Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thue gtgt

.DOC
93
309
137

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Quá trình thực tập tốt nghiệp là cơ hội cho em được vận dụng các kiến thức đã học ở trường đại học vào trong thực tế. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ, em đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn và động viên từ gia đình, thầy cô và các bạn, nhờ đó mà em đã hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp, nay xin cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến những tập thể, cá nhân đã luôn giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc đã tạo mọi điều kiê ên giúp đỡ em trong quá trình học tập, các thầy cô là người trực tiếp truyền đạt cho em những kiến thức quý báu là hành trang nghề nghiệp tương lai. Em xin chân thành cảm ơn cô, người trực tiếp hướng dẫn em. Trong quá trình thực hiện đề tài, cô đã tận tình hướng dẫn, giúp em giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện và hoàn thành đúng định hướng ban đầu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các anh, chị trong Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ, đặc biệt là các anh, chị trong Phòng Tài chính – Kế toán của công ty đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong khi thực tập cũng như cho em những lời khuyên quý giá để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tất cả người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập. Tuy đã cố gắng hết mình, nhưng với quỹ thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015 Sinh viên MỤC LỤC i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i MỤC LỤC.............................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG............................................................................................iv DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................vi PHẦN I MỞ ĐẦU.................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........4 2.1 Tổng quan tài liệu............................................................................................4 2.1.1 Cơ sở lý luận.................................................................................................4 2.1.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................23 2.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................24 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................24 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................24 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu...................................................................24 2.2.4 Phương pháp chuyên môn của kế toán.......................................................25 PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................27 3.1 Một số đặc điểm về công ty...........................................................................27 3.1.1 Giới thiệu về Công ty.................................................................................27 3.1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty......................................................................29 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty..........................................31 3.1.4 Tài sản và nguồn vốn của Công ty.............................................................37 ii 3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty..................................................42 3.1.6 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN...................................................44 3.2 Thực trạng kế toán thuế gtgt của công ty......................................................46 3.2.1 Đặc điểm thuế GTGT tại Công ty..............................................................46 3.2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ...............48 3.2.3 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp..........................61 3.2.4 Thực trạng kê khai và nộp thuế GTGT......................................................70 3.3 Nhận xét........................................................................................................76 3.3.1 Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm...................................................76 3.3.2 Đề xuất một số giải pháp............................................................................80 PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................82 4.1. Kết luận........................................................................................................82 4.2. Kiến nghị......................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................85 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty qua 3 năm 2012 - 2014.......37 Bảng 3.3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.................................42 Bảng 3.3: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước của Công ty qua 3 năm 2012 – 2014.............................................................................45 iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, SỔ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ...................................20 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra...........................................................22 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ..............29 Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ..............32 Sơ đồ 3.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính.....................35 Mẫu sổ 3.1: Trích sổ chi tiết mua hàng theo mặt hàng Vanh cân..................................53 Mẫu sổ 3.2: Trích sổ chi tiết mua hàng theo mặt hàng Gỗ keo nguyên liệu...................54 Hình 3.1: Hóa đơn số 0560552...............................................................................57 Mẫu sổ 3.3: Trích Sổ chi tiết TK1331.......................................................................59 Mẫu sổ 3.4: Trích Sổ cái TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ........................60 Mẫu sổ 3.5: Trích Sổ chi tiết TK 3331......................................................................67 Mẫu sổ 3.6: Trích Sổ cái TK 3331............................................................................69 Mẫu chứng từ số 3.1: Trích Bảng kê hóa đơn chứng từ, hàng hóa, dịch vụ bán ra.....72 Mẫu chứng từ số 3.2: Trích Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa, dịch vụ mua vào.....74 Hình 3.2: Hoá đơn GTGT số 0000182…………………………………………79 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội CCDC Công cụ dụng cụ CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh CMTND Chứng minh thư nhân dân DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân DV Dịch vụ GTGT Giá trị gia tăng GVHB Giá vố hàng bán HĐTV Hội đồng thành viên HH Hàng hóa NSNN Ngân sách nhà nước NVL Nguyên vật liệu SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn UNC Ủy nhiệm chi vi PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài chính mà Nhà nước tập trung được từ nền kinh tế, nguồn thu này dựa trên quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế, quyền lực nhân sự và uy tín của Nhà nước. Tùy theo bản chất của Nhà nước, điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội mà các nguồn thu có tỷ trọng khác nhau, tuy nhiên nguồn thu từ thuế là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất ( N.V.Lợi, 2009). Thuế ra đời gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thực chất thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết thu nhập của xã hội nhằm tạo quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu tài chính của mỗi quốc gia trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình (B.T.Phúc, 2011). Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên do có nhiều sắc thuế tác động đến hoạt động kinh doanh nên việc thực hiện đầy đủ và đúng luật đôi khi cũng là vấn đề không dễ đối với các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi và hội nhập với thế giới. Hiểu đầy đủ các quy định của mỗi sắc thuế để tính đúng và đủ nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp phải nộp nhằm tránh những rắc rối trong hoạt động kinh doanh do thiếu hiểu biết về pháp luật thuế là việc nên làm đối với mỗi doanh nhân và những người làm kế toán. Thuế Giá trị gia tăng có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ bởi đem lại nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước mà còn giúp quản lý hoạt động sản 1 xuất kinh doanh. Doanh nghiệp chính là cầu nối quan trọng giữa tổ chức, cá nhân tiêu dùng và nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng bởi người trả thuế giá trị gia tăng là người tiêu dùng cuối cùng hay nói khác, doanh nghiệp chính là đơn vị nộp thuế thay cho người tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Do đó, kế toán thuế nói chung và kế toán thuế giá trị gia tăng nói riêng có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Việc hạch toán các loại thuế một cách chính xác và đầy đủ theo đúng pháp luật là điều cần thiết, thể hiện sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ là Công ty sản suất và chế biến dăm gỗ, gỗ tinh chế có sử dụng gỗ nguyên liệu đầu vào là hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng. Vậy công tác kế toán thuế giá trị gia tăng ở đơn vị được thực hiện như thế nào? Làm sao để chứng minh được nguồn nguyên liệu đầu vào thuộc đối tượng không chịu thuế? Việc hạch toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty có gì khác so với các đơn vị sản xuất kinh doanh thông thường khác? Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ em đã chọn đề tài “Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung -Tìm hiểu thực trạng quy trình hạch toán và kê khai thuế GTGT của Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán thuế GTGT tại đơn vị. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT. 2 -Tìm hiểu thực trạng công tác kê toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ. -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTGT tại đơn vị. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác hạch toán và kê khai thuế GTGT tại Công ty TNHH Đồng Xuân Phú Thọ. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi nội dung: nghiên cứu công tác kế toán thuế GTGT. -Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại nhà máy sản xuất và chế biến dăm gỗ Đồng Xuân- Thanh Ba- Phú Thọ. -Phạm vi thời gian: + Thời gian số liệu: số liệu nghiên cứu được lấy trong các năm 2012, 2013, 2014. + Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 15/1/2015 đến 29/5/2015. 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài liệu 2.1.1 Cơ sở lý luận 2.1.1.1 Khái quát chung về thuế a. Khái niệm, đăc điểm, vai trò của thuế Khái niệm Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước và là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tùy từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người mà các nhà kinh tế học có các quan điểm khác nhau về thuế. Giáo trình kế toán thuế (Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2011) đã đưa ra một số khái niệm: Theo Adam Smith: “Các công dân của mỗi nước phải đóng góp cho chính phủ theo tỷ lệ khả năng của mỗi người, nghĩa là tỷ lệ với lợi tức mà họ được thụ hưởng do sự bảo vệ của nhà nước”. Theo David Ricardo: “Thuế được cấu thành từ phần của Chính phủ lấy trong sản phẩm đất đai và lao động và xét cho cùng thuế được lấy từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế.” Theo VI.Lênin: “Thuế là khoản nhà nước lấy của dân mà không bù hoàn lại.” Theo Từ điển tiếng Việt 1998: “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định”. Đặc điểm 4 Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc mà mọi thể nhân và pháp nhân bắt buộc phải đóng góp theo luật định. Thuế là khoản thu không mang tính bồi hoàn trực tiếp, mà mọi người dân đều được hưởng lợi từ các công trình dịch vụ được đầu tư bằng nguồn thu NSNN. Các thể nhân và pháp nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các loại thuế đã được pháp luật quy định. Vai trò của thuế Theo Giáo trình kế toán thuế (Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2011): Thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn lực vật chất cho nhà nước. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Thuế là công cụ kiển tra kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc đăng ký mã số thuế, khai báo nộp thuế của các thể nhân và pháp nhân. b. Các yếu tố hình thành một sắc thuế Tên gọi Tên gọi của một sắc thuế thường phản ánh nội dung của chính loại thuế đó và để phân biệt với những loại thuế khác. Đặt tên các loại thuế ngoài mục đích quản lý thuế còn nhằm bảo vệ các thế nhân và pháp nhân không bị nộp thuế trùng lặp. Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế thường là các tổ chức hoặc cá nhân có đối tượng tính thuế. Cần phân biệt người nộp thuế và người chịu thuế. Người nộp thuế là người mang thuế đi nộp cho kho bạc hoặc cơ quan quản lý thuế còn người chịu thuế là người có thu nhập bị thuế điều tiết. Đối tượng tính thuế 5 Đối tượng tính thuế là những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp. Mỗi sắc thuế đều được xây dựng dựa trên một đối tượng xác định. Không có một loại thuế vừa tính trên đối tượng này vừa tính trên đối tượng khác. Có ba đối tượng chính để tính thuế: Giá trị HH, DV được tạo ra bởi các hoạt động kinh tế Giá trị của tài sản Thu nhập của doanh nghiệp hay của cá nhân Thuế suất Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế, thể hiện nhu cầu tập trung tài chính và biểu hiện chính sách kinh tế trong từng thời kỳ lịch sử, và cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Các loại thuế suất: Thuế suất tỷ lệ (tương đối): là mức thuế được tính bằng tỷ lệ phần trăm cho mỗi đối tượng tính thuế. Thuế suất tỷ lệ gồm Thuế suất tỷ lệ biến đổi và Thuế suất tỷ lệ cố định. Thuế suất tuyệt đối: là thuế suất được ấn định bằng một số tuyệt đối cho đối tượng tính thuế. Thuế suất tuyệt đối gồm Thuế suất tuyệt đối cố định và Thuế suất tuyệt đối biết đổi. c. Phân loại Tùy theo mục đích quản lý để phân loại thuế thành những nhóm khác nhau căn cứ theo các tiêu thức cụ thể. Theo phương thức đánh thuế gồm có Thuế trực thu và Thuế gián thu. Theo cơ sở đánh thuế gồm Thuế thu nhập, Thuế tiêu dùng và Thuế tài sản. Theo biểu thuế suất gồm Thuế suất toàn phần và Thuế từng phần. Theo loại thuế suất gồm Thuế suất tương đối và Thuế suất tuyệt đối. 2.1.1.2 Khái quát về thuế GTGT 6 a. Quá trình hình thành luật Thuế GTGT ở Việt Nam Từ tháng 09 năm 1993, Chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm chế độ thuế doanh thu có khấu trừ tương tự thuế GTGT ở 11 xí nghiệp quốc doanh thuộc 3 ngành dệt, xi măng và ngành sản xuất đường. Qua đó rút kinh nghiệm xây dựng dự thảo luật thuế GTGT. Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa IX ngày 28/4/1997, Quốc hội đã thông qua luật thuế GTGT và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Tiếp theo đó, để phù hợp hơn với tình hình thực tế, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi bổ sung cùng các Nghị định và các thông tư hướng dẫn thi hành, cụ thể: Luật sửa đổi số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH được ban hành tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ban hành ngày 03/06/2008 để thay thế luật cũ và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Ngày 08/12/2008 Chính Phủ ban hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT. Ngày 27/12/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. Ngày 19/6/2013 Quốc hội ban hành Luật số 31/2013/QH13 là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. 7 Ngày 18/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Luật thuế GTGT thường xuyên được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và thế giới. Do vậy các doanh nghiệp nói chung và bộ phận kế toán nói riêng cần nắm bắt kịp thời các luật sửa đổi, các Nghị định, Thông tư về thuế GTGT để tránh vi phạm pháp luật về thuế. Hiện tại thuế GTGT được thi hành theo Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, và một số quy định khác về chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ tại Luật số 71/2014/QH13, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Thông tư số 200/2014/TT-BTC. b. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGT Khái niệm Thuế GTGT là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của HH, DV phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng (Luật thuế GTGT 2013). Đặc điểm Giáo trình Thuế và kế toán thuế (Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2011) đã đưa ra các đặc điểm tổng quát về thuế GTGT như sau: -Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng 8 chỉ tính trên phẩn giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. GTGT là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đại lượng này có thể được xác định bằng phương pháp cộng hoặc phương pháp trừ. Theo phương pháp cộng, GTGT là trị giá các yếu tố cấu thành giá trị tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận. Theo phương pháp trừ, GTGT chính là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất tiêu thụ trừ đi tổng giá trị HH, DV mua vào tương ứng. Tổng GTGT ở tất cả các giai đoạn luân chuyển đúng bằng giá bán sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn tương đương với số thuế tính trên giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bàn của người cung cấp HH, DV. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp ở tất cả các giai đoạn không thay đổi. -Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế là người cung ứng HH, DV, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT là một khoản tiền được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. -Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào HH, DV nên người tiêu dùng HH, DV là người phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Như vậy nếu so sánh giữa số thuế phải trả với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại. -Thuế GTGT có tính chất lãnh thổ. Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Vai trò 9 -Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế GTGT nói riêng và thuế nói chung là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT có phạm vi thu rất rộng nên với mức thuế suất không cao (0% đến 10%) nhưng đem lai nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. -Khắc phục được những hạn chế của thuế doanh thu. Thuế GTGT tránh được hiện tượng trùng lắp của thuế doanh thu vì chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm của sản phẩm HH, DV. Thuế GTGT khuyến khích sản xuất xuất khẩu vì HH, DV xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%. Thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu nên có tác dụng bảo vệ nền sản xuất hàng hóa trong nước. -Chống thất thu thuế. Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào được tiến hành dựa trên hóa đơn chứng từ mua vào, vì vậy việc áp dụng thuế GTGT không những bắt buộc người mua và người bán phải lập hóa đơn chứng từ mà người nộp thuế phải giữ sổ sách kế toán phản ánh đầy đủ chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. c. Phạm vi áp dụng thuế GTGT Đối tượng chịu thuế Tất cả các HH, DV sử dụng cho SXKD, tiêu dùng ở Việt nam là đối tượng chịu thuế GTGT. Đối tượng không chịu thuế Đối tượng không chịu thuế được quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ, quy định cụ thể tại Điều 4 thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính gồm 26 nhóm HH, DV (sau đây gọi tắt là Nghị định 209 và Thông tư 219). Các HH, DV không thuộc diện nộp thuế chủ yếu là đối tượng HH, DV tiêu dùng phục vụ cho xã hội như sản phẩm trồng trọt chăn nuôi do nông dân tự sản xuất và tự tiêu thụ, sản phẩm giống vật nuôi, cây trông, muối biển, hay các 10 sản phẩm nông thủy sản sơ chế, các dịch vụ không mang tính lợi nhuận và các dịch vụ công cộng như dịch vụ trong y tế, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo… Các cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của các sản phẩm HH, DV sử dụng cho sản xuất kinh doanh HH, DV thuộc đối tượng không chịu thuế mà phải tính vào nguyên giá TSCĐ, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Đối tượng nộp thuế Người nộp thuế GTGT là tổ chức cá nhân SXKD HH, DV chịu thuế GTGT ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài về (gọi chung là người nhập khẩu). d. Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế Giá tính thuế Điều 7 Luật thuế GTGT và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT quy định về giá tính thuế như sau: -Đối với HH, DV do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT; đối với HH, DV chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT. -Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng (+) với 11 thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. -Đối với HH, DV dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho là giá tính thuế GTGT của HH, DV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. -Đối với HH, DV dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0). -Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT. -Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách. Thuế suất Điều 8 Luật thuế GTGT và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT quy định về Thuế suất thuế GTGT như sau: 1. Điều 5 Luật thuế GTGT và Khoản 1 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các HH, DV quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 của Nghị định 209 và Khoản 3 Điều 9 của Thông tư 219 đã quy định Mức thuế suất 0% áp dụng đối với HH, DV xuất khẩu, vận tải quốc tế, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%. 2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với HH, DV quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, cụ thể tại Khoản 2 Điều 6 của Nghị định 209 và Điều 10 của Thông tư 219 bao gồm: Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt 12 -Phân bón, Quặng để sản xuất phân bón -Thuốc phòng trừ sâu bệnh -Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. -Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm -Thực phẩm tươi sống -Lâm sản chưa qua chế biến -Sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh - Nhà ở xã hội 3. Mức thuế suất 10% áp dụng cho tất cả các HH, DV thông thường và các HH, DV không thiết yếu, không nằm trong diện chịu thuế suất 0% và 5%. Phương pháp tính thuế Cơ sở XSKD phải nộp thuế theo một trong hai phương pháp tính trực tiếp trên GTGT hoặc khấu trừ, cụ thể như sau: Phương pháp khấu trừ thuế Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị tổ chức kinh doanh, DN và các cơ sở kinh doanh khác thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn chứng từ, và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế trực tiếp trên GTGT. Sốố thuếố GTGT phải nộp được áp dụng theo cống thức sau: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: 13 Số thuế GTGT = Giá trị tính thuế của * HH,DV bán ra đầu ra Thuế suất thuế GTGT của HH,DV đó Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Thuế GTGT đầu vào là số thuế ghi trên hóa đơn GTGT mua HH, DV dung cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và các cá nhân nước ngoài có kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Phương pháp trực tiếp Phương pháp này áp dụng cho các cá nhân, hộ kinh doanh là người Việt Nam, tổ chứ cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ làm căn cứ tính thuế, cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý. Xác định số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT Thuế suất thuế GTGT GTGT của HH, DV = phải nộp x chịu thuế của HH, DV đó Trong đó: GTGT của HH, DV = Doanh số của HH, DV bán ra - Giá vốn của HH, DV bán ra Đối với cơ sở kinh doanh bán HH, DV có đầy đủ hóa đơn theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định doanh thu bán hàng nhưng không có đủ hóa đơn mua HH, DV đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (*) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan