Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua ngh...

Tài liệu Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội)

.PDF
15
327
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------- PHAN THÀNH TRUNG THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY (Qua nghiên cứu trường hợp thị trấn Kim Bài và xã Cao Dương huyện Thanh Oai - Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành Xã hội học Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------- PHAN THÀNH TRUNG THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY (Qua nghiên cứu trường hợp thị trấn Kim Bài và xã Cao Dương huyện Thanh Oai - Hà Nội) Luận văn thạc sỹ chuyên ngành xã hội học Mã sỗ: 60 31 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Bá Thịnh Hà Nội - 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............... Error! Bookmark not defined. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứuError! Bookmark not defined. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................... Error! Bookmark not defined. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................... Error! Bookmark not defined. 8. Khung phân tích ........................................ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .... Error! Bookmark not defined. 1.1. Các khái niệm cơ bản............................. Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm về thanh niên ........................ Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Khái niệm về lao động và việc làm ....... Error! Bookmark not defined. 1.2. Lý thuyết áp dụng .................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Lý thuyết mạng lưới xã hội .................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Lý thuyết nhu cầu .................................. Error! Bookmark not defined. 1.3. Vài nét về tình hình lao động việc làm của thanh niên hiện nay Error! Bookmark not defined. 1.4. Tiểu kết .................................................... Error! Bookmark not defined. 1.5. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined. 1.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại huyện Thanh Oai ........... Error! Bookmark not defined. 1.5.2. Thị trấn Kim Bài - Huyện Thanh Oai ... Error! Bookmark not defined. 1.5.3. Xã Cao Dương - Huyện Thanh Oai ...... Error! Bookmark not defined. 1 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN TẠI THỊ TRẤN KIM BÀI VÀ XÃ CAO DƢƠNG - HUYỆN THANH OAI HÀ NỘI .......................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.Đặc điểm nhân khẩu xã hội của thanh niên tại địa bàn nghiên cứu ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1.Giới tính ................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2.Độ tuổi .................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3.Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật . Error! Bookmark not defined. 2.3.Cơ cấu nghề nghiệp việc làm của thanh niênError! Bookmark not defined. 2.3.1. Nông nghiệp .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.... Error! Bookmark not defined. 2.3.3.Dịch vụ ................................................... Error! Bookmark not defined. 2.4. Thu nhập của thanh niên tại địa bàn nghiên cứuError! Bookmark not defined. 2.5. Nhu cầu việc làm của thanh niên tại địa bàn nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined. 2.5.1. Nhu cầu thông tin lao động việc làm của thanh niên địa phương....... Error! Bookmark not defined. 2.5.2. Nhu cầu định hướng, tư vấn nghề của thanh niên địa phương ..... Error! Bookmark not defined. 2.5.3. Nhu cầu nâng cao chuyên môn, kỹ thuậtError! Bookmark not defined. CHƢƠNG III: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN TẠI THỊ TRẤN KIM BÀI VÀ XÃ CAO DƢƠNG HUYỆN THANH OAI - HÀ NỘI. ............... Error! Bookmark not defined. 3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơngError! not defined. 2 Bookmark 3.2. Gia đình ................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3. Nhà trƣờng .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.4. Các chính sách xã hội về việc làm tại địa phƣơngError! Bookmark not defined. 3.5. Các giá trị truyền thống của địa phƣơngError! Bookmark not defined. 3.6. Các yếu tố nhân khẩu ............................ Error! Bookmark not defined. 3.7. Những thuận lợi và khó khăn đối với giải quyết việc làm của thanh niên tại địa bàn nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11 PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lao động - việc làm từ lâu đã là một chủ đề lớn và quan trọng không chỉ của một quốc gia, một khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu. Có việc làm ổn định, bền vững đồng nghĩa với việc người đó có một nguồn thu nhập đảm bảo nuôi sống bản thân và gia đình. Có việc làm cũng có nghĩa là người đó được cống hiến, được phát huy khả năng, trí tuệ và sức lực của mình vào sự phát triển chung của cộng đồng. Họ có cơ hội áp dụng những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng mà mình tích lũy trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường cũng như trong xã hội vào thực tế công việc. Được làm việc, được lao động cũng là cách để khẳng định giá trị, vị trí của mỗi người trong xã hội hiện nay. Lao động - việc làm đối với thanh niên lại càng có ý nghĩa quan trọng vì đây là lực lượng trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo, luôn biết nắm bắt và ứng dụng những kiến thức, kỹ năng mới vào thực tiễn công việc. Sẽ thật là một thiếu sót lớn đối với chính phủ các nước trên thế giới khi thực hiện các chính sách an sinh xã hội mà không đề cập đến lao động - việc làm của thanh niên. Tại Việt Nam, vấn đề việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng mà nhất là thanh niên nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên". 4 Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp 2013 và trong điều 35 thuộc chương II của Hiến pháp cũng đã chỉ rõ: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người làm công ăn lương được đảm bảo các quyền làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương và chế độ nghỉ ngơi.[15, tr.20] Điều đó cho thấy, lao động việc làm và giải quyết việc làm là một trong những chính sách và ưu tiên quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thiếu việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh niên nông thôn, việc làm liên quan đến yếu tố đất đai, tư liệu lao động, công cụ lao động, kỹ năng nghề và vốn sản xuất. Các yếu tố này kết hợp thành một chỉnh thể tác động mạnh đến đời sống của thanh niên nông thôn. Tìm hiểu về thực trạng và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này. Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thành phố có lịch sử hơn 1000 năm này không những là trung tâm đầu não về chính trị mà còn là một trung tâm lớn về kinh tế của cả nước. Vào tháng 8 năm 2008, địa giới hành chính của Hà Nội chính thức được mở rộng, diện tích tăng lên là 3,324.3 km2. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, dân số toàn thành phố là 7,319,000 người trong đó dân số sinh sống tại khu vực nông thôn là 3,691,900 người. TP có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã [4, tr.27]. Theo thống kê, TP hiện có 3,200,000 người trong độ tuổi lao động song vẫn thiếu những lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều thanh niên được học tập trong những cơ sở giáo dục chuyên nghiệp song vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Những năm qua, đất nông nghiệp thuộc diện thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, và các công trình công cộng trên địa bàn thành phố… tăng mạnh đã khiến cho vấn đề lao động - việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành ngày càng trở nên khó khăn. Ngoài ra, Hà Nội còn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khác như: Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn 5 chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. Do vậy, Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp thị trấn Kim Bài và xã Cao Dương, huyện Thanh Oai - Hà Nội) được tôi chọn để làm luận văn Thạc sĩ Xã hội học, với hy vọng góp phần luận giải một trong những vấn đề rất quan trọng có liên quan mật thiết đến đời sống của thanh niên nông thôn. Từ nghiên cứu này, sẽ đưa ra một số giải pháp, đề xuất trên cơ sở lý luận và thực tiễn sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Trong 20 năm trở lại đây, nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu, bài viết xung quanh vấn đề quan trọng này. Tôi xin được phép chia ra làm mấy nhóm nghiên cứu có liên quan đến chủ đề việc làm như sau: Nhóm nghiên cứu về việc làm nói chung Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu “Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Hữu Dũng và TS. Trần Hữu Trung chủ biên được Nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành vào năm 1997. Đây là một trong những công trình nghiên cứu về việc làm đầu tiên kể từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng (1986). Các tác giả đã tập trung vào trình bày tổng quát về phương pháp luận và phương pháp tiếp cận về chính sách lao động việc làm. Làm rõ thực trạng vấn đề việc làm tại Việt Nam trong những năm cuối của thế kỷ 20. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng về chính sách việc làm trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Tác giả Đồng Văn Tuấn trong nghiên cứu về “Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên” thực hiện trong các năm 2010 và 2011 cho thấy mặc dù địa bàn nghiên cứu là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc song vẫn mang những đặc điểm chung của thực trạng lao động việc làm ở nước ta hiện nay. Qua nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật và giới tính của người lao động có vai trò hết sức quan trọng 6 trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung cũng như mỗi địa phương nói riêng. Mặc dù giáp ranh với Hà Nội song trình độ văn hoá của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên nhìn chung còn thấp. Lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ thấp, 22,6%. Trong đó phần lớn là lao động nam giới. Điều đó hạn chế rất lớn đến khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Trong khi đó, một tín hiệu đáng mừng là lực lượng lao động đã được đào tạo ở Thái Nguyên lại tăng lên với tốc độ khá nhanh, năm 2009 lao động đã qua đào tạo chiếm 19,3% thì đến năm 2011 đã tăng lên 25,5% và sẽ còn tăng lên trong những năm tiếp theo. Điều này do hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề được quan tâm phát triển mạnh. Tuy nhiên, những người được qua đào tạo chủ yếu làm việc ở các khu vực đô thị, do đó tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo là rất thấp, điều đó hạn chế rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Liên quan đến các ngành nghề, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lực lượng lao động tại khu vực nông thôn tham gia vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm một tỷ lệ rất lớn là 75,5%. Các lĩnh vực khác như tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm 24,33%. Điều đó thể hiện tại khu vực nông thôn sản xuất thuần nông vẫn là chính, các hoạt động phi nông nghiệp kém phát triển. Chúng ta đều biết rằng, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, sản xuất mang tính thuần nông sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu việc làm mang tính phổ biến. Trong toàn bộ thời gian lao động thì thời gian dành cho trồng trọt tại khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ là 49,1%. Điều này làm cho hiện tượng thiếu việc làm thời vụ càng trở nên gay gắt hơn. Cũng theo tác giả, muốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thì nhất thiết phải hạn chế tính thời vụ, phát triển các ngành phi nông nghiệp, phân bổ lại lao động nông thôn vào các ngành một cách hợp lý. Xét ở góc độ giới tính, qua nghiên cứu của mình, tác giả cũng cho thấy, phụ nữ có vai trò to lớn trong các hoạt động kinh tế xã hội ở nông thôn. Có thể họ không giữ vai trò là người chủ gia đình nhưng họ là những người tham gia trực tiếp nhiều nhất vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông thôn. Hiệu quả của sản xuất 7 nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động nữ. Tỷ lệ nữ trong lao động nông thôn của tỉnh Thái Nguyên thấp hơn là hậu quả của hiện tượng tăng dân số không cân đối trong những năm gần đây. Một số nơi vẫn còn tồn tại của tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ nên tỷ lệ nam sinh ra lớn hơn so với nữ giới (51,3% so với 49,25%). Tuy nhiên, vai trò của lao động nữ trong nông thôn là rất to lớn, điều đó đòi hỏi cần phải có chính sách bồi dưỡng lao động nữ hợp lý nhằm tăng cường vai trò của họ trong phát triển kinh tế nông thôn. Nhóm nghiên cứu về việc làm của thanh niên Đối với vấn đề việc làm của thanh niên, trong thời gian vừa qua cũng đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị liên quan đến lao động việc làm tại khu vực Hà Nội và các khu vực lân cận. Tác giả Nguyễn Đức Hoàn trong nghiên cứu Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nôi (Nghiên cứu tại Quận Đống Đa - Hà Nội) đã đưa ra một số kết quả như sau: Trình độ học vấn của số thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội phần lớn chỉ học hết THPT và THCS thậm chí là Tiểu học. Do hạn chế về trình độ học vấn nên họ không có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho mình. Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao thanh niên lại làm các công việc đó thì kết quả cho thấy có 35% số người được hỏi cho rằng họ đi làm vì không mất nhiều tiền vốn. Lý do tiếp theo là không tìm được việc khác chiếm tỷ lệ 32%, không đòi hòi chuyên môn tay nghề cao là 18%, phù hợp với bản thân là 14% và lý do khác là 6%. Từ đây có thể thấy được thực tế là các bạn thanh niên tự do luôn ở vị trí yếu thế trong thị trường lao động, luôn bị động và chịu sự tác động của yếu tố ngoại cảnh. Loại công việc quy định nơi làm việc của thanh niên lao đông tự do. Kết quả điều tra của đề tài cho thấy có tới 57,3% các bạn thanh niên làm việc trên đường phố vì công việc chủ yếu là đánh giày, hát rong, bán hàng rong thu mua phế liệu, bốc vác thuê. Tiếp đến cửa hàng của nhà chủ cũng là nơi làm việc của khá đông thanh niên lao động tự do (chiếm 24%). Ngoài ra còn một số nơi làm việc khác nữa của thanh niên lao động tự do như: bến xe, bến tàu, gầm cầu… nhưng nhìn chung nơi làm việc của các bạn thanh niên là ở ngoài trời và không cố định. Cũng qua khảo sát cho thấy phần lớn thời gian làm công việc hiện tại của thanh niên lao động tự do là từ ba tháng đến dưới một năm chiếm 54%, từ một năm 8 trở lên chiếm 28,7%, ngoài ra còn có 17,3% các bạn thanh niên đang làm việc hiện tại dưới ba tháng. Bên cạnh đó, thời gian làm việc trong ngày của thanh niên lao động tự do chủ yếu là trên 8 giờ/ ngày (chiếm 69%, từ 6-8 giờ/ngày chiếm 19% và chỉ có 2% làm việc dưới 6 giờ/ngày). Kết quả điều tra về thu nhập của thanh niên lao động tự do tuy rằng rất khó có thể khách quan và chính xác nhưng nhìn chung qua khảo sát của đề tài cho thấy có tới 51,3% số thanh niên có thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng, 43,3% thanh niên có thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng, vẫn còn 4,7% số thanh niên có thu nhập 1-2 triệu đồng/tháng và chỉ có sự 0,7% kiếm được dưới 1 triệu đồng/tháng. Tuy vậy thì nhìn chung mức thu nhập này có cao hơn so với ở quê. Chính vì ở nhà không có hoặc có thu nhập thấp đã là một trong những yếu tố thúc đẩy thanh niên ra đô thị tìm kiếm việc làm. Còn tác giả Vũ Thị Huệ trong nghiên cứu: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hội học: thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu trường hợp Khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã đưa ra nhiều kết quả đáng chú ý: Thứ nhất: Tỷ lệ sinh viên Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ra trường đã có việc làm đạt 100%, trong đó có tới một nửa trong mẫu khảo sát tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Cũng có tới gần một nửa (48,5%) số người tham gia nghiên cứu tìm được công việc rất phù hợp và phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Thu nhập tương đối ổn định, 55% số sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm có mức từ 3 đến dưới 6 triệu trên một tháng. Số sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được công việc theo đánh giá của họ là rất ổn định và ổn định chiếm 67,5%. Thứ hai: Kháo sát cho thấy sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm hiện nay phân bố trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là làm trong khu vực nhà nước, sau đó là tư nhân và các công ty cổ phần. Thứ ba: Khoảng cách giữa ngành nghề được đào tạo và yêu cầu thực tế của việc làm chính là tầm quan trọng và khả năng đáp ứng các kĩ năng mềm theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. 9 Thứ tư: Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chủ yếu là nguồn thông tin hỗ trợ mà phần nhiều là từ phía bố mẹ, người thân trong gia đình. Làm thêm cũng có những ảnh hưởng nhất định trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Thứ năm: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp trước hết nằm ở đánh giá chương trình đào tạo cần sát với yêu cầu của công việc và việc phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Bên cạnh đó, một điểm cần chú ý là về chất lượng giảng viên của khoa cần đổi mới hơn nữa trong phương pháp dạy, cần sinh động, thu hút nhiều hơn nữa cũng như việc thường xuyên khảo sát ý kiến của người học để biết được những đánh giá, nhận xét đồng thời nắm được những yêu cầu, đòi hỏi của sinh viên trong quá trình truyền tải nội dung kiến thức. Cuối cùng là về phía nhà tuyển dụng nhận được rất nhiều sự quan tâm trong ý kiến lựa chọn của các bạn sinh viên đã tốt nghiệp. Nhà tuyển dụng cần theo sát thực tế hơn nữa ở chỗ kết hợp ngay từ công tác xây dựng đào tạo trong nhà trường đến việc thường xuyên tạo điều kiện để thực hành, thực tập cho đến vấn đề cam kết tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các cuốn sách về việc làm hoặc các bài viết về việc làm đăng tải trên các tạp chí, báo điện tử và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Bên cạnh các công trình khoa học đã được công bố và nhận được phản hồi tích cực từ phía giới nghiên cứu còn xuất hiện rất nhiều cuốn sách nói về vấn đề lao động việc làm nói chung và lao động việc làm của thanh niên nông thôn nói riêng hoặc những bài viết có liên quan đăng tải trên các tạp chí và phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian vừa qua. Trong cuốn sách “Định hướng nghề nghiệp và việc làm” Tổng cục dạy nghề, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2004 đã khái quát về nghề nghiệp và việc làm, mối quan hệ giữa việc làm, nghề nghiệp và tương lai, nghề nghiệp và sự thành đạt. Tiếp đó, để lựa chọn nghề nghiệp thì cần phải căn cứ vào năng lực, kỹ năng, tính cách, tinh thần, trách nhiệm, sự thích thú các nhu cầu. Ngoài ra phải rèn luyện cho 10 mình các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, nghe, nói và cả kỹ năng tư duy và các kỹ năng sống trong cộng đồng. Cuốn sách cũng trình bày rất cụ thể, chi tiết về vấn đề việc làm, các ngành nghề đang tăng trưởng ở Việt Nam, sự liên hệ giữa bản thân và công việc, những nguồn cung cấp thông tin có được việc làm như trung tâm giới thiệu việc làm, báo chí ,internet, phát thanh, truyền hình, hội chợ việc làm, bạn bè và người thân, những người sử dụng lao động, các trường cơ sở đào tạo, quảng cáo cá nhân. Cùng với đó, các hoạt động hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cũng được trình bày rất cụ thể, chi tiết. Bàn về “Vấn đề việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007), tác giả Vũ Thị Mai nêu thực trạng việc làm của người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa và các giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Theo tác giả, người lao động muốn có việc làm phù hợp, thu nhập cao thì đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư sức lao động của mình để được đào tạo, trau dồi kiến thức, phát triển và nắm vững một nghề nghiệp nhất định - Đây là điều kiện cần thiết cho người lao động khi tham gia vào thị trường lao động. Tác giả Triệu Thị Trinh - Trường Đại học Lao động - Xã hội trong bài viết “Vấn đề lao động việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay. Thực trạng và giải pháp” đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng đã đưa ra những con số thực tế về tình hình lao động việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay. Mặc dù đã có sự nỗ lực của cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền song tại nhiều vùng nông thôn, tình trạng thiếu việc làm vẫn diễn ra khá phổ biến, không ít thanh niên nông thôn chơi bời, lêu lổng sa vào cờ bạc, rượu chè, nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác. Đây là nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao về các tệ nạn xã hội. Do thiếu việc làm, nhiều thanh niên đã ra thành phố, đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm kế mưu sinh. Tuy nhiên, đại đa số việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ học vấn hạn chế, quan hệ xã hội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng các tư liệu lao động hiện đại nên họ chỉ có thể làm được những công việc giản đơn theo vụ việc với mức lương thấp, đời sống khó khăn, tạm bợ... Qua một số điều tra xã hội học về 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Bảy (2015), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (số 4), tr.12-13. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo điều tra Lao động - Việc làm năm 2014, 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bản tin thị trường lao động quý II/2015, Viện Khoa học Lao động và xã hội. 4. Công đoàn Công thương ViệtNam, TPP, việc làm, đời sống người lao động (2015), Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. 5. Cục Thống kê TP.Hà Nội (2014), Báo cáo dân số và lao động năm 2014. 6. Cục Thống kê TP.Hà Nội (2015), Niên giám Thống kê Hà Nội năm 2014. 7. Nguyễn Hữu Dũng (2006), Nghiên cứu thực trạng thu nhâp, đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu cộng đồng và lợi ích quốc gia, Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 8. Đảng bộ xã Cao Dương (2015), Báo cáo kết quả nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Cao Dương lần thứ XXI, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 -2020, xã Cao Dương, Huyện Thanh Oai, Hà Nội. 9. Đảng bộ thị trấn Kim Bài (2015), Báo cáo kết quả nghị quyết đại hội Đảng bộ thị trấn Kim Bài lần thứ IV, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 2020, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 10. Nguyễn Đức Hoàn (2011), Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội ( Nghiên cứu tại quận Đống Đa, Hà Nội). 11. Hội đồng nhân dân xã Cao Dương (2015), Báo cáo kỳ họp thứ XII Hội đồng nhân dân xã Cao Dương - Huyện Thanh Oai nhiệm kỳ 2011 - 2016, xã Cao Dương, Huyện Thanh Oai, Hà Nội. 12. Huyện Đoàn Thanh Oai (2014), Báo cáo kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi huyện Thanh Oai năm 2014; phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Thanh Oai, Hà Nội. 12 13. Vũ Thị Mai (2007), Vấn đề việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. 15. Kim Oanh, Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, Báo Nhân dân ra ngày 31/10/2015. 16. Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội Huyện Thanh Oai (2014), Báo cáo kết quả thực hiện chính sách pháp luật tạo việc làm gắn với đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Thanh Oai giai đoạn 2009 - 2013, Thanh Oai, Hà Nội. 17. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Luật Lao động nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. 18. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp 2013. 19. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Thanh niên. 20. Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ, quy định hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng. 21. Tổng cục dạy nghề (2004), Định hướng nghề nghiệp và việc làm, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 22. Tổ chức Lao động quốc tế (2006), Tài liệu hướng dẫn Tăng cường triển vọng việc làm cho nam và nữ thanh niên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). 23. Từ điển xã hội học Oxford (2012), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Triệu Thị Trinh (2014), Vấn đề lao động việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay. Thực trạng và giải pháp. Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TB & XH. 25. Đồng Văn Tuấn (2011) Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. 26. Ủy ban nhân dân Huyện Thanh Oai (2014), Báo cáo tình hình thực hiện quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Oai năm 2014. 27. Uỷ ban nhân dân Huyện Thanh Oai (2016), Báo cáo tổng kết năm 2015. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất