Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thương vụ c.p pokphand mua lại c.p việt nam và bài học cho các doanh nghiệp việt...

Tài liệu Thương vụ c.p pokphand mua lại c.p việt nam và bài học cho các doanh nghiệp việt nam

.PDF
75
274
123

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại THƢƠNG VỤ C.P POKPHAND MUA LẠI C.P VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Nguyễn Đức Nguyệt Minh Mã sinh viên : 0851010329 Lớp : Anh 9 – Khối 4 KT Khóa : 47 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh Hà Nội, tháng 6 năm 2012 i MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... i DANH MỤC B ẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ ........................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iv LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI ....................................4 1.1. Khái niệm về Mua lại .......................................................................................4 1.1.1. Khái niệm Mua lại dưới góc độ kinh tế.........................................................4 1.1.2. Khái niệm Mua lại dưới góc độ pháp luật. ...................................................5 1.1.3. Phân biệt “mua lại” với “sáp nhập”, “hợp nhất” và “liên doanh”. ............7 1.2. Phân loại hình thức Mua lại ........................................................................ 11 1.2.1. Phân lo ại dựa trên hình thức liên kết .......................................................... 11 1.2.2. Phân lo ại dựa trên phạm vi lãnh thổ ........................................................... 12 1.2.3. Phân lo ại dựa trên chiến lược mua.............................................................. 13 1.3. Tác động của hoạt động Mua lại đối với các doanh nghiệp tham gia giao dịch........................................................................................................................ 13 1.3.1. Sự hợp tác có lợi cho cả hai bên ................................................................. 13 1.3.2. Mở rộng thị trường ....................................................................................... 14 1.3.3. Giá cả cạnh tranh........................................................................................... 15 1.3.4. Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ .................................................................. 16 1.3.5. Hiệu quả vận hành ........................................................................................ 16 1.4. Thực trạng hoạt động Mua lại ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay ...... 16 1.4.1. Cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động Mua lại ở Việt Nam.................... 16 1.4.2. Các thương vụ mua lại tập trung vào một số lĩnh vực chính................... 19 1.4.3. Có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài ........................ 23 1.4.4. Cách thức thực hiện Mua lại ở Việt Nam còn sơ khai ............................. 25 1.4.5. Xuất hiện một vài trường hợp thâu tóm không thân thiện ....................... 26 1.4.6. Một số kết luận rút ra từ thực tiễn hoạt động Mua lại tại Việt Nam ...... 27 CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU THƢƠNG VỤ MUA LẠI C.P VIỆT NAM CỦA C.P POKPHAND ........................................................................................... 29 ii 2.1. Các bên tham gia và diễn biến thƣơng vụ mua lại ................................. 29 2.1.1. Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam ................................................ 29 2.1.2. Công ty C.P Pokphand (CPP)...................................................................... 30 2.1.3. Công ty Modern State Investment (Anh) ................................................... 32 2.2. Những kết quả đạt đƣợc từ thƣơng vụ...................................................... 33 2.2.1. Đối với các bên tham gia ............................................................................. 33 2.2.2. Đối với thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam ....................................... 40 2.3. Những mặt trái của thƣơng vụ.................................................................... 42 2.3.1. Đối với các bên tham gia ............................................................................. 42 2.3.2. Đối với các doanh nghiệp cùng ngành ....................................................... 43 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG MUA LẠI ................................................... 51 3.1. Dự báo về hoạt động Sáp nhập, Mua lại (M&A) trong thời gian tới . 51 3.2. Bài học kinh nghiệm từ thƣơng vụ C.P Pokphand mua lại C.P Việt Nam............................................................................................................... 53 3.2.1. Các bên tham gia cần có kiến thức về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động M&A để bảo đảm lợi ích khi tiến hành giao dịch..... 55 3.2.2. Nhà quản trị cần hiểu rõ nội bộ doanh nghiệp, các cổ đông và các đối thủ ................................................................................................................. 56 3.2.3. Doanh nghiệp mục tiêu cần tăng cường kiểm soát và đảm bảo tỷ lệ sở hữu ............................................................................................................... 57 3.2.4. Nâng cao nhận thức và có biện pháp đối phó với hành vi thâu tóm qua sàn chứng khoán. ..................................................................................................... 59 3.2.5. Bên bán cần áp dụng các điều khoản đặc biệt trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp ............................................................................................................ 60 3.2.6. Ban lãnh đạo nên có những hành động kịp thời và hợp lý để trấn an người lao động.......................................................................................................... 63 3.3. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc ..................................... 64 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 68 iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Tên bảng biểu STT Trang 1 Bảng 1.1 Phân biệt hoạt động M&A dưới góc độ pháp lý 9 2 Bảng 1.2 Tổng quan về sáp nhập và mua lại (M&A) và hình thức 11 pháp lý của giao dịch M&A cụ thể 4 Bảng 2.3 Sản lượng một số cây hàng năm 43 5 Bảng 2.4 Các nước nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới niên vụ 44 2008-2009 và 2009-2010 6 Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo chủng loại 45 tính đến hết tháng 3/2010 STT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 1.1 Giá trị các thương vụ M&A phân chia theo ngành năm 20 2010 2 Biểu đồ 2.1 Cấu trúc kinh doanh của công ty 31 3 Biểu đồ 2.2 Thị phần thức ăn chăn nuôi trên thị trường Việt Nam 45 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa M&A Sáp nhập và mua lại (“Mergers and Acquisitions”) TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn WTO Tổ chức thương mại thế giới (“World Trade Organisation”) 1 LỜI MỞ ĐẦU Sáp nhập và mua lại (M&A) là một phần không thể thiếu trong bức tranh kinh doanh và tài chính toàn cầu. Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau nhưng quy mô và sự phát triển của lĩnh vực này trên thế giới ngày càng được thể hiện rõ ràng. Đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị suy thoái hay lợi thế cạnh tranh bị giảm sút thì M&A là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên. Ngay cả với các doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, M&A cũng là một cách giúp họ mở rộng quy mô, tăng cơ hội kinh doanh và giành thị phần của đối thủ. Đối với các nhà đầu tư, M&A là một biện pháp hiệu quả để họ có thể thâm nhập thị trường mới một cách nhanh chóng mà không cần phải thành lập một doanh nghiệp mới hoặc tìm kiếm một dự án đầu tư. Có thể nói, M&A từ lâu đã trở thành một trào lưu mà ở đó các công ty, các tập đoàn lớn trên thế giới có thể mở rộng kinh doanh, thậm chí tìm kiếm lợi thế độc quyền nhóm. So với lịch sử hàng trăm năm tồn tại và phát triển của hoạt động M&A trên thế giới thì hoạt động M&A tại Việt Nam còn hết sức non trẻ. Bắt đầu khởi động từ năm 2000 kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 đưa ra các quy định về góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp…, hoạt động M&A tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng về số lượng và giá trị các thương vụ. Nếu như năm 2006 chỉ có 32 vụ với tổng giá trị 245 triệu USD thì đến năm 2011, số vụ M&A thành công là 210 với giá trị ước đạt 4 tỷ USD. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm nữa sẽ có khoảng 30% - 50% doanh nghiệp tại Việt Nam sáp nhập hoặc bị sáp nhập với đối tác khác. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hoạt động M&A tại Việt Nam. Việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động M&A nói chung và Mua lại nói riêng bên cạnh những tác động tích cực đối với nền mặt kinh tế cũng tiềm ẩn những nguy cơ về việc thâu tóm thị trường và cạnh tranh không lành mạnh thông 2 qua tập trung kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Mua lại cũng như việc áp dụng các phương pháp tự vệ khi các doanh nghiệp thực hiện giao dịch Mua lại, người viết đã lựa chọn “Thƣơng vụ C.P Pokphand mua lại C.P Việt Nam và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp. Thông qua việc phân tích thương vụ mua lại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam của tập đoàn C.P Pokphand, người viết mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu những kinh nghiệm của tập đoàn C.P Pokphand Trung Quốc và Công ty C.P Việt Nam khi tiến hành mua lại, từ đó đưa ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp trong các thương vụ mua lại nói riêng và M&A nói chung. Để phục vụ mục đích nghiên cứu, người viết đã thực hiện những nhiệm vụ sau: tổng hợp các lý thuyết về Mua lại; tìm hiểu, phân tích và đánh giá về thương vụ CP Pokphand mua lại C.P Việt Nam; nghiên cứu bài học từ thương vụ Mua lại C.P Việt Nam cũng như kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên thế giới khi thực hiện giao dịch mua lại, đông thời đề xuất một số biện pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để thực hiện khoá luận, người viết lựa chọn đối tượng nghiên cứu là những bài học kinh nghiệm rút ra từ thương vụ CP Pokphand mua lại C.P Việt Nam và các giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành một thương vụ mua lại. Do những hạn chế về thời gian và kiến thức chuyên môn, người viết giới hạn phạm vi nghiên cứu là hoạt động mua lại doanh nghiệp, cụ thể là vụ mua lại công ty C.P Việt Nam tháng 6/2011. Ngoài mục lục, danh mục các từ viết, danh mục bảng biểu, lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận và phụ lục, nôi dung khoá luận gồm ba phần: - Chương 1: Tổng quan về hoạt động Mua lại - Chương 2: Tìm hiểu thương vụ mua lại C.P Việt Nam của C.P Pokphand - Chương 3: Một số bài học cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành hoạt động Mua lại Thông qua việc tìm hiểu chi tiết thương vụ, nghiên cứu và phân tích những bài học kinh nghiệm của các bên tham gia thương vụ cũng như các doanh nghiệp trên thế giới khi tiến hành giao dịch Mua lại, khoá luận sẽ cung cấp một cái nhìn 3 tổng quát về thực trạng của hoạt động Mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và đối chiếu nhằm nêu bật và đánh giá sự thành công và những điều chưa đạt được của thương vụ, người viết hi vọng những giải pháp được đề cập trong khoá luận ít nhiều có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các giao dịch M&A để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI 1.1. Khái niệm về Mua lại Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cạnh tranh đang diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, ngày càng quyết liệt trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế thế giới. Do những hạn chế về nguồn lực, các công ty, các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng như nghiên cứu và phát triển. Trong quá trình đó, hoạt động mua lại trở thành một công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thế giới, các giao dịch mua lại đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ nay và ngày càng đóng vai trò quan trọng kinh doanh. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, cùng với hoạt động sáp nhập, các giao dịch mua lại đã nổi lên như một kênh gia nhập thị trường của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thuật ngữ “Mua lại” thường được nhắc đến trong mối quan hệ với “sáp nhập” vì cụm từ “Sáp nhập và mua lại” xuất phát và được dịch từ thuật ngữ “Mergers and Acquisitions” - viết tắt là M&A - thể hiện hoạt động hai hay nhiều doanh nghiệp kết hợp với nhau nhằm đạt được những mục tiêu đã định trước trong chiến lược kinh doanh của mình. 1.1.1. Khái niệm Mua lại dưới góc độ kinh tế Theo Từ điển các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopedia, mua lại (Acquisition) là hoạt động thông qua đó các công ty tìm kiếm lợi nhuận kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Các công ty thâu tóm sẽ mua lại công ty mục tiêu mà không có sự thay đổi về chứng khoán hoặc sự ra đời của công ty mới. Nếu như một công ty chiếm lĩnh được hoàn toàn một công ty khác và đóng vai trò người chủ sở hữu mới thì việc giành quyền kiểm soát công ty đối tác được 5 gọi là mua lại. Về mặt pháp lý, công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty tiến hành mua lại sẽ tiếp quản hoạt động kinh doanh của công ty kia, tuy nhiên cổ phiếu của công ty bị mua lại vẫn được tiếp tục giao dịch bình thường. Mua lại là khái niệm được sử dụng để chỉ một doanh nghiệp tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một doanh nghiệp khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ phần hoặc tài sản của doanh nghiệp mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của doanh nghiệp đó. Mua lại cũng là hoạt động xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại một phần/toàn bộ cổ phần hay toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp khác, coi đó như một chi nhánh của mình, doanh nghiệp đi mua lại và doanh nghiệp mục tiêu vẫn có thể tồn tại và độc lập về mặt pháp lý. Thương hiệu của doanh nghiệp bị mua lại có thể được giữ nguyên hay bị thay đổi tuỳ theo quyết định của doanh nghiệp tiến hành mua lại. Mục tiêu của doanh nghiệp mua lại là nhằm đạt được lợi thế quy mô, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thị phần. Trong hoạt động mua lại, một công ty có thể mua lại một công ty khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hay kết hợp cả hai loại trên. Một hình thức khác phổ biến trong các thương vụ mua bán nhỏ hơn là mua lại tất cả tài sản của công ty bị mua lại. Điều này đồng nghĩa với việc công ty bị mua lại chỉ còn lại tiền mặt và nợ (nếu như có nợ trước đó). Công ty bị mua lại cuối cùng sẽ phải thanh lý hoặc sẽ phải chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác. 1.1.2. Khái niệm Mua lại dưới góc độ pháp luật. Trong các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành, hoạt động mua lại doanh nghiệp ở nghĩa kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ: như một trong các hành vi tập trung kinh tế được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh, như một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được điều chỉnh bởi pháp luật về doanh nghiệp và như một trong những hình thức đàu tư trực tiếp được điều chỉnh theo pháp luật về đầu tư. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, liên quan đến việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp, giao dịch mua lại còn được điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán. Theo nghĩa pháp lý, khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài 6 sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.” Về khái niệm “đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”, Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP ban hành ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh ghi rõ: “Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát”. Khoản 6 Điều 21 Luật Đầu tư năm 2005 quy định “đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp bên cạnh việc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; đầu tư phát triển kinh doanh, mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Mặc dù sáp nhập và mua lại thường được đề cập cùng nhau nhưng thuật ngữ mua lại chưa được phân biệt một cách rõ ràng với thuật ngữ sáp nhập và hợp nhất. Trong Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 94 và 95 chỉ quy định hoạt động sáp nhập và hợp nhất pháp nhân mà không đề cập đến trường hợp mua lại pháp nhân, cụ thể như sau: Khoản 1 Điều 94. Hợp nhất pháp nhân: Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 1 Điều 95. Sáp nhập pháp nhân: Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân cùng loại (sau đây gọi 7 là pháp nhân sáp nhập) theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi xem xét hoạt động sáp nhập và mua lại ở khía cạnh là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ liệt kê hoạt động hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 152 và khoản 1 Điều 153, theo đó hợp nhất doanh nghiệp là “hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”, sáp nhập doanh nghiệp là “một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ich hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”. Có thể nói, ở Việt Nam hiện chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra giải thích từ ngữ cụ thể về hoạt động M&A cũng như phân biệt một cách chi tiết và chính xác các thuật ngữ “mua lại”, “sáp nhập” và “hợp nhất”. Nếu không có một định nghĩa về M&A được chấp nhận một cách rộng rãi, rất khó có thể đánh giá được hiệu quả và tỷ lệ thành công của các thương vụ M&A tại Việt Nam. 1.1.3. Phân biệt “mua lại” với “sáp nhập”, “hợp nhất” và “liên doanh”. Xét trên phương diện pháp lý, các quy định của pháp luật về hoạt động M&A được ban hành trong nhiều lĩnh vực và được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau như Luật Đầu tư năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004 và hàng loạt các quy định trong lĩnh tài chính, bảo hiểm, ngân hàng… Vì hiện tại chưa có một văn bản pháp luật quy định thống nhất và chi tiết về hoạt động M&A nên người viết sử dụng Luật Cạnh tranh năm 2004 làm căn cứ để phân biệt các thuật ngữ trên. Luật Cạnh tranh năm 2004 có những quy định quan trọng liên quan đến lĩnh vực tập trung kinh tế mà trong đó M&A là một hình thức chủ yếu của hành vi tập trung kinh tế. Theo quy định tại điều 16, 17 Luật Cạnh tranh, các hình thức tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, hợp nhất 8 doanh nghiệp, liên doanh và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: - Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. - Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. - Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. - Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Căn cứ vào quy định của Luật Cạnh tranh thì điểm khác biệt lớn nhất giữa mua lại với sáp nhập và hợp nhất là sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp bị mua lại có thể trở thành một chi nhánh của doanh nghiệp mua lại hoặc vẫn có thể tồn tại và độc lập với doanh nghiệp mua lại về mặt pháp lý thì ở hình thức sáp nhập/hợp nhất, doanh nghiệp bị sáp nhập/bị hợp nhất phải chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi được sáp nhập/hợp nhất. Ở hình thức mua lại, cổ phiếu của doanh nghiệp bị mua lại vẫn được lưu hành trên bình thường còn trong trường hợp sáp nhập/hợp nhất, cổ phiếu của doanh nghiệp bị sáp nhập/hợp nhất sẽ phải chuyển đổi thành cổ phiếu của doanh nghiệp sáp nhập/doanh nghiệp mới sau khi hợp nhất theo một tỷ lệ nhất định. Về bản chất, sáp nhập và mua lại (đối với mua lại toàn bộ) đều là sự kết hợp của hai hay nhiều chủ thể thành một chủ thể duy nhất còn hoạt động. Tuy nhiên, sáp nhập là sự kết hợp của hai chủ thể tương đồng với nhau (về quy mô, khả năng tài chính, uy tín…) với mục đích là sự kết hợp thân thiện, cùng có lợi cho cả hai bên; còn mua lại thường là hành động “cá lớn nuốt cá bé” của những chủ thể lớn mạnh nhằm biến các chủ thể non yếu thành sở hữu của mình. Sự khác biệt về mặt pháp lý giữa Mua lại với Sáp nhập và Hợp nhất có thể tóm tắt như sau: 9 Bảng 1.1 Phân biệt hoạt động M&A dƣới góc độ pháp lý Hình thức Kết quả Doanh nghiệp M&A Mua lại Sáp nhập Hợp nhất Vẫn tồn tại Vẫn tồn tại Chấm dứt sự tồn tại Chấm dứt sự tồn tại. Chấm dứt sự tồn tại. Có thể chấm dứt tồn tại hoặc trở thành một chi nhánh của Doanh nghiệp doanh nghiệp mua bị M&A lại hoặc tồn tại độc lập với doanh nghiệp mua lại về mặt pháp lý. Là doanh nghiệp Là doanh nghiệp sáp Là mua lại nhưng có nhập nhưng đã được nghiệp một mới, doanh một quyền chi phối một tăng tài sản, quyền, pháp nhân mới với hay toàn bộ ngành nghĩa vụ và lợi ích tài sản, quyền, nghĩa nghề của doanh hợp pháp do doanh vụ và lợi ích hợp nghiệp bị mua lại. nghiệp bị sáp nhập pháp do các doanh chuyển sang nhưng nghiệp Doanh nghiệp ban phải tiến hành đăng chuyển sang. mới sau ký kinh doanh. Về M&A hình thức thì doanh nghiệp mới sau khi tiến hành M&A không phải là một doanh nghiệp mới nhưng xét về mặt pháp lý thì đây là một pháp nhân mới. đầu 10 Tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đặc điểm chung của mua lại, sáp nhập và hợp nhất là tạo ra sự cộng hưởng, tạo ra giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị của từng bên riêng lẻ. Đó chính là dấu hiệu cuối cùng của sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A. Cũng chính cì lợi ích chung đó mà hai thuật ngữ “Mua lại” và “Sáp nhập” được sử dụng cùng nhau và có thể đại diện cho nhau. So sánh hình thức mua lại với liên doanh có thể nhận thấy một số khác biệt sau: Về số lượng các bên tham gia. Giao dịch mua lại chỉ diễn ra giữa hai bên là doanh nghiệp đi mua lại và doanh nghiệp bị mua lại mà không có sự ra đời của một doanh nghiệp mới; còn trong hoạt động liên doanh số lượng doanh nghiệp tham gia có thể rất lớn, bao gồm hai hoặc một số doanh nghiệp tiến hành liên doanh và chắc chắn có sự ra đời của một doanh nghiệp mới – doanh nghiệp liên doanh được hình thành từ vốn và tài sản của tất cả các bên tham gia liên doanh. Về thời gian tồn tại của các doanh nghiệp sau khi tiến hành mua lại và liên doanh. Ở hoạt động mua lại, nếu không có những biến động bất thường thì doanh nghiệp bị mua lại sẽ hoàn toàn chịu sự kiểm soát và điều hành của doanh nghiệp mua lại. Việc tồn tại hay chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp mua lại. Khác với mua lại. Việc liên doanh giữa các doanh nghiệp thường diễn ra khi các bên liên doanh cùng tham gia đầu tư một dự án. Doanh nghiệp mới - công ty liên doanh (kết quả của hành động liên doanh) thường chỉ tồn tại trong quá trình thực hiện dự án và sau khi dự án kết thúc, doanh nghiệp này có thể được giải thể. Quá trình liên doanh thường kết hợp với hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp tham gia liên doanh. Nhìn chung, Việt Nam đang sử dụng khái niệm sáp nhập và mua lại (M&A) chưa được phù hợp với thông lệ quốc tế. Ở nghĩa bao quát, thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” bao gồm cả hình thức “hợp nhất” nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam, “hợp nhất” được coi là một hành vi tập trung kinh tế độc lập, tách biệt hoàn toàn với hình thức “mua lại” và “sáp nhập” (Luật Cạnh tranh năm 2004 Điều 16, 11 17). Trong cuốn “Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam”, các tác giả đã đưa ra cách nhìn tổng quan về M&A như sau: Bảng 1.2 Tổng quan về sáp nhập và mua lại (M&A) và hình thức pháp lý của giao dịch M&A cụ thể Sáp nhập Mua lại (Merger) (Acquisition) Mua lại tài sản Mua Sáp nhập Hợp nhất lại Mua một phần toàn tài sản tài sản Mua lại cổ phần/phần vốn góp lại Mua lại Mua lại Mua lại bộ dưới 10% dưới 51% trên 51% cổ phần/ cổ phần/ cổ phần/ phần vốn phần vốn phần vốn góp góp góp Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng sáp nhập hợp nhất mua bán/ mua bán/ mua bán/ mua bán/ mua bán/ chuyển chuyển chuyển chuyển chuyển nhượng nhượng nhượng nhượng nhượng tài sản tài sản cổ phần/ cổ phần/ cổ phần/ phần vốn phần vốn phần vốn góp góp hoặc góp hoặc Thoả Thoả thuận đầu thuận đầu tư tư (Nguồn: Phạm Trí Hùng - Đặng Thế Đức, 2011) 1.2. Phân loại hình thức Mua lại 1.2.1. Phân loại dựa trên hình thức liên kết - Mua lại theo chiều ngang: Mua lại theo chiều ngang là giao dịch mua lại giữa hai doanh nghiệp kinh doanh và cạnh tranh trực tiếp về một dòng sản phẩm và dịch vụ trên cùng một thị trường. Kết quả của giao dịch này có thể mang lại cho các bên tham gia nhiều lợi ích như: mở rộng thị trường, giảm bớt đối thủ cạnh tranh, tận dụng nguồn nhân lực, nguyên liệu, công nghệ có sẵn… 12 - Mua lại theo chiều dọc: Mua lại theo chiều dọc hay thâu tóm chuỗi giá trị là giao dịch mua lại giữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác trong cùng một chuỗi giá trị để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Những hoạt động trong chuỗi giá trị bao gồm: thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Có hai dạng mua lại theo chiều dọc: Liên kết giữa nhà cung cấp với công ty sản xuất (Backward) và liên kết giữa công ty sản xuất với nhà phân phối (Forward). Việc mua lại các doanh nghiệp trong một chuỗi giá trị, đặc biệt là các doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín có thể giúp Bên Mua định vị được vị thế của mình trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh và quảng bá hình ảnh đến khách hàng. - Mua lại kết hợp: Mua lại kết hợp là giao dịch mua lại diễn ra giữa hai doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, các ngành nghề không liên quan đến nhau. Ở phạm vi rộng hơn (Sáp nhập và mua lại – M&A) thì giao dịch này còn có tên gọi khác là “M&A hình thành tập đoàn”. Kiểu giao dịch này rất phổ biến ở thập niên 60 của thế kỷ 20 khi các luật chống độc quyền ngăn cản các doanh nghiệp có ý định sáp nhập/mua lại theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc bởi hình thức M&A hình thành tập đoàn không ảnh hưởng đến mức độ tập trung của thị trường. Lợi ích của hoạt động này là giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hoá danh mục sản phẩm, tiết kiệm chi phí khi gia nhập thị trường và lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm, dịch vụ. 1.2.2. Phân loại dựa trên phạm vi lãnh thổ - Mua lại trong nước: Mua lại trong nước là giao dịch mua lại diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một lãnh thổ quốc gia. - Mua lại xuyên biên giới: Mua lại xuyên biên giới là giao dịch mua lại giữa các doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau như một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên các thương vụ này thường phức tạp hơn các thương vụ trong nước vì những khác biệt về môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội và thủ tục hành chính giữa các quốc gia. 13 1.2.3. Phân loại dựa trên chiến lược mua - Mua lại thân thiện: Mua lại thân thiện là một giao dịch mà cả hai bên tham gia đều muốn thực hiện vì nếu giao dịch thành công thì cả hai bên – bên bán và bên mua - đều có lợi. - Mua lại thù địch: Mua lại thù địch là một giao dịch mà trong đó bên mua bằng mọi cách phải mua lại bên kia cho dù bên bán có đồng ý bán hay không. Trong trường hợp này bên mua sẽ sử dụng sức mạnh tài chính của mình để thâu tóm công ty đối thủ nhằm triệt tiêu sự cạnh tranh của đối thủ. Mua lại thù địch là một hình thức khá phổ biến trên thế giới khi một doanh nghiệp muốn loại bỏ các đối thủ trên cùng một thị trường. Ở Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện hình thức thâu tóm không thân thiện. 1.3. Tác động của hoạt động Mua lại đối với các doanh nghiệp tham gia giao dịch Đứng trước nhu cầu phát triển, các doanh nghiệp có rất nhiều lựa chọn bên cạnh việc thực hiện giao dịch M&A. Tuy nhiên, “Một cộng một bằng ba” là công thức nói lên tính ưu việt của các thương vụ sáp nhập và mua lại. M&A nói chung và hoạt động Mua lại nói riêng được xem như là một cơ hội đầu tư hiệu quả, được các nhà đầu tư và các nhà quản lý doanh nghiệp lưu tâm vì hoạt động này mang lại nhiều lợi ích và có ý nghĩa nhất định đối với doanh nghiệp. 1.3.1. Sự hợp tác có lợi cho cả hai bên Để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên (bên bán và bên mua) các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thức liên kết, hợp tác, và cũng có thể thực hiện kế hoạch mua lại. Trong phần lớn các trường hợp mua lại, đặc biệt là ở thị trường Việt Nam, cả bên bán và bên mua đều chủ động tìm kiếm đối tác phù hợp với mục đích giao dịch của mình. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ triền miên thì mua lại là một quyết định hợp lý giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng nợ nần, đồng thời tạo cơ hội để nhà quản trị tái cấu trúc doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp đang hoạt động bình thường thì việc mua lại có thể giúp họ mở rộng thị trường và tăng thị phần. 14 Hiện nay, cùng với sáp nhập, hoạt động mua doanh nghiệp đang được các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên sử dụng như một công cụ để thâm nhập thị trường mới với chi phí thấp, độ an toàn cao, hạn chế được các rào cản thương mại và phi thương mại và không phải tiến hành các thủ tục hành chính phức tạp. Đối với những nhà đầu tư lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, sự thiếu am hiểu về pháp luật đầu tư và cạnh tranh sẽ gây nhiều khó khăn ngay từ khi khảo sát và nghiên cứu thị trường. Do đó, mua lại cổ phần hoặc tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giúp nhà đầu tư giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực. Để thấy rõ những lợi ích của hoạt động mua lại có thể phân tích một thương vụ hợp tác trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng: đó là vụ ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) mua lại 20% cổ phần của ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB). Theo những cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài về lĩnh vực dịch vụ, trong đó có dịch vụ tài chính – ngân hàng. Trước một thực tế là nhiều tập đoàn tài chính thế giới với nguồn lực tài chính hùng mạnh sẽ gia nhập thị trường Việt Nam, ngân hàng Nhà nước đã có quy định nâng mức vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại lên mức 3.000 tỷ đồng. Thương vụ mua bán của VIB và CBA bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào giữa năm 2010 nhằm mục đích tăng vốn điều lệ của VIB và tạo cơ hội cho CBA tiếp cận thị trường tài chính Việt Nam. Cho đến nay, tổng đầu tư của CBA vào VIB lên tới 3.930 tỷ đồng và 25 triệu dola Australia chi phí hỗ trợ kỹ thuật. Nguồn vốn đầu tư này tương đương với 20% vốn điều lệ của VIB và đã giúp CBA trở thành cổ đông chiến lược của VIB. Hiện CBA có gần 30 thành viên tham gia vào bộ máy VIB, ở cả Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành trong các lĩnh vực then chốt như ngân hàng bán lẻ, quản lý rủi ro, phát triển nhân sự… 1.3.2. Mở rộng thị trường Đây là lợi ích dễ thấy nhất và cũng là mục đích khi một tập đoàn đa quốc gia thực hiện giao dịch mua lại. Đầu những năm 1990, công ty Unilever - một tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hoá mỹ phẩm – đã gia nhập thị trường Việt Nam thông qua việc mua đứt thương hiệu P/S với giá 5 triệu USD. Đây được coi là thương vụ M&A đầu tiên ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, nhãn hiệu kem đánh răng P/S chiếm đến 70% thị phần trong cả nước. 15 Một trong những thương vụ mua lại nổi bật nửa đầu năm 2011 là vụ Jollibee mua cổ phần của Việt Thái Việt Nam và Việt Thái HongKong. Jollibee Food Corp là tập đoàn sở hữu chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tại Philippine đã chi 41 triệu USD để mua lại các doanh nghiệp cùng ngành tại Châu Á và Hoa Kỳ. Theo đó, Jollibee đạt được thoả thuận mua lại 49% bộ phận kinh doanh của Viet Thai International (VTI) ở Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh ở HongKong. VTI là công ty sở hữu chuỗi cửa hàng Highland Coffee, Hard Rock Coffee và một số cửa hàng nhỏ tại Việt Nam, đồng thời sở hữu cửa hàng Hard Rock Café tại HongKong. Sau khi hoàn thành việc mua lại, liên doanh dự kiến sẽ có tổng cộng 189 cửa hàng mang các thương hiệu của mình, bao gồm 118 cửa hàng tại Việt Nam và 21 cửa hàng tại 5 nước khác. Đối với một doanh nghiệp bình thường, việc bán hàng sẽ trở nên hiệu quả hơn khi kết hợp với một doanh nghiệp chuyên về marketing. Điều này thực sự mang lại hiệu quả khi một doanh nghiệp nước ngoài kết hợp với một doanh nghiệp marketing ở nước sở tại trong quá trình thâm nhập thị trường mới. Các nhà quản trị sẽ tạo mối liên kết giữa hai doanh nghiệp bằng cách kết hợp các nhân viên với nhau để họ có thể phối hợp hiệu quả và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động mua lại cũng giúp doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự bán hàng không hiệu quả hoặc các sản phẩm không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những hình thức liên kết như vậy không chỉ giới hạn trong lĩnh vực bán hàng mà còn có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực khác. Việc tăng cường áp dụng các quy trình tối ưu trong các bộ phận khác nhau có thể làm cho doanh nghiệp trở nên mạnh hơn. 1.3.3. Giá cả cạnh tranh Một số công ty chủ động thực hiện việc mua lại nhằm mở rộng thị trờng và tăng thị phần. Thị phần tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng sức mua đối với sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, thậm chí có thể cao hơn khả năng cung ứng. Các đơn đặt hàng tăng, doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm hơn do đó chi phí sản xuất sẽ giảm xuống nhờ lợi thế quy mô. Nếu chi phí biên trên mỗi sản phẩm giảm, doanh nghiệp có thể chiết khấu nhiều hơn cho khách hàng. Lợi nhuận trên mỗi đơn vị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng