan sát sau đó trình bày, phân tích điều 4 về “Nguyên tắc bảo vệ môi trường”. 11 + Giáo viên chiếu lên màn hình Luật Thủy sản, yêu cầu học sinh quan sát , sau đó trình bày và phân tích về Khoản 1 điều 11 Luật Thủy sản qui định về “Nguyên tắc khai thác thủy sản”. 12 - Vận dụng liên môn với môn Giáo dục công dân (Tiết 26 - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường): Giáo viên chiếu lên màn hình Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và yêu cầu học sinh quan sát. Giáo viên phân tích và trình bày Điều 29 Hiến pháp năm 1992 qui định các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy lấy những ví dụ về hoạt động sản xuất ở địa phương đã sử dụng chưa hợp lí nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và giải pháp cho các vấn đề đó? - Học sinh trả lời. - Giáo viên chuẩn kiến thức: + Một số hoạt động: Đẩy mạnh thâm canh lúa làm cho đất bị bạc màu, đốt rơm rạ vào mùa gặt, đốt gạch, nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lí, rác thải túi bóng… + Biện pháp: Cấm các lò gạch tư nhân hoạt động; phổ biến cho người dân tác hại của việc đốt rơm sau vụ thu hoạch, phổ biến kĩ thuật mới tận dụng guồn rơm sau thu hoạch như làm nấm, ủ phân hữu cơ. Phổ biến sử dụng túi sinh học trong đời sống hàng ngày… 13 Củng cố Giáo viên chiếu lên một số câu hỏi củng cố và gọi vài học sinh đứng lên trình bày kết quả. Câu 1:Sự hạn chế của các loại tài nguyên thể hiện rõ nhất ở: A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên rừng. C. Tài nguyên khoáng sản. D. Tài nguyên nước. Câu 2:Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là: A. Đưa ra các qui định về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. B. Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường. C. Vận động mọi người cùng thực hiện đồng thời chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường. D. Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Câu 3:Bảo vệ môi trường bao gồm những hoạt động chủ yếu là: A. Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. B. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuât, kinh doanh, dịch vụ. C. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư. D. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác. E. Quản lí chất thải, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. 14 Câu 4:Nối các ô ở cột A và cột B cho phù hợp: CỘT A CỘT B Xây dựng vườn quốc gia, bảo vệ diện tích ở cửa sông, ven biển, định canh định cư cho người dân. Sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản Tránh bỏ hoang, gây xói mòn, hoang mạc hóa, chống bạc màu và ô nhiễm Sử dụng bền vững tải nguyên rừng Sử dụng hợp lí, tiết kiệm. Tìm ra các vật liệu mới thay thế, tránh gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển. Sử dụng bền vững tài nguyên đất Dặn dò:  Học sinh về nhà xem lại từ bài 31 đến bài 42 để tiết sau ôn tập kiểm tra học kì  Giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn về những đe dọa của sự ô nhiễm môi trường và đưa ra một số cách giải quyết.  Giáo viên yêu cầu học sinh làm một cuộc điều tra nhanh bằng cách yêu cầu học sinh trả lời trắc nghiệm các câu hỏi khảo sát về nội dung của chuyên đề vừa học. 15 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập * Cách thức kiểm tra - Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm học sinh về kiến thức đã học và gọi học sinh đại diện nhóm đứng lên trình bày trước lớp, thông qua các câu hỏi trong phần “Câu hỏi khảo sát” có liên quan đến kiến thức vừa học. - Thông qua câu hỏi khảo sát về nội dung của chuyên đề, nhóm giáo viên chúng tôi đã thu được kết quả là: 98% học sinh trong lớp có câu trả lời đúng phần trắc nghiệm và với câu hỏi tự luận mang tính vận dụng thìhầu hết các em học sinh trong lớp đều nêu ra được các biện pháp để bảo vệ môi trường tại địa phương mình đang sống. * Tiến hành Bước 1: Kiểm tra vấn đáp phần củng cố. Bước 2:Học sinh trả lời “câu hỏi khảo sát” trong thời gian 15 phút liên quan đến nội dung kiến thức bài học. Kết quả đạt được: Điểm giỏi 16 học sinh = 40%. Điểm khá 13 học sinh = 32.5%. Điểm trung bình 9 học sinh = 23%. Điểm yếu 2 học sinh = 0.5%. * Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh Học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. 8. Các sản phẩm của học sinh - Kết quả làm việc trong phiếu học tập của học sinh. - Bài kiểm tra khảo sát chất lượng học tập của học sinh. 16 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Thời gian làm bài 15 phút) ================================== PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1:Nước nào sau đây chưa tham gia kí nghị định thư Kiôtô: A. Anh B. Hoa Kì C. Việt Nam Câu 2: Muốn giải quyết vấn đề môi trường cần: 17 D. Liên Bang Nga A. Chấm dứt chiến tranh và chạy đua vũ trang. B. Giúp các nước đang phát triển thoát cảnh đói nghèo. C. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. D. Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm tác động xấu tới môi trường. E. Tất cả các đáp án trên. Câu 3:Hình thức sử dụng tài nguyên khoáng sản không bền vững là: A. Khai thác để xuất khẩu nhằm trả nợ. B. Khai thác theo qui định. C. Khai thác hạn chế. Câu 4:Hình thức sử dụng tài nguyên rừngbền vững là: A. Khai thác rừng sản xuất. B. Khai thác rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. C. Khai thác rừng non. Câu 5: Hình thức sử dụng tài nguyên biển không bền vững là: A. Xây dựng khu bảo vệ sinh vật quí hiếm. B. Đánh bắt xa bờ theo qui mô lớn. C. Đánh bắt theo qui mô nhỏ ven bờ. Câu 6:Hình thức sử dụng tài nguyên đất bền vững là: A. Đất rừng khai thác cho nông nghiệp. B. Đất trồng trọt. C. Đất bỏ hoang. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Em có nhận xét gì về vấn đề môi trường hiện nay trên thế giới?Biện pháp để giải quyết các vấn đề về môi trường tại địa phương em? 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan