Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ thuyết trình bài thế giới phẳng của Thomas L. Friedman...

Tài liệu thuyết trình bài thế giới phẳng của Thomas L. Friedman

.DOC
95
1391
149

Mô tả:

hế Giới Phẳng (The World is Flat) - Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21. Năm 2005, cuốn sách này được trao giải thưởng cuốn sách hay nhất trong năm do Financial Times và Goldman Sachs Business bình chọn và Thomas L. Friedman cũng được bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa Kỳ. Hiện nay "Thế giới phẳng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước. Toàn cầu hóa là chủ đề vốn phức tạp và thu hút sự quan tâm của dư luận với không ít những ý kiến trái ngược nhau, được Thomas L.Friedman phân tích một cách độc đáo, với lập luận trung tâm về quá trình “trở nên phẳng” của thế giới. Khái niệm “phẳng” ở đây đồng nghĩa với “sự kết nối”. Những dở bỏ rào cản về chính trị cùng với những tiến bộ vượt bậc của cách mạng số đang làm cho thế giới “phẳng ra” và không còn nhiều trở ngại về địa lý như trước. Điều này mở ra cho các nước những phương thức sản xuất kinh doanh, những tình thế địa chính trị và địa kinh tế hoàn toàn mới. Thông điệp Friedman chuyển tải không xa lạ đối với nhiều bạn độc giả. Toàn cầu hoá là hiện tượng khách quan, từng được biểu hiện lẻ tẻ có khi như một trạng huống, một tiến trình, nhưng giờ đây được nhìn nhận rõ nét và khái quát hơn, khi nó trỗi dậy trở thành một hệ thống quốc tế. Điểm mấu chốt ở đây là, đôi lúc dư luận có dấu hiệu sao nhãng đối với các đòi hỏi mang tính tất yếu để thúc đẩy toàn cầu hoá (do sự kiện 11/9, cuộc chiến tranh Irag hoặc các lý do tương tự), Friedman đã giống lên hồi chuông cảnh báo rằng: Toàn cầu hoá 3.0 thực chất đang ở vào giai đoạn tăng tốc, nó làm cho thế giới chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san phẳng thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng! Trong thế giới này, không chỉ các quốc gia, những tập đoàn kinh tế lớn như Dell, IBM, Wal-Mart, mà là các cá nhân ở khắp mọi nơi trên hành tinh này (chỉ cần kết nối internet và tiếp cận các công cụ của thế giới mới) có thể cộng với nhau trong những chuỗi cung toàn cầu để tạo ra những giá trị gia tăng lớn hơn. Chiếc “bánh” toàn cầu ngày càng trở nên to hơn nhưng đồng thời cũng khó chia hơn…. Vậy thế giới phẳng mà Thomas L. Friedman muốn nói đến là gì? Đó là sự "bình đẳng" nhưng bình đẳng về cơ hội. Khi mà một doanh nghiệp hình thành tại Mỹ bình đẳng với một doanh nghiệp hình thành tại Việt Nam, về điều kiện vật chất, về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, về nhân lực, thậm chí về vốn, cả hai đều thu hút vốn từ thị trường tài chính toàn cầu.... Thế giới phẳng không hứa hẹn, mà nó là xu thế, nó chỉ đơn thuần là cơ hội. Và cơ hội này đến với bất kì một ai, bất kì một dân tộc, bất kì một xã hội nào biết tận dụng nó để phát triển kinh tế! Nó không mang tới sự phồn vinh cho những kẻ lười biếng, những kẻ thích cầu nguyện hơn là lao động, nhưng kẻ thích "thánh chiến" hơn là hòa bình và phồn thịnh. Nó sẽ mang đến sự vinh quang, sự giầu có cho Trung Quốc, cho Ấn Độ, cho bất kì một ai lao động, học tập, bỏ công sức ra để theo đuổi công nghệ, theo đuổi một sự nghiệp "toàn cầu". Nó gợi mở cho thanh niên, đặc biệt thanh niên các nước đang phát triển, thậm chí cả chính phủ của họ, một hướng đi, một cách làm, để thành công, để giầu có! Đó là câu chuyện về việc vượt lên số phận, vượt lên chính mình của các nước nghèo khổ, là câu chuyện của những sinh viên Ấn độ, sinh viên Trung Quốc trên giảng đường đại học và trong công cuộc nghiên cứu khoa học .... Thời kì này, là thời kì số phận, vận mệnh và bộ mặt của một đất nước, một dân tộc rất có thể sẽ được thay đổi chỉ trong một vài thập kỷ. Là cơ hội BẰNG VÀNG để các nước nghèo thoát nghèo và giầu có. Là thách thức, cho vị thế "không ổn định" của bất kì một siêu cường nào trên Thế Giới! Đây là thời kì " đáng sống nhất, thú vị nhất" từ trước đến nay! Là thời kì để chúng ta, những con người trẻ tuổi, có thể thỏa sức thể hiện ý chí, thể hiện trí tuệ của mình, trên vũ đài Thế Giới! Trong xu thế toàn cầu hóa, việc tiếp cận và tham khảo những tri thức đương đại từ những nước đã phát triển về sự chuyển động của thế giới (đang ở bước ngoặt từ “tròn” sang “phẳng”, như cách nói của tác giả) có lẽ sẽ giúp chúng ta có thêm những thông tin bổ ích để có sự chủ động trong quá trình hội nhập. Thomas L. Friedman là nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times, đi nhiều, gặp gỡ với rất nhiều nhân vật nổi tiếng, với con mắt hết sức sắc sảo, ông trình bày những vấn đề toàn cầu hoá rất súc tích và sinh động, ông trình bày những vấn đề khô khan, khó hiểu một cách sáng sủa, dí dỏm, dùng nhiều ẩn dụ giúp bạn đọc lĩnh hội vấn đề một cách dễ dàng. Cuốn sách rất bổ ích cho các nhà chính trị, các nhà hoạch định chính sách, vì nó trình bày những thách thức của thế giới phẳng đối với Mĩ, với thế giới đang phát triển, với các công ty, nên các loại độc giả này sẽ có thể thấy thông tin và ý tưởng của Friedman gây kích thích. Các học giả chắc sẽ học được cách trình bày đơn giản nhiều vấn đề phức tạp. Giới trẻ và các doanh nhân hãy đọc cuốn sách này, vì nó sẽ bổ ích cho họ để xác định lại mình trong học tập, khởi nghiệp, học và làm việc suốt đời. Tất nhiên cuốn sách cũng bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến tương lai, việc làm, công nghệ, khoa học, và sáng tạo.
MỞ ĐẦU.................................................................................2 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................3 1.1 Khái niệm......................................................................3 1.2 Quản trị chiến lược có hiệu quả.....................................3 1.3 Các quá trình quản trị chiến lược...................................4 1.4 Các quyết định chiến lược..............................................5 Chương 2 TÓM TẮT TÁC PHẨM...............................................7 2.1 Giới thiệu......................................................................7 2.2 Tóm tắt tác phẩm..........................................................7 2.2.1 Quá trình làm phẳng thế giới diễn ra như thế nào?. .7 2.2.1.1 Khi tôi đang ngủ.................................................7 2.2.1.2 Mười nhân tố làm phẳng thế giới.........................9 2.2.1.3 Ba Sự Hội tụ......................................................37 2.2.1.4 Sự Sắp xếp Vĩ đại..............................................42 2.2.2 Mỹ và thế giới phẳng..............................................48 2.2.2.1 Mỹ và tự do thương mại....................................48 2.2.2.2 Những tiện dân.................................................50 2.2.2.3 Cuộc khủng hoảng thầm lặng............................51 2.2.2.4 Đây không phải là một thử nghiệm...................52 2.2.3 Các nước đang phát triển và thế giới phẳng............53 2.2.3.1.Tự xem xét:.......................................................53 2.2.3.2. Tôi có thể bán buôn cho bạn............................53 2.2.3.3. Tôi chỉ có thể bán lẽ cho bạn............................55 2.2.3.4. Văn hóa là quan trọng : tiếp nhận văn hóa.......56 2.2.3.5. Những điều vô hình..........................................58 2.2.4 Các công ty và thế giới phẳng.................................59 2.2.5 Địa chính trị và thế giới phẳng...............................60 2.2.5.1 Thế giới không phẳng........................................60 2.2.5.2 Toàn cầu hóa các Yếu tố Địa phương.................64 2.2.5.3 Lý thuyết Dell về ngăn ngừa xung đột...............65 2.2.6 Kết luận trí tưởng tượng.........................................67 Chương 3 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ...........................................68 MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu nghiên cứu Bổ sung kiến thức cho môn học Quản trị chiến lược. Tiếp cận và tham khảo những tri thức đương đại từ những nước đã phát triển về sự chuyển động của thế giới để có thêm thông tin bổ 2. 3. 4. 5. ích cho sự chủ động trong quá trìh hội nhập. Đối tượng nghiên cứu Tác phẩm “ Thế giới phẳng” của tác giả Thomas L.Friedman Phương pháp nghiên cứu Đọc, tóm tắt tác phẩm, rút ra bài học kinh nghiệm. Phạm vi nghiên cứu: Xoay quanh tác phẩm Kết cấu đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tóm tắt tác phẩm Chương 3: Nhận xét đánh giá Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm Quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý. Sự kết hợp có hiệu quả của những nhân tố này sẽ trợ giúp cho phương hướng chiến lược và cung cấp dịch vụ hoàn hảo. Đây là một hoạt động liên tục để xác lập và duy trì phương hướng chiến lược và hoạt động kinh doanh của một tổ chức; quá trình ra quyết định hàng ngày để giải quyết những tình huống đang thay đổi và những thách thức t rong môi trường kinh doanh. Như một phần trong ý tưởng chiến lược về phát triển hoạt động kinh doanh, bạn (và đối tác của bạn) phải vạch ra một phương hướng cụ thể, tuy nhiên những tác động tiếp đó về mặt chính sách (như doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động mới) hoặc tác động về mặt kinh doanh (như nhu cầu về dịch vụ tăng cao) sẽ làm phương hướng hoạt động của doanh nghiệp thay đổi theo chiều khác. Điều này cũng hàm ý cả trách nhiệm giải trình của bạn khi bạn quyết định xem nên có những hành động điều chỉnh để đi đúng hướng đã định hay đi theo một hướng mới. Tương tự như vậy, nó cũng liên quan đến cách điều hành doanh nghiệp nếu các mối quan hệ với các đối tác thay đổi. 1.2 Quản trị chiến lược có hiệu quả Để quản trị chiến lược có hiệu quả, nhà quản trị phải đảm bảo có các yêu cầu sau: - Một chiến lược kinh doanh và tầm nhìn rõ ràng trong tương lai - Một phương hướng chiến lược đã được các nhà quản lý cấp cao tán thành, đã kể đến cả những đối tác và những người góp vốn. - Một cơ chế cho trách nhiệm giải trình (với các khách hàng trong việc đáp ứng kỳ vọng của họ cũng như trọng tâm trong việc đáp ứng được các mục tiêu chính sách). - Một khuôn khổ chung cho người quản lý ở một vài cấp độ (từ quản lý bao quát cho tới việc sắp xếp những báo cáo nội bộ) để đảm bảo rằng bạn có thể cùng phối hợp mọi thứ với nhau (nhiều mục tiêu) thậm chí cả khi có sự cạnh tranh giữa thứ tự những công việc ưu tiên và các mục tiêu khác nhau. - Khả năng khai thác cơ hội và ứng phó trước những thay đổi từ bên ngoài (bất ổn) bằng cách thực hiện tiếp các quyết định chiến lược. - Một khuôn khổ chặt chẽ cho quản trị rủi ro - liệu có thể cân bằng giữa những rủi ro và phần thưởng của một phương hướng kinh doanh, đương đầu với những thay đổi rủi ro định sẵn hay đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh hay không? 1.3 Các quá trình quản trị chiến lược Quản trị chiến lược có vai trò hợp tác và hội nhập, tìm kiếm sự đồng thuận trong các chiến lược hỗ trợ và kinh doanh (HR workspace và IT) và đảm bảo tính đúng đắn của chiến lược. Nhiệm vụ của quản trị chiến lược, trong việc cộng tác với các đối tác, là kiểm soát quá trình liên tục sau: - Duy trì mối quan hệ tốt giữa tổ chức và môi trường - chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những bất ổn trong tương lai. - Phát triển và triển khai những phương pháp để thực hiện những vấn đề được thảo luận đối với thay đổi về chiến lược – phát triển đề tài của chiến lược. - Phát triển, xem xét và kiểm soát các chính sách có ảnh hưởng đến các quyết định quản trị và thực hiện kế hoạch. - Theo dõi sự phát triển của công nghệ để xác định các cơ hội đổi mới. Một chiến lược cho tổ chức – dù chiến lược đó là cho toàn bộ hoạt động kinh doanh hay chỉ là hệ thống thông tin – cũng đều phải bao gồm: - Một “tầm nhìn” chiến lược – một tầm nhìn dài hạn xem tổ chức mong muốn tự đặt mình vào trong mối quan hệ tới môi trường kinh doanh như thế nào – ví dụ, vai trò và chức năng của tổ chức, sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp, mối quan hệ giữa tổ chức với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. - Các công việc cần làm cho sự thay đổi - những khu vực thay đổi quan trọng mà tổ chức tham gia nhằm ứng phó với những khó khăn và cơ hội mà nó phải đối mặt; những điều này sẽ là “chủ điểm” trong chiến lược trong đó nó đưa ra một số chủ đề như cơ cấu và tổ chức, chức năng và hoạt động kinh doanh, cung cấp sản phẩm và dịch vụ, các vấn đề về quản lý và nhân viên; công nghệ hay các mối quan hệ bên ngoài; một chủ điểm được thực hiện trong khoảng thời gian dài hoặc trung hạn. - Các chính sách hướng dẫn quá trình ra quyết định và đưa ra một khuôn khổ chung cho các quyết định quản trị - những chính sách này sẽ ảnh hưởng tới những đặc điểm hành vi dẫn dắt tổ chức hướng tới một tương lai như mong muốn. Lộ trình tới tương lai như mong đợi phải được vạch rõ về mặt chủ điểm của chiến lược. Chủ điểm có thể được coi như “những nhân tố làm nên thành công cho chiến lược” – đây là thứ mà tổ chức cần phải có nếu đi theo phương hướng tới tương lai như mong muốn. 1.4 Các quyết định chiến lược Một quyết định chiến lược bao gồm những vấn đề gì? Nó dường như có tính chiến lược hơn là có tính chiến thuật hay giải quyết công việc hàng ngày nếu: - Quyết định có liên quan đến nguồn lực về tài chính lớn hay các nguồn lực khác như đội ngũ nhân viên hay các máy móc thiết bị. - Quyết định sẽ liên quan tới một số thay đổi lớn trong tổ chức - Quyết định có ảnh hưởng tới toàn bộ hay một phần lớn tổ chức - Quyết định bắt buộc tổ chức phải có những cam kết trong dài hạn. - Quyết định sẽ có tác động lớn ra bên ngoài tổ chức – ví dụ tác động tới các khách hàng hoặc những cơ quan khác. - Quyết định có chứa đựng rủi ro đối với hoạt động kinh doanh - Quyết định sẽ liên quan tới những thay đổi về kinh doanh trong tổ chức như các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp. - Quyết định liên quan đến những lĩnh vực quyết định quan trọng khác và làm nổi lên những mối quan hệ tương tác phức tạp đan chéo nhau. Nếu một tổ chức buộc phải thực hiện một quyết định chiến lược không mong đợi thì quyết định này sẽ được thực hiện và chiến lược sẽ được thay đổi lại cùng một lúc. Một chiến lược là hướng dẫn hành động chứ không phải là sự bó buộc, bạn nên tiếp tục đón nhận yêu cầu có những thay đổi trong chiến lược khi hoạt động kinh doanh thấy cần thiết. Và để có thêm kiến thức cũng như các bài học kinh nghiệm từ các nhà quản trị chiến lược trên thế giới, chúng ta sẽ nghiên cứu tác phẩm “ Thế giới phẳng” của tác giả Thomas L.Friedman. Chương 2 TÓM TẮT TÁC PHẨM 2.1 Giới thiệu Thomas L.Friedman, một nhà văn xuất sắc, đã 3 lần đoạt giải thưởng Pulitzer vì những cống hiến của ông cho tờ The New York Time, nơi ông làm việc với tư cách nhà báo viết về chuyên mục đối ngoại. Ông còn là tác giả của 3 quyển sách bán chạy nhất : From Beirut to Jerusalem, The Lexus and the Olive Tree,: Understanding and Globalization, Longtitudes and Attitude: Exploring the World after September 11. Tác phẩm “Thế giới phẳng”được xuất bản vào năm 2005, được xem như “sự tóm lược lịch sử thế kỷ XXI”, đã được trao giải thưởng “Cuốn sách hay nhất trong năm” do tạp chí Financial Times và Goldman Sachs Business bình chọn. 2.2 Tóm tắt tác phẩm 2.2.1 Quá trình làm phẳng thế giới diễn ra như thế nào? 2.2.1.1 Khi tôi đang ngủ Bạn có ngạc nhiên không : Thế giới bây giờ là phẳng ! Cách đây nhiều ngàn năm , thế giới này của chúng ta được loài người nhận thức như là phẳng . Một thế giới phẳng rộng lớn mà con người không bao giờ đi đến được chân trời giới hạn của nó. Người Trung quốc nói đến khái niệm trời tròn đất vuông và nhà toán học vĩ đại Euclide của Hy Lạp vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên đã đưa ra năm định đề xây dựng nên một nền hình học phẳng mà ngày nay chúng ta vẫn còn học. Nhưng đến thế kỷ 16 , Copernic và Galileo đã chứng minh quả đất có hình cầu và chuyển động quanh trục của nó cũng như xoay quanh mặt trời . Nhận thức con người về một thế giới phẳng đã chấm dứt .Hình học phẳng chỉ có thể áp dụng cho không gian Euclide , mà một không gian chỉ có thể được xem là phẳng khi nó ở cấp độ cực nhỏ . Bây giờ , nền vật lý hiện đại đang nói tới khái niệm không gian đa chiều . Một thế giới phẳng là không tồn tại. Nhưng vào đầu thế kỷ 21 này, Thomas Friedman, một nhà báo và là một nhà kinh tế học người Mỹ , bằng những chứng minh thực tiễn và đầy sinh động, đã thuyết phục chúng ta tin vào sự tồn tại của một thế giới phẳng mới , một thế giới phẳng về mặt kinh tế, hay đúng ra, đang được san phẳng vì đang được biến thành siêu nhỏ . Ông phát biểu sự “ đại ngộ “của mình trước hết bằng lời thì thầm với vợ qua điện thoại “ Anh nghỉ thế giới này là phẳng “ ( khác với Archimède vừa chạy vừa la“ Eureka “ trên phố khi tìm ra lời giải cho một phép cân hóc búa ), Phát hiện này của Friedman xảy ra sau khi ông gặp gỡ Nandan Nilekani , một người Anh , chủ tịch tập đoàn công nghệ Infosys nổi tiếng và nghe ông này nói : “Sân chơi đang trở nên công bằng “. Một sân chơi đang trở nên công bằng, Friedman chợt nghỉ, chính là một sân chơi đang được san phẳng .Và nếu sân chơi đó là thế giới , thế giới đó đang được làm phẳng . Một thế giới nếu đang được làm phẳng bởi nhiều nhân tố do con người liên tục tạo ra, kết quả cuối cùng đạt được chắc chắn sẽ là một thế giới phẳng ! Friedman nhận định rằng hệ thống thế giới phẳng là sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân (cho phép các cá nhân trở thành tác giả của sản phẩm số ) với cáp quang ( cho phép các cá nhân tiếp cận với các sản phẩm số trên thế giới gần như miễn phí ) và phần mềm xử lý công việc( cho phép các cá nhân trên khắp thế giới công tác trên cùng cơ sở dữ liệu số , bất kể từ nơi đâu với khoảng cách như thế nào ). Sự hội tụ đó , theo ông , chỉ mới vừa diễn ra, vào khoảng năm 2000. Kỷ nguyên thứ nhất (hay toàn cầu hóa 1.0) xảy ra từ năm 1492 đến 1800 khi Columbus tình cờ khám phá ra châu Mỹ, kích thích sự phát triển thương mại giữa Thế giới Cũ và Thế giới Mới kèm theo sự mở rộng của chế độ thực dân và sự tận dụng sức mạnh cơ bắp của con người là động lực chủ yếu. Toàn cầu hóa trong giai đoạn này xảy ra ở cấp độ quốc gia trong quá trình cạnh tranh và sự cố gắng vươn mình ra khỏi phạm vi biên giới lãnh thổ (trang 25). Giai đoạn 2.0 bắt đầu từ 1800 đến khoảng năm 2000 với sự gián đoạn của cuộc Đại Khủng hoảng ở Mỹ vào thập niên 20 của thế kỷ 20 và hai cuộc Chiến tranh Thế giới. Tác nhân chủ yếu của toàn cầu hóa thời gian này là do sự phát triển vượt bậc của thông tin, vận tải, và sự thống trị kinh tế và ảnh hưởng chính trị của các công ty đa quốc gia lên vai trò chính phủ. Vấn đề cốt lõi của toàn cầu hóa của thế kỷ 20 là sự vươn mình của các tập đoàn kinh tế đã phá vỡ các rào cản cho sự hội nhập kinh tế quốc tế (tr. 26). 2.2.1.2 Mười nhân tố làm phẳng thế giới NHÂN TỐ LÀM PHẲNG THỨ 1 Ngày 9 tháng 11 năm 1989 Kỷ nguyên sáng tạo mới: khi các bức tường sụp đổ và phần mềm Windows lên ngôi” Nhân tố thứ nhất là điều mà Friedman cho là một kỷ nguyên sáng tạo mới , bắt đầu với sự sụp đổ các bức tường chính trị của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện mang tính chất toàn cầu của phần mềm Windows của Microsoft . Nhân tố này làm cho các xã hội trở nên phẳng hơn, và Friedman xác định: “Sân chơi sẽ không công bằng nếu chỉ thu hút và trao đặc quyền cho một nhóm gồm những người sáng tạo, nhưng nó hoàn toàn công bằng vì đang thu hút và trao đặc quyền cho cả những người đàn ông và đàn bà giận dữ, căm phẫn và bị làm nhục”. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 và sự lớn mạnh của phần mềm Windows đã “làm nghiêng cán cân quyền lực” (tr. 82) về tay những ai cổ súy hướng phát triển thị trường tự do và cách quản lý từ cơ sở lên trung ương chứ không phải theo hướng ngược lại. Các cách tổ chức hành chính và quản lý bắt đầu được tiến hành theo hướng nằm ngang thay vì theo trục thẳng đứng khi mọi người đều được trao quyền tự do và bình đẳng trong cuộc sống. Sự kiện này giúp các nước thay đổi cách tư duy về thế giới theo một thể thống nhất toàn cầu, và nó thúc đẩy việc khai thác tri thức của nhau trong khoảng thời gian ngắn nhất. Một tác nhân không kém phần quan trọng trong thời kỳ phát triển rực rỡ của nền kinh tế tri thức toàn cầu là sự ra đời, cải tiến liên tục của máy tính cá nhân và phần mềm Windows (được dịch ra 38 ngôn ngữ), tạo điều kiện tốt cho cuộc cách mạng thông tin toàn cầu. Hai sự kiện này giúp nhân loại xích lại gần nhau hơn trong phạm vi xử lý công việc, giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa các cá nhân. Friedman định nghĩa “hệ thống thế giới phẳng” là “sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân (...) với cáp quang (...) và phần mềm xử lý công việc (cho phép các cá nhân trên khắp thế giới cộng tác trên cùng cơ sở dữ liệu số, bất kể từ nơi đâu với khoảng cách như thế nào)” [tr. 27]. Cũng theo chiều hướng này, trong chương 2, ông trình bày 10 nhân tố “làm phẳng” thế giới, trong số đó nhiều cái đều ít nhiều liên quan tới máy tính, Internet và các phương tiện truyền thông. Theo ông, chính nhờ sự bùng nổ về công nghệ thông tin mà quá trình toàn cầu hóa phiên bản 3.0 làm cho “các cá nhân từ mọi ngõ ngách của thế giới phẳng đều được trao quyền” [tr. 28]. Ông nêu lên những thí dụ điển hình : Những chuyên gia kế toán ở Ấn Độ đang cung cấp dịch vụ khai thuế theo hình thức thuê làm bên ngoài cho các doanh nghiệp Mỹ với giá rẽ hơn và với một khối lượng công việc đang gia tăng theo cấp số nhân. Năm 2003, chỉ có khoảng 25.000 tờ khai thuế ở Mỹ được thực hiện tại An Độ. Đến năm 2005, con số này là 400.000 và đang tiếp tục tăng . Trong khi đó , tại vùng duyên hải phía đông Trung Quốc , một thành phố đang cung cấp hầu hết các gọng kính mắt trên thế giới , gần đó một thành phố đang sản xuất hầu hết các đầu lọc thuốc lá dùng một lần trên thế giới và thành phố kế bên sản xuất hầu hết các màn hình của máy tính cho hãng Dell. Chỉ riêng ở khu vực đồng bằng Chu Giang phía bắc Hồng Kông, đã có đên 50.000 nhà cung cấp phụ tùng điện tử cho thị trường Trung Quốc và thế giới. Đó là một số trong vô số bằng chứng khác cho thấy tác động làm phẳng thế giới của chỉ riêng hai hoạt động thuê làm bên ngoài và chuyển sản xúât ra nước ngoài đang diễn ra tại Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhất thế giới . Hai nước này, bằng những chính sách thích nghi đúng đắn của họ với tiến trình làm phẳng thế giới , đang tranh thủ được những lợi ích to lớn . Họ đang lớn mạnh và sẽ trở thành một thách thức cho các nước công nghiệp hàng đầu như Mỹ . Một quan chức ngân hàng Trung Ương Trung Quốc đã không ngần ngại thừa nhận “ Thoạt tiên chúng tôi sợ sói, rồi chúng tôi muốn nhảy múa với sói, và bây giờ chúng tôi muốn trở thành sói”. Friedman cho rằng : “Trung Quốc và Ấn Độ trước tiên sẽ tập trung giải quyết các vấn đề của họ bằng cách khai thác lao động giá rẽ, công nghệ cao, sức sáng tạo và tư duy lại về tương lai của chính họ. Sau đó, họ sẽ tập trung đối phó với chính nước Mỹ. Nước Mỹ phải chuẫn bị về con người, rất nhiều người để làm những việc tương tự. Đây là hồi chuông báo động cuối cùng đối với nước Mỹ “. Một thế giới phẳng có vẻ là cơ hội phát triển cho bất cứ một quốc gia nào, một xã hội nào, một doanh nghiệp nào và một cá nhân nào thích nghi được với môi trường phẳng của thế giới và biết cách ứng xử hợp lý , tức là tranh thủ vươn lên trên các ngọn sóng làm phẳng của nó bằng cách sử dụng tốt nhất các công cụ mà nó đã tạo ra . Bằng những luận cứ của mình , Friedman mong muốn trình hiện một thế giới phẳng theo cách nhìn của ông , trong đó sự hợp tác giữa các cá nhân trên toàn thế giới trong việc sử dụng một cách công bằng và với hiệu quả tối ưu mọi nguồn lực của hành tinh sẽ là động lực từ nay về sau cho sự tiến bộ của toàn nhân loại mà không cần đến sự can thiệp , định hướng của các tôn giáo , các học thuyết chính trị, các chính phủ hay thậm chí các công ty , dù đó là công ty siêu quốc gia. Các công ty trong tương lai sẽ là một tập hợp phẳng của những cá nhân có năng lực sáng tạo riêng , hành xử một cách đúng đắn và có trách nhiệm các công việc thuộc chức năng được phân công cho mình với một hiệu quả hơn hẳn. Thế giới là phẳng trong ý nghĩa sự bùng nổ công nghệ ở bất cứ nơi nào trên hành tinh cũng được nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng tại một nơi xa xăm, và sự cung ứng các sản phẩm tốt hơn với giá thành rẻ hơn phát xuất từ công nghệ mới đó có thể được thực hiện tại bất cứ đâu để phục vụ nhu cầu ở những nơi xa xăm khác. Khái niệm khoảng cách không còn ý nghĩa, thế giới sẽ trở nên siêu nhỏ theo cách nhìn của Friedman. Đó là một thế giới phẳng có điều kiện .Thế giới của Friedman phẳng nhờ những tiến bộ công nghệ , đặc biệt là công nghệ thông tin và , một mặt nào đó , về sự phân công lao động rộng rãi xuyên quốc gia đang xảy ra trên toàn cầu . Điều kiện của nó là sự tự do chuyển giao , tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới cũng như sự công bằng cần thiết trong phân công lao động toàn cầu . Tuy nhiên, đây không phải là những điều kiện dễ dàng có được trong một thế giới không phẳng về các giá trị triết học, đạo đức , văn hoá và thẩm mỹ , về lợi ích của quốc gia và của các nhóm quyền lợi siêu quốc gia và trên hết về cách nhìn của mỗi chúng ta về chính thế giới mà chúng ta đang sống. Điều hiển nhiên là mỗi người chỉ thấy thế giới theo cách nhìn của riêng mình .Thế giới chỉ là một sự trình hiện chủ quan dưới mắt của một chủ thể , nó không có tính khách quan, vì cả chủ thể và thế giới đều không có tự tính , như nhận thức của đại sư Long Thọ trong Trung Quán luận . Thế giới dưới mắt của Friedman là phẳng, nhưng dưới mắt của nhiều người khác, thế giới là không phẳng , tuy rằng những người này cũng tiếp cận được tất cả những công cụ mới, những công nghệ mới đang làm phẳng thế giới như Friedman đã nêu . Với Bin Laden và những học trò cuồng tín của ông ta, thế giới này không thể được làm phẳng . Ong ta thà cho nổ tung thế giới hơn là thấy nó bị san phẳng theo ý đồ của người Mỹ. Đối với những ai khác có tầm nhìn thực tế hơn , điều quan trọng không phải là tìm xem thế giới này phẳng hay không phẳng. Điều quan trọng là quan điểm” và lập luận của Friedman về một thế giới phẳng có thể cung cấp một “cẩm nang hành động thích hợp giúp cho những quốc gia, những doanh nghiệp , những cá nhân biết vận dụng tốt lời khuyên của ông đạt đến thành công trong kỷ nguyên toàn cầu hoá đầy khó khăn thách thức hiện nay , và từ nay về sau , trên con đường đi đến thịnh vượng của họ. NHÂN TỐ LÀM PHẲNG THỨ 2 NGÀY 9/8/95 Khi Netscape lên sàn bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng. Vào giữa các năm 1990, cách mạng mạng PC-Windows đã đạt các giới hạn của nó. Nếu thế giới trở nên thực sự được kết nối, và thực sự bắt đầu trải phẳng ra, cách mạng cần đi vào pha tiếp theo. Và pha tiếp theo “là đi từ một nền tính toán dựa trên PC sang một nền tảng tính toán dựa vào Internet”. Các ứng dụng sát thủ phát động pha mới này đã là e-mail và trình duyệt Internet. E-mail được thúc đẩy bởi các cổng portal tiêu dùng mở rộng nhanh chóng như AOL, CompuServe, và cuối cùng MSN. Nhưng đã có killer app mới, trình duyệt Web có thể lấy các tài liệu hay các trang Web được chứa ở các Web site trên Internet và hiển thị chúng trên bất cứ màn hình máy tính nào; cái đó thực sự thu hút được nhiều trí tưởng tượng. Và khái niệm thực tế về World Wide Web được hình thành, một hệ thống để tạo ra, tổ chức, và liên kết các tài liệu sao cho chúng có thể được duyệt một cách dễ dàng, đã được nhà khoa học máy tính Anh Tim Berners-Lee tạo ra. Vào năm 1991, trong một nỗ lực để nuôi một mạng máy tính cho phép các nhà khoa học chia sẻ dễ dàng nghiên cứu của họ Tim Berners-Lee cùng các nhà hàn lâm khác đã tạo ra một số trình duyệt [browser] để lướt Web ban đầu, nhưng browser chủ đạo đầu tiên và toàn bộ văn hoá duyệt Web cho quảng đại quần chúng được tạo ra bởi một công ty khởi nghiệp bé xíu ở Mountain View, California, được gọi là Netscape. Netscape ra công chúng ngày 9/8/1995 và làm cho thế giới không còn như trước kia. Sự ra đời của Nescape đã là một tiếng gọi vang lảnh đối với thế giới để tỉnh dậy hướng tới Internet. Pha do Netscape gây ra đã dẫn quá trình làm phẳng theo nhiều hướng then chốt: Nó cho chúng ta browser thương mại phổ biến rộng rãi đầu tiên để lướt Internet. Netscape browser đã không chỉ làm cho Internet sống động mà còn khiến cho Internet có thể truy cập được đối với mọi người từ đứa trẻ năm tuổi đến cụ già tám mươi lăm tuổi. Việc này càng làm họ càng đòi hỏi nhiều máy tính, phần mềm, các mạng viễn thông có thể dễ dàng số hoá văn bản, âm nhạc, dữ liệu, và ảnh và truyền chúng qua Internet đến máy tính của bất kể ai khác. Nhu cầu con người còn được thoả mãn bởi một sự kiện khác: Windows 95 trình làng, sau tuần lễ Netscape đưa cổ phiếu của nó ra công chúng. Windows 95 mau chóng trở thành hệ điều hành được nhiều người dùng nhất khắp thế giới, và không giống các phiên bản Windows trước, nó có sự hỗ trợ Internet cài sẵn, cho nên không chỉ các browser mà tất cả các ứng dụng PC có thể biết về Internet và tương tác với nó. Từ những modem có sẵn Netscape đã làm là đưa ra một ứng dụng mới: “browser“ cho số PC đã được lắp đặt, làm cho máy tính và tính kết nối của nó hữu ích hơn một cách vốn có cho hàng triệu người. Điều này làm nổi bật một sự bùng nổ về cầu đối với mọi thứ digital [số] và châm ngòi cơn sốt Internet. Điều này đã dẫn tới bong bóng cổ phiếu Dot-com và một sự đầu tư quá mức vào cáp quang cần để chuyển tải tất cả thông tin số mới. Sự phát triển đã nối dây toàn bộ thế giới lại với nhau và không có ai thực sự dự kiến. Mosaic Communications, được lập bởi hai nhà đổi mới huyền thoại – Jim Clark và Marc Andreessen. Giữa 1994, Clark đã chung sức với Andreessen để thành lập Mosaic, công ty mau chóng được đổi tên là Netscape Communications. Andreessen, một nhà khoa học máy tính trẻ tài ba, đã vừa dẫn đầu một dự án phần mềm nhỏ ở NCSA đã phát triển Web browser có kết quả thực sự đầu tiên, được gọi là Mosaic. Clark và Andreessen nhanh chóng hiểu được tiềm năng khổng lồ của phần mềm duyệt Web và quyết định hợp tác để thương mại hoá nó. Từ những yếu tố ban đầu gồm: PC, các máy trạm, và sự kết nối mạng cơ bản để di chuyển file quanh Internet, nhưng nó vẫn chưa thật hứng thú bởi vì chẳng có gì để duyệt, không có giao diện người dùng để kéo và hiển thị nội dung các Web site của những người người khác. Cho nên Andreessen và đội của anh đã phát triển Mosaic browser. Mosaic browser ra đời làm cho bất cứ kẻ ngốc, nhà khoa học, sinh viên, hay bà già nào có thể xem được các Web site. Mosaic browser bắt đầu năm 1993 với mười hai người dùng, có khoảng năm mươi Web site khi đó và chúng hầu hết chỉ là các trang Web đơn lẻ. Netscape chào bán lần đầu cho công chúng đã là một tiếng gọi vang lảnh đối với thế giới để tỉnh dậy hướng tới Internet. Khi phát triển Browser, bạn không chắc bất cứ ai sẽ dùng nó, nhưng ngay khi nó khởi động chúng tôi đã hiểu rằng nếu có bất cứ ai dùng nó thì mọi người sẽ dùng nó, và khi đó chỉ còn vấn đề là nó sẽ lan ra nhanh thế nào và cái gì có thể là những cản trở trên đường. Từ cuối các năm 1980, người ta đã dựng lên các cơ sở dữ liệu với truy cập Internet. Browser thương mại đầu tiên của Netscape có thể chạy trên một IBM PC, một Apple Macintosh, hay một máy tính Unix - được phát hành tháng 12-1994, và trong vòng một năm nó hoàn toàn chế ngự thị trường. Bạn có thể tải Netscape xuống miễn phí nếu bạn trong ngành giáo dục hay phi lợi nhuận. Nếu bạn là một cá nhân, bạn có thể đánh giá phần mềm miễn phí theo sự hài lòng của mình và mua nó trên đĩa nếu bạn muốn. Nếu bạn là một công ti, bạn có thể đánh giá phần mềm cho chín mươi ngày. Trong các năm trước khi Internet trở thành có tính thương mại, Andreessen giải thích, các nhà khoa học đã phát triển một loạt các “giao thức mở” có ý định làm cho hệ thống e-mail của mọi người hay mạng máy tính đại học kết nối suôn sẻ với hệ thống của mọi người khác để đảm bảo rằng không ai có ưu thế đặc biệt nào đó. Các giao thức dựa vào toán học này, cho phép các dụng cụ số nói chuyện với nhau, giống như các ống thần diệu mà, một khi đã chấp nhận chúng cho mạng của bạn, sẽ khiến cho bạn tương thích với mọi người khác, bất kể họ chạy loại máy tính gì. Các giao thức này đã và vẫn còn được biết đến bằng các tên chữ cái của chúng: chủ yếu là FTP, HTTP, SSL, SMTP, POP, và TCP/IP. Chúng tạo thành một hệ thống để vận chuyển dữ liệu quanh Internet một cách tương đối an toàn, bất kể công ty bạn hay các hộ gia đình có mạng gì hay bạn dùng máy tính hay điện thoại di động hay thiết bị cầm tay gì. Mỗi giao thức có một chức năng khác biệt: TCP/IP là hệ thống ống cơ bản của Internet, trên đó tất cả các thứ khác trên nó được xây dựng và di chuyển khắp nơi. FTP di chuyển các file; SMTP và POP di chuyển các thông điệp email, chúng được tiêu chuẩn hoá, sao cho chúng có thể được viết và đọc trên các hệ thống e-mail khác nhau. HTML là một ngôn ngữ cho phép người dân thường tạo ra các trang Web mà bất cứ ai có thể hiển thị với một Web browser. Nhưng việc đưa HTTP vào để di chuyển các tài liệu HTML đi khắp nơi là cái sinh ra World Wide Web như chúng ta biết. Cuối cùng, khi người ta bắt đầu dùng các trang Web cho thương mại điện tử, SSL được tạo ra để cung cấp sự an toàn cho các giao dịch dựa trên Web. Netscape bắt đầu đẩy các chuẩn mở này qua việc bán browser của nó, và công chúng đáp ứng nhiệt tình. Sun bắt đầu làm vậy với các máy chủ của nó, và Microsoft làm vậy với Windows 95, coi việc duyệt hệ trọng đến mức nó xây dựng browser riêng của mình trực tiếp vào Windows với Internet Explorer thêm vào. Sau các cuộc chiến định dạng giữa các công ty lớn, vào cuối các năm 1990 nền tảng tính toán Internet đã được tích hợp một cách suôn sẻ. Chẳng mấy chốc bất cứ ai đã có khả năng kết nối với bất cứ ai khác ở bất cứ đâu trên bất cứ máy nào. Sự tích hợp này đã là một lực làm phẳng khổng lồ, bởi vì nó cho phép nhiều đến vậy người được kết nối với rất rất nhiều người khác. Tuy nhiên vào mùa hè năm 1995, Quyết định của Microsoft không cho browser của Nescape, Internet Explorer như một phần của hệ điều hàng Windows có địa vị thống trị, kết hợp với khả năng của nó để ném nhiều lập trình viên vào duyệt Web hơn là Netscape, đã dẫn thị phần của Netscape ngày càng giảm dẫn đến Nescape đã được bán cho AOL.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng