Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một m...

Tài liệu Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất

.PDF
97
225
106

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 34 (2008 – 2012) ĐỀ TÀI Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Bộ môn Luật Thương mại Sinh viên thực hiện: Thân Thị Ngọc Bích MSSV: 5085943 Lớp: Luật Thương mại 2- K34 Cần Thơ, tháng 04/2012 LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, những người đã lo cho tôi trong bốn năm học đại học, chính nhờ có sự hỗ trợ của cha mẹ mà tôi mới có được kết quả học tập như ngày hôm nay. Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Khoa Luật, quý Thầy Cô đã từng dạy tôi trên giảng đường đại học, chính các Thầy Cô đã truyền đạt, vun bồi những kiến thức và khơi dậy niềm đam mê học tập của tôi. Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị trong Cục Thuế Thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Thứ tư, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị, các bạn cùng khóa đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu, thảo luận với tôi những vấn đề còn thắc mắc. Và, cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Lê Thị Nguyệt Châu - người đã hỗ trợ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin chúc tất cả mọi người luôn tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn và thành công trong công việc của mình! Sinh viên thực hiện THÂN THỊ NGỌC BÍCH GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.......................... 1 1.1. Lược sử hình thành của thuế giá trị gia tăng....................................................1 1.1.1. Lược sử hình thành của thuế giá trị gia tăng trên thế giới......................1 1.1.2. Lược sử hình thành của thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam ....................... 2 1.2. Lý luận chung về pháp luật thuế giá trị gia tăng ..............................................4 1.2.1. Khái niệm.................................................................................................4 1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng.............................................4 1.2.1.2. Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng .............................................6 1.2.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật thuế giá trị gia tăng..................8 1.2.2.1. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng....................................................................................... 9 1.2.2.2. Thời điểm phát sinh của nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng ....................... 10 1.2.2.3. Phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng .................................. 11 1.2.2.4. Đối tượng nộp thuế............................................................................ 15 1.3. Lý luận chung về thuế suất thuế giá trị gia tăng ............................................ 16 1.3.1. Khái niệm............................................................................................... 16 1.3.2. Phân loại cơ chế thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng ............. 17 1.3.2.1. Cơ chế một mức thuế suất ................................................................. 17 1.3.2.2. Cơ chế nhiều mức thuế suất............................................................... 18 1.3.3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng của Việt Nam từ năm 1997 đến nay ..... 19 1.3.3.1. Giai đoạn áp dụng bốn mức thuế suất, từ năm 1997 đến năm 2003.... 20 1.3.3.2. Giai đoạn áp dụng ba mức thuế suất, từ năm 2004 đến nay................ 23 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG MỘT MỨC THUẾ SUẤT....................... 30 2.1. Quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến thuế suất thuế giá trị gia tăng .......................................................................................................................... 30 2.1.1. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế.................................................. 30 2.1.1.1. Đối tượng chịu thuế........................................................................... 30 2.1.1.2. Đối tượng không chịu thuế ................................................................ 30 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất 2.1.2. Giá tính thuế .......................................................................................... 39 2.2. Thuế suất .......................................................................................................... 43 2.2.1. Các mức thuế suất theo quy định của pháp luật.................................... 43 2.2.1.1. Mức thuế suất 0%.............................................................................. 43 2.2.1.2. Mức thuế suất 5%.............................................................................. 47 2.2.1.3. Mức thuế suất 10%............................................................................ 50 2.2.2. Những ưu điểm trong quy định của pháp luật về thuế suất .................. 51 2.2.3. Những vấn đề tồn tại trong quy định của pháp luật về thuế suất và liên quan đến thuế suất................................................................................................... 53 2.2.3.1. Khó phân định một số loại hàng hóa thuộc nhóm thuế suất 5% hay 10% ................................................................................................................................. 53 2.2.3.2. Sự bất hợp lý trong khấu trừ thuế suất giữa hai khâu mua – bán, đầu vào – đầu ra do bất cập về thuế suất ................................................................................ 55 2.2.3.3. Sự thiếu nhất quán trong quy định của luật và văn bản dưới luật về vấn đề dịch vụ xuất khẩu chịu thuế suất 0% .................................................................... 57 2.2.4. Hướng giải quyết ................................................................................... 59 2.2.4.1. Đối với việc khó phân định một số loại hàng hóa thuộc nhóm thuế suất 5% hay 10% ............................................................................................................. 59 2.2.4.2. Đối với sự bất hợp lý trong khấu trừ thuế suất giữa hai khâu mua – bán, đầu vào – đầu ra do bất cập về thuế suất ................................................................... 60 2.2.4.3. Đối với sự thiếu nhất quán trong quy định của luật và văn bản dưới luật về vấn đề dịch vụ xuất khẩu chịu thuế suất 0% ......................................................... 61 2.3. Nghiên cứu tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ......................................................................................................... 61 2.3.1. Cơ sở pháp lý.......................................................................................... 61 2.3.2. Kinh nghiệm áp dụng cơ chế một mức thuế suất của những quốc gia khác.......................................................................................................................... 63 2.3.2.1. Nhật Bản ........................................................................................... 63 2.3.2.2. Philippines......................................................................................... 64 2.3.3. Phân tích những hạn chế của hai mức thuế suất 5% và 10% trong pháp luật Việt Nam ........................................................................................................... 66 2.3.4. Tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng .................................................................................................................... 67 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................... Phụ lục......................................................................................................................... GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế - xã hội Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế, vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước ngày càng thể hiện rõ nét. Thông qua những công cụ đắc lực của mình, Nhà nước, Chính phủ đã thực hiện khá thành công vai trò điều tiết các hoạt động kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Một trong những công cụ đó là chính sách thuế. Như hầu hết các nước trên thế giới, chính sách thuế của Việt Nam luôn là công cụ hiệu quả để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Do đó, chỉ một thay đổi nhỏ trong chính sách thuế cũng kéo theo sự thay đổi lớn trong các hoạt động kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải tinh tế trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc đề ra chính sách cải cách hệ thống thuế nói chung và từng ngành thuế nói riêng. Nằm trong hệ thống thuế của Việt Nam, thuế giá trị gia tăng cũng góp phần vào việc điều tiết nền kinh tế và tạo nguồn thu cho Ngân sách cũng như chịu tác động từ chính sách cải cách thuế của Nhà nước. Từ khi Luật Thuế giá trị gia tăng đầu tiên có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/1999 đến nay đã hơn 10 năm, bên cạnh những thành tựu đạt được, thuế giá trị gia tăng đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, và hiện nay được thay thế bằng Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, luật thuế giá trị gia tăng dần thay đổi để đạt được mục tiêu cải cách hệ thống thuế của Nhà nước. Một trong những nội dung được đề cập đến nhiều nhất khi sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản pháp luật và văn bản pháp quy, khi cải cách hệ thống thuế là thuế suất thuế giá trị gia tăng. Thuế suất đóng vai trò rất quan trọng vì một sắc thuế thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào thuế suất. Từ khi ra đời đến nay, thuế suất thuế giá trị gia tăng của Việt Nam đã được sửa đổi rất nhiều, ban đầu là bốn mức thuế suất, sau đó thay đổi còn ba mức thuế suất kèm theo sự luân chuyển các nhóm hàng hóa, dịch vụ giữa các mức thuế suất. Sự thay đổi ấy diễn ra trong những bối cảnh lịch sử - xã hội khác nhau nhằm để hiệu suất của sắc thuế giá trị gia tăng được tối ưu. Hiện nay, văn bản đang có giá trị pháp lý điều chỉnh vấn đề thuế suất là Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế xung quanh quy định của pháp luật về thuế suất mặc dù khi ban hành văn bản thay thế Luật Thuế giá trị gia tăng 1997, GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất Nhà nước đã nghiên cứu kĩ càng. Những hạn tồn tại đó bao gồm: Thứ nhất, khó phân định một số loại hàng hóa thuộc nhóm thuế suất 5% hay 10%. Thứ hai, sự bất hợp lý trong khấu trừ thuế suất giữa hai khâu mua – bán, đầu vào – đầu ra do bất cập về thuế suất. Thứ ba, sự thiếu nhất quán trong quy định của luật và văn bản dưới luật về vấn đề dịch vụ xuất khẩu chịu thuế suất 0%. Từ những nhận xét trên, có thể rút ra kết luận là cần có những sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế suất và liên quan đến thuế suất để góp phần hoàn thiện Luật Thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Nhà nước ta đến nay đã hai lần đề ra chương trình cải cách hệ thống thuế, bao gồm thuế suất thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, nước ta cố gắng đạt được mô hình Luật Thuế giá trị gia tăng lý tưởng được cấu thành bằng cơ chế một mức thuế suất. Trước đây, Nhà nước đưa ra “Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010” và gặt hái nhiều thành tựu, tuy nhiên mục tiêu cải cách còn một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã không đạt được vì nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là vì bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thời bấy giờ. Hiện nay, Nhà nước lần thứ hai đề ra mục tiêu cải cách hệ thống thuế bằng “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020” và vẫn hướng đến áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng. Vấn đề đặt ra là liệu đến năm 2020 nước ta có cải cách thành công quy định về thuế suất hay không, điều này phụ thuộc vào tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng. Chính vì những lý lẽ trên, người viết đã chọn nghiên cứu đề tài “Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất” nhằm tìm hiểu và làm sáng tỏ những tồn tại trong quy định của pháp luật về thuế suất và phân tích tính khả thi của việc cải cách thuế suất thuế giá trị gia tăng nằm trong “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020”. 2. Phạm vi nghiên cứu Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định rất nhiều vấn đề như thuế suất, giá tính thuế, phương pháp hoàn thuế... Tuy nhiên, để tập trung thấy rõ quy định của pháp luật về thuế suất và tính khả thi của việc hướng đến áp dụng một mức thuế suất thì đề tài “Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất” chỉ tập trung phân tích những quy định về thuế suất và một số vấn đề liên quan trực tiếp đến thuế suất gồm: đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, căn cứ tính thuế, đồng thời đưa ra ví dụ về hiệu quả của việc áp dụng một mức thuế suất GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất của một số quốc gia để thấy được sự đúng đắn khi đặt ra mục tiêu cải cách thuế suất, sau đó phân tích bối cảnh kinh tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay nhằm đánh giá tính khả thi của việc cải cách thuế suất. Theo đó, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề trên ở ba phương diện: lý luận, pháp lý và thực tiễn. Đối với vấn đề lý luận thì tập trung nghiên cứu đưa ra những khái niệm cơ bản, những vấn đề chung có liên quan đến đề tài, những cơ sở lý luận làm tiền đề cho đề tài nghiên cứu. Tiếp đó, liên quan đến vấn đề pháp lý sẽ tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thuế suất và vấn đề liên quan đến thuế suất. Cuối cùng, dựa trên những vấn đề lý luận và pháp lý, đề tài tập trung nghiên cứu trong thực tiễn những mặt tích cực, những điểm tiến bộ, đồng thời làm rõ những bất cập, hạn chế và đề ra các giải pháp để khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót trong quy định của pháp luật, đồng thời đưa ra những luận cứ để làm sáng tỏ tính khả thi của việc áp dụng một mức thuế suất. 3. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu về thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng có mục tiêu hướng tới là từ việc phân tích, tìm hiểu những quy định của pháp luật để từ đó thấy được những khuyết điểm, những bất cập, hạn chế từ trong những quy định cũng như trong thực tiễn áp dụng để đề xuất ra những phương hướng, đường lối giải quyết để nhằm nâng cao hiệu quả của sắc thuế giá trị gia tăng, đồng thời đánh giá sự đúng đắn trong chính sách cải cách thuế suất của Nhà nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng một số phương pháp cơ bản. Đầu tiên, để có tư liệu cho việc nghiên cứu, người viết đã sử dụng biện pháp sưu tầm, tìm kiếm tài liệu, phân loại tài liệu, tham khảo các thông tin qua báo đài, tạp chí để chọn lọc, sắp xếp, cơ cấu cho phù hợp vào nội dung từng chương. Tiếp đó, trong quá trình viết cũng sử dụng các phương pháp phân tích luật viết, các biện pháp liệt kê, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau, đồng thời để tạo ra sự dễ dàng cho người đọc trong việc tiếp cận luận văn, người viết cũng đã sử dụng các biện pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để phân tích, chứng minh hay giải thích vấn đề. Tất cả các phương pháp trên được trình bày đan xen trong luận văn, tùy từng nội dung mà áp dụng phương pháp cho phù hợp để tạo ra sự hài hòa, cân đối, mạch lạc trong từng vấn đề của luận văn. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất 5. Bố cục luận văn Ngoài lời cảm ơn, mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đề tài “Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất ” được trình bày trong hai chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật thuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế giá trị gia tăng Chương 2: Quy định của pháp luật về thuế suất thuế giá trị gia tăng và đề xuất áp dụng một mức thuế suất Trong quá trình viết luận văn, do thời gian nghiên cứu có hạn và việc nghiên cứu có thể chưa hoàn hảo nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót về nội dung cũng như về hình thức trình bày, vì vậy rất mong được sự đóng góp của quý Thầy Cô cũng như của các độc giả. Xin chân thành cảm ơn! GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. Lược sử hình thành của thuế giá trị gia tăng 1.1.1. Lược sử hình thành của thuế giá trị gia tăng trên thế giới Trước khi thuế giá trị gia tăng ra đời, hầu hết các quốc gia đều áp dụng thuế doanh thu. Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), thuế giá trị gia tăng bắt đầu được nghiên cứu, nhằm động viên sự đóng góp rộng rãi của quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh1. Tuy nhiên, tác giả (người khởi xướng) nghiên cứu về thuế giá trị gia tăng là ai thì vẫn còn là vấn đề tranh cãi, người ta cho rằng nó được xuất phát từ một trong hai nguồn: hoặc do doanh nhân người Đức Wilhelm Von Siemens nghiên cứu vào năm 1918, hoặc từ tác phẩm của nhà kinh tế người Mỹ Thomas S.Adams từ năm 1910 đến 1921 2. Ban đầu Thuế doanh thu là loại thuế chỉ đánh vào giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa (khâu bán lẻ) với thuế suất thấp. Chính vì vậy nên thuế doanh thu đã bộc lộ nhược điểm. Sau đó, tuy được điều chỉnh, đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất, nhưng nó đã dẫn đến hiện tượng thuế chồng thuế, bởi nếu quá trình sản xuất sản phẩm càng qua nhiều giai đoạn thì thuế càng cao và tạo nên tính trùng lắp (một mặt hàng đưa vào lưu thông có thể bị đánh thuế nhiều lần, cứ phát sinh doanh thu là lại đánh thuế). Do đó, xuất phát từ nhu cầu mang tính lịch sử xã hội và nhược điểm của thuế doanh thu, năm 1954, Chính phủ Pháp đã ban hành loại thuế mới với tên gọi là Taxe Sur La Valeur Ajoutee (viết tắt là TVA), tiến Anh là Value Added Tax (viết tắt là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng (còn gọi là thuế trị giá gia tăng)3. Lúc đầu, thuế giá trị gia tăng được ban hành để áp dụng đối với ngành sản xuất với mục đích hạn chế thu chồng chéo qua nhiều khâu trong lĩnh vực công nghiệp, với thuế suất đồng loạt là 20% và chỉ khấu trừ thuế ở khâu trước đối với nguyên liệu, vật liệu. 1 Xem: Hồ Ngọc Cẩn, Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan mới nhất (Áp dụng từ ngày 01/01/2001), Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001, tr.12. 2 Xem: Kathryn James, Exploring the Origins and Global Rise of VAT, Đại học Monash-Australia, Tham khảo từ: C.F. von Siemens, Improving the Sales Tax (1921); Clara K. Sullivan, The Tax on Value Added (New York, 1965), http://www.taxanalysts.com/www/freefiles.nsf/Files/JAMES-2.pdf/$file/JAMES-2.pdf , [truy cập ngày 03/01/2012]. 3 Xem: Hồ Ngọc Cẩn, Tài liệu đã dẫn. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 1 SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất Thuế giá trị gia tăng ra đời trong thời điểm những năm 1950, là khoảng thời gian mà quá trình thống nhất hóa Châu Âu diễn ra, cho nên thuế giá trị gia tăng nhanh chóng được thúc đẩy triển khai áp dụng ở các nước. Chỉ hơn hai mươi năm sau khi ra đời, thuế giá trị gia tăng đã trở thành điều kiện tiên quyết gia nhập khối Cộng đồng Châu Âu – EC (1977)4. Từ năm 1978, theo yêu cầu điều hòa luật pháp của các nước thành viên Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), nước Pháp điều chỉnh lại luật tài chính, trong đó có phần quan trọng liên quan đến thuế giá trị gia tăng. Năm 1986, thuế giá trị gia tăng được áp dụng rộng rãi đối với tất cả các ngành nghề sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, nhằm đáp ứng hai mục tiêu: bảo đảm số thu kịp thời, thường xuyên cho ngân sách Nhà nước và khắc phục thu thuế trùng lắp của thuế doanh thu. Sau đó, thuế giá trị gia tăng nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tính đến năm 1995, có hơn 100 nước áp dụng thuế giá trị gia tăng. Riêng châu Á, từ những năm 1980, đã có sự gia tăng vượt bậc các thành viên áp dụng thuế giá trị gia tăng. Đầu tiên là Triều Tiên (1977), tiếp đến là Indonesia( 1985),Đài Loan (1986), Philipine (1988), Mông Cổ (1993), Trung Quốc (1994) và Việt Nam (1999)5. Tuy nhiên, vẫn có một số quốc gia không áp dụng loại hình thuế này, chẳng hạn như Mỹ, Úc… Có thể nói, sau khi ra đời ở Pháp vào 1954, thuế giá trị gia tăng lan rộng ra nhiều quốc gia bởi tính ưu thế hơn so với thuế doanh thu. Hiện nay, các quốc gia xem thuế giá trị gia tăng như một nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Nhiều nước cũng đã xác định số thu năm đầu của họ khi áp dụng VAT đã mang lại kết quả cao hơn thuế doanh thu trước đó. Ví dụ: ở Indonexia, trong năm đầu áp dụng đã đảm bảo tăng thu gần 45% so với mục tiêu đề ra. Hay ở Chi Lê, Đan Mạch, Pháp, Pê-ru, trong năm đầu áp dụng cũng đã tăng khoảng 20% so với thuế doanh thu cũ6. 1.1.2. Lược sử hình thành của thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam Như đã đề cập ở trên, thuế giá trị gia tăng ra đời đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu và mang lại nguồn thu khá lớn cho ngân sách Nhà nước. Nhưng việc áp dụng một loại thuế mới ở một quốc gia không phải là vấn đề đơn giản, bởi hệ 4 Xem: Victor Thuronyi, Tax Law Design and Drafting, Volume1, Chapter 6: Value-Added Tax, http://www.imf.org/external/pubs/nft/1998/tlaw/eng/ch6.pdf , [truy cập ngày 03/01/2012]. 5 Xem: Nguyễn Thu Hồng, Giáo trình Hình thành những lý luận chung về thuế giá trị gia tăng nhằm hoàn thiện cơ cấu nguồn thuế, http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/giao-trinh-hinh-thanh-nhung-ly-luan-chung-ve-thue-gia-tri-giatang-nham-hoan-thien-co-cau-nguon-thue.678199.html, [truy cập ngày 03/01/2012]. 6 Xem: Hồ Ngọc Cẩn, Tài liệu đã dẫn. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 2 SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất thống thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách và sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Cho nên, việc nghiên cứu áp dụng thuế giá trị gia tăng ở các quốc gia phát triển và cả không phát triển kéo dài nhiều năm. Ví dụ như Pháp, bắt đầu nghiên cứu thuế giá trị gia tăng từ sau khi kết thúc Thế chiến thứ nhất, nhưng đến năm 1954 mới chính thức áp dụng. Hay như Hy Lạp gia nhập khối EC vào năm 1981 với tư cách là thành viên chính thức, nhưng đến năm 1987 mới ban hành thuế giá trị gia tăng7. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ở Việt Nam, trước năm 1975, chính quyền Sài Gòn đã ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng8. Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, các văn bản này không còn áp dụng nữa mà áp dụng thuế doanh thu. Như ở hầu hết các quốc gia, thuế doanh thu bộc lộ nhiều nhược điểm từ chính công thức tính: Thuế doanh thu = Thuế suất*Giá bán hàng hóa, dịch vụ, công thức này dẫn đến tình trạng tồn tại tình trạng thuế đánh trên thuế, đánh thuế ngay cả khi phải bán hàng hóa, dịch vụ dưới vốn. Hơn nữa, tồn tại quá nhiều thuế suất nên đã tạo ra một hệ thống thuế phức tạp trong thực hiện và quản lý9. Nhìn thấy những nhược điểm đó, đồng thời để bắt kịp với xu thế chung, Việt Nam đã nghiên cứu trong một thời gian dài và tại kì họp thứ 11, Quốc hội khóa IX, từ ngày 02-4 đến ngày 10/5/1997, đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999, thay thế Luật Thuế doanh thu. Từ khi ra đời, thuế giá trị gia tăng đã phát huy mặt tích cực đối với đời sống xã hội, khuyến khích sản xuất, đầu tư, huy động nguồn lực ổn định cho ngân sách Nhà nước… Tuy nhiên, vì còn non trẻ nên Luật Thuế giá trị gia tăng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm. Do đó, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính… đã ban hành nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thi hành luật thuế này. Ví dụ như Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 90/1999/NQ – UBTVQH 10 ngày 03/9/1999, Nghị quyết số 240/NQ – UBTVQH 10 ngày 27/10/2000 về việc sửa đổi, bổ sung doanh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa dịch vụ, … Cơ bản, các lần sửa đổi bổ sung: - Luật Thuế giá trị gia tăng 1997, được ban hành ngày 21 tháng 5 năm 1997 và hết hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2009. 7 Xem: Value added tax (VAT) rates in Greece, http://livingingreece.gr/2010/07/01/vat-fpa-taxes-greece/ , [truy cập ngày 04/01/2012]. 8 Xem: Hồ Ngọc Cẩn, Tài liệu đã dẫn, tr.13. 9 Xem: Vũ Xuân Tiền, Hướng dẫn thực hiện ba luật thuế và kế toán mới, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2004, tr.23. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 3 SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất - Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003, được ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003 và hết hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2009. - Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, được ban hành ngày 09 tháng 12 năm 2005 và hết hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2009. - Luật Thuế giá trị gia tăng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008, được ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2008 và vẫn còn hiệu lực. Có thể thấy rằng, Luật Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam ra đời khá muộn so với các quốc gia khác và vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện để phù hợp với xu thế chung của thế giới, quan trọng hơn hết là góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội của Việt Nam ngày càng phát triển. 1.2. Lý luận chung về pháp luật thuế giá trị gia tăng 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tiêu biểu của thuế gián thu bên cạnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… Theo Đại từ điển Tiếng Việt, thuế giá trị gia tăng được định nghĩa là “thuế gián thu được thu qua từng giai đoạn sản xuất nhưng người chịu thuế cuối cùng chính là người tiêu dùng”10. Trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, cụ thể, trong Luật thuế Giá trị gia tăng 2008, tại Điều 2 định nghĩa “thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm trong mỗi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Tổng các giai đoạn cộng lại sẽ bằng giá trị hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng số thuế giá trị gia tăng tính trên giá cho người tiêu dùng cuối cùng. Từ đó, có thể hiểu thuế giá trị gia tăng là loại thuế mà người sản xuất và kinh doanh phải nộp tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh, nhưng lại được tính vào giá hàng bán ra mà người mua phải trả khi mua hàng hóa về sử dụng. Dựa vào định nghĩa được phân tích ở trên, có thể rút ra đặc điểm của thuế giá trị gia tăng nhằm phân biệt với các loại thuế khác. 10 Xem: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999, tr.1600. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 4 SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu. Người kê khai và nộp thuế cho cơ quan thu là đơn vị sản xuất, kinh doanh nhưng thực chất, người chịu thuế không phải là họ. Bởi vì, tổng số thuế phải nộp cho phần giá trị tăng thêm ở mỗi giai đoạn của chu trình từ sản xuất đến tiêu dùng sẽ thể hiện trên giá bán hàng cuối cùng. Người tiêu dùng buộc phải trả số thuế đó nếu muốn mua sản phẩm về sử dụng. Do vậy, người đóng thuế cho nhà nước cuối cùng chính là người tiêu dùng, họ thực hiện gián tiếp việc đóng thuế thông qua doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, thuế giá trị gia tăng chỉ đánh vào giá trị gia tăng11. Như đúng với tên gọi của loại hình thuế này, chỉ khi nào phát sinh giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ thì mới áp dụng thuế giá trị gia tăng. Nó làm giảm bớt gánh nặng về thuế cho người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ so với thuế doanh thu. Thứ ba, thuế giá trị gia tăng có phạm vi điều tiết rộng. Một là, nó điều chỉnh hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Việt nam. Hoạt động tiêu dùng là một hoạt động phổ biến, thông qua chính sách thuế giá trị gia tăng, Nhà nước có thể điều chỉnh hoạt động tiêu dùng của công dân nước mình. Ví dụ như, khuyến khích họ mua hoặc không mua một loại hàng hóa, sử dụng ít hoặc nhiều một sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa nội địa hơn hàng hóa nhập khẩu… Hai là, đối tượng chịu thuế của thuế giá trị gia tăng rất rộng12. Do bản chất là một loại thuế tiêu dùng cho nên nó đánh vào mọi đối tượng trong xã hội, bất kì ai có nhu cầu thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ đều phải chi trả thu nhập của cá nhân cho hàng hóa, dịch vụ đó. Thứ tư, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế dễ hành thu. Bởi lẽ, gánh nặng của thuế được chuyển qua từng công đoạn, cuối cùng, người chịu thuế không phải là người đóng thuế mà là người tiêu dùng. Còn đối với người tiêu dùng, họ cũng không phản ứng gay gắt khi phải chịu thuế, bởi vì, nếu giá cả mặt hàng này quá cao so với khả năng của họ, họ có thể lựa chọn mặt hàng khác với giá mà họ cho là phù hợp, tựu trung lại, họ đã đóng thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa mà họ đã mua. Thứ năm, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. Thuế đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Không thu trùng lặp như thuế doanh thu nên góp phần chuyên môn hóa sản xuất. Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát 11 Xem: TS. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật tài chính 2 (Thuế), Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2009, tr.58, tham khảo từ Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr.59. 12 Xem: TS. Lê Thị Nguyệt Châu, Tài liệu đã dẫn. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 5 SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh cuả sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thuế giá trị gia tăng là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm cuả các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu nên tránh được thuế chồng lên thuế, từ đó khuyến khích chuyên môn hóa sản xuất. Thứ sáu, thuế giá trị gia tăng là thuế lũy thoái so với thu nhập. Người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau cho cùng một sản phẩm. Khi thu nhập càng cao thì số thuế phải chịu của họ càng ít đi. 1.2.1.2. Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng *Khái niệm Trước hết, cần xem xét về khái niệm “pháp luật”. Trong Đại từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản văn hóa – thông tin , 1999) giải thích: “pháp luật là quy tắc, hành vi của công dân do nhà nước quy định, ban hành, buộc phải tuân theo không được trái phạm”13. Còn theo định nghĩa của các nhà luật học Việt Nam, “pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”14. Có thể nhận thấy cách định nghĩa trong từ điển đã dẫn chưa bao quát hết hàm ý của “pháp luật”. Như vậy, hiểu theo khoa học pháp lý thì, pháp luật phải là hệ thống các quy tắc xử sự mà mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải có nghĩa vụ tuân thủ. Đồng thời pháp luật phải do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Bên cạnh đó, pháp luật là một hiện tượng xã hội vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội có quan hệ mật thiết với nhau, là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp, quản lí xã hội. Từ định nghĩa về “pháp luật” vừa phân tích, kết hợp với khái niệm “thuế giá trị gia tăng” ở trên, có thể định nghĩa: pháp luật thuế giá trị gia tăng là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giá trị gia tăng. 13 Xem: Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999, tr.1320. Xem: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr.66. 14 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 6 SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất *Phân loại hệ thống các qui phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng Căn cứ vào nội dung các quan hệ xã hội mà các qui phạm pháp luật đó điều chỉnh có thể phân hệ thống các qui phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng thành: - Nhóm các quy phạm pháp luật về vật chất (quy phạm vật chất là quy phạm trả lời câu hỏi cần phải làm gì, cần tuân thủ quy tắc hành vi nào15): nhóm các quy phạm pháp luật này điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể có nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng với Nhà nước, bao gồm những qui định về phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng (đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng), phạm vi không thuộc diện áp dụng thuế giá trị gia tăng (đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng), đối tượng nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng; khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng; đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế. Đây là bộ phận quy phạm pháp luật giữ vai trò quan trọng trong pháp luật thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó còn có các qui phạm pháp luật xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý và tính hành thu thuế giá trị gia tăng. - Nhóm các quy phạm pháp luật về thủ tục (quy phạm hình thức, trả lời câu hỏi phải làm như thế nào, các quy tắc đó được thực hiện theo trình tự nào16): qui định về trình tự, thủ tục khai thuế, nộp thuế, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, hệ thống quy phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng còn được phân theo cấu trúc của pháp luật thuế giá trị gia tăng, cụ thể bao gồm: - Nhóm quy phạm pháp luật xác định phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng, bao gồm: đối tượng chịu thuế, đối tượng được miễn trừ thuế, đối tượng nộp thuế; - Nhóm các quy phạm pháp luật quy định việc tính thuế giá trị gia tăng: căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế. *Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng Mỗi một sắc thuế được đưa vào áp dụng nếu muốn tồn tại được đều phải có những ưu điểm mà khi áp dụng sắc thuế đó Nhà nước đạt được những yêu cầu, mục đích đã đề ra. Thuế giá trị gia tăng đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn của một sắc thuế lý tưởng. Một sắc thuế được xem là hoàn hảo khi thỏa mãn bốn yếu tố: (1) đơn giản về mặt kỹ thuật, tức là không tạo ra cơ hội trốn thuế; (2) hiệu quả về mặt tài chính, tức là có năng suất cao; (3) công bằng về mặt xã hội, tức là đưa lại kết quả phân phối lại của cải xã hội và 15 16 Xem: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tài liệu đã dẫn, tr.397-398. Xem: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tài liệu đã dẫn, tr.397-398. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 7 SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất (4) có tác dụng khuyến khích về mặt kinh tế, tức là có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển17. Xét theo bốn tiêu chuẩn này, thuế giá trị gia tăng thể hiện tính hơn hẳn của nó so với thuế doanh thu. Thứ nhất, về kỹ thuật thuế giá trị gia tăng đơn giản hơn thuế doanh thu. Nếu thuế doanh thu bao gồm nhiều mức thì thuế giá trị gia tăng chỉ từ 2 đến 5 mức, tùy theo quy định của mỗi quốc gia (không kể thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu). Điều này giúp giảm đáng kể hiện tượng trốn thuế. Thứ hai, thuế giá trị gia tăng hiệu quả hơn về tài chính, thể hiện ở cơ sở tính thuế của nó rộng hơn. Về nguyên tắc, thuế giá trị gia tăng đánh trên tất cả mọi hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cuối cùng (trừ những trường hợp miễn thuế). Thứ ba, về mặt xã hội thuế giá trị gia tăng công bằng hơn nhờ vào cơ chế đánh thuế của nó với mức thuế suất thấp đánh vào các mặt hàng tiêu dùng thông thường và mức cao đánh vào các mặt hàng xa xỉ, nhờ đó nó góp phần vào phân phối lại thu nhập. Thứ tư, thuế giá trị gia tăng có tác dụng khuyến khích hơn về mặt kinh tế nhờ vào cơ chế khấu trừ thuế đầu vào và miễn thuế đối với hàng xuất khẩu. Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng còn có một số ưu điểm như sau: - Khuyến khích đầu tư. Bản chất thuế giá trị gia tăng là không đánh vào vốn mà chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, bên cạnh đó còn có cơ chế khấu trừ, hoàn thuế đầu vào nên góp phần khuyến khích sự đầu tư vào nền kinh tế. - Áp dụng thuế giá trị gia tăng còn thúc đẩy người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa đơn bán hàng. Từ đó góp phần cho sự quản lý thuế được thuận lợi hơn. 1.2.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật thuế giá trị gia tăng Mỗi một sắc thuế được tạo ra theo mục đích, yêu cầu riêng, nhưng tựu trung lại đều cấu thành bởi các yếu tố: tên gọi, đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế, thuế suất, mức thuế, biểu thuế, chế độ miễn thuế, giảm thuế, trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế. Trong đó, nội dung cơ bản của một sắc thuế nói chung, thuế giá trị gia tăng nói riêng bao gồm: đối tượng chịu thuế, sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, thời điểm làm phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, phạm vi và mức độ của nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng). 17 Xem: Phan Thị Minh Lý, Lại Xuân Thủy, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 19/2003, tr.5-11, Tham khảo từ: Liger, Quản lý thuế các doanh nhgiệp vừa và nhỏ : một sự huyền bí, Luận văn tiến sỹ năm 1987, Đại học Rennes 1, Pháp. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 8 SVTH: Thân Thị Ngọc Bích LVTN: Thuế suất thuế giá trị gia tăng và tính khả thi của việc hướng tới áp dụng một mức thuế suất 1.2.2.1. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng Đối tượng chịu thuế là đối tượng mà luật thuế tác động vào nhằm thực hiện vai trò của thuế. Theo đó, đối tượng chịu thuế của luật thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trong nước, kể cả hàng hóa nhập khẩu, đồng thời chúng phải không thuộc đối tượng được Nhà nước miễn thuế. Việc tiêu thụ này được hiểu là việc tiêu dùng cuối cùng của người tiêu dùng và việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ để làm nguyên liệu cho mục đích sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Tuy nhiên, tự bản thân hàng hóa, dịch vụ không thể nào làm phát sinh giá trị gia tăng, do đó cũng không làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế cho người nộp thuế giá trị gia tăng. Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng thông qua những sự kiện: có quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý. Trong đó, sự kiện pháp lý là những sự kiện phát sinh trong thực tế đời sống xã hội và được pháp luật xác định rõ, được xem là cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật18. Quan hệ pháp luật về thuế là một quan hệ mang tính nghĩa vụ, nó biểu thị nghĩa vụ của công dân với Nhà nước thông qua hoạt động đóng thuế. Do đó, khi có sự kiện pháp lý liên quan đến những quy phạm pháp luật điều chỉnh về thuế thì lập tức nghĩa vụ thuế phát sinh. Đối với nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, sự kiện được xem là sự kiện pháp lý là những hoạt động chịu thuế giá trị gia tăng được quy định trong các sắc luật về thuế giá trị gia tăng. Vấn đề đặt ra là các thông báo thuế của cơ quan thuế (hành vi quản lý của cơ quan Nhà nước) có được xem là sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế hay không. Thông báo thuế của cơ quan thuế là một văn bản quản lý hành chính của Nhà nước. Nếu đối tượng nộp thuế tự đăng ký, tự kê khai, tự tính và nộp thuế thì thông báo nộp thuế của cơ quan thuế mang tính chất đôn đốc, nhắc nhở các chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Trong trường hợp áp dụng cơ chế nộp theo mức ấn định của cơ quan thuế thì thông báo nộp thuế mang tính chất tuyên bố, xác nhận nghĩa vụ thuế của các chủ thể. Vì vậy, thông báo của thuế của các cơ quan thuế không thể xem là sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế. Chỉ có các hoạt động chịu thuế được xác định trong luật thuế là sự kiện pháp lý - tức khẳng định sự kiện khách quan là sự 18 Xem: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tài liệu đã dẫn, tr.458-459. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 9 SVTH: Thân Thị Ngọc Bích
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan