Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh bạc liêu trong g...

Tài liệu Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh bạc liêu trong giai đoạn 2010 2015

.DOC
21
226
138

Mô tả:

Trang PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................4 1.Lý do chọn đề tài....................................................................................4 2.Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................5 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................5 4.Nguồn số liệu..........................................................................................5 5.Kết cấu....................................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................6 Chương 1:Cơ sở lí luận về giải quyết việc làm.....................................6 I. Một số khái niệm..................................................................................6 1.1 Việc làm.............................................................................................6 1.2 Quan hệ việc làm...............................................................................6 1.3 Tạo việc làm......................................................................................6 II. Các hình thức việc làm.......................................................................7 2.1 Phân loại việc làm............................................................................7 2.2 Các mô hình kinh tế của sự xác định việc làm.................................9 2.3Ý nghĩa việc làm.................................................................................9 2.4 Pháp luật Nhà nước về việc làm.....................................................10 Chương 2:Thực trạng về vấn đề việc làm ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay11 I.Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.................................11 II.Thực trạng về vấn đề việc làm ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay.................11 1.Cơ cấu vị trí và địa lý tỉnh Bạc Liêu.................................................11 2.Tình hình kinh tế và xã hội ..............................................................12 3. Tổng quan về lao động và việc làm................................................................13 3.1 Về lao động .....................................................................................13 3.2 Về việc làm và thất nghiệp ............................................................14 4.Về giải quyết việc làm........................................................................16 4.1 Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2008 – 2009.......................16 4.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2008 -2009......................16 4.3 Chất lượng lao động của tỉnh..........................................................16 Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm..............................................................................................................18 I. Phương hướng,mục tiêu,thách thức và giải pháp VL (2010 - 2015)...........18 1. Phương hướng,mục tiêu.................................................................18 2.Cơ hội và thách thức........................................................................19 2.1 Cơ hội ..........................................................................................19 2.2 Thách thức....................................................................................19 3.Giải pháp..........................................................................................19 II.Nhận xét và một số kiến nghị..........................................................20 1.Nhận xét...........................................................................................20 2.Một số kiến nghị..............................................................................21 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................22 Trang 1 Lời cảm ơn ! -----š › ---Trong quá trình học môn Thị Trường Lao Động là những ngày tháng vô cùng quý báu đối với em. Thầy đã tận tâm giảng dạy trang bị cho em những hành trang kiến thức để em tìm hiểu và nghiên cứu. nay bài tiểu luận này chính là sự đúc kết tiếp thu bài giảng của thầy, cộng thêm học hỏi bạn bè và tìm hiểu thêm, báo đài. Trong thời gian học môn Thị Trường Lao Động đã giúp cho em tích lũy thêm kiến thức và sự hiểu biết về chuyên ngành của mình. Để hoàn thành chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn, đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như chỉ dạy tận tâm cho em. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại Học Lao Đô ông Xã Hô ôi và Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn người phụ trách giảng dạy bô ô môn Thị Trường Lao Đô ông. Trong quá trình thực hiênô làm bài tiểu luâ ôn này không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong có được những ý kiến nhâ ôn xét quý báu của quý Thầy Cô. Em xin cám ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn, chúc thầy gặp nhiều may mắn thuận lợi và thành công trong công tác giảng dạy cũng như trong cuộc sống và xin gửi lời chúc đến toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Lao Đô ông – Xã Hô ôi (SCII) dồi dào sức khỏe và gă ôp nhiều may mắn trong cuô ôc sống. Sau cùng em xin chân thành cám ơn Sở Lao động Thương bình và Xã hội tỉnh Bạc Liêu đã tạo điều kện cho em thực hiện bài tiểu luận này./. -----š › -- Trang 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn chuyên đề a./. Giới thiệu sơ nét về thực trạng của vùng: Trong cơ chế thị trường, người sử dụng lao động muốn tuyển dụng, bổ sung thay thế đội ngũ lao động theo yêu cầu của mình thì không thể không cần đến thị trường cung cấp lao động, đó là các tổ chức đào tạo nghề gắn với việc làm. Các tổ chức này đã và đang hoạt động rất mạnh mẽ trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần rất lớn cho sự phát triển toàn diện của từng địa phương các huyện cũng như toàn tỉnh Bạc Liêu. Với chức năng hoạt động mang tính chất dịch vụ cộng đồng trên lĩnh vực lao động việc làm - nghề nghiệp, các tổ chức này đáp ứng các nhu cầu về tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động, người sử dụng lao động. Đây là lĩnh vực rất cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. Đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng luôn là quốc sách, là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Chính sách đầu tư phát triển cho hệ thống đào tạo nghề trên cả nước từ nông thôn đến thành thị luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể là quan tâm, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng lớn hơn cả về phạm vi và chiều sâu b./.Thực trạng việc làm hiện nay: Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nông nghiệp, số người trong độ tuổi lao động tham gia các hoạt động chiếm tỷ lệ lớn, lực lượng lao động phần lớn là lao động phổ thông không có kỹ năng nghề nghiệp, hoặc có nhưng không được đào tạo căn bản qua các trường chính quy, đặc biệt là lực lượng lao động ở các xã nghèo vùng sâu, vùng xa. Vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và xuất khẩu lao động. Ngoài ra sự phân bố dân số và lao động khu vực lao động ở nông thôn còn lớn, do đó làm tăng nhu cầu học nghề, đặc biệt là cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm theo hướng tăng nhanh tương ứng tại khu vực phi nông nghiệp ở địa phương. Về lâu dài nếu không có kế hoạch trang bị kiến thức nghề nghiệp cho lực lượng lao động của địa phương sẽ dẫn đến trình trạng mất cân đối về cơ cấu lao động và không đủ lực lượng lao động kế thừa phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện đã sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm… Hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng ổn định, hợp tác để cùng phát triển tác động mạnh đến sự phát triển của mỗi tỉnh, đặc biệt là tỉnh Bạc Liêu. Trong bối cảnh hội nhập, thì Bạc Liêu đang phải điều chỉnh thích nghi và hoàn Trang 3 thiện để cạnh tranh phát triển, lại phải đương đầu với những tác động tiêu cực nặng nề của suy thoái kinh tế; đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khách quan, toàn diện trong xem xét, đánh giá nhằm tìm giải pháp tích cực hơn trong chuyển đổi, tái cơ cấu lao động; tổ chức đào tạo để đảm bảo việc làm, an sinh xã hội trong các chương trình mục tiêu chung.Trước những vấn đề bức xúc về việc làm hiện nay, tỉnh Bạc Liêu , em quyết định chọn đề tài “Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2010-2015” để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng việc làm và góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào việc giải quyết vấn đề việc làm ở tỉnh nhà . 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về vấn đề việc làm, những kết quả đạt được, các cơ hội cũng như thách thức ảnh hưởng đến vấn đề việc làm hiện nay ở tỉnh Bạc Liêu . Đồng thời nêu lên những hạn chế, bất cập trong các chính sách nhằm bảo đảm và giải quyết việc làm cho người lao động của Nhà nước.Qua đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả họat động giải quyết việc làm cho người lao động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2010-2015  Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề việc làm ở tỉnh Bạc Liêu.  4.Phương pháp nghiên cứu:  Căn cứ vào giáo trình thị trường lao động của Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn;  Dựa trên phân tích số liệu của các báo cáo thực tiễn từ các báo cáo Phòng Lao động Thương binh – Xã hội các huyện thị, Trung Tâm giới thiệu việc làm, về Sở lao động Thương binh- Xã Hội tỉnh, cục thống kê về việc làm trong giai đoạn 2010-2015. 4. Nguồn số liệu:  Giáo trình thị trường lao động của PGS.TS.Nguyễn Tiệp - Dựa trên các báo chí,website:tuoitre.com.vn. - Sở Lao động Thương binh – Xã hội Tỉnh - Trung tâm giới thiệu việc làm Bạc Liêu 5. Kết cấu: Lời cám ơn Phần mở đầu (Phương thức giới thiệu) Phần nô iô dung  Chương I: Cơ sở lí luận về giải quyết việc làm  Chương II: Thực trạng việc làm ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay  Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm Trang 4 Phần kết Do kiến thức, tư duy còn hạn hẹp cho nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu. Em kính mong được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô và các độc giả quan tâm để em hoàn thành tốt chuyên đề này. PHẦN NỘI DUNG Chương 1:Cơ sở lí luận về giải quyết việc làm I. Một số khái niệm 1.1 Việc làm: Hiện nay,việc làm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau .  Dưới góc độ kinh tế-xã hội, có quan niệm cho rằng:  Việc làm là một vấn đề mang tính chất cá nhân, trong đó có sự trả công do có sự tham gia mang tính chất cá nhân và trực tiếp của người lao động vào quá trình sản xuất;  Cũng có quan niệm cho rằng việc làm là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành quá trình kinh tế;  Có quan niệm lại cho rằng việc làm là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người…  Dưới góc độ pháp lí trong Bộ luật Lao động : Việc làm được hiểu như sau:” Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”(Điều 13 Bộ luật Lao đông) 1.2 Quan hệ việc làm: Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực giải quyết việc làm, bảo đảm việc làm cho người lao động. Quan hệ việc làm là loại quan hệ pháp luật phức tạp, nó bao gồm cả những yếu tố của quan hệ pháp luật hành chính Quan hệ về việc làm bao gồm 3 loại:  Quan hệ về bảo đảm việc làm giữa Nhà nước với người lao động;  Quan hệ về bảo đảm việc làm giữa người sử dụng lao động với người lao động;  Quan hệ giữa các tổ chức giới thiệu việc làm với người lao động. 1.3 Tạo việc làm: Tạo việc làm cho người lao động là một công việc hết sức khó khăn và nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Vốn đầu tư, sức lao động, nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ hàng hóa; Bởi vậy tạo việc làm là quá trình kết hợp các yếu tố trên thông qua nó để người lao động tạo ra các của cải vật chất (số lượng, chất lượng), sức lao động (tái sản xuất sức lao động) và các điều kiện kinh tế xã hội khác mang lại. 2. Các hình thức việc làm: Những hoạt động việc làm biểu hiện dưới các hình thức sau: Trang 5 - Làm những công việc được trả công lao động dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật hoặc đổi công; - Các công việc tự làm (tự sản xuất, kinh doanh) để thu lợi nhuận; - Làm các công việc sản xuất, kinh doanh cho gia đình mình không nhận tiền công hay lợi nhuận. Ngoài ra, các hình thức việc làm còn thường được xem xét theo các góc độ: - Tính chất địa lý của việc làm: Việc làm khu vực nông thôn, thành thị, vùng kinh tế (vùng kinh tế trọng điểm); - Tính chất kỹ thuật của việc làm: Từ tính chất đặc thù về kĩ thuật và công nghệ của việc làm có thể phân biệt việc làm theo ngành, nghề khác nhau (việc làm ngành nghề cơ khí, dệt, may, chế biến thực phẩm…); - Tính chất thành thạo của việc làm: Việc làm giản đơn (phổ thông), việc làm có chuyên môn, kĩ thuật (việc làm đòi hỏi có kiến thức, kĩ năng ), việc làm trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao; - Tính chất kinh tế của việc làm: Vị trí của việc làm trong hệ thống quản lí lao động như: việc làm quản lí, công nhân, nhân viên… - Điều kiện lao động của việc làm: Việc làm đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động, việc làm không đảm bảo an toàn - vê sinh lao động; - Tính chất di động của việc làm: Việc làm có tính di động cao (mức độ cao về thay đổi nghề nghiệp, khả năng kiêm nhiều nghề, khả năng thay đổi thứ bậc trong công việc …) - Tính chất đàng hoàng của việc làm: Việc làm đàng hoàng và việc làm không đàng hoàng.  Việc làm đàng hoàng là việc làm trong đó người lao động được đảm bảo các điều kiện : - Được tạo điều kiện để tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật công nghệ - Thỏa mãn với môi trường làm việc ( đảm bảo được sức khỏe, vệ sinh, an toàn lao động ) - Được nhận phần thù lao tương xứng với lao động bỏ ra; - Có tiếng nói tại nơi làm việc và cộng đồng; - Cân bằng được công việc với đời sống gia đình; - Có điều kiện đảm bảo học hành cho con cái; - Có điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động. 2.1 Phân loại việc làm: Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau:  Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian lao động :  Việc làm đầy đủ: Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm . Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đến chất lượng của công việc làm. Trên thực tế nhiều người lao động Trang 6 đang có việc làm nhưng làm việc trong thời gian ngắn, việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp. Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ xung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ;  Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định (Việt Nam hiện nay qui định 8 giờ /một ngày) mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao động;  Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ.  Thiếu việc làm : Với khái niệm việc làm đầy đủ như trên thì thiếu việc làm là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiến hành nó sử dụng hết quỹ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm’ Theo tổ chức lao động thế giới ( Viết tắt là ILO ) thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau: - Thiếu việc làm vô hình : Là những người có đủ việc làm làm đủ thời gian thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, ỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn. Thước đo của thiếu việc làm vô hình là : Thu nhập thực tế K= x 100% Mức lương tối thiểu hiện hành - Thiếu việc làm hữu hình : Là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc. Thước đo của thiếu việc làm hữu hình là : Số giờ làm việc thực tế K= x 100% Số giờ làm việc theo quy định  Thất nghiệp : Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm, có khả năng lao động, hay nói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đi tìm việc làm .  Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động . Việc làm chính : Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật . Trang 7 Việc làm phụ : Là công việc mà người lao động thực hiện khi còn nhiều thời gian ở công việc chính 2.2 Các mô hình kinh tế của sự xác định việc làm :  Mô hình thị trường tự do cạnh tranh truyền thống: Mô hình này cho rằng không có sự lệch lạc về thị trường và vấn đề việc làm và tiền lương do sự tác động qua lại giữa cung và cầu về lao động. Theo mô hình này tiền lương được xem là yếu tố dễ thay đổi, sẽ không có tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Khi bàn tới vấn đề này chúng ta phải xem tại sao nhu cầu về lao động lại là nhu cầu phát sinh (Derived Demand) và nó được quyết định từ sản phẩm lao động lợi nhuận biên (Marginal Revenue Product of Labor) như thế nào. Chúng ta cũng bàn về việc nguồn cung lao động được xem là cân bằng giữa công việc và thời gian rảnh rỗi ra sao và khi tiền lương tăng lên sẽ khuyến khích người công nhân làm việc nhiều hơn và có ít thời gian rỗi hơn như thế nào.  Mô hình giữa sản lượng và việc làm ở tầm vĩ mô: Mô hình giữa sản sượng và việc làm giải thích rằng sự tăng trưởng về sản lượng có được là do nhiều yếu tố sản xuất được đưa vào trong quá trình sản xuất hoặc bởi các yếu tố sản xuất hiện có đang trở nên có hiệu quả hơn. Mô hình này cho thấy qua thời gian chúng ta sẽ hy vọng các nước đang phát triển sẽ trở nên có hiệu quả hơn.  Mô hình thúc đẩy giá cả ở tầm vi mô: Mô hình này cho thấy tính chênh lệch về mức giá của các yếu tố sẽ dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực kém đi tính tối ưu. Chẳng hạn, nếu đối với các yếu tố cứng nhắc hiện có, giá lao động vẫn cao hơn vốn và khi đó các doanh nghiệp sẽ lựa chọn một phương pháp sản xuất cần nhiều vốn hơn và kết quả là tổng số người có việc làm trong xã hội sẽ ít hơn. Mô hình thứ tư, bao hàm nhất là mô hình di cư từ Nông thôn ra Thành thị 2.3 Ý nghĩa của việc làm: Việc làm là một trong những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao động. Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng, nó mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã hội . Mục đích của tạo việc làm nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực xã hội. Về mặt xã hội tạo việc làm nhằm mục đích giúp con người nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế, giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Không có việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội như: Trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút... giải quyết việc làm cho người lao động nhất là các thanh niên là hạn chế các tệ nạn xã hội do không có công ăn việc làm gây ra và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi . Trang 8 Về mặt kinh tế khi con người có việc làm sẽ thoả mãn được các nhu cầu thông qua các hoạt động lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, ổn định và nâng cao đời sống của người lao động. Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập. Người lao động không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực tế do nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Hiện nay nhiều người lao động được trả công rất rẻ mạt, tiền công không đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm, hiệu quả làm việc không cao, ỷ lại ngại đi xa các thành phố thị xã. Một mặt thất nghiệp nhiều ở thành thị nhưng nông thôn lại thiếu cán bộ, thiếu người có trình độ chuyên môn. Bởi vậy tạo điều kiện có việc làm cho người lao động thôi chưa đủ mà còn tạo việc làm gắn với thu nhập cao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động . Giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họ tham gia vào qúa trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự phát triển, là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người. 2.4 Pháp luật Nhà nước về việc làm: Luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Bộ luật Lao động ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1994, sửa đổi bổ sung vào các năm 2002,2006,2007 Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội . Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm. Căn cứ luật dạy nghề số 75/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khoá 11, kỳ họp thứ 10. Căn cứ nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề ; Căn cứ quyết định số1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ‘Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020’ ; Căn cứ Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ‘Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015’ ; Căn cứ Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Bạc Liêu Ban hành đề án ‘Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Bạc Liêu. Chương 2 :Thực trạng về vấn đề việc làm ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay I. Khái quát về tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh Hiện nay nước ta đang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, trong đó có thị trường lao động và sức lao động đã trở thành hàng hóa để trao đổi trên thị trường theo quy luật cung cầu. Vì vậy cần phải có những tổ chức chuyên nghiệp để hướng dẫn, làm đầu mối cho quá trình vận hành và trao đổi đó theo yêu cầu của thị trường. Trang 9 Xây dựng tỉnh Bạc Liêu tỉnh hiện đại và văn minh, là đô thị loại III trước năm 2011. Thực hiện chủ trương và kế hoạch giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bạc Liêu là tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong nhiều lĩnh vực; kèm theo đó là chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nghề nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dự báo kinh tế cả nước tăng bình quân 9% và tỉnh Bạc Liêu 10% năm trong giai đoạn 2006 - 2010, ngoài biện pháp tăng năng suất lao động để đạt mục tiêu, đầu tư mở rộng sản xuất; mặt khác nền kinh tế chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang hướng công nghiệp nên có một sự chuyển dịch từ hướng nông thôn ra thành thị, đến các khu công nghiệp và các khu vực kinh tế phát triển . Hiện tại tỷ lệ lao động được qua đào tạo nghề ở huyện còn thấp, tình trạng lao động ở nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông. Trong giai đoạn tới (2010 – 2015) lực lượng lao động có kỹ thuật, có tay nghề cao vẫn còn thấp chiếm vị trí rất quan trọng. Trong đào tạo nghề cho người lao động có trình độ tay nghề, thực hiện việc giảm nghèo và tiến tới công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. II.Thực trạng vấn đề việc làm ở Tỉnh Bạc liêu hiện nay 1. Cơ cấu vị trí và địa lý tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cữu Long, Miền Nam Việt Nam      Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang. Phía Đông Bắc giáp Tỉnh Sóc Trăng Tây bắc giáp tỉnh Kiên Giang Tây và tây Nam giáp tỉnh Cà Mau Đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ là Thành Phố Bạc Liêu, Cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km. Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.520,6 km 2 và dân số năm điều tra dân số ngày 01/04/2009 là 856.250 người với mật độ dân số 339 người / km 2. Nếu so với 63 tirnh thành phố thì Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số. Xét theo độ tuổi , Bạc Liêu là tỉnh có dân số trẻ. Năm 2009, số người trong độ tuổi dưới 15 chiếm 27,18%, từ 15-59 tuổi chiếm 65,68%, từ 60 tuổi trở lên chiếm 4,14%. So với khu vực Đồng Bằng Sông Cữu Long, Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và trong độ tuổi lao động cao hơn, tỷ lệ người trên độ tuổi lao động thấp hơn. So với mức trung bình của cả nước, Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và trên độ tuổi lao động cao hơn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thấp hơn. Về dân tộc, trên địa bàn tỉnh Bạc Lỉêu có nhiều dân tộc cùng cư trú. Trong đó, người kinh chiếm 89,98% dân số, người Hoa chiếm 2,33%, người Khmẻ chiếm 7,66% còn lại là các dân tộc khác. ( Số liệu thống kê năm 2009). Nhìn chung Bạc Liêu có đội ngũ lao động khá đông, dân số trẻ, khỏe, có thể lục tốt nhưng chất lượng lao động thấp. Trang 10 Mặc khác, bạc Liêu là tỉnh nông nghiệp, đa số lao động quen làm việc tự do, chưa có tác phong sản xuất công nghiệp, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật lao động thấp. Không có ngoại ngữ, thiếu khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động xã hộ và phân công lao động khu vực. Vì thế còn rất nhiều lao động ở đô thị còn chưa có việc làm và một lượng lớn phụ nữ không có nghề nghiệp thiếu cơ hội tìm việc làm chuyên lo nôi trợ. Trong khi đó: a.Nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh hàng năm giai đoạn 20102015 từ 15.000 lao động trở lên. Trong đó: - Cung ứng tại địa phương, các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng từ 15.000 lao động trở lên. - Xuất khẩu lao động khoảng 200 – 400 lao động / năm. b. Bên cạnh đó nhu cầu dạy nghề phát triển nguồn nhân lực của địa phương: Ở giai đoạn này mỗi năm dạy nghề cho từ 18-19 ngàn lao động. - Lao động Tỉnh Bạc Liêu ở xa các trung tâm công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM khoảng 300 km, ít có cơ hội tìm hiểu thị trường. Nếu có sàn giao dịch việc làm sẽ là cầu nối đưa việc làm đến với người lao động. Nhất là sàn giao dịch việc làm sẽ kết nối với các Trung tâm Giới thiệu việc làm khác ở khu vực và bộ Lao động – Thương binh và xã hội, thúc đẩy mở rộng thị trường lao động việc làm. 2. Tình hình kinh tế và xã hội: Theo quy hoạch tổngr thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 2015 xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP): - Giai đoạn 2006 – 2010: 11,51% - Giai đoạn 2011 – 2015: 13,5% Đồng thời sẽ chuyễn dịch mạnh mẽ cơ cấu phân công lao động trong ngư, nông lâm qua sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ gần 70% nay xuống còn 60% ( 2010), 50% (2015). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm – thủy sản: 36,4%, công nghiệp và xây dựng: 31, 7%, thương mại – dịch vụ: 31,9% trong giai đoạn 2010 – 2015. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là: nông – lâm – ngư nghiệp 53%, công nghiệp – xây dựng 23,66 % dịch vụ 23,34 % trong GDP. Tốc độ tăng tổng thu ngân sách bình quân giai đoạn 2011- 2015 khoảng 16% GDP. Để đạt được mục tiêu trên sẽ phải thực hiện quá trình di chuyển các luồng lao động lớn từ nông thôn ra đô thị, đi vào các khi công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua có chuyển biến tích cực, đời sống, vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn, quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới, hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ trong nhân dân được phát huy, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Trang 11 3.Tổng quan về lao động, việc làm : 3.1. Về lao động : - Lực lượng lao động chiếm tỷ trọng khá cao trong dân số và có tốc độ tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng tự nhiên. Nam chiếm đa số trong lực lượng lao động. Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nên đa số lực lượng lao động cư trú ở khu vực thành thị và xu hướng này có chiều hướng tăng nhanh. Chỉ tiêu Tổng số người đủ 15 tuổi trở lên HĐKT Năm 2008 Năm 2009 426.309 460.865 50,2 53,6 Trong đó: - Nữ 418.211 428.058 - Cư trú tại khu vực thành thị 221.538 226.058 % so với dân số trung bình - Chất lượng lao động thấp và chậm được cải thiện, trong đó chủ yếu là do trình độ học vấn của lực lượng lao động còn quá thấp, đại đa số chưa qua đào tạo nên việc làm không ổn định và thu nhập từ các việc làm còn thấp. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 * Cơ cấu % chia theo trình độ học vấn - Chưa biết chữ 1,5 1,32 - Chưa tốt nghiệp tiểu học 9,5 7,4 22,2 20,7 10,72 12,67 - Chưa qua đào tạo 42,21 41,92 - Đã qua đào tạo 14,98 15,27 - Đã tốt nghiệp tiểu học - Đã tốt nghiệp trung học cơ sở Cơ cấu % chia theo mức độ đào tạo - Còn nhiều lao động không hoạt động kinh tế với nhiều lý do, nhưng các xu hướng đáng quan tâm nhất là số lao động làm nội trợ gia đình chiếm số lượng khá cao, tăng nhanh. Ngoài ra số lượng đang đi học cũng tăng nhanh, số người già yếu mất khả năng lao động giảm trong 2 năm qua. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Trang 12 Số người lao động không HĐKT theo nguyên nhân - Nội trợ gia đình 29.873 39.742 - Đang đi học 30.542 34.210 - Ốm đau, tàn tật 11.350 18.610 - Già 12.439 12.270 3.2 Về việc làm và thất nghiệp: - Số người có việc làm hàng năm tăng với tốc độ bình quân là 4,8 % trong 2 năm qua với đa số là nam. Số người có việc làm ở khu vực thành thị tăng nhanh và số người có việc làm theo hình thức làm công ăn lương tăng rất nhanh thể hiện đúng xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế nhiều thành phần. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm 426.309 460.865 Trong đó: - Nữ 198.106 211.998 - Cư trú tại khu vực thành thị 221.538 226.058 - Số người làm công ăn lương 112.745 120.828 - Chỗ làm việc trong các đơn vị thuộc loại hình kinh tế nhà nước tăng số lượng và tỷ trọng với tốc độ chậm. Số chỗ làm việc trong các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh tế tư nhân, ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng rất cao và tăng nhanh theo từng năm. Đáng lưu ý là chỗ làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhẹ do chính sách mở cửa, đô thị hoá kêu gọi vốn đầu tư nhằm phát triển, đẩy mạnh nền kinh tế. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chia theo loại hình kinh tế - Nhà nước - Ngoài nhà nước - Có vốn đầu tư của nước ngoài 25.303 26.007 396.060 428.946 4.946 5.912 - Số người thiếu việc làm không ổn định, chủ yếu là do tính không ổn định của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nên đại đa số người thiếu việc làm là lao động trong khu vực I. Đa số người thiếu việc làm là nam, là người cư trú ở khu vực nông thôn. Trang 13 Chỉ tiêu Số người thiếu việc làm Trong đó: - Nữ - Cư trú ở khu vực nông thôn Năm 2008 Năm 2009 135.218 142.362 62.888 96.636 106.827 114.486 20.418 16.196 948 1.511 4.204 677 Chia theo nhóm ngành kinh tế quốc dân - Khu vực I - Khu vực II - Khu vực III - Tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao, trong đó đáng quan tâm nhất là tình trạng thất nghiệp của người trong độ tuối lao động, thanh niên tuy có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể. Tỉ lệ thất nghiệp của nữ tăng hơn so với nam do nhu cầu tuyển dụng lao động và hoàn cảnh của cá thể. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 8,38 7,49 Trong đó: - Của người trong độ tuổi LĐ 4,3 3,8 3,9 4,54 4,48 2,95 Về thất nghiệp Cơ cấu % người thất nghiệp - Nữ - Nam 4. Về giải quyết việc làm: 4.1 Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2008-2009: Trong 2 năm qua, các ngành, các cấp ở tỉnh Bạc Liêu đã cố gắng phát triển kinh tế, giải quyết việc làm đạt kết quả như sau: Chỉ tiêu 2008 2009 Số lao động thất nghiệp 69.152 66.022 Số lao động được giải quyết việc làm 17.622 22.869 Chia theo giải pháp Trang 14 - Thông qua trung tâm giới thiệu việc làm 474 262 - Xuất khẩu lao động 100 144 4.946 5.912 - Doanh nghiệp tự tuyển 4.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2008-2009: Những kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm 2 năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, cụ thể như sau: Chỉ tiêu Lao động làm việc trong nền KTQD Tỷ lệ (%) Lao động khu vực I 2008 2009 284.360 100 291.449 100 147.664 Tỷ lệ (%) Lao động khu vực II 51,93 148.985 51,12 46.289 Tỷ lệ (%) Lao động khu vực III Tỷ lệ (%) 16.28 49.247 16,90 90.385 31,79 93.216 31,98 Nguồn do TTGTVL Bạc Liêu cung cấp 4.3.Chất lượng lao động của tỉnh : Kết quả giải quyết việc làm mới đáp ứng được nhu cầu việc làm cho khoảng 60% số lao động phát sinh thêm và 75% số lao động có nhu cầu cấp thiết về việc làm. Số người được giải quyết việc làm ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ chỉ mới chiếm khoảng 55% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao, số lao động thất nghiệp đa số là trẻ và có trình độ học vấn thấp, không nghề, tạo nên sức ép lớn về việc làm đối với xã hội. Chất lượng thấp làm lao động mất thế cạnh tranh, ngay cả ở thị trường lao động nội địa. Với chất lượng nguồn nhân lực như hiện tại là phải chấp nhận nhiều thiệt thòi. Theo kết quả phiên giao dịch ngày 10/10/2010 Bảng báo cáo kết quả hoạt động của phiên giao dịch việc làm ngày 10 tháng 10 tháng 2010. * Tổng số lao động được phỏng vấn Trong đó 887 ngưởi Trang 15 - Tổng số lao động được hẹn phỏng vấn lần II 283 người * Tổng số lao động được tuyển dụng 318 người - Lao động có trình độ Đại học 83 người -Lao động có trình độ Cao đẳng khác 67 người -Lao động có trình độ Cao đẳng nghề 39 người -Lao động có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 43 người - Lao động có trình độ Trung cấp nghề 18 người - Lao động có trình độ Sơ cấp nghề 15 người * Tổng số học sinh đăng kí học nghề 21 người Trong đó - Hệ Cao đẳng nghề 4 hồ sơ -Hệ Trung cấp nghề 10 hồ sơ - Hệ Sơ cấp nghề 7 hồ sơ * Tổng số doanh nghiệp tham gia phien giao dịch ngày 65 doanh 10/10/2010 nghiệp * Tổng số người lao động đến phiên giao dịch (ước tính) 956 người *Tổng doanh nghiệp đăng kí tham gia phiên giao dịch qua 48 doanh mạng www.vieclambaclieu.vn ngày 10/11/2010 nghiệp . Tỷ lệ lao động được đào tạo của tỉnh vẫn tăng đều qua các năm nhưng đến nay Tỷ lệ đào tạo lao động có bằng cấp còn thấp (tăng khoảng 8,3%/năm) và chưa tương ứng với nhu cầu lao động có đào tạo cho phát triển kinh tế. Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, theo trình độ còn nhiều bất cập. Chất lượng thấp làm lao động tỉnh còn hạn chế về mặt trình độ, tay nghề còn yếu, mất thế cạnh tranh, so với các lao động tỉnh bạn khác. Kết thúc Phiên giao dịch việc làm (17 giờ 00 ngày 10/10/2010) đã có 617 lao động được phỏng vấn. Tổng số lao động được tuyển dụng: 334 người Chia theo trình độ: + Lao động có trình độ ĐH: 84 người. + Lao động có trình độ CĐ: 58 người. + Lao động có trình độ TC, CNKT: 47 người. + Lao động có trình độ sơ cấp nghề: 43 người. + Lao động phổ thông: 102 người. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm I. Phương hướng, mục tiêu, thách thức và giải pháp về vấn đề việc làm trong giai đoạn 2010-2015: 1. Phương hướng, mục tiêu: Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân đã có quyết định thông qua chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2010. Theo đó, ở lĩnh vực giải quyết việc làm, trong năm 2010 phấn đấu tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động, đi đôi với khống chế tỉ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị dưới Trang 16 4,7%; cơ cấu lao động nông, lâm, ngư nghiệp 50%; công nghiệp và xây dựng 21%; dịch vụ 29%. Ở lĩnh vực xuất khẩu lao động: năm 2010 cả nước phấn đấu đưa 1500 người đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh thực hiện mục tiêu, chủ trương Bộ LĐ-TB-XH đặt ra là theo sát diễn biến thị trường nước ngoài để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường; Riêng năm 2011 sẽ phải giải quyết việc làm mới cho 200 người; tuyển sinh đào tạo nghề cho 120 người. Đồng thời thí điểm các mô hình đào tạo nghề cho 200 người lao động khác. Mỗi lao động nông thôn trong diện đào tạo được hỗ trợ phí đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng) với mức tối đa 3.000.000 đồng/người/khoá và được hỗ trợ tiền ăn, nơi nghỉ cho học viên. Mục tiêu giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015: - Mỗi năm giải quyết việc làm cho 13.500 lao động, trong đó đưa đi xuất khẩu lao động là 2.000 người. - Khống chế tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị ở các năm dưới 5% vào năm 2010, 2011 và dưới 4% ở các năm tiếp theo; - Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên từ trên 85,40% vào năm 2015. Chỉ tiêu giải quyết việc làm cụ thể của từng năm trong giai đoạn 2011 – 2015 Cụ thể như sau: Chỉ tiêu Số lao động được giải quyết việc làm Trong đó:- Xuất khẩu lao động Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị (%) Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn (%) 2011 2012 2013 2014 2015 13.500 13.500 13.500 13.500 13.500 300 350 400 470 480 3,75 3,41 3,07 2,73 2,39 83,20 83,60 84,00 84,4 85,40 Nguồn do TTGTVL Bạc Liêu cung cấp 2. Cơ hội và thách thức: 2.1 Cơ hội: Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang đẩy nhanh, cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu, hợp tác và phát triển là xu hướng chủ đạo trên thế giới, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và mở ra nhiều triển vọng cho mỗi quốc gia. Hòa theo xu thế chung của thời đại. Những cơ hội to lớn từ đầu tư nước ngoài sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, chủ yếu từ khu vực công nghiệp và dịch vụ; thị trường lao động ngoài nước được mở rộng; lao Trang 17 động Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế, tiếp cận với khoa học – kỹ thuật tiên tiến, đồng thời luôn không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ để vươn lên, tự nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 2.2 Thách thức : Khủng hoảng tài chính toàn cầu làm đảo lộn nhiều hoạt động kinh tế - xã hội; cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước; một bộ phận doanh nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, người lao động có nguy cơ thất nghiệp, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập; di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu công nghiệp tập trung và di chuyển ra ngoài nước kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảm như nạn “chảy máu chất xám”, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới.Trong tình hình đó, lao động, việc làm, thu nhập và ổn định đời sống đã trở thành mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của toàn nhân loại. 3 Giải pháp:  Một số giải pháp chung Quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm và chính sách giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam; giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển khu vực và thế giới. Lồng ghép các chính sách đối với lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu việc làm do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đối với lao động dôi dư và các chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp, tạo cơ hội cho mọi đối tượng đều được hưởng thành quả từ hội nhập, thực hiện mục tiêu phát triển của Đảng đề ra.  Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Do những bất cập không nhỏ về tình hình cung cầu trên thị trường lao động nông thôn, NNL ở nông thôn vẫn chỉ là dạng tiềm năng chưa được khai thác và sử dụng tốt. Để giải quyết vấn đề đó và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở nông thôn trong thời gian tới, cần tiến hành các giải pháp sau: - Tư vấn cho người lao động về việc làm, học nghề, hướng nghiệp và các chính sách liên quan đến Luật Lao động . - Tổ chức việc cung ứng lao động, giới thiệu việc làm và giới thiệu học nghề cho người có nhu cầu làm việc, học nghề trong nước . - Tổ chức việc cung ứng lao động đưa đi làm việc có thời hạn và học nghề nước ngoài . Trang 18 - Giảm lượng cung lao động - Phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn lực đất đai - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Tiếp theo là phát triển mạnh lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm thay đổi cơ cấu - Cải tiến và đổi mới cơ chế huy động vốn, sử dụng và quản lý vốn đầu tư - Thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn cùng với việc xây dựng các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn II. Nhận xét và một số kiến nghị 1. Nhận xét: - Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề lao động – việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc, còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Các văn bản, chính sách về lao động – việc làm ra đời nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách còn chậm. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa thực sự nghiêm minh, ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động. - Chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm thấp, hiệu quả tạo việc làm còn thấp; nhu cầu có việc làm vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội; Với tốc độ này thì để đạt mục tiêu đến năm 2015 huyện đã định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2010 – 2015 đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của tất cả các cấp, các ngành. - Đối với người sử dụng lao động khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm. Nhà nước tập trung ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, từng bước thiết lập thể chế thị trường lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện trợ giúp giải quyết việc làm, làm tốt vai trò đối với các đối tượng lao động đặc thù (lao động là người tàn tật, lao động là người dân tộc, lao động nữ …) nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của thị trường. 2. Một số kiến nghị: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lao động – việc làm: Sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động, nghiên cứu xây dựng Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu; xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kịp thời ban hành những chính sách liên quan tới giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động để khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức. Thứ hai, Kiến nghị UBND Tỉnh, Sở Lao động – TB và XH cần có sự chỉ đạo các địa phương cần nắm chặc nhu cầu lao động, việc làm thuộc phạm vi quản lý và thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý lao động, trung tâm giới thiệu việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu việc làm, thông qua đó giúp cơ quan quản lý lao động nắm chặc số lao động thất nghiệp của tỉnh nhà. Trang 19 Thứ ba, có chính sách hỗ trợ người lao động trong quá trình đào tạo và đi xuất khẩu, cũng như nên có chính sách bảo vệ người lao động khi họ gặp khó khăn hay bị người quản lý lao động có những hành động không đúng pháp luật. Thứ tư, thành lập Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động nhằm hình thành một hệ thống đồng bộ từ thu thập, xử lý tới phân tích, dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu về đào tạo và phát triển kinh tế của các vùng, ngành, các khu công nghiệp. Thứ năm, tập trung bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác lao động việc làm. Tiếp tục mở nhiều các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ và đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng giao tiếp thực hành cho người lao động để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động trong tỉnh hoặc ngoài nước. PHẦN KẾT LUẬN Việc làm cho người lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra với tốc độ cao như hiện nay ở nước ta cả trước mắt và trong những năm Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan