Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn âm nhạc 7 bài hát ca-chiu-sa...

Tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn âm nhạc 7 bài hát ca-chiu-sa

.DOC
22
4452
91

Mô tả:

THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàng Mai - Hà Nôi. - Trường THCS Vĩnh Hưng - Địa chỉ: Ngõ 126 Phố Vĩnh Hưng– Hoàng Mai –Hà Nội.. Điện thoại: 04 36446232 ; Email: [email protected] - Thông tin về giáo viên 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương Ngày sinh 04/12/1980 Môn Âm nhạc Điện thoại:.0904926678; Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI 1. Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 7 “HỌC HÁT BÀI: CA-CHIU-SA” 2. Mục tiêu dạy học: a, Mục tiêu chung: Âm nhạc lấy chất liệu từ văn, thơ từ đời sống hiện thực, nhưng các em dường như coi việc học âm nhạc là một môn học trong nhà trường cần phải học, không hề có chút liên hệ tới đời sống thực tế hàng ngày. Bởi vậy mà việc học âm nhạc và dạy nhạc trong các nhà trường hiện nay đang là một thử thách đặt ra với mỗi thầy cô và các em học sinh. Các tác phẩm âm nhạc thường là những câu chuyện, những bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, sự lạc quan yêu đời, biết yêu, biết ghét, biết nhớ ơn, … Nhưng tình cảm đó dường như chỉ được dừng lại ở mức độ cảm nhận của người học mà chưa thực sự đi vào đời sống trở thành kĩ năng sống cho học sinh. Hơn nữa, mỗi tác phẩm âm nhạc đều gắn với một thời điểm lịch sử nhất định, gắn với một địa danh cụ thể nào đó. Nhưng sau khi học sinh học xong, các em đã quên đi một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử có liên quan. Chính vì thế mà mục tiêu bài học liên môn này, người thầy muốn các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với tác phẩm nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức tác phẩm, tạo được kĩ năng sống trong đời sống hàng ngày và thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn đề thực tiễn. b, Mục tiêu cụ thể: * Về kiến thức: - Môn Âm nhạc: Giúp các em: + Học sinh được học một bài hát rất quen thuộc của người dân nước Nga bài Ca-chiu-sa. + Học sinh hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài hát. + Học sinh hiểu đôi nét về đất nước Nga. - Môn Địa lí: Giúp các em: + Xác định được vị trí địa lí của đất nước Nga là đất nước rộng lớn nằm giữa hai châu lục Á, Âu. - Môn Lịch sử: Giúp các em: + Xác định được nước Nga là quê hương của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với lãnh tụ nổi tiếng Lê Nin. + Xác định được bài hát sáng tác trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô ( cũ) chống phát xít Đức( 1939-1945). - Môn GDCD: Giúp các em: + Giáo dục các em tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ) - Môn Mĩ thuật: Giúp các em: + Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước - Môn Thể dục: Giúp các em: + Các em được vận động chân tay phụ họa động tác cho bài hát * Về kỹ năng: + Biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát + Biết kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách + Biết trình bày bài hát theo lối hát hòa giọng, đối đáp. * Về thái độ: - Giáo dục tư tưởng: Qua bài hát các em cảm nhận được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống. - Giáo dục các em tình đoàn kết, yêu thương giữa dân tộc Việt Nam, nhân dân Nga và các dân tộc khác trên thế giới. 3. Đối tượng dạy học của bài học: * Đối tượng dạy học của bài học là học sinh - Số lượng học sinh: 43 em – Lớp 7A1 - Số lớp thực hiện: 1 lớp . - Khối lớp: 7 * Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án: + Thứ nhất: Các em học sinh lớp 7 đã tiếp cận 2 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra. + Thứ hai: Đối với bộ môn Âm nhạc các em đã được học rất nhiều bài từ lớp 6 có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Thể dục các tình huống liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống. + Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Thể dục… các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến kĩ năng sống, những phẩm chất tốt đẹp, những địa danh, những thời điểm lịch sử có liên quan đến tác phẩm âm nhạc được tích hợp trong các bài học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Âm nhạc để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. 4. Ý nghĩa của bài học: Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Âm nhạc học lớp 7. - Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” vận dụng kiến thức liên môn là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. - Tích hợp kiến thức liên môn đòi hỏi người giáo viên bộ môn thật khéo léo.Nếu không thì vô hình chung người thầy biến giờ dạy Âm nhạc thành giờ dạy Lịch sử, Địa lí hay GDCD. * Cụ thể: - Đối với dự án này, khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được, hiểu rõ được mối liên hệ giữa Việt Nam với nước Liên Xô (cũ) sự giúp đỡ của người anh cả là Liên Xô giúp chúng ta rất nhiều về vật chất và tinh thần góp phần làm nên chiến thắng hai kẻ thù lớn của dân tộc đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ - Từ nội dung, ý nghĩa tác phẩm, giúp các em tự tìm thấy được tinh thần chiến đấu của nhân dân nước Nga và lòng thủy chung son sắt của các cô gái Nga từ đó có liên hệ tới tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam và đức tính công dung ngôn hạnh của người phụ nữ Việt Nam.. * Trong thực tế: Tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sâu sắc, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: * Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu được sử dụng trong dự án: - Thiết bị dạy học: + Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài giảng sinh động, hấp dẫn với người học. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ thế giới: Dùng để giúp học sinh xác định được vị trí địa lí của nước Nga liên quan trong bài. + Đàn, đài, băng đĩa nhạc - Học liệu dạy học: + Kiến thức lịch sử: Giúp người dạy và người học nắm được một số sự kiện lịch sử dân tộc, lịch sử nước Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc( 1939-1945). + Kiến thức Địa lí: Học sinh xác định được vị trí địa lí nước Nga trên bản đồ. + Kiến thức môn GDCD: Giúp học sinh thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị. + Kiến thức môn Mĩ thuật: Giúp học sinh thấy được màu sắc cảnh đẹp trong bài. + Kiến thức môn Thể dục: Giúp các em có những động tác phụ hoạ cho bài hát thêm sinh động. + Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 7 . Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Kết quả cụ thể 100% học sinh đạt yêu cầu 8. Các sản phẩm của học sinh: * Sau khi kết thúc bài, tôi thấy 100 % học sinh tham dự bài học đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản về nội dung và ý nghĩa của bài học. Từ đó HS đã liên hệ được nội dung, ý nghĩa bài học với tình hình thực tế ở gia đình, ở địa phương và xã hội hiện nay. Trên đây là bài dự thi của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các quý thầy, cô giáo lão thành, bạn bè đồng nghiệp để bài dạy được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2014 Giáo viên bộ môn Nguyễn Thị Thu Hương TIẾT 27: - HỌC HÁT: BÀI CA-CHIU-SA. - BÀI ĐỌC THÊM: BẢN HÀNH KHÚC CÁCH MẠNG. A/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - 1. Kiến thức: Học sinh được học một bài hát rất quen thuộc của người dân nước Nga, bài Cachiu-sa. Học sinh hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài hát Ca-chiu-sa. Học sinh hiểu biết đôi nét về đất nước Nga. 2. Kỹ năng: Học sinh biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát. Biết hát kết hợp với gõ đệm theo phách, nhịp. Biết trình bày bài hát theo lối hát hòa giọng, đối đáp. 3. Thái độ: ( Giáo dục tư tưởng ) Qua bài hát học sinh cảm nhận được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống. Giáo dục các em tình đoàn kết, yêu thương giữa dân tộc Việt Nam, nhân dân Nga và các dân tộc khác trên thế giới . B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - 1. Chuẩn bị của thầy: Đàn phím điện tử. Tìm hiểu tư liệu về nước Nga. Giáo án điện tử. Máy Projecter. Thanh phách. 2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu về đất nước và con người Nga. Sưu tầm một số bài hát nước Nga. Thanh phách. Sách, vở ghi. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - GV giới thiệu đại biểu 2. Kiểm tra bài : Đan xen trong giờ học 3. Bài mới. Thời gian 4’ Nội dung Hoạt động của thầy * Gv cho hs xem clip *Dẫn vào bài HS quan sát - Những hình ảnh và giai GV hỏi: điệu của bài hát đưa chúng ta đến với đất nước nào? + Nước Nga GV chốt HS trả lời -Bài Ở trường cô dạy em GV đàn thế.(Nhạc Nga) HS hát *Giáo viên dẫn vào bài. 30’ Hoạt động của trò Tiết 27: - Học hát: Bài Ca-chiu-sa - Bài đọc thêm: Bản hành khúc cách mạng. I. Học hát: Bài Ca – chiu – sa. Nhạc: BLAN-TE ( Nga) Lời Việt: Phạm Tuyên 1. Giới thiệu bài a.Tìm hiểu về đất nước Nga. HS nghe HS nghe *GV ghi đầu bài lên HS ghi bài bảng. *GV dẫn Đại diện học sinh lên trình bày Các nhóm khác theo dõi HS nhận xét - Nước Nga là đất nước -GV chốt rộng lớn nằm giữa hai châu lục Á- Âu. - Thủ đô: Mát- xcơ- va. HS nghe - Quê hương của cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với lãnh tụ nổi tiếng Lê-Nin. b. Tác giả. *Nhạc sĩ Mat- Xây Blan-te -Sinh ngày 10/2/1903 -Mất ngày 24/9/1990 -Ông có khoảng 200 tác phẩm. *Nhạc sĩ Phạm Tuyên -Sinh ngày 12/1/1930 c. Hoàn cảnh ra đời bài hát. - Dựa vào phần tìm hiểu SGK em hãy cho biết bài hát Ca – chiu- sa ra đời trong hoàn cảnh nào? + Bài hát Ca chiu-sa được sáng tác: - Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (cũ) chống phát xít Đức (1939-1945). 2.Tìm hiểu bài - Bài hát được viết ở nhịp gì? + Nhịp 2 4 -Đây là kí hiệu âm nhạc gì? + Dấu nhắc lại, dấu luyến -Sắc thái của bài hát? + Hát nhanh, vui. Chia câu *GV giới thiệu HS nghe -GV hỏi: *GV chốt trên máy Hs trả lời Hs nghe, ghi bài *GV cho HS quan sát HS quan sát bài hát GV hỏi: HS trả lời GV chốt kiến thức HS nghe GV hỏi: HS trả lời GV chốt HS nghe GV hỏi: HS trả lời GV chốt kiến thức HS nghe GV hỏi GV chốt *GV hỏi HS trả lời HS nghe Hs chia câu - Bài hát chia làm 6 câu. + Câu 1: Dòng sông… đôi bờ. + Câu 2: Lặng lờ… sương mờ. + Câu 3: Kìa bóng ai…Cachiu-sa. + Câu 4: Giữa trời mây… chan hòa. + Câu 5: Kìa bóng ai…Cachiu-sa. + Câu 6: Giữa trời mây… chan hòa. *Nghe hát mẫu HS đánh dấu câu vào SGK *GV mở nhạc -Cảm nhận của em sau khi GV hỏi : nghe bài hát? GV chốt: *GV giải thích *Ca-chiu-sa. HS nghe HS trả lời HS nghe HS nghe Ca-chiu-sa là tên gọi thân mật của các cô gái Nga. Yêu thích bài hát và cảm động trước tấm lòng của những thiếu nữ, các chiến sĩ Hồng quân đã lấy ngay tên Ca-chiu-sa đặt cho một loại vũ khí là tên lửa Cachiu-sa. 3.Học hát *GV tiến hành dạy theo lối móc xích. -Câu 1 GV đàn HS nghe và hát -Câu 2 Gv đàn HS nghe và hát 7’ - Cả lớp hát câu 2. - Ghép câu 1, câu 2 với nhau. - Câu 3 -Chú ý hát luyến “Thấp” -Câu 4 (Tiết tấu khó cần chú ý) GV hướng dẫn GV đàn HS nghe và hát Hs hát -Ghép câu 3 và câu 4. -Câu 5+6 GV đàn GV đàn HS nghe và hát HS hát - Hát cả bài lời 1 GV yêu cầu, đàn HS nghe - Hát lời 2. GV đàn HS hát GV đàn, lưu ý dấu HS nghe và hát luyến. HS nghe và hát GV đàn, bắt nhịp HS hát -Hát lời kết hợp gõ đệm GV hướng dẫn theo phách. - Hát hòa giọng lời 1. GV yêu cầu - Hát lời hai GV đàn -Hát đối đáp. GV yêu cầu GV yêu cầu -Các nhóm xung phong hát bài hát ( 2 nhóm) GV chỉ định Gọi HS nhận xét GV nhận xét. GV sửa sai nếu có HS nghe và hát -Em hãy nêu một số động GV hỏi tác phụ họa cho bài hát? HS trả lời Trò chơi củng cố GV yêu cầu: HỘP QUÀ ÂM NHẠC *Luật chơi: -GV hướng dẫn 1. Nghe nhạc đoán câu hát. 2. Hãy sắp xếp trật tự bức tranh cho phù hợp với một câu hát trong bài Ca-chiusa? HS nghe Hs thực hiện Hs hát Học sinh hát HS nghe và hát HS hát HS nhận xét HS hát HS nghe Hs nghe HS thực hiện HS trả lời 3. Hình ảnh này phù hợp với câu hát nào trong bài Ca-chiu-sa? hãy hát lại câu hát đó. 4. Hãy hát một câu trong bài có từ “Mến thương”. 5. Hộp quà may mắn. HS trả lời Hs trả lời *GV nhận xét học sinh HS nghe chơi: -GV hỏi: HS trả lời -Cảm nhận gì sau khi học xong bài hát? -Gv chốt HS nghe -Giáo dục tình đoàn kết, hữu nghị. * Bài: Đôi bờ - Nhạc Nga -Gv hát chốt bài HS nghe *Gv dặn về nhà HS nghe 2’ II.Bài đọc thêm 1’ * Dặn dò: - Hát thuộc bài và tập biểu diễn bài hát Ca-chiu-sa. -Chuẩn bị tiết 28 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan