Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn ngữ văn văn bản “ ca huế trên sôn...

Tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn ngữ văn văn bản “ ca huế trên sông hương ”( hà ánh minh- ngữ văn 7)

.DOC
77
2025
74

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN “ CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG ”( Hà Ánh Minh- Ngữ văn 7) 2. MỤC TIÊU DẠY HỌC 2.1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ môn học cần đạt trong bài học “Ca Huế trên sông Hương” ( Hà Ánh Minh- Ngữ văn 7) * Vận dụng kiến thức văn học giúp học sinh hiểu và nắm rõ: - Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Hà Ánh Minh - Nội dung chính của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”: nguồn gốc ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình trang trọng, uy nghi; Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng (các điệu hò, các điệu lí...) thể hiện các cung bậc tình cảm của con người và cuộc sống lao động sản xuất xứ Huế; Các nhạc cụ biểu diễn ca Huế phong phú; Cách thức và yêu cầu biểu diễn ca Huế . - Nghệ thuật của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”: Thể loại văn bản nhật dụng với kiểu loại thuyết minh. Học sinh phân biệt “Ca Huế trên sông Hương” thuộc thể loại bút kí với tùy bút trong bài “Một thứ quà của lúa non” đã học. - Rèn kĩ năng : Kĩ năng tóm tắt văn bản; Kĩ năng đọc diễn cảm; Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn bản nhật dụng ( thể loại thuyết minh ) qua thể kí có kết hợp với nghị luận và miêu tả; Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng... - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn Văn và tự hào về văn hóa quê hương đất nước. * Tích hợp với môn Giáo dục công dân( GDCD): Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; bồi dưỡng học sinh có ý thức bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc là ca Huế. Thông qua vẻ đẹp xứ Huế giáo dục học sinh tình cảm và trách nhiệm yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường… Từ đó, giáo dục nâng cao ý tinh thần yêu quê hương đất nướcvà trách nhiệm bảo vệ quê hương, đất nước của học sinh bằng những hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi học sinh thcs. 1 * Tích hợp môn Âm nhạc: giúp học sinh hiểu một thể loại âm nhạc truyền thống với những làn điệu, nhạc cụ dân tộc phong phú để bồi dưỡng học sinh thêm yêu thích làn điệu dân ca xứ Huế và dân ca của các miền quê Việt Nam nói chung trong đó có hát Dô – Dân ca của Quốc Oai nói riêng . Phát huy năng khiếu ca hát cảm thụ âm nhạc của học sinh. * Tích hợp môn Lịch sử : Cung cấp cho học sinh kiến thức về lịch sử xứ Huế anh hùng; lịch sử xây dựng và giai đoạn phát triển của cố đô Huế; hoàn cảnh ra đời của ca Huế gắn với bối cảnh thời kì lịch sử , cuộc sống, văn hóa phát triển của giai đoạn nào... Từ đó học sinh so sánh với cuộc sống hiện tại để thấy bước tiến của lịch sử để biết gìn giữ, kế thừa và bảo vệ thành quả dựng nước – giữ nước của cha ông ta , bảo vệ nền độc lập chủ quyền trong bối cảnh thời sự phức tạp hiện nay, * Tích hợp môn Địa lí : giúp học sinh có vốn hiểu biết sâu rộng về vị trí, đặc điểm khí hậu, thiên nhiên thắng cảnh… của xứ Huế để hiểu tại sao xứ Huế lại trở thành cội nguồn cảm hứng đề tài cho thi ca, hội họa, phim ảnh, lễ hội…là cố đô du lịch yêu thích của mọi người và bạn bè quốc tế. Học sinh thêm tự hào về vẻ đẹp quê hương , đất nước Việt Nam, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, môi trường…Biết vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học. * Tích hợp môn Mỹ thuật : học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức về kiến trúc lăng tẩm, hoa văn khắc in, biểu tượng thuyền Rồng, tranh ảnh chụp vẽ về xứ Huế, màu sắc phối sơ đồ tư duy, lễ hội… hiểu thêm về văn hóa và thẩm mỹ của xứ Huế qua từng giai đoạn lịch sử. Thêm tự hào về về vẻ đẹp thiên nhiên, con người và nét văn hóa ca Huế. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước Việt Nam, tự hào về văn hóa Việt, yêu hội họa * Tích hợp ngành nghệ thuật thứ 7 : là các video, cip quay minh họa về cuộc sống con người xứ Huế, thiên nhiên thơ mộng của Huế, biểu diễn ca Huế, cố đô Huế… để học sinh có thể quan sát, cảm nhận sâu hơn về nội dung bài học và hình ảnh về Huế trở lên cụ thể trong tâm trí học sinh. * Tích hợp môn Tin học: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng bộ môn Tin học vào truy cập, tìm và chọn lọc các tư liệu kênh chữ, kênh hình để vận dụng phục vụ 2 cho bài học “Ca Huế trên sông Hương”. Quan tâm, yêu thích việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự gắn kết, tương quan, liên hệ giữa các môn học, từ đó tìm thấy được niềm vui, say mê trong học tập và nghiên cứu. 2.2. Năng lực vận dụng những kiếến thức liến môn trong ch ương trình THCS vào gi ải quyếết vấến đếề bài học đặt ra của học sinh stt 1 2 3 Môn – lớp Tiết PPCT 53 55-56- Lịch sử 7 Tên bài Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài Phong trào Tây Sơn 57-58 59 Quang Trung xây dựng đất nước 64-65 Chế độ phong kiến nhà Nguyễn 23 Bắc trung bộ Sơ lược Địa lí 9 15 Âm về một nhạ số nhạc c6 cụ dân tộc phổ Âm nhạc 8 Âm nhạc 9 GDCD 7 GDCD 6 4 GDCD 9 5 Mỹ thuật 9 biến 14 14 15 24+25 8 Một số nhạc cụ dân tộc Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca Bài hát địa phương Bảo vệ di sản văn hóa Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên 30 4 1 nhiên Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Bảo vệ hòa bình Sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn (1802 – 9 -10 6 Tin học tự 1945 ) Đề tài lễ hội Thực hành tạo lập trình chiếu power point chọn lớp 7 Cụ thể hóa kiến thức các bài học trên áp dụng vào dạy học trong văn bản : “ Ca Huế trên sông Hương ” – Hà Ánh Minh – như sau : 2.2.1. Tích hợp môn Lịch sử 3 a. Lịch sử tên gọi địa danh xứ Huế - Tên gọi Thuận Hóa: Năm 1306, Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai Châu Ô và Rí làm sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa, được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604,Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 1718) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân - Tên gọi Phú Xuân : Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân , thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" - Tên gọi Huế: Học giả Thái Văn Kiểm kiến giải: Căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và từ điển thì có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa . Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, theo ông, có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc- công thần của nhà Đinh - tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vuaMinh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị- vì Hoa và Hóa đọc na ná - nên Hóa phải đổi thành Huế. b. Phong trào Tây Sơn (Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn ) 4 Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn : là một phần của nội chiến ở Đại Việt thời gian nửa cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Đây là cuộc chiến diễn ra chủ yếu trên chiến trường chính là lãnh thổ Đại Việt và lan sang cả lãnh thổ Chân Lạp và Xiêm La. Chiến sự diễn ra chủ yếu giữa lực lượng phong trào Tây Sơn và lực lượng của các chúa Nguyễn; nhưng đồng thời cũng ít nhiều lôi kéo cả các nước lân bang Chân Lạp, Vạn Tượng, Xiêm La vào cuộc. Kết quả cuối cùng của cuộc chiến này là việc lần đầu tiên sau mấy thế kỷ Đại Việt được thống nhất hoàn toàn, sự du nhập khoa học kỹ thuật Châu Âu và sự khởi đầu cho ảnh hưởng của người Pháp tại Việt Nam: + Năm 1778, Nguyễn Ánh quay lại và tập hợp lực lượng chiếm được Gia Định và đến năm 1780, ông xưng vương. Trong mùa hè năm 1781, quân đội của Nguyễn Ánh lên đến khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và 2 tàu Bồ Đào Nha do giám mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh mời được . Ông tổ chức tấn công Tây Sơn đánh tới tận đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn. + Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thuỷ bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy, cửa Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm của mình, họ đã phá tan quân Nguyễn, buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực. Nguyễn Ánh bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp. Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam bộ gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây khiến cho một thân tướng là Đô đốc Phạm Ngạn tử trận, binh lính thương vong nhiều, nên ông rất đau đớn rồi nổi giận ra lệnh tàn sát người Hoa ở Gia Định để trả thù. Việc này đã cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ, một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn. Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng đụng Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh 5 bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy về Hậu Giang, Rạch Giá, Hà Tiênrồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc. + Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung đang chuẩn bị phối hợp với vua anh đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792), con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh. Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà, sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên tôn Lê Duy Cận làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên. Từ đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuận thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng". + Năm 1793, Nguyễn Ánh cùng các tướng Võ Duy Nguy, Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Phước Hội,Philippe Vannier, Nguyễn Văn Hòa, Chưởng cơ Cố đem quân đánh Nha Trang, Diên Khánh, Phú Yên rồi tranh thủ đánh tới tận thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. Vua Thái Đức cầu cứu Phú Xuân. Cảnh Thịnh sai Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng, đô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm đem 17.000 quân, 80 thớt voi,và 30 chiếc thuyền chia nhiều đường tiến vào cứu, quân Nguyễn Ánh rút lui, trên đường về ông sai quân đắp thành Diên Khánh để lợi dụng địa thế nơi này làm bàn đạp chống Tây Sơn. Cùng thời gian, quân Phú Xuân của Tây Sơn nhân dịp đánh chiếm luôn đất đai, kho tàng của vua Thái Đức. Lúc đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin cơ nghiệp của con mình là Quang Bảo bị chiếm mất, uất quá thổ huyết mà qua đời. Quang Toản cho an trí Quang Bảo ra huyện Phù Ly và cai quản toàn bộ đất đai của vua bác. Từ năm 1794 đến năm 1795, Tây Sơn phản công, họ cho quân nhiều lần vào đánh Phú Yên, vây thành Diên Khánh, quân Nguyễn cũng ra sức chống cự, nhiều lần kìm hãm, thậm chí là đánh lại được quân Tây Sơn. . Năm 1797, Nguyễn Ánh cho quân ra đánh Phú Yên, riêng ông thì cùng Nguyễn Phúc Cảnh chỉ huy thủy quân ra tận Quy Nhơn giao chiến với tướng Tây Sơn là Lê Trung tại Thị Nại thu được nhiều khí giới, 6 nhưng khi tới Quy Nhơn thấy thế lực Tây Sơn thủ mạnh quá đành vòng lên đánh Quảng Nam nhưng được mấy tháng lại rút về vì thuyền chở quân lương từ Gia Định bị ngược gió không lên kịp . Năm 1799, Nguyễn Ánh cho sứ yêu cầu vua Xiêm La cho một đạo quân Chân Lạp và Vạn Tượng đi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm theo. Cũng trong năm 1799, Nguyễn Ánh tự cầm quân đi đánh thành Quy Nhơn , tướng giữ thành của Tây Sơn là Vũ Tuấn đầu hàng dù trước đó Quang Toản đã sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào cứu. Sau đó, Nguyễn Ánh đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định, rồi cho quân tới trấn giữ thành. Tây Sơn ngay lập tức tìm cách chiếm lại;tháng 1 năm 1800, hai danh tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng kéo đến vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh cho quân ra cứu nhưng bị bộ binh Tây Sơn chặn lại, ông chia quân đi đánh các nơi và thắng nhiều trận, trong đó có một trận lớn ở Thị Nại. Thấy thế Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh, Nguyễn Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là Võ Tánh mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh quyết tử thủ để tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, việc này khiến thời gian hai danh tướng Tây Sơn bị cầm chân lên hơn một năm. Năm 1801, Nguyễn Ánh nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân. Tháng 5 năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân giao chiến dữ dội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung; rồi đụng Quang Toản ở cửa Eo, Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc và đến ngày 3 tháng 5 Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân. Đầu năm 1802, Tây Sơn mới chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn để xin tha mạng cho binh sĩ. Cũng trong thời gian này, sau khi chiến thắng quân Tây Sơn, hoàn toàn chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ngày 1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802). Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long, chữ Gia lấy từ Gia Định và Long lấy từ Thăng Long. Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách nhà Thanh trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn. 7 c. Hành chính Việt Nam thời Nguyễn Năm 1802, trong khi đã quyết định Phú Xuân là quốc đô, Nguyễn Ánh vẫn tạm đặt 11 trấn phía Bắc (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một Tổng trấn với tên cũ Bắc Thành, do một Tổng trấn đứng đầu. Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831-1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh, và vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh. Thừa Thiên, nơi toạ lạc của kinh đô Phú Xuân, là phủ trực thuộc Trung ương. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên d. Lịch sử cố đô Huế Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm1832 dưới triều vua Minh Mạng. được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 48 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. 2.2.2. Tích hợp môn Địa lí a. Vị trí địa lí xứ Huế Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số năm 2012 ước là 344.581 người. Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi 8 Ngự Bình, Vọng Cảnh... Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn và nổi tiếng toạ lạc ở hai bên bờ sông Hương như: Chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu, chợ Bến Ngự, siêu thị Thuận Thành, Trường Tiền Plaza(siêu thị Coop mart), Phong Phú Plaza(Big C). Trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp: cố đô Huế, sông Hương núi Ngự... b. Khí hậu xứ Huế Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C. c. Vị trí cố đô Huế Phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. 2.2.3. Tích hợp môn Âm nhạc a. Sơ lược một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Tổng cộng có đến vài trǎm chi loài nhạc cụ 9 khác nhau. Dưới đây là những nhạc cụ tiêu biểu nhất của người Việt được dung trong biểu diễn ca Huế: - Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, gảy bằng que, miếng gảy. Đàn có hai loại : đàn thân tre và đàn hộp gỗ. - Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, trong Nam còn gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như Mặt Trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt". Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây[cần dẫn chứng]. Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. - Đàn nhị (ở miền nam Việt Nam gọi là đàn cò) là nhạc cụ có cung vĩ, xuất hiện từ lâu ở Việt Nam. - Tam thập lục là nhạc khí dây, chi gõ của âm nhạc dân gian Việt Nam. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. - Phách là nhạc cụ gõ, xuất hiện trong nhiều thể loại ca, múa nhạc ở Việt Nam từ lâu đời. Phách có nhiều loại và tên gọi khác nhau. Trong hát xẩm phách gọi là cặp kè; trong cải lương và dàn nhạc tài tử phách là song lang; trong ca Huế phách là sênh, còn trong dàn nhạc tuồng, đám ma, múa tôn giáo và múa dân gian người ta mới gọi là phách... - Sáo Trúc là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi hơi vòm của dân tộc Việt. Đặc biệt rất được phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.Sáo được làm bằng một đoạn ống trúc, hoặc nứa có chiều dài 40 - 55cm, đường kính 1,5 2cm. Ở phía đầu ống có một lỗ hình bầu dục đó là lỗ thổi. Trong lòng ngay gần lỗ thổi được chặn bằng một mẩu nút bấc hoặc gỗ mềm để điều chỉnh độ cao thấp khi cần thết. Thẳng hàng với lỗ thổi có khoét 6 lỗ bấm, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thổi 12cm, các lỗ bấm còn lại cách đều nhau (1cm). Mở dần các ngón ở 6 lỗ bấm ta sẽ có các âm Do1, Rê1, Mi1, Fa1, Sol1, La1, Si1, Do2. Phía sau cuối ống sáo có một lỗ không bấm là lỗ định âm. Khi thổi sáo, thân sáo đặt ngang sang bên phải, miệng đặt lên lỗ thổi. Người thổi sáo có thể điều chỉnh luồng hơi (rót hơi yếu đường hơi đi từ từ và yếu, rót hơi mạnh đường hơi đi nhanh và mạnh). Sáo thường 10 được sử dụng để độc tấu, hòa tấu trong các dàn nhạc chèo, hát văn, tiểu nhạc.Khoảng cuối thập kỷ 70, nghệ sĩ Đinh Thìn và Ngô Nam đã cải tiến cây sáo 6 lỗ thành sáo 10 lỗ để mở rộng âm vực, cho các nghệ sỹ chơi những tác phẩm tương đối dễ dàng hơn như "Tiếng gọi mùa xuân" của Đinh Thìn, "Tình quê" của Hoàng Đạm, "Tiếng sáo bản Mèo" của Ngọc Phan... là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. - Sinh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền. Ngày nay có người gọi là sênh tiền. - Trống cái là nhạc cụ không định âm, to lớn, xuất hiện ở khắp nước Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Dù ở đồng bằng hay miền núi người ta đều nhận ra sự có mặt của trống cái. - Đàn Tranh được hình thành trong ban nhạc từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Thời Lý - Trần, Đàn Tranh chỉ có độ 15 dây nên bấy giờ gọi là "Thập ngũ huyền cầm" và được dùng trong ban "Đồng văn, nhã nhạc" (đời Lê Thánh Tôn thế kỷ 15), sau này được dùng trong cả ban nhạc giáo phường. Thời Nguyễn (thế kỷ 19) được dùng trong ban "nhạc Huyền" hay "Huyền nhạc", lúc bấy giờ được sử dụng với 16 dây nên được gọi là "Thập lục huyền cầm".Hình dáng đàn dài, có 16 dây bằng kim loại, mặt đàn nhô lên hình vòng cung. Từ trục đàn đến chỗ gắn dây đàn, khoảng giữa của mỗi dây đều có một con nhạn gọi là "Nhạn đàn" để tăng âm, lên dây đàn từ nửa cung đến một cung khi đàn cần chuyền đổi dây. Sau này, Đàn Tranh rất thông dụng được đứng thứ ba trong bộ tam tuyệt của dàn nhạc tài tử. - Tỳ Bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.Người ta chế tác Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, 11 khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây. Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 - 100cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay, người ta thay dây tơ bằng dây nilon. Đàn có 4 dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đồ - Fa - Sol - Đô1 hoặc Sol -Đô1 - Rê1 - Sol1. Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa. b. Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca đặc trưng xứ Huế Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát ả đào, làm từ dòng nhạc dân gian và cung đình nhã nhạc. Hệ thống bài bản phong phú của ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền: - Ví dụ: bài “ Lý hoài thương”, “ Lý tương tư”, “ Lý hành vân”... c. Dân ca địa phươngQuốc Oai Hát Dô là thể loại dân ca nghi lễ, hình thành và phát triển trên mảnh đất Lạp Hạ, nay là xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây( nay là thành phố Hà Nội). Hát Hội Dô ở Liệp Hạ xưa phản ánh nhận thức của con người Lạc Việt về thiên nhiên, và ước mơ của nông dân về một cuộc đời êm ấm, thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu, con cháu đông đúc. Hát Hội Dô là tiếng ca trữ tình, nồng nàn về tình yêu nam nữ, về hạnh phúc lứa đôi của người nông dân dưới chế độ phong kiến. Nội dung này đã trở thành nội dung chủ đạo trong phần hát 12 Bỏ bộ, được tiến hành sau những diễn xướng có tính chất nghi lễ của hát Hội Dô trong những ngày lễ hội... *Nguồn gốc: Quá trình hình thành là hoàn chỉnh của hát Hội Dô diễn ra trong một thời gian dài, và được định hình sớm nhất là vào thế kỷ 15. Sự biến đổi vẫn còn tiếp tục diễn ra trong những thế kỷ sau này. Đây là một loại dân ca tế thần Tản Viên nằm trong hệ thống hát Xoan ở vùng đất Tổ Hùng Vương thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay, hoặc như một số loại dân ca khác... Tương truyền, hát Dô do Đức Thánh Cao Sơn (Sơn Tinh), một trong bốn vị thánh linh thiêng nhất ở Việt Nam truyền lại. Lối hát Dô cổ truyền có tới 36 làn điệu. Người hát Dô chuẩn phải biết vừa hát, vừa múa. Theo truyền thuyết vào thời Hùng vương, trong một lần du ngoạn, đức Thánh Tản Viên - Sơn Tinh qua vùng đất, ngày nay là thôn Vĩnh Phúc, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, nhận thấy đây là nơi phong cảnh hữu tình, trai thanh gái lịch, ngài đã cho xây dựng cung điện và mở hội để truyền dạy cho dân làng các điệu hát ca ngợi quê hương, tình yêu nam nữ... từ đó hát Dô ra đời. Có nhiều truyền thuyết giải thích nguồn gốc của diễn xướng hát Dô, nhưng đều khẳng định 36 năm lễ hội đền Khánh Xuân và diễn xướng hát Dô mới được tổ chức một lần, vào ngày 15 và 16 tháng Giêng âm lịch. Như vậy có thể nêu giả thiết: những bài ca khẩn nguyện kết hợp với truyền thuyết Tản Viên cùng với sự múa hay hát giỏi của cư dân Liệp Tuyết hình thành nên thể loại văn hoá dân gian đặc sắc. Trong quá trình phát triển, diễn xướng hát Dô dung nạp thêm và hoàn thiện như ngày hôm nay. Mục đích ban đầu của nó là phục vụ cho việc thờ cúng, ca ngợi các vị thần trong đền Khánh Xuân. Quá trình phát triển, diễn xướng hát Dô dung nạp thêm những ý nghĩa mới mẻ như cầu mong sự thịnh vượng cho làng chạ, cho ngành nghề. Quá trình này chịu sự ảnh hưởng của các nhà Nho, đặc biệt ở thời Lê sơ. Cao hơn nữa là những bài hát trữ tình về tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ. * Cách thức tổ chức : Theo các già làng ở Liệp Tuyết kể lại, thì trước đây Hội hát Dô tổ chức theo quy định cứ 36 năm mở một lần từ ngày 10 đến 15 tháng giêng (Âm lịch), nhưng ở đây đã tổ chức rước kiệu từ ở đình, miếu ra đền Khánh Xuân ngay từ chiều ngày 9 tháng giêng. Đó là một cuộc rước chung toàn xã, 13 chọn những thanh niên trai tráng khỏe mạnh mới được rước kiệu, thường mỗi kiệu có bốn người khênh. Cũng có thôn đông thanh niên thì nhiều người khênh hơn, hoặc thay đổi nhau vì đây là một việc làm vinh dự. Đi trước kiệu là các vị chức sắc, hai bên kiệu có cờ, có lọng đi kèm. Cái hát và bạn nàng cũng đi kèm trước kiệu, mỗi người đều có ô che đầu. Đám rước đi thành một đoàn dài gồm các thôn nối tiếp nhau theo thứ tự đã sắp xếp từ trước. Đại phu là thôn anh cả đi đầu, rồi đến thôn anh hai là Vĩnh Phúc, và sau đó là các thôn Bái Nội, Bái Ngoại, Thông Đạt, Đồng Sơn. Đám rước đi trong rừng cờ, cầm lọng là một người trạc tuổi 17, 18, đầu quấn khăn lượt, trong áo trắng, ngoài áo the đen, quần trắng, chân quấn xà cạp mầu đỏ, hoặc giày vải, thanh nữ cũng mặc quần áo như những người khênh kiệu rước cờ rước lọng, nhưng chân không quấn xà cạp... Xong rồi tất cả trở về nhà. Sáng hôm sau, tất cả mọi người các thôn mới ra tập trung ở đền Khánh Xuân và vào hội hát Dô. Đại phu là thôn anh cả phải đến sớm nhất và được hát trước nhất. Trình tự cuộc hát như sau: Người cái dẫn dắt bạn nàng vào đứng trước đền Khánh Xuân, sau đó người cái cầm xênh gõ nhịp làm hiệu, dẫn bạn nàng vào trước bàn thờ, tất cả đều đi theo hình chữ chi. Khi nghe tiếng xênh mở đầu làm hiệu, các bạn nàng từ từ bỏ dép, bước vào chiếu, xòe quạt và bắt đầu múa hát. Nếu các bạn nàng đông thì đứng trên hai chiếu, chiếu trên gồm các nàng lớn, chiếu dưới gồm các nàng con. Nếu thôn nào có số bạn nàng đông quá, thì phải chia ra hát làm nhiều đợt. Câu mở đầu là những bài hát chúc của người cái, phần lớn là các bài hát đều không có động tác. Sau khi các thôn lần lượt hát xong thì cuộc tế lễ mới bắt đầu. Phương thức diễn xướng của hát Dô khá đơn giản. Cái hát, ngoài động tác gõ xênh, hầu như không vận động gì. Các bạn nàng thường sử dụng đôi tay cùng với chiếc quạt gần như động tác múa chèo. Vần và nhịp của hát Dô cũng biến hóa linh hoạt. Có câu, có đoạn tuân theo thể lục bát một cách linh hoạt. Nhưng có những câu, những đoạn co lại, hoặc giãn ra cho phù hợp với các giọng kể, giọng ngâm. Diễn xướng hát Dô tồn tại song song với lễ hội đền Khánh Xuân. Là loại hình dân ca nghi lễ, diễn xướng hát Dô gắn liền với vị thần mà nó hướng tới. 14 * Đặc trưng diễn xuớng hát Dô: Diễn xướng hát Dô được phân chia thành bốn hình thức hát, đó là: hát nói, hát ngâm, hát xô và hát ca khúc. Mỗi hình thức là một cách hát khác nhau. Tuy nhiên, diễn xướng hát Dô là một chuỗi những câu hát cho nên việc phân chia này chỉ mang tính tương đối. - Hát nói: thuộc nội dung hát Chúc, là hình thức khi bắt đầu và kết thúc của diễn xướng hát Dô, gần giống với một điệu trong hát ca trù. - Hát ngâm: thể hiện ở những bài hát chúc thơ, ngâm thơ ở phần cuối của cuộc hát, đặc biệt là ở phần hát Bỏ bộ. - Hát xô: là hình thức xuyên suốt của diễn xướng hát Dô. Người Cái lĩnh xướng và Con hát (bạn nàng) xen lẫn bằng những câu hát đệm. - Hát ca khúc: những đoạn nào trong diễn xướng hát Dô có thể tách ra độc lập mang nội dung hoàn chỉnh. Hình thức này nghiêng về nội dung hơn. *Nội dung diễn xướng hát Dô : Các loại hát - Hát Chúc: là nội dung hát thuộc phần nghi lễ của diễn xướng hát Dô. Phần nội dung bắt buộc nghi lễ chỉ chiếm phần nhỏ mà nội dung cơ bản của diễn xướng là ước muốn của mọi tầng lớp người trong xã hội, là thăng quan tiến chức, làm nông thuận lợi, buôn bán thuận hoà, là mừng xuân, là vui chơi, hội hè. - Hát Bỏ bộ: là phần lời ca mang đậm chất trữ tình hơn cả. Tình yêu nam nữ được thể hiện tinh tế và rõ nét. Lời ca điêu luyện, thấm đượm chất trữ tình. Sức sống lâu bền của diễn xướng hát Dô chính là giá trị hiện thực mang lại cho con người. * Thể thơ : Nhiều thể thơ được sử dụng. Từ câu thơ ba chữ, bốn chữ, bảy chữ đến những câu thơ lục bát có sự cân bằng về trung tâm đều được sử dụng nhuần nhuyễn. Quá trình phát triển của thể thơ trong diễn xướng hát Dô cũng là sự phát triển của thể thơ dân tộc * Lời ca và làn điệu trong diễn xướng hát Dô: Lời thơ quy định các tên gọi của làn điệu trong diễn xướng hát Dô. Khi phân định ranh giới các bài có những làn điệu khác nhau, người hát thường dựa vào lời thơ của đoạn hát ấy để đặt tên cho nội dung từng đoạn. Nội dung hát Bỏ bộ thì khác, bởi mỗi bài có một ý nghĩa riêng cho nên việc đặt tên cũng dễ dàng hơn. Làn điệu chi phối lời thơ trong 15 diễn xướng hát Dô bằng cách gia nhập những tiếng phụ vào bài thơ nguyên thể. Đó là những tiếng đệm, tiếng lót, tiếng láy cài vào đầu, giữa hay cuối những dòng thơ của các thể thơ khác nhau. Việc gia nhập tiếng phụ ở mỗi loại hình dân ca là khác nhau. Đó cũng là những nét khu biệt của diễn xướng hát Dô. * Đạo cụ: quạt giấy là đạo cụ của các bạn nàng, đôi sênh là đạo cụ của Cái hát. * Điệu bộ động tác trong diễn xướng hát Dô: Cùng tồn tại song song với lời ca nghi lễ hát Dô là các động tác phụ hoạ của các bạn nàng. Diễn xướng hát Dô là Cái xướng Con hoạ. Khi hát, bạn nàng vừa hát vừa múa minh hoạ theo nội dung từng đoạn như: hái hoa, múa quạt, bắn cung, hái chè, dệt cửi... đặc biệt là động tác chèo thuyền. Ở nội dung hát Bỏ bộ các động tác có phần sinh động hơn. Nhìn chung, các động tác múa của diễn xướng hát Dô khá đơn giản. Việc kết hợp các động tác này đòi hỏi cảm quan thẩm mĩ của người hát là khá cao. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định về mặt nội dung và nghệ thuật, hát hội Dô vẫn là một viên ngọc quý trong di sản văn hóa dân tộc, nó giúp chúng ta nhìn rõ hơn cuộc sống lao động, cuộc sống tình cảm của ông cha ta trước kia, với tính chất là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp xuất hiện từ lâu đời. Do lời hát mộc mạc, gần gũi với đời sống nhân dân nên ngày nay hát Dô đang được khôi phục lại, trở thành nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây ( thành phố Hà Nội)..., đồng thời là biện pháp nhằm khôi phục di sản văn hoá phi vật thể, bảo tồn và lưu truyền cho đời sau. 2.2.4. Tích hợp môn Giáo dục công dân a. Từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nói chung và xứ Huế nói riêng giáo viên định hướng giáo dục học sinh về truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam: Trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội công bố cũng nêu rõ tại Ðiều 48 (sửa đổi, bổ sung Ðiều 77): "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định". 16 - Bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế dộ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước CHXH CN Việt Nam. - Vì sao phải bảo vệ tổ quốc vì: Đất nước ta là do cha ông ta đã đổ mồ hôi xương máu, khai phá bồi đắp mới có được Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính nước. - Bảo vệ Tổ quốc gồm các nội dung: Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân; Thực hiện nghĩa vụ quân sự; Thực hiện chính sách hậu phương quân đội; Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. - Trách nhiệm của học sinh: Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức; Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự; Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú; Sẵn sàng làm nghĩ vụ quân sự; Vận động mọi người cùng thực hiện nghĩa vụ quân sự; Phê phán tố cáo hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. - Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: (Hiến pháp 1992, Luật nghĩa vụ quân sự, Bộ luật hình sự 1999: + Công dân nam thanh niên phải làm nghĩa vụ quân sự (từ 18 tuổi trở lên) Thời gian phục vụ bình thường là 3 năm + Công dân 18 - 45 tuổi ở các cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp...có nghĩa vụ tham gia các đội tự vệ, luyện tập quân sự, làm lực lượng quân sự dự bị sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. + Công dân còn trẻ tuổi, là học sinh phổ thông có nghĩa vụ luyện tập quân sự theo chương trình quy định để khi lớn lên sắn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ trật tự làng, xã, cơ quan, trường học. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là nhập ngũ vào quân đội, ngoài ra còn có việc thực hiện nghĩa vụ thay thế, song đều có mục tiêu chung là bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy có thể nên thống nhất chung là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và được khẳng định trong Hiến pháp, nêu rõ những nghĩa vụ công dân. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định tại các luật, pháp lệnh như: quân sự, an ninh, cảnh sát, cơ yếu... làm căn cứ pháp lý khẳng định ý thức nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ 17 Tổ quốc. Mặt khác, trong triển khai xây dựng cũng như thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân, yêu cầu công bằng là vấn đề phải được quan tâm thường xuyên, có những vấn đề cần phải trưng cầu dân ý hay đưa ra dự thảo để tranh thủ ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi quyết định. Tuy nhiên, qua thời gian, thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trong điều kiện đất nước hòa bình, ổn định, yêu cầu biên chế lực lượng vũ trang giảm và cuộc sống ngày một được nâng cao với những quyền lợi công dân được rộng mở cũng cần nhìn nhận lại việc thực hiện nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Thiết nghĩ, cần có quy định hướng dẫn bảo đảm công bằng, trong đó kể cả những người trong diện do điều kiện hoàn cảnh khác nhau không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà có điều kiện cuộc sống tốt phải đóng góp vật chất cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Việc tuyển quân đối với công dân đủ tiêu chuẩn tuyển sinh đại học, cao đẳng có thể vận dụng rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ sát hợp với thời gian khóa học và bảo lưu nghĩa vụ còn lại nhằm tạo điều kiện cho công dân phấn đấu, không làm gián đoạn quá trình học tập của họ. b. Giáo viên thông qua văn bản: “ Ca Huế trên sông Hương” – Hà Ánh Minh- học sinh tìm hiểu về ý nghĩa quần thể cố đô Huế, văn hóa phi vật thể Ca Huế để giáo dục định hướng học sinh về ý thức bảo vệ di sản văn hóa Ðại Hội đồng Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc họp tại Paris ngày 17-10 đến 21-11-1972, kỳ họp thứ 17. Thông qua bản Công ước này vào ngày 16-11-1972. - Di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác… Di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực: + Di tích lịch sử văn hoá là: Công trình xây dựng, địa điểm, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia, công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 18 + Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. - Trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá : + Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá. + Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá. - Nghiêm cấm các hành vi : + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá. + Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. + Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật… c. Thông qua tìm hiểu về vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế : Sông Hương, núi Ngự, Nhà vườn... giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên cùng ý thức, trách nhiệm của bản thân và xã hội trong vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống: - Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản... - Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. - Vai trò của thiên nhiên: + Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, gắn bó và rất cần thiết đối với đời sống con người. Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại . + Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người - Trách nhiệm của học sinh: Phải bảo vệ thiên nhiên; Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên; Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên 19 2.2.5. Tích hợp môn Mỹ thuật a. Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng + Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam Kinh thành Huế đựơc xây dựng trên một mặt bằng gần như như hình vuông với mặt trước hơi khum hình cánh cung, tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc kiến trúc của dân tộc Việt Nam xuất phát từ Dịch Lý và thuật Phong Thủy dựa vào các thực thể thiên nhiên để tạo các yếu tố hài hòa về Phong Thủy như núi Ngự là Tiền Án, sông Hương là Minh Đường, cồn Hến và cồn Dã Viên lần lượt là tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ và quay mặt về hướng nam theo một quy định của sách Chu Dịch: "Vua quay mặt về phía nam để cai trị, hướng về lẽ sáng để làm việc nước". Vòng tường thành với chu vi 10571 m được xây bó bằng gạch được xây dựng kiến trúc Vauban hay "thành lũy hình ngôi sao" với 24 pháo đài và 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ cùng; với một hệ thống hào nước phức tạp. Chức năng chính của Kinh thành để phòng vệ, phục vụ sinh hoạt của triều đình và nhà vua. Trong quần thể di tích Cố đô Huế còn có một loạt công trình khác phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: phục vụ giáo dục (Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường Thi...); ngoại giao (Thượng Bạc Viện); quân sự (Trấn Hải Thành) và giải trí (Hổ Quyền), triều Nguyễn với rất nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu như: bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu . Lăng tẩm Huế gồm những nơi dùng để an táng các vị vua, chúa của những triều đại đã chọn Huế làm trung tâm quyền lực Các lăng đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc đơn giản bằng đá Bazan, gạch vồ gồm hai vòng trong ngoài. Trước mộ có hương án, đằng sau mộ có bình phong, trang trí rồng phượng, ghép nổi mảnh vôi vữa hoặc sành sứ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan