Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thương hiệu và cơ sở tạo lập thương hiệu của doanh nghiệp....

Tài liệu Thương hiệu và cơ sở tạo lập thương hiệu của doanh nghiệp.

.DOC
102
94
126

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại nền kinh tế hội nhập toàn cầu các sản phẩm không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm nhập ngoại. Các sản phẩm nhập ngoại đang dần được cắt giảm thuế quan lại càng có lợi thế hơn. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững và phát triển trên thị trường thì cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngày nay chúng ta thấy rất nhiều sản phẩm trên thị trường với đủ các chủng loại, mẫu mã khác nhau. Bánh kẹo cũng vậy. Với sự phát triển của thị trường, các sản phẩm bánh kẹo rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã để người tiêu dùng lựa chọn. Các sản phẩm này được biết đến với rất nhiều hãng khác nhau, cạnh tranh vô cùng khốc liệt .Không chỉ có các hãng trong nước mà các hãng nước ngoài cũng đang thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Các công ty phải nỗ lực hết mình thì mới tồn tại được. Để các sản phẩm của mình có chất lượng không phải là một điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự tham gia nỗ lực và sự phối hợp của rất nhiều bộ phận. Vai trò của bộ máy quản trị và lãnh đạo cấp cao là vô cùng quan trọng. Chất lượng của bộ máy quản trị đóng vai trò quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Để cho chương trình quản lý chất lượng mang lại hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp để áp dụng. Hội nhập kinh tế thế giới các sản phẩm xuất khẩu được lợi thế về thuế quan nhưng lại đặt ra hàng rào phi thuế quan. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 – 2000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của Công ty đều được kiểm soát. Chứng chỉ ISO 9001 – 2000 sẽ là tấm vé để các doanh nghiệp xâm nhập thị trường nước ngoài. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, em được biết Công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản trị định hướng chất lượng ISO 9001 -2000. Em nhận thấy rằng việc xây dựng và triển khai hệ thống quản trị định hướng chất lượng tại Công ty còn nhiều bất cập, vì vậy em chọn đề tài : “Hệ thống quản Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. để viết chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài này gồm 3 chương: Chương 1:Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Chương 2:Thực trạng xây dựng và vận hành hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Em xin chân thành cảm ơn thầy:T.S. Trần Việt Lâm và các cô chú trong công ty đã giúp em hoàn thành đề tài này. Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 1.1.Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 1.1.1. Thông tin chung về công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu  Tên công ty: Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu.  Tên giao dịch quốc tế: hai chau confectionnery joint stock company.  Tên viết tắt: hachaco.jsc. - Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi – Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.  Điện thoại: (04)6361692.  Fax: (04) 6365010. - Email: [email protected].  Webside: http:// www.haichau.com.vn. - Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển – Hà Nội.  Mã số thuế: 01.001141184 - 1 - Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu là công ty cổ phần trực thuộc TổngCông Ty Mía Đường I - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.  Theo quyết định số 305/QĐBT của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, ngày 2/9/1965 đã tách ban kiến thiết cơ bản ra khỏi Công ty Miến Hoàng Mai, Thành lập Ban kiến thiết và sản xuất cho nhà máy Hải Châu.  Theo quyết định số 1335 NN – TCCB ngày 29/9/1994 của Bộ Trưởng Bộ NN & CNTP, nhà máy Hải Châu được bổ sung ngành nghề kinh doanh và đổi tên thành Công ty Bánh Kẹo Hải Châu.  Theo quyết định 3656/QĐ/BNN – TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ NN & PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ngày Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 30/12/2004 Công ty Bánh Kẹo Hải Châu đã được đổi tên thành công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.  Diện tích mặt bằng của Công ty hiện nay: 55000 m2. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Châu 1.1.2.1.Thời kỳ: 1965 – 1975  Ngày 2/9/1965, theo quyết định 305/QĐBT của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ, Nhà máy Hải Châu đã được cắt băng khánh thành. Công ty được xây dựng với sự giúp đỡ của hai tỉnh Thượng hải và Quảng Châu (Trung Quốc) về trang thiết bị trên cơ sở nhà xưởng, kho tàng cũ của xí nghiệp Bộ Nội Thương để sản xuất bánh kẹo các loại.  Trong thời gian từ khi thành lập đến 1975, ngoài những trang thiết bị ban đầu, do tuổi đời còn non trẻ và với số vốn ban đầu khá hạn hẹp nên nhà máy hầu như không đầu tư mới trang thiết bị công nghệ. Năng lực sản xuất trong thời gian này cũng còn tương đối nhỏ bé và thô sơ.  Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: một dây chuyền sản xuất mỳ thanh (mỳ trắng bán cơ giới), công suất 1 – 1,2 tấn/ca, sau nâng lên 1,5 – 1,7 tấn/ca. Thiết bị sản xuất mỳ ống 500 – 800 kg/ca, sau nâng lên 1 tấn/ca.Hai dây mỳ vàng công suất 1,2 – 1,5 tấn/ca sau nâng lên 1,8 tấn/ca. Sản phẩm chính của phân xưởng là: mỳ sợi, mỳ thanh, mỳ hoa.  Phân xưởng bánh 1: gồm dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn/ca, 2 máy ép lương khô công suất mỗi máy 1 tấn/ca. Sản phẩm chính: bánh quy (hương thảo, quy dứa, quy bơ, quýt), lương khô.  Phân xưởng kẹo: gồm hai dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây chuyền 1,5 tấn/ca.  Số cán bộ công nhân viên trong thời kỳ này khoảng: 850 người/năm. 1.1.2.2.Thời kỳ: 1976 – 1985 Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Năm 1976 Bộ Công nghiệp thực phẩm cho sáp nhập nhà máy sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành phân xưởng Sấy phun. Phân xưởng sản xuất 2 mặt hàng: Sữa đậu nành (công suất: 2,4 – 2,5 tấn/ca), bột canh (công suất: 35 – 7 tấn/ca). - Năm 1978, Bộ Công nghiệp thực phẩm thành lập phân xưởng mỳ ăn liền với 4 dây chuyền sản xuất, công suất mỗi dây chuyền: 2,5 tấn/ca. - Năm 1982, nhà máy dừng sản xuất mỳ ăn liền do khó khăn về nguyên liệu và thay vào đó là việc đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp thủ công với công suất 240 kg/ca. - Số cán bộ công nhân viên trong thời kỳ này là: 950 người/năm. 1.1.2.3.Thời kỳ: 1986 – 1993 Đây là thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá của đất nước ta bắt đầu chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Để theo kịp với sự chuyển biến của đất nước, nhà máy chuyển sang tự bù đắp chi phí và chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Đây là nền kinh tế mà các sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất gay gắt, và để tồn tại được thì các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tự đổi mới mình, tự cải tiến các sản phẩm của mình để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. - Năm 1989, để tận dụng diện tích mặt bằng của phân xưởng sấy phun và để thử sức mình nhà máy đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 200 lit/ngày. - Năm 1991, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan với công suất 2,5 – 2,8 tấn/ca. - Năm 1993, nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của Cộng Hoà Liên Bang Đức công suất 1 tấn/ca. - Số cán bộ công nhân viên bình quân trong thời gian này là: 950 người/năm. 1.1.2.4.Thời kỳ: 1993 – 2003 - Ngày 29/9/1994, theo quyết định số 1335 NN – TCCB/QĐ của Bộ trưởng bộ NN&CNTP, nhà máy đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Năm 1994, Công ty đầu tư dây chuyền phủ sôcôla của CHLB Đức công suất 0,5 tấn/ca đã làm cho sản phẩm của công ty phong phú và đa dạng hơn. - Năm 1996, Công ty liên doanh với Bỉ sản xuất sôcôla, sản phẩm này tiêu thụ ở thị trường trong nước rất khó khăn( chỉ khoảng 30% sản phẩm làm ra), còn lại là xuất khẩu. Do vậy mà đến năm 1998, Công ty đã ngừng sản xuất sản phẩm này. Cũng trong năm này Công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền kẹo của CHLB Đức:  Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất: 2400 kg/ca.  Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất: 1200 kg/ca. - Năm 1998, Công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh quy Hải Châu, nâng công suất lên 4 tấn/ca. - Năm 2001, Công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của Đức nâng công suất từ 1 tấn/ca lên 1,6 tấn/ca và dây chuyền sản xuất sôcôla có năng suất rót khuôn là 200 kg/giờ. - Năm 2002 - 2003, Công ty đã đầu tư 55 tỷ đồng đầu tư một dây chuyền bánh mềm cao cấp, thiết bị công nghệ hiện đại của Hà Lan với công suất 2.200 tấn sản phẩm/năm. - Số cán bộ công nhân viên bình quân: 1050 người/năm 1.1.2.4. Thời kỳ: 2004 đến nay - Năm 2004, Công ty đã triển khai chương trình sắp xếp lại doanh nghiệp theo quyết định của Chính phủ và lộ trình Cổ phần hoá của Tổng công ty mía đường I. Tháng 9/2004, Công ty chuyển đổi theo mô hình công ty cổ phần. - Tháng 10/2005, Công ty đầu tư mới hệ thống máy bao gói bột canh tự động, đến tháng 7/2006 đã đầu tư 7 máy bao gói tự động. - Số cán bộ công nhân viên bình quân: 900 người/năm 1.2. Các đặc điểm chủ yếu của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Châu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 1.2.1. Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần. Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Loại hình hoạt động: Sản xuất kinh doanh.  Sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, sôcôla, gia vị, mỳ ăn liền và chế biến các loại thực phẩm khác, sản xuất và kinh doanh nước uống có cồn và không cồn.  Kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty, dịch vụ thương mại tổng hợp, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, kinh doanh nữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.  Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, mua bán vật liệu xây dựng.  Tư vấn chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thực phẩm.  Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.  Chế biến gỗ và kinh doanh các sản phẩm làm từ gỗ.  Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu. - Đặc điểm về sản phẩm của công ty:  Sản phẩm của công ty có thời hạn sử dụng ngắn và khó bảo quản. Sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Vì vậy mà việc chế biến và bao gói phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh an toàn thực phẩm.  Đây là loại sản phẩm rất hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Vì vậy sản phẩm ngộ nghĩnh, màu mè kết hợp với hương vị ngọt nhẹ có thể sẽ chiếm ưu thế hơn.  Đây là loại sản phẩm có tính chất thời vụ, được tiêu thụ mạnh nhất là vào dịp lễ tết, hội hè.  Là loại sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng thoả sức lựa chọn các loại sản phẩm khác nhau với giá cả phù hợp với nhiều tầng lớp.Vì vậy các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tạo được sản phẩm có chất lượng, giữ được uy tín với khách hàng. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức. 1.2.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Đại hội đồn g cổ đôn g Ban kiể m soát Hội đồn g quả n trị Ban giá m đốc Phòng kinh doanh thị trường Phòng kế hoạch vật tư Phòng đầu tư XDCB Phòng tài vụ Chi nhánh Hà Nam Chi nhánh Việt Trì Chi nhánh Hải Dương Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Đà Nẵng Chi Nhánh Nghệ An Chi nhánh Hà Nội XN Kẹo XN gia vị thực phẩm XN Bánh Cao cấp Lớp QTKDTH 46A Nguyễn Thị Huế Phòng kỹ thuật Phòng hành chính bảo vệ Phòng tổ chức XN Quy kem xốp (Nguồn: P.Tổ chức) Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng. Trước đây, mô hình này có nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nhưng hiện nay mô hình này đã nỗi thời, bộc lộ nhiều nhược điểm, không còn phù hợp với môi trường kinh doanh ngày nay. Vì vậy Công ty nên thay đổi cơ cấu tổ chức của mình cho phù hợp hơn với môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp hiện nay. 1.2.2.2.Bộ máy quản trị Hội đồng quản trị: Nắm quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích và quyền lợi của công ty, xây dựng các chiến lược kinh doanh để tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế tối thiểu các đe doạ. - Ban kiểm soát có chức năng, nhiệm vụ sau:  Kiểm tra các sổ sách chứng từ và tài sản của công ty.  Báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường xảy ra, những ưu điểm và khuyết điểm trong quá trình quản lý tài chính của hội đồng quản trị. - Ban điều hành:có nhiệm vụ quản lý chung, quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ:  Tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển để đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.  Quản lý máy móc thiết bị, quản trị quy trình quy phạm kỹ thuật, quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật.  Tổ chức công tác bảo dưỡng, sửa chữa, đo lường.  Tổ chức các hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. - Phòng tổ chức: chịu trách nhiệm về nhân sự của Công ty (tuyển dụng nhân sự, sắp xếp, bố trí nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên), đưa ra kế hoạch tiền lương, giúp Tổng giám đốc xây dựng các phương Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất. - Phòng kế toán tài chính: Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tổ chức các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu – chi, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, tính toán trích nộp đúng quy định các khoản nộp ngân sách nhà nước, tổng hợp đề suất giá bán cho phòng kế hoạch vật tư. - Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch về vật tư nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp kip thời, đầy đủ các loại vật tư, nguyên vật liệu, máy móc và phụ tùng thay thế để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất đúng tiến độ. - Phòng hành chính bảo vệ: Quản lý công tác hành chính quản trị, theo dõi và giám sát giờ làm việc của cán bộ công nhân viên, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế, quản lý sức khỏe. Tổ chức công tác bảo vệ Công ty, tuần tra , canh gác ra vào, giữ gìn vệ sinh, môi trường trong Công ty. - Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Thiết kế, xây dựng nhà xưởng, kho tàng, bố trí máy móc thiết bị hợp lý để đảm bảo hiệu quả sản xuất được tốt nhất, lập kế hoạch xây dựng dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sủa chữa nhỏ. - Phòng kinh doanh thị trường: tiếp nhận khách hàng, chao đổi buôn bán với khách hàng, giới thiệu mẫu mã sản phẩm với khách hàng, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường mới, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng nhằm giúp Công ty đưa ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh. - Xí nghiệp: giám đốc hoặc phụ trách các xí nghiệp là người chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của đơn vị theo quy định của Công ty. 1.2.2.3. Hệ thống sản xuất Hệ thống sản xuất của Công ty gồm 4 Xí nghiệp với 5 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ. - Xí nghiệp Quy kem xốp gồm: Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368  Phân xưởng bánh 1:Sản xuất bánh Hương thảo, Lương khô, Bánh quy hoa quả trên dây chuyền của Trung Quốc.  Phân xưởng bánh 2: Sản xuất bánh kem xốp các loại, kem xốp phủ sôcôla trên dây truyền của CHLB Đức.  Phân xưởng bánh 3: Sản xuất bánh quy hộp, bánh Hải Châu, bánh Marie, petit,… trên dây chuyền của Đài Loan. - Xí nghiệp Bánh cao cấp có :Phân xưởng bột canh: Chuyên sản xuất các loại bột canh thường, bột canh Iốt do Việt Nam tự sản xuất. - Xí nghiệp Kẹo có: Phân xưởng kẹo sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo xốp trên dây chuyền sản xuất của CHLB Đức. - Xí nghiệp Bánh cao cấp có: Phân xưởng bánh mềm sản xuất bánh mềm cao cấp trên dây chuyền bánh mềm của Hà Lan. - Phân xưởng phục vụ sản xuất (dịch vụ): Đảm nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng máy ,…phục vụ bao bì, in ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng các sản phẩm. - Mỗi tổ trong các phân xưởng được chia làm 4 nhóm để làm việc theo ca. Mỗi ca đều do trưởng ca phụ trách, chịu trách nhiệm chung các công việc diễn ra trong ca. Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Sơ đồ 1.2: Hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu XN Quy kem xốp PX Bánh I Bánh quy PX Bánh II Lương khô XN Bánh cao cấp PX Bánh III Sôcôla Bánh quy Lương khô XN Kẹo PX Bánh mềm Kem xốp XN gia vị thực phẩm PX Kẹo Kẹo cứng Kẹo mềm PX Bột canh Kẹo xốp Bánh Bánh BC BC custard tulip iốt thường (Nguồn: P. kế hoạch vật tư) 1.2.3. Đội ngũ lao động của Công ty. 1.2.3.1.Cơ cấu lao động của CTCP Bánh kẹo Hải Châu Do đặc điểm của bánh kẹo là tiêu thụ theo mùa, vì vậy mà nguồn nhân lực của Công ty cũng không ổn định. Ngoài số công nhân chính thức thì Công ty còn phải ký hợp đồng theo thời vụ, số lượng công nhân ký hợp đồng theo thời vụ là bao nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường. Ta có bảng số liệu lao động của Công ty trong một số năm gần đây như sau: Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Phân loại Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Tổng số LĐ Theo giới tính Nam Nữ Theo trình độ Đại học CĐ, CNKT, Trung PTTH cấp Theo hình thức làm việc LĐ LĐ trực gián tiếp tiếp 1072 316 756 178 64 830 900 100 29,5 16,6 6,0 77,4 84,0 16,0 172 70,5 1069 359 710 184 59 826 927 142 100 33,6 66,4 17,2 5,5 77,3 86,7 13,3 852 283 569 154 51 647 741 111 100 33,2 66,8 18,1 6,0 75,9 87,0 13,0 804 267 537 152 74 578 707 97 100 33,2 66,8 18,9 9,2 71,9 87,9 12,1 765 261 504 148 63 554 676 89 100 34,1 65,9 19,3 8,2 72,5 88,4 11,6 (Nguồn: P.Tổ chức) Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Cùng với tiến trình cổ phần hoá của đất nước, cuối năm 2004 Công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần. Việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, lượng lao động của Công ty năm 2005 giảm đáng kể so với 2003. Các năm tiếp theo Công ty tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, thực hiện triệt để tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm nhằm đưa Hải Châu đến với mọi người tiêu dùng. Với việc nhập khẩu máy móc thiết bị có trình độ tự động hoá ngày càng cao, Công ty dần giảm nhẹ số lượng công nhân viên của mình trong các năm gần đây. - Về cơ cấu lao động ta thấy: tỷ lệ lao động nữ thường gấp 1,9 – 2,4 lần lao động nam. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì công việc sản xuất kẹo không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tháo vát và đảm bảo vệ sinh. Điều này hợp với phụ nữ hơn. Tuy nhiên đây cũng là một bất lợi đối với công ty do lao động nữ có chế độ nghỉ thai sản, nuôi con ốm. - Tỷ lệ công nhân viên có trình độ học vấn cao ngày càng tăng, tỷ lệ người có trình độ đại học và cao đẳng tăng lên qua các năm. Số người này trong các năm trước tập trung chủ yếu ở các phòng ban của công ty, nhưng trong các năm gần đây do công ty có chính sách đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân của mình và do công ty có chính sách đãi ngộ hấp dẫn đối với những người có năng lực, tay nghề cao nên thu hút được nhiều kỹ sư, lao động giỏi; số người có trinh độ học vấn cao ở các phân xưởng cũng dần tăng lên. Đây là lợi thế của Công ty, nếu biết tận dụng và phát huy được hết khả năng của họ thì sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của công ty. - Đây là doanh nghiệp sản xuất nên lao động gián tiếp chỉ chiếm khoảng 11,6% – 16,0 % trong tổng số lao động của công ty. Lực lượng lao động gián tiếp có xu hướng giảm qua các năm, trong đó số lượng công nhân viên ở các phòng ban có xu hướng giảm xuống, đó là do công ty đang dần sắp xếp lại cơ cấu của mình với phương trâm gọn nhẹ và tiết kiệm nhưng hiệu quả. Tỷ lệ lao động trực tiếp tăng lên so với lao động gián tiếp, tay nghề của họ cũng dần được nâng lên (bậc thợ bình Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 quân của công nhân hiện nay là 4/7) góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. 1.2.3.2.Tình hình trả lương và thời gian làm việc của người lao động trong CTCP Bánh kẹo Hải Châu - Về mặt tiền lương: Bảng 1.2.Thu nhập bình quân của lao động trong những năm gần đây (Đơn vị: 1000 đồng) Chỉ tiêu Thu nhập bình Năm 2003 1104 2004 1200 2005 1300 2006 1450 2007 1725 quân (Nguồn: Phòng tổ chức) Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập bình quân người lao động có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2004 tăng 96.000 đ so với năm 2003, tương ứng 8,7%; năm 2005 tăng 100.000 đ so với 2004, tương ứng tăng 8,33%; năm 2006 tăng 150.000 đ so với 2005, tương ứng tăng 11,54%; năm 2007 tăng 275.000 đ so với năm 2006. Tốc độ tăng năm 2007 tăng cao hơn khá nhiều so với năm 2006, tuy vậy ta không thể khẳng định mức sống của người lao động cao hơn hẳn so với các năm trước vì năm 2007 nước ta có tốc độ lạm phát khá cao (12,6 %). Mặc dù vậy, đời sống công nhân viên cũng đã được cải thiện hơn so với trước. Đây cũng là một điều đáng ghi nhận. - Thời gian lao động: Thời gian lao động của mỗi công nhân dài hạn là 45h/tuần; số ngày nghỉ phép, ốm là 12 ngày và 7,5 ngày nghỉ lễ trong một năm. 1.2.4. Cơ sở vật chất và nguồn vốn kinh doanh của CTCP Bánh kẹo Hải Châu 1.2.4.1. Cơ sở vật chất Nhà máy bánh kẹo Hải Châu được trang bị các dây chuyền thiết bị tiên tiến theo công nghệ tự động hoá, như:  Dây chuyền bánh quy Hương thảo (Trung Quốc): sản xuất bánh quy 1 + Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Lương khô.  Dây chuyền bánh Hải Châu của (Đài Loan): sản xuất bánh quy 3 + lương khô.  Dây chuyền bánh kem xốp, kem xốp phủ sôcôla (CHLB - Đức): sản xuất bánh kem xốp, kem xốp phủ sôcôla.  Dây chuyền kẹo cứng (CHLB - Đức): sản xuất kẹo cứng, kẹo cúng có nhân.  Dây chuyền kẹo mềm (CHLB - Đức): sản xuất kẹo mềm.  Dây chuyền bột canh Iốt (Việt Nam): sản xuất bột canh.  Dây chuyền sôcôla viên (Tây Âu): sản xuất sôcôla.  Dây chuyền sản xuất bánh trứng (Hà Lan): sản xuất bánh trứng. 1.2.4.2. Nguồn vốn kinh doanh Ngồn vốn kinh doanh là điều kiện không thể thiếu được của một doanh nghiệp ngay từ khi thành lập và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà có cách huy động vốn khác nhau để có lợi nhất. Vốn điều lệ của công ty là 30 tỷ đồng, đây chủ yếu là vốn của Nhà nước. Sau khi cổ phần hoá nhà nước chỉ nắm giữ 58% cổ phần, người lao động nắm giữ 38,7% cổ phần, còn lại là người ngoài nắm giữ 3,3% cổ phần. Số vốn này tăng không ngừng qua các năm. Ta có bảng tình hình tài sản của công ty trong những năm gần đây như sau: Bảng 1.3. Tình hình tài sản của Công ty trong những năm gần đây (đơn vị: triệu đồng) STT 1 Chỉ tiêu Tổng tài sản 2003 132317,9 2004 147820,3 2005 166062,6 2006 174697,8 2007 180351,4 2 TSLĐ & 43210,7 50165,5 51670,5 58632,7 3 ĐTNH TSCĐ & 49523,1 89107,2 98297,2 115897,1 121027,3 121718,7 4 ĐTNH Tổng nguồn 132317,9 147820,3 166062,6 174697,8 180351,4 vốn Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 5 Nợ phải trả 104535,2 119342,9 135867,7 133101,6 136840,3 6 Vốn CSH 27782,7 28477,4 30194,9 41596,2 7 NVKD 27805,7 31678,4 26391,9 43511,1 40235,6 39847,8 8 Nguồn khác -23 -3201 3803 1360,6 3663,3 (Nguồn: P. Tài chính kế toán) Nhìn vào bảng trên ta thấy tài sản của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Nhất là năm 2004 và 2005, năm 2004 so với 2003 tăng 15502,4 triệu đồng tương ứng tăng 11,72%; năm 2005 so với 2004 tăng 18242,3 triệu đồng tương ứng tăng 12,34%. Có được điều đó là do trong năm này doanh nghiệp doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hoá nên thu hút được nhiều vốn đầu tư. Trong năm 2005 doanh nghiệp đầu tư mua máy móc thiết bị hiện đại nên TSCĐ và ĐTDH trong năm này tăng cao. Đây là điều rất tốt giúp công ty nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của mình. Việc bán cổ phiếu cũng giúp nguồn vốn CSH của công ty tăng lên nhanh chóng trong hai năm 2004 và 2005. Những năm gần đây tốc độ tăng của VCSH có chậm lại, đó là vì giá cổ phiếu của công ty tăng chậm và số lượng cổ phiếu bán thêm hàng năm rất hạn chế. Nguồn vốn kinh doanh năm 2005 và 2007 đều giảm so với năm trước. Cụ thể là năm 2005 so với 2004 giảm 5286,5 triệu đồng tương ứng giảm 16,7%, năm 2007 so với 2006 giảm 387,8 triệu đồng tương ứng giảm 0,96%; đó là do khách mua hàng trả chậm diễn ra thường xuyên và số nợ quá hạn tăng giảm thất thường. Điều này rất bất lợi cho công ty vì công ty đã thiếu vốn lại càng thiếu hơn. Công ty cần có kế hoạch đòi nợ và có chính sách bán hàng phù hợp để luôn có vốn để sản xuất. 1.2.4.3. Khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh của Công ty 1.2.4.3.1.Khách hàng Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Khách hàng của Công ty chủ yếu là những đối tượng thuộc thu nhập thấp đến trung bình. Các sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng ở các vùng nông thôn miền bắc nước ta. Tại các thành phố lớn với những người có thu nhập cao thì sản phẩm của công ty không cạnh tranh được với các sản phẩm của Kinh Đô, Bibica, Hải Hà và các loại bánh kẹo ngoại. 1.2.4.3.2. Thị trường Hiện nay công ty đã có mặt trên hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Công ty đã có 350 đại lý là đầu mối chính tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, sắp tới công ty sẽ mở thêm các cửa hàng bán lẻ bánh mềm cao cấp kèm theo đồ giải khát, thức ăn nhanh tại các thành phố lớn, thị trấn và khu công nghiệp…đây là cách bán hàng dự định sẽ thu hút lượng khách hàng lớn cho công ty. Các vùng thị trường của công ty được chia ra như sau: - Khu vực miền Bắc gồm các tỉnh miền Bắc và Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Khu vực miền Trung gồm có: Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế, Đắc Lắc, Nha Trang. - Khu vực miền Nam gồm TP HCM, các tỉnh miền Đông và miền Tây được quản lý thông qua chi nhánh HCM. Tuy có mặt ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước nhưng thị trường chủ yếu của công ty là khu vực miền Bắc. Đó là do trụ sở chính của công ty tại Hà Nội đã tồn tại trong thời gian dài và nắm được khẩu vị của người tiêu dùng tại đây. Tại các thị trường miền Trung và Nam do công ty chưa có chính sách nghiên cứu thị trường hợp lý nên chưa hiểu biết về tâm lí và khẩu vị của người dân nơi đây nên lượng tiêu thụ ở đây là rất nhỏ. Cùng với việc đầu tư mở rộng hơn nữa thị trường nội địa, trong thời gian qua công ty tiếp tục triển khai trương trình xúc tiến thương mại và tham gia các chương trình hội trợ quốc tế và từng bước đưa sản phẩm của mình xuất khẩu xang Lào, Trung Quốc, Nga. 1.2.4.3.3. Đối thủ cạnh tranh Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Thị trường bánh kẹo hiện nay vô cùng phong phú với rất nhiều lựa chon đối với người tiêu dùng. Vì vậy công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiện nay công ty đang sử dụng chiến lược giá làm công cụ cạnh tranh. Trên khu vực thị trường bánh kẹo cao cấp công ty không cạnh tranh được với các sản phẩm của Kinh Đô, Bibica và các sản phẩm nhập ngoại. Trên khu vực thị trường bánh kẹo cấp trung bình và cấp thấp thì các sản phẩm của Hải Hà, Tràng An hay các sản phẩm kẹo gia công…cũng là đối thủ rất đáng lo ngại. Ta có bảng so sánh sản phẩm của một số công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo Bảng 1.4. Bảng so sánh sản phẩm của một số công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo Đối thủ Chỉ tiêu Chất lượng Hải Châu Kinh Đô Hải Hà Trung bình Rất tốt Tốt Mẫu mã, kiểu Bình thường Tương dáng bao bì Giá bán Rẻ Bánh Kẹo nhập ngoại Bánh kẹo gia công, hàng nhập lậu Rất tốt Kém đối Bình thường Đẹp mắt đẹp Phù hợp Phù hợp Phù hợp Mức độ hợp Mỗi vùng có Rất phù hợp Ngon miệng Không khẩu vị người một loại sản với tiêu dùng phẩm người và Rất rẻ phù sự hợp riêng miền Bắc và khác lạ Phù hợp với phù hợp một số miền người Trung miền tạo Đẹp mắt Bắc và một số ở Trung Kênh phối miền phân Khắp cả Tập trung Khắp nước nhưng chủ yếu ở nước Nguyễn Thị Huế cả Ở các siêu Rất nhiều, thị , cửa hàng khắp Lớp QTKDTH 46A cả Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 tập trung chủ các thành bán lẻ lớn tại nước, ở mọi yếu ở miền phố các thành phố ngõ ngách Bắc lớn Kinh Đô, Bibica, Hải Hà… là những thương hiệu nổi tiếng đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng với các sản phẩm như: Mỗi nhà sản xuất đã tạo cho mình một ưu thế riêng đối với nhóm sản phẩm nhất định. Chẳng hạn, Hải Hà mạnh về bánh xốp, Đức Phát mạnh bởi dòng bánh tươi, Kinh Đô mạnh về bánh biscuit, trong khi Bibica lại mạnh về kẹo và bánh bông lan... Không chỉ thị trường TP HCM mà ngay cả thị trường miền Bắc, người tiêu dùng cũng rất ưa thích sản phẩm của các hãng này. Đây là những sản phẩm có chất lượng và có uy tín trên thị trường. Trong thời đại hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì hàng nhập ngoại ngày càng nhiều với chất lượng cao, giá cả rất phải chăng. Đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh rất quyết liệt của không chỉ Hải Châu mà tất cả các hãng bánh kẹo trong cả nước. Ngoài ra, các sản phẩm hàng gia công, hàng nhập lậu từ Trung Quốc tràn lan khắp mọi nơi với giá rất rẻ cho mọi đối tượng. Bên cạnh đó là hiện tượng làm giả, làm nhái hàng kém chất lượng làm giảm uy tín của các công ty. Đối thủ cạnh tranh của Hải Châu rất nhiều và rất mạnh, vì vậy để có thể đứng vững trên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như thế, công ty phải cố gắng nâng cao chất lượng không chỉ là chất lượng sản phẩm mà cả chất lượng trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu mua nguyên vật liệu đến dịch vụ sau bán hàng, thực hiện tốt chiến lược giá của mình. 1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 1.3.1.1 Tình hình sản xuất Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan