Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng vay tín dụng phi chính thức ở huyện vị thủy - tỉnh hậu giang...

Tài liệu Thực trạng vay tín dụng phi chính thức ở huyện vị thủy - tỉnh hậu giang

.PDF
98
274
128

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ DIỄM KIỀU THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Ở HUYỆN VỊ THỦY - TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số ngành: 52620115 Cần Thơ, 08 - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ DIỄM KIỀU MSSV: 4114686 THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Ở HUYỆN VỊ THỦY – TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế Nông Nghiệp Mã số ngành: 52620115 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.,TS. LÊ KHƢƠNG NINH Cần Thơ, 08 – 2014 LỜI CẢM TẠ Sau 3 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Cần Thơ, được sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô trong trường, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, với những kiến thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến: Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình chỉ dạy truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Lê Khương Ninh. Thầy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt luận văn này. Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, quý cô chú, anh chị ở Phòng Nông Nghiệp huyện Vị Thủy và Ban lãnh đạo, quý cô chú, anh chị ở Phòng Tài chính – Kế toán của Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý nông hộ ở huyện Vị Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin để giúp em hoàn thành tốt luận văn. Em xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt quá trình em làm luận văn. Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, quý cô chú, anh chị tại Phòng Nông Nghiệp và Phòng Tài chính – Kế toán huyện Vị Thủy, quý nông hộ ở huyện Vị Thủy cùng với gia đình và bạn bè được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành công trong công việc. Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Diễm Kiều i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu này do tôi thực hiện, các số liệu thu thập, kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Diễm Kiều ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Ngày ... tháng ... năm 2014 Thủ trƣởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ------ Họ và tên giáo viên hướng dẫn: LÊ KHƢƠNG NINH  Học vị: Phó giáo sƣ, Tiến sĩ.  Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ.  Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ DIỄM KIỀU  Mã số sinh viên: 4114686  Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp  Tên đề tài: “Thực trạng vay tín dụng phi chính thức ở huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang”. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài so với chuyên ngành đào tạo.......................................... ......................................................................................................................................... 2. Về hình thức .............................................................................................................. ......................................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài...................................... ......................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ............................................ ......................................................................................................................................... 5. Nội dung và kết quả đạt được ................................................................................. ......................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác ..................................................................................................... ......................................................................................................................................... 7. Kết luận ............................................................................................. ............................................................................................................. Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Người nhận xét iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ------ Họ và tên giáo viên phản biện: .............................................................................  Học vị: ......................................................................................................................  Chuyên ngành: ........................................................................................................  Cơ quan công tác: ...................................................................................................  Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ DIỄM KIỀU  Mã số sinh viên: 4114686  Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp  Tên đề tài: “Thực trạng vay tín dụng phi chính thức ở huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang”. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài so với chuyên ngành đào tạo.......................................... ......................................................................................................................................... 2. Về hình thức .............................................................................................................. ......................................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài...................................... ......................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ............................................ ......................................................................................................................................... 5. Nội dung và kết quả đạt được ................................................................................. ......................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác ..................................................................................................... ......................................................................................................................................... 7. Kết luận ............................................................................................. ............................................................................................................. Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Người nhận xét v MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ .................................................................... GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH ..................................................................3 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................3 1.3.2 Giả thuyết cần kiểm định ............................................................................3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................3 1.4.1 Phạm vi không gian .....................................................................................3 1.4.2 Phạm vi thời gian .........................................................................................3 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3 1.4.4 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................4 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...........................................................................4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................................................8 2.1.1 Khái niệm nông hộ.......................................................................................8 2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp...................................8 2.1.3 Khái niệm tín dụng và thị trường tín dụng phi chính thức .....................9 2.1.4 Một số đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn ............................ 15 2.1.5 Chi phí giao dịch ....................................................................................... 17 2.1.6 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ................................................ lượng tiền vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ ............................... 17 2.1.7 Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 22 vi 2.2 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .............................................................. 24 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 24 2.2.2 Phương pháp thu thập số.......................................................................... 25 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 25 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỊ TRƢỜNG TÍN DỤNG Ở HUYỆN VỊ THỦY - TỈNH HẬU GIANG 3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VỊ THỦY – TỈNH HẬU GIANG ........ 27 3.1.1 Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang .................................................................. 27 3.1.2 Giới thiệu về huyện Vị Thủy ................................................................... 31 3.2 TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG TÍN DỤNG .............................................. Ở HUYỆN VỊ THỦY ....................................................................................... 36 3.2.1 Tín dụng chính thức.................................................................................. 37 3.2.3 Tín dụng phi chính thức ........................................................................... 38 3.2.2 Tín dụng bán chính thức .......................................................................... 38 CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Ở HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ...................................................................... 40 4.1.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo địa bàn ..................................................... 40 4.1.2 Đặc điểm của các nông hộ trong mẫu khảo sát ..................................... 40 4.1.3 Diện tích đất và thu nhập của nông hộ trong mẫu khảo sát................. 44 4.1.4 Tình hình giao thông c ủa các nông hộ ................................................... 47 4.1.5 Tình hình sử dụng các tiện nghi của nông hộ........................................ 49 4.1.6 Các mối quan hệ trong xã hội của nông hộ ........................................... 49 4.1.7 Những rủi ro thường gặp của các nông hộ ............................................ 51 4.2 THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC ........................ Ở HUYỆN VỊ THỦY - TỈNH HẬU G IANG .............................................. 52 4.2.1 Tình hình vay vốn phi chính thức của ......................................................... các nông hộ ở huyện Vị Thủy ........................................................................... 52 vii 4.2.2 Nguyên nhân nông hộ vay tín dụng phi chính thức................................... ở huyện Vị Thủy ................................................................................................. 59 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG......................................... ĐẾN LƢỢNG TIỀN VAY CỦA CÁC NÔNG HỘ TỪ................................. NGUỒN TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC ................................................. 62 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ NHƢỢC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT G IẢI PHÁP .............................................................. 68 5.1.1 Những thuận lợi của vay tín dụng phi chính thức .................................68 5.1.2 Những khó khăn của vay tín dụng phi chính thức ................................ 68 5.2 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ............... NHƢỢC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC ......................... 69 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN.................................................................................................. 72 6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 72 6.2.1 Đối với Nhà nước ..................................................................................... 72 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương ............................................................ 73 6.2.3 Đối với người vay và người cho vay ...................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 75 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 78 viii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập của mô hình và kỳ vọng ...................... 23 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế của tỉnh Hậu Giang ....................... từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 .......................................................... 29 Bảng 3.2: Tình hình dân số của huyện Vị Thủy từ năm 2013 ...................... 32 Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế của huyện Vị Thủy........................ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 .......................................................... 34 Bảng 3.4: Các chỉ tiêu văn hóa xã hội của huyện Vị Thủy từ ........................... năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................. 36 Bảng 4.1: Phân bố tỷ trọng xã trong các mẫu điều tra ................................... 40 Bảng 4.2: Giới tính của chủ hộ ......................................................................... 41 Bảng 4.3: Dân tộc của chủ hộ ........................................................................... 41 Bảng 4.4: Độ tuổi và thâm niên trong nghề trồng lúa của các nông hộ ....... 42 Bảng 4.5: Trình độ học vấn của chủ hộ. .......................................................... 43 Bảng 4.6: Đặc điểm nhân khẩu của nông hộ................................................... 44 Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về tài sản và thu nhập của nông hộ ........................... 46 Bảng 4.8: Tình hình giao thông của các nông hộ ........................................... 48 Bảng 4.9: Tiện nghi của các nông hộ ............................................................... 49 Bảng 4.10: Mối quan hệ của các nông hộ trong xã hội ................................. 50 Bảng 4.11: Những rủi ro thường gặp nhất trong sản xuất và ............................. sinh hoạt của các nông hộ huyện Vị Thủy ...................................................... 51 Bảng 4.12: Tình hình tham gia tín dụng nông thôn của huyện Vị Thủy ..... 52 Bảng 4.13: Thông tin tín dụng của nông hộ .................................................... 53 Bảng 4.14: Tổng số lần vay vốn từ các loại hình tín dụng khác nhau .............. tính đến cuối năm 2013...................................................................................... 54 Bảng 4.15: Lãi suất cụ thể của từng loại hình tín dụng phi chính thức ....... 57 Bảng 4.16: Nguyên nhân các nông hộ không tiếp cận........................................ được với nguồn vốn tín dụng chính thức ......................................................... 60 ix Bảng 4.17: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến ............................... lượng tiền vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ .................................... ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang từ mô hì nh Tobit. .................................... 63 x DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh Hậu Giang từ.................................... năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................. 30 Hình 3.2: Bản đồ hành chính huyện Vị Thủy – tỉnh Hậu Giang .................. 31 Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của huyện Vị Thủy - tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 .......................................................... 35 Hình 4.1: Cơ cấu nghề nghiệp chính của chủ hộ ............................................ 42 Hình 4.2: Tình hình đất nông nghiệp của các nông hộ. ................................. 46 Hình 4.3: Tình hình tín dụng phi chính thức của................................................. các nông hộ ở huyện Vị Thủy ........................................................................... 54 Hình 4.4: Mục đích sử dụng vốn vay từ nguồn .................................................. tín dụng phi chính thức của các nông hộ. ........................................................ 58 Hình 4.5: Mức độ ưu tiên lựa chọn nguồn vốn vay của các nông hộ .......... 61 xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NHTM Ngân hàng thương mại NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN&PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn TCTD Tổ chức tín dụng xii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nông nghiệp là ngành tiềm ẩn lượng cầu về vốn rất lớn cho việc trang trải các khoản chi phí về đất, giống, vật tư,... Thế nhưng, khu vực tín dụng chính thức lại chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu vốn ấy. Mặc dù được xác định là đối tượng cho vay chủ yếu của các tổ chức tín dụng chính thức nhưng nhiều người dân nông thôn (đặc biệt là các hộ nghèo vùng sâu vùng xa) vẫn chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn này. Nguyên nhân đến từ hai phía: Thứ nhất, người cho vay sàn lọc khách hàng khắt khe do lo sợ rủi ro không thu hồi được vốn và lãi, thứ hai người đi vay e ngại thủ tục phức tạp, chi phí giao dịch cao, tài sản thế chấp lớn,... Trước thực trạng trên, đòi hỏi người nông dân phải tìm đến một nguồn cung vốn khác có thể kịp thời cung cấp vốn cho quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như trang trải các nhu cầu đột xuất như ma chay, bệnh tật,... Vì thế, một thực trạng dễ thấy là người dân ngày càng bị lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức. Phạm và Izumida (2002) chỉ ra rằng hơn 30% hộ nông dân không thể vay từ người cho vay chính thức, khả năng khó tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức đã làm cho các nông hộ phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào nguồn tín dụng phi chính thức. Thị trường này đem đến cho người dân những thuận lợi nhất định, nó như một cứu cánh đối với các nông hộ. Bởi thị trường này thường tồn tại dưới các loại hình gần gũi, quen thuộc với người dân nên tương đối dễ tiếp cận. Điều đó rất phù hợp với tâm lý của các nông hộ là ngại thủ tục, giấy tờ phức tạp hoặc họ tự thấy mình không đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu trên thị trường tín dụng chính thức nên đa phần họ thường lựa chọn vay từ nguồn phi chính thức để bổ sung vốn cho sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng. Bên cạnh đó, chi phí giao dịch trên thị trường này khá thấp và hình thức tồn tại rất đa dạng nên dễ dàng cho việc lựa chọn của người dân. Đặc biệt, khi cần vốn trong những tình huống cấp bách mà khu vực chính thức chưa kịp đáp ứng, nông hộ có thể tìm đến tín dụng phi chính thức như: vay bạn bè, người thân, vay nóng, hụi,... Vì thế, tín dụng phi chính thức đã gắn liền với đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân nông thôn. Theo Barslund và Tarp (2008), ở Việt Nam có đến 36% số giao dịch tín dụng ở nông thôn là phi chính thức, đặc biệt ở Phú Thọ, tín dụng phi chính thức chiếm đến 50% tổng số giao dịch và ở Hà Tây (cũ) con số này là 48% (Lê Khương Ninh, 2011). Thực tế cho thấy, hai thị trường này vẫn luôn tồn tại song song, và tín dụng phi chính thức luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất của các nông hộ. 1 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế trên thị trường này, gây không ít bất lợi cho các nông hộ. Bởi loại hình này vẫn chưa được hoạt động công khai hoàn toàn, giao dịch được thực hiện chủ yếu thông qua các mối quan hệ quen biết và đặc biệt lãi suất trên thị trường này cao hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay của tín dụng chính thức, gây áp lực không nhỏ cho người dân khi đến hạn thanh toán. Vì thế, nông hộ còn gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia vào thị trường tín dụng phi chính thức. Thế nhưng, trước hiện trạng tiếp cận tín dụng chính thức còn nhiều hạn chế, không thể phủ nhận hết vai trò quan trọng của nguồn cung vốn này trong sản xuất nông nghiệp cũng như tiêu dùng của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn. Mặc dù lãi suất cao nhưng người dân không thể không tìm đến tín dụng phi chính thức khi túng thiếu hoặc cuộc sống gặp sự cố bất thường. Do đó, tín dụng phi chính thức cần được quan tâm và phát triển đúng hướng. Một mặt là để giảm bớt gánh nặng cho khu vực tín dụng chính thức và mặt khác là để đảm bảo cho người dân có đủ nguồn vốn thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vị Thủy – Một huyện thuần nông của tỉnh Hậu Giang, có tiềm năng lớn về nông nghiệp, nhưng vẫn còn nhiều hộ có thu nhập thấp thiếu vốn sản xuất và cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nhu cầu vốn của người dân trong huyện là rất lớn, nhất là trên thị trường tín dụng phi chính thức. Trước thực tế trên, đề tài "Thực trạng vay tín dụng phi chính thức ở huyện Vị Thủy - Tỉnh Hậu Giang" là rất cần thiết. Bài viết với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay được từ nguồn tín dụng phi chính thức của các nông hộ ở huyện Vị Thủy – tỉnh Hậu Giang, nhằm chỉ ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của loại hình này. Qua đó, bài viết đề ra những giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của loại hình này để nó thực sự là nguồn cung vốn hữu ích cho các nông hộ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Bài viết với mục tiêu tổng quát là phân tích thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ ở huyện Vị Thủy – tỉnh Hậu Giang, qua đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của loại hình tín dụng phi chính thức này. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau: - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình vay vốn phi chính thức của các nông hộ ở huyện Vị Thủy - tỉnh Hậu Giang. 2 - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền vay được từ nguồn phi chính thức của các nông hộ ở huyện Vị Thủy – tỉnh Hậu Giang. - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của tín dụng phi chính thức. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao tín dụng phi chính thức và tín dụng chính thức lại luôn tồn tại song song ? - Tại sao lãi suất của tín dụng phi chính thức cao hơn rất nhiều so với tín dụng chính thức mà nông hộ vẫn vay ? - Vai trò của nguồn vốn tín dụng phi chính thức đối với nông hộ như thế nào ? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ và ảnh hưởng như thế nào ? - Làm thế nào để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của tín dụng phi chính thức ? 1.3.2 Giả thuyết cần kiểm định Không có sự ảnh hưởng của các tác nhân kinh tế - xã hội đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Do địa bàn tương đối rộng, thời gian có giới hạn nên đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đây là địa phương mà các hộ chủ yếu sống bằng nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao và thị trường tín dụng phi chính thức diễn ra tương đối sôi nổi. 1.4.2 Phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp trong bài được thống kê từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Và số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 9/2014 về tình hình vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ ở huyện Vị Thủy trong năm 2013. 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đối với 122 hộ có trồng lúa được chọn để phỏng vấn một cách ngẫu nhiên từ các xã trên địa bàn huyện Vị Thủy – tỉnh Hậu Giang. 3 1.4.4 Nội dung nghiên cứu Bài viết tập trung phân tích thực trạng vay tín dụng phi chính thức ở huyện Vị Thủy - Tỉnh Hậu Giang để thấy được tình hình vay vốn phi chính thức của các nông hộ đang diễn ra như thế nào. Qua đó, bài viết xác định các nhân tố ảnh hưởng, cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lượng tiền vay được của các nông hộ để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín dụng phi chính thức. 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về hoạt động trên thị trường tín dụng phi chính thức được thực hiện ở nhiều địa phương của nước ta. Trong phạm vi giới hạn của luận văn, đề tài tham khảo một số tài liệu điển hình và có liên quan mật thiết đến vấn đề cần nghiên cứu. Tác giả Lê Khương Ninh cùng với Cao Văn Hơn (2011) đã có bài nghiên cứu về "Tín dụng thương mại: Trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang". Thông qua cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 599 nông hộ được chọn ngẫu nhiên ở đây để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ. Từ bộ số liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả đặc điểm của các nông hộ trong mẫu khảo sát cũng như thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của họ. Sau đó, tác giả tiến hành ước lượng mô hình đã xây dựng với biến phụ thuộc là số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ bằng cách sử dụng mô hình Tobit để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Kết quả phân tích cho thấy số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang phụ thuộc vào giá trị sản xuất đất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người của nông hộ, độ dài thời gian quen biết với đại lý vật tư, khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến điạ điểm kinh doanh của đại lý vật tư và thời gian sống ở địa phương của nông hộ. Nhìn vào thực tế, tác giả đề ra ra một số giải pháp nhằm làm tăng số tiền được chấp nhận cho mua chịu đối với những người có nhu cầu. Năm 2011, trong bài nghiên cứu về "Giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức ở nông thôn", tác giả Lê Khương Ninh đã đưa ra những bất lợi của người dân khi vay vốn phi chính thức, nguyên nhân chính là do hộ chưa tiếp cận được với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Bởi vì các TCTD hạn chế cho vay ở nông thôn do gặp phải chi phí giao dịch và rủi ro cao đã dẫn đến tình trạng người dân phụ thuộc ngày càng cao vào nguồn tín dụng phi chính thức mặc dù lãi suất rất cao. Để hạn chế những bất lợi từ tín dụng phi chính thức, 4 tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tín dụng phi chính thức ở nông thôn qua việc phân tích các rào cản khiến các TCTD hạn chế cho vay ở khu vực nông thôn để đề xuất giải pháp giúp người dân tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức tốt hơn. Bên cạnh đó, tác giả Phan Đình Khôi (2012) cũng đã có bài nghiên cứu về "Tín dụng chính thức và không chính thức ở ĐBSCL: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận" nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và không chính thức của các gia đình ở nông thôn ĐBSCL. Để có được kết quả ước lượng vững vàng và không chệch, tác giả đã thông qua việc ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền vay không chính thức bằng mô hình Tobit ở bước 1. Sau đó, mô hình Probit được ước tính cho phương trình tương tác của hai hình thức tín dụng bằng cách sử dụng kết quả ước lượng của tín dụng không chính thức từ mô hình Tobit. Để ước lượng cho phương trình tín dụng chính thức, mô hình Heckman hai bước được áp dụng cho hệ phương trình tương tác và tín dụng chính thức. Kết quả phân tích từ bộ số liệu sơ cấp thu thập được từ 775 hộ có tham gia thị trường tín dụng (156 hộ vay từ nguồn phi chính thức, 261 hộ vay từ nguồn chính thức và 358 vay cả hai nguồn) chỉ ra rằng sở hữu đất đai, lãi suất chính thức và thời gian cho vay không chính thức là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khoản vay không chính thức. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô bao gồm làm việc cho chính quyền địa phương, thành viên tổ vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao thông liên xã. Tác giả cho rằng, để giảm phụ thuộc vào tín dụng không chính thức và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức các nông hộ cần tích cực tham gia vào các tổ vay vốn ở địa phương. Hay tác giả Nguyễn Thị Minh Thảo (2012) cũng đã đóng góp vào công trình nghiên cứu chung với bài "Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tín dụng phi chính thức đến thu nhập nông hộ trên địa bàn huyện Hòn Đất – tỉnh Kiên Giang". Thông qua việc thu thập số liệu từ 200 hộ có tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu để thấy được sự ảnh hưởng của tín dụng phi chính thức đến thu nhập nông hộ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng phi chính thức của nông hộ, mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay trên thị trường tín dụng phi chính thức và cuối cùng tác giả sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích sự ảnh hưởng của tín dụng phi chính thức đến thu nhập của nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy biến độc lập chi tiêu, khoảng cách địa lý, thu nhập, tổng tài sản đều có ý nghĩa với biến phụ thuộc khả năng tiếp cận vốn vay và lượng tiền vay, cho 5 thấy tác động của các biến này đối với 2 mô hình là rất lớn. Bên cạnh đó, lượng tiền vay phi chính thức còn bị ảnh hưởng bởi số tiền vay ngân hàng. Từ đó, bài viết đề ra những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ và hạn chế những ảnh hưởng chưa tốt của tín dụng phi chính thức. Không thể không nhắc đến, tác giả Lâm Chí Dũng (2005) với bài "Tín dụng phi chính thức ở nông thôn miền Trung qua một cuộc khảo sát nhận định và giải pháp". Tác giả đã thu thập số liệu của 334 nông hộ ở các tỉnh miền Trung, trong đó 23,1% trả lời có vay vốn từ kênh phi chính thức với số vốn vay bình quân là 3.080,9 nghìn đồng/hộ. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích. Kết quả cho thấy thị trường tín dụng phi chính thức ở địa phương này hoạt động khá sôi nổi với các loại hình đa dạng như hụi, mượn, mua chịu, vay nóng, vay nông sản non, vay bình thường, vay người thân. Trong đó, vay nóng chiếm tỷ trọng cao nhất. Về lãi suất, nhiều người trả lời không thể xác định được vì tùy thuộc vào từng loại hình và đối tượng cho vay mà người cho vay áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Văn Út (2013) đã thực hiện bài nghiên cứu "Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Thới Lai – Thành phố Cần Thơ". Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng Probit để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn phi chính thức của các nông hộ thông qua bộ số liệu thu thập được từ 80 hộ trên địa bàn 4 xã Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận của huyện Thới Lai. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của các nông hộ bao gồm: giới tính, học vấn, mức độ quen biết, nghề nghiệp nông hộ và khoảng cách ngân hàng. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hạn chế vay tín dụng phi chính thức ở khu vực nông thôn huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ. Một công trình nghiên cứu khác của tác giả Lê Khương Ninh và Nguyễn Thị Ánh Mai (2011) về "Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu". Số liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn 350 hộ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở Bạc Liêu. Sau đó, tác giả dùng mô hình Tobit để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của các nông hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Kết quả phân tích cho thấy lượng tiền vay chịu ảnh hưởng bởi diện tích nuôi tôm, trình độ học vấn, địa vị xã hội và số tổ chức tín dụng mà hộ nuôi tôm có thể tiếp cận để vay. Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp giúp các hộ nuôi tôm vượt qua khó khăn gặp phải. Bài viết của Barslund and Tarp "Formal and Informal Rural Credit in Four Provinces of Vietnam" năm 2003, thông qua một cuộc khảo sát 932 hộ 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng