Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và xu hướng cán cân...

Tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân

.PDF
133
262
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI........................................................................................................ 1 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3 Phần 1: Khái quát lý thuyết về cán cân thanh toán ..................................................... 4 1.1) Định nghĩa Cán cân thanh toán ............................................................................. 4 1.2) Các thành phần của Cán cân thanh toán .............................................................. 4 1.2.1) Tài khoản vãng lai (Current Account - CA) ......................................................... 4 1.2.2) Tài khoản vốn (Capital Account - K).................................................................... 5 1.2.3) Sai số thống kê (OM)............................................................................................ 6 1.2.4) Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance - OFB)........................ 6 1.2.5) Cán cân cơ bản (Basic Balance - BB) .................................................................. 6 1.2.6) Cán cân tổng thể (Overall Balance - OB)............................................................. 7 1.2.7) Cách ghi chép mới của Cán cân thanh toán ........................................................ 7 1.3) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán.................................................. 8 1.3.1) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai..................................... 8 1.3.2) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn............................................. 9 Phần 2: Thực trạng cán cân thanh toán ở VN và một số quốc gia trên thế giới ....... 10 2.1) Thực trạng cán cân thanh toán ở một số quốc gia trên thế giới ......................... 90 2.1.1) Thực trạng CCTT ở Mexico năm 1994............................................................... 90 2.1.2) Thực trạng CCTT ở Thái Lan 1997................................................................... 94 2.1.3) Thực trạng CCTT ở Argentina 2002 .................................................................. 98 2.2) Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam ........................................................ 10 2.2.1) Cán cân tài khoản vãng lai................................................................................. 10 2.2.1.1) Cán cân thương mại ......................................................................................... 12 2.2.1.2) Cán cân dịch vụ................................................................................................ 17 2.2.1.3) Cán cân thu nhập ............................................................................................. 18 2.2.1.4) Chuyển giao đơn phương.................................................................................. 19 2.2.2) Cán cân tài khoản vốn........................................................................................ 20 2.2.2.1) Mức độ các luồng vốn vào ............................................................................... 20 2.2.2.2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................................................. 24 2.2.2.3) Đầu tư gián tiếp nước ngoài ............................................................................. 26 2.2.2.4) Vay nợ trung và dài hạn ................................................................................... 28 2.2.2.5) Vay thương mại ................................................................................................ 30 2.2.3) Nhận xét Cán cân thanh toán của VN: ............................................................. 31 2.3) Thực trạng các nhân tố tác động đến CCTT ở VN ............................................. 33 2.3.1) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai.................................... 33 2.3.1.1) Lạm phát .......................................................................................................... 33 2.3.1.2) Thu nhập quốc dân ........................................................................................... 35 2.3.1.3) Tỷ giá hối đoái ................................................................................................. 36 2.3.1.4) Các biện pháp hạn chế của Chính Phủ ............................................................. 37 2.3.1.5) Phân tích hồi qui: xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi của xuất khẩu, nhập khẩu của VN và sự thay đổi của tỷ giá, thu nhập quốc dân ............................................ 37 2.3.2) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn........................................... 39 2.3.2.1) Các biện pháp kiểm soát vốn ............................................................................ 39 2.3.2.2) Tỉ giá hối đoái:................................................................................................. 42 2.3.2.3) Tự do hóa tài chính........................................................................................... 44 Phần 3: Dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai và xu hướng cán cân vốn của VN ................................................................... 47 3.1) Khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai của VN ................................. 47 3.1.1) Lý thuyết về khả năng chịu đựng thâm hụt của tài khoản vãng lai ................. 109 3.1.2) Khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai của VN................................. 47 3.1.2.1) Nhận xét các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam ..................................................................................................... 47 3.1.2.2) Áp dụng mô hình của Jaime de Pines................................................................ 51 3.2) Xu hướng cán cân vốn.......................................................................................... 56 3.2.1) Mục tiêu tăng trưởng.......................................................................................... 56 3.2.2) Hệ số ICOR ........................................................................................................ 57 3.2.3) Khả năng tài trợ trong nước............................................................................... 59 3.2.4) Nợ vay trung và dài hạn ..................................................................................... 59 3.2.5) Dòng vốn FDI .................................................................................................... 61 Phần 4: Các biện pháp cải thiện cán cân thanh toán của VN.................................... 66 4.1) Các biện pháp cải thiện cán cân vãng lai của VN ............................................... 66 4.2) Biện pháp thu hút các nguồn vốn: ....................................................................... 70 4.2.1) Về biện pháp thu hút FDI .................................................................................. 70 4.2.2) Về vay trung và dài hạn...................................................................................... 73 4.2.3) Dòng vốn đầu tư gián tiếp .................................................................................. 76 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 79 PHỤ LỤC 1: BẢNG CCTT CỦA VN .......................................................................... 80 PHỤ LỤC 2: Hình ........................................................................................................ 84 PHỤ LỤC 3: Thực trạng cán cân thanh toán ở một số quốc gia trên thế giới................. 90 PHỤ LỤC 4: Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VN............................................... 102 PHỤ LỤC 5: Nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai của VN ................................. 106 PHỤ LỤC 6: Lý thuyết về khả năng chịu đựng thâm hụt của tài khoản vãng lai ......... 109 PHỤ LỤC 7: CÁCH VIẾT CCTT MỚI...................................................................... 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 125 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cán cân thương mại và CCVL của Thái Lan.................................................. 21 Bảng 2.2: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 so với năm 2008.......................................................................................................... 35 Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thâm hụt tài khoản vãng lai, tài khoản vốn..... 56 Bảng 2.4: Cấu thành của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. ................................. 57 Bảng 2.5: Dòng vốn đầu tư gián tiếp 2005 – 2008 ......................................................... 60 Bảng 2.6: Bảng vay nợ trung và dài hạn ........................................................................ 61 Bảng 2.7 : Dữ liệu ........................................................................................................ 73 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu về nợ nước ngoài của VN ........................................................... 91 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu về dự trữ ngoại tệ ....................................................................... 95 Bảng 3.3: Số liệu tính toán cho mô hình của Jaime de Pines ......................................... 99 Bảng 3.4: Tính dt đến năm 2008 .................................................................................. 101 Bảng 3.5: Tính dt đến năm 2020 ................................................................................. 102 Bảng 3.6: Dự báo cán cân vãng lai VN của IMF đến năm 2015 ................................... 103 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Cán cân vãng lai và cán cân vốn của Mexico.................................................. 84 Hình 2.2: Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Mexico....................................................... 84 Hình 2.3: Dự trữ ngoại tệ của Mexico ........................................................................... 84 Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan........................................................... 85 Hình 2.5: Tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Thái Lan................................................. 85 Hình 2.6: Nợ nước ngoài của Thái Lan .......................................................................... 85 Hình 2.7: Cán cân vãng lai của một số nước châu Á ..................................................... 10 Hình 2.8: Tài khoản vãng lai của Việt Nam từ năm 1995-2011...................................... 11 Hình 2.9: XK, NK và cán cân thương mại của VN năm 1995-2011 ............................... 12 Hình 2.10: Tốc độ tăng của xuất khẩu năm 1995-2009 .................................................. 12 Hình 2.11: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từ năm 1999- 2009 .............................. 86 Hình 2.12 : Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 ................................. 86 Hình 2.13: Tốc độ tăng nhập khẩu năm 1995-2009........................................................ 13 Hình 2.14: Kim ngạch nhập khẩu một số nhóm hàng chính Q 1/2010 so với Q 1/2009 .. 14 Hình 2.15: Cán cân thương mại Việt Nam năm 1995-2011 (triệu USD)......................... 86 Hình 2.16: Cán cân dịch vụ của VN năm 1995-2009 ..................................................... 17 Hình 2.17: Cán cân thu nhập của VN năm 1995-2009 ................................................... 18 Hình 2.18: Chuyển giao đơn phương của VN năm 1995-2009 ....................................... 19 Hình 2.19: Lượng kiều hối chính thức chuyển về VN năm 1995-2009 ........................... 19 Hình 2.20: Tổng đầu tư của VN (% của GDP) ............................................................... 87 Hình 2.21: Tổng tiết kiệm trong nước (% của GDP) ...................................................... 87 Hình 2.22: Tổng tiết kiệm quốc gia (% của GDP).......................................................... 88 Hình 2.23: Cán cân tài chính của Chính phủ (% của GDP) ............................................ 88 Hình 2.24: Cán cân vốn, 1995 – 2009............................................................................ 20 Hình 2.25: Cán cân vốn Việt Nam từ 2002 – 2005......................................................... 22 Hình 2.26: Cán cân vốn của Việt Nam từ 2005 – 2008 .................................................. 23 Hình 2.27: Cấu thành của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam................................. 25 Hình 2.28: Vay nợ trung và dài hạn ròng của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 ............. 28 Hình 2.29: Giải ngân vốn vay ODA trong tổng giải ngân nguồn vay trung và dài hạn.... 29 Hình 2.30: Vay thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995- 2006 ................................... 30 Hình 2.31: Nguồn vốn ròng ngắn hạn ( 1995- 2008) ...................................................... 30 Hình 2.32: Cán cân vãng lai và cán cân vốn của VN năm 1995-2009............................. 32 Hình 2.33: Cán cân tổng thể của VN năm 1995-2009 .................................................... 32 Hình 2.34: Tổng dự trữ của VN năm 1995-2009............................................................ 33 Hình 2.35: Tổng dự trữ trên nợ ngắn hạn ....................................................................... 88 Hình 2.36: CPI của VN năm 1995-2009 .................................................................................34 Hình 2.37: Tổng thu nhập quốc gia của VN .................................................................. 89 Hình 2.38: Thay đổi GDP năm 1995-2009..................................................................... 89 Hình 2.39: Mối quan hệ giữa REER và tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu và cán cân thương mại của VN...................................................................................................... 36 Hình 3.1: Đầu tư và tiết kiệm của VN (% của GDP) ...................................................... 89 Hình 3.2: Các thành phần chính của cán cân vãng lai Việt Nam..................................... 49 Hình 3.3: Các thành phần chính của tài khoản vốn......................................................... 49 Hình 3.4: So sánh dt thực tế và các giá trị tính để chọn a, b phù hợp .............................. 53 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank) IMF: Qũy tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund) WB: Ngân hàng thế giới (World Bank) CCTT: Cán cân thanh toán CCVL: Cán cân vãng lai CCV: Cán cân vốn VN: Việt Nam XK: Xuất khẩu NK: Nhập khẩu FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment) ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official development assistance) -1- TÓM TẮT ĐỀ TÀI  Lý do chọn đề tài: Sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 thì Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia rất là phong phú và đa dạng bao gồm hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch…Mối quan hệ này tạo nên dòng ngoại tệ đi vào và ra khỏi đất nước, được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán quốc tế; việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng. Cán cân thanh toán sẽ là công cụ quan trọng trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và cơ chế tỉ giá, đặc biệt trong bối cảnh thâm hụt cán cân vãng lai cao và dòng vốn quốc tế suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Việc nghiên cứu và dự báo xu hướng cán cân thanh toán sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách kịp thời và hợp lý để ổn định nền kinh tế. Với mong muốn giúp cho người đọc có cái nhìn rõ hơn về cán cân thanh toán và các thành phần cấu tạo nên cán cân thanh toán, cũng như dự báo xu hướng thâm hụt cán cân vãng lai kết hợp với dự báo xu hướng cán cân vốn trong tương lai; để từ đó dự báo xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam. Do đó nhóm nghiên cứu xin giới thiệu đề tài: “ Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam”  Mục tiêu nghiên cứu: Khái quát được thực trạng tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, cán cân thanh toán trong khoảng thời gian từ 1995-2009, dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai và xu hướng cán cân vốn của VN bằng mô hình động về nợ của Jaime de Pine. Dựa trên kết quả dự báo của mô hình, đưa ra những đề xuất, khuyến nghị để duy trì thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài là bền vững. -2-  Phương pháp nghiên cứu: Bằng phương pháp định lượng dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam bằng nguồn số liệu uy tín từ IMF, WB, Tổng cục thống kê… Bằng phương pháp định tính dự báo xu hướng cán cân vốn và từ đó dự báo xu hướng cán cân thanh toán.  Nội dung nghiên cứu Dự báo xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam từ 2010-2015 thông qua dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai và dự báo xu hướng cán cân vốn.  Đóng góp của đề tài Cung cấp cho nhà điều hành một khuyến nghị để duy trì khả năng chịu thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ bền vững.  Hướng phát triển của đề tài Tìm ra mô hình có thể dự báo được xu hướng cán cân vốn. -3- LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới vừa chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với những ảnh hưởng không tốt đối với hầu hết các quốc gia. Việt Nam cũng chịu tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng này, đặc biệt là các bạn hàng thương mại của VN chịu ảnh hưởng nặng nề nên đã gây ra không ít khó khăn cho các ngành xuất nhập khẩu với sức cạnh tranh chưa cao của VN, nguồn kiều hối chuyển về nước cũng bị hạn chế hơn trước, bên cạnh đó là sự giảm sút của các dòng vốn cũng gây không ít khó khăn cho cán cân vốn của VN. Tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của VN cũng được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách nhưng vẫn chưa được cải thiện, tình hình sử dụng các nguồn vốn vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, từ đó làm cho nguồn dự trữ ngoại tệ khó được nâng cao để tạo một niềm tin an toàn cho nền kinh tế. Do vậy đề tài được thực hiện để đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về cán cân thanh toán của VN trong những năm qua, và thu thập những dự báo của các tổ chức như ADB, IMF, để từ đó nhìn nhận xu hướng CCTT của VN từ quá khứ đến tương lai. Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Những khái niệm cơ bản về CCTT Phần 2: Thực trạng CCTT và các nhân tố ảnh hưởng đến CCTT Phần 3: Những ứng dụng để nhận xét khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai và nhận định xu hướng cán cân vốn Phần 4: Những biện pháp để cải thiện cán cân vãng lai và thu hút vốn có thể áp dụng cho VN -4Phần 1: Khái quát lý thuyết về cán cân thanh toán 1.1) Định nghĩa Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế ( viết tắt là BP hay BOP) là một đo lường tất cả các giao dịch giữa cư dân trong nước (nước bản địa hay nước sở tại) và cư dân nước ngoài (cư dân của phần còn lại của thế giới) qua một thời kỳ quy định. Cư dân bao gồm các cá nhân, các hộ gia đình, các hãng và các cơ quan quản lý công. Theo Nghị định 164/1999/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý Các cân thanh toán quốc tế của Việt Nam: “Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.” Người cư trú của một quốc gia cần hội đủ cả 2 điều kiện: - Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên. - Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú. Người không hội đủ đồng thời 2 điều kiện trên đều trở thành người không cư trú. Ở Việt Nam, khái niệm cụ thể về “người cư trú” và “ người không cư trú” được qui định tại khoản 2 và 3 Điều 3 Nghị Định 164/1999/NĐ-CP. Một số điểm chú ý về khái niệm “người cư trú” và “ người không cư trú” :  Khi lập cán cân thanh toán chỉ quan tâm tới nơi cư trú mà không để ý tới quyền công dân thuộc nước nào.  Đối với các công ty đa quốc gia là cư dân của nhiều nước, chi nhánh của công ty đặt tại nước nào thì được coi là cư dân nước đó.  Các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân hàng Thế giới, Liên Hiệp quốc,…là người không cư trú đối với mọi quốc gia, ngay cả quốc gia mà tổ chức đó đóng trụ sở.  Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài, các lưu học sinh, khách du lịch,…không kể thời hạn cư trú là bao nhiêu đều là người không cư trú đối với nước đến, và là người cư trú đối với nước đi. 1.2) Các thành phần của Cán cân thanh toán: 1.2.1) Tài khoản vãng lai (Current Account - CA)  Cán cân mậu dịch: nói lên chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. -5Số tiền thu từ xuất khẩu được ghi nhận là khoản mục có (+) trong cán cân thanh toán, số tiền trả cho hàng nhập khẩu được ghi là khoản mục nợ (-) trong cán cân thanh toán. Cán cân mậu dịch thâm hụt khi giá trị hàng nhập khẩu > giá trị hàng xuất khẩu. Cán cân mậu dịch thặng dư khi giá trị hàng xuất khẩu > giá trị hàng nhập khẩu.  Cán cân dịch vụ: Cán cân dịch vụ phản ánh khoản chênh lệch giữa số tiền nhận từ xuất khẩu dịch vụ và các khoản trả cho nhập khẩu dịch vụ (bao gồm: vận chuyển, du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, thông tin, xây dựng, và các hoạt động dịch vụ khác)  Cán cân thu nhập: gồm thu nhập của người lao động và thu nhập về đầu tư. Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật. Thu nhập về đầu tư: là khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay (các khoản thu và chi cho tiền lãi, tiền cổ tức, các khoản lợi nhuận phản ánh phần lợi tức từ đầu tư vào các công ty ở nước ngoài, trái phiếu và cổ phiếu; các khoản chi trả phản ánh phần lợi tức mà cư dân nước ngoài được hưởng từ việc đầu tư vào nền kinh tế nước bản địa).  Chuyển giao đơn phương: bao gồm các khoản biếu tặng hay viện trợ của Chính phủ và tư nhân. (bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại) Các khoản chuyển giao đơn phương ra nước ngoài được xem là làm giảm thu nhập trong nước và được ghi là khoản mục nợ. Các khoản chuyển giao đơn phương từ nước ngoài vào trong nước được xem là làm tăng thu nhập trong nước và được ghi là khoản mục có. 1.2.2) Tài khoản vốn (Capital Account - K)  Cán cân vốn dài hạn: luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia được phân theo tiêu chí “chủ thể” và “khách thể”. Theo tiêu chí chủ thể, vốn dài hạn được chia theo khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. Theo tiêu chí khách thể, các luồng vốn dài hạn được chia thành đầu tư trực tiếp , đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác. Tiêu chí để đưa một luồng vốn dài hạn vào danh mục đầu tư trực tiếp là mức độ kiểm soát công ty -6nước ngoài. Về mặt lý thuyết, khi mức độ kiểm soát công ty nước ngoài chiếm từ 51% vốn cổ phần trở lên thì được xem là đầu tư trực tiếp. Trong thực tế, hầu hết các quốc gia đều coi các khoản đầu tư nước ngoài chiếm từ 30% vốn cổ phần trở lên là đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp bao gồm các khoản đầu tư mua trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và đầu tư mua cổ phiếu nhưng chưa đạt tới mức độ để kiểm soát công ty nước ngoài. Vốn dài hạn khác bao gồm chủ yếu là tín dụng dài hạn thuộc khu vực nhà nước và tín dụng thương mại dài hạn thuộc khu vực tư nhân.  Cán cân vốn ngắn hạn: luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia cũng được phân theo tiêu chí “chủ thể” thành khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếu là: tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gởi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối…Ngày nay, trong môi trường tự do hóa tài chính, các luồng vốn đầu cơ tăng lên nhanh chóng, làm cho cán cân vốn ngắn hạn trở nên có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thanh toán quốc tế nói chung của mỗi quốc gia.  Chuyển giao vốn một chiều: hạng mục “chuyển giao vốn một chiều” bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xóa. 1.2.3) Sai số thống kê (OM) Để đảm bảo rằng các khoản mục có và khoản mục nợ bằng nhau cần bổ sung thêm khoản mục sai số thống kê để xử lý chênh lệch giữa tổng khoản mục có và tổng khoản mục nợ. Khoản mục sai số thống kê bao gồm các giao dịch kinh tế thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép nhầm lẫn, không chính xác. 1.2.4) Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance - OFB) Cán cân bù đắp chính thức bao gồm:  Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (∆R)  Tín dụng với IMF và các Ngân hàng trung ương khác (L)  Thay đổi dự trữ của các Ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán. Khi dự trữ ngoại hối tăng thì ghi nợ (-) và giảm thì ghi có (+). 1.2.5) Cán cân cơ bản (Basic Balance - BB) Tình trạng của cán cân vãng lai và những khoản cho vay, đi vay dài hạn có ảnh hưởng lâu dài đến sự ổn định của nền kinh tế, đặc biệt là tỷ giá hối đoái. -7Tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn dài hạn gọi là cán cân cơ bản. BB = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn dài hạn 1.2.6) Cán cân tổng thể (Overall Balance - OB) Cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn và khoản mục sai số thống kê. OB = CA + K + OM OB + OFB = 0 tức OB = -OFB Khi cán cân tổng thể (OB) thặng dư (+) thì cán cân bù đắp chính thức (OFB) là âm (-). Do Ngân hàng trung ương tiến hành mua ngoại tệ vào, nghĩa là làm tăng cầu ngoại tệ đối với nền kinh tế nên OFB ghi âm, đồng thời làm dự trữ ngoại hối tăng. Khi cán cân tổng thể (OB) thâm hụt (-) thì cán cân bù đắp chính thức (OFB) là dương (+). Do Ngân hàng trung ương tiến hành bán ngoại tệ ra, nghĩa là làm tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế nên OFB ghi dương, đồng thời làm dự trữ ngoại hối giảm. 1.2.7) Cách ghi chép mới của Cán cân thanh toán: 1.TÀI KHOẢN VÃNG LAI: A. Hàng hóa và dịch vụ B. Thu nhập 1. Thu nhập của người lao động 2. Thu nhập đầu tư C. Chuyển giao một chiều 2.TÀI KHOẢN VỐN VÀ TÀI CHÍNH. A. Tài khoản vốn 1.Chuyển giao vốn 2. Mua bán (chuyển nhượng) tài sản phi sản xuất, phi tài chính B.Tài khoản tài chính 1.Đầu tư trực tiếp Ở nước ngoài Trong nền kinh tế 2.Đầu tư danh mục Tài sản Tiền nợ -83. Đầu tư khác Tài sản Tiền nợ 4.Tài sản dự trữ 1.3) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. 1.3.1) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai Phân tích các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai, dựa trên nguyên tắc Certaris paribus (nghiên cứu tác động của một nhân tố thì cố định các nhân tố khác). - Lạm phát: Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì tài khoản vãng lai của các quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. (Bởi vì lạm phát trong nước cao nên người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước sẽ mua hàng hóa từ nước ngoài nhiều hơn, trong khi xuất khẩu sang các nước khác sụt giảm). - Thu nhập quốc dân: Nếu thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng. Một tỷ lệ tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. - Tỷ giá hối đoái: Nếu đồng tiền của một nước tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Nếu đồng tiền của một nước mạnh lên, giá cả hàng hóa xuất khẩu từ nước này trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu, do đó làm giảm cầu các hàng hóa đó từ phía các nước nhập khẩu, tức giảm hàng hóa xuất khẩu từ nước có đồng tiền trở nên mạnh hơn, từ đó làm giảm cán cân tài khoản vãng lai của nước có đồng tiền tăng giá. - Các biện pháp hạn chế của Chính phủ: Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế lên hàng nhập khẩu, đối với người tiêu dùng nước này thì giá hàng hóa nước ngoài tăng trên thực tế, do đó làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa nước ngoài, làm tăng cán cân tài khoản vãng lai của nước đó. Hạn ngạch: giới hạn tối đa lượng nhập khẩu. -9Chính sách tài khóa và tiền tệ ảnh hưởng đến lạm phát và thu nhập nên ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai. Chính phủ có thể trợ cấp cho một số các doanh nghiệp, điều này có thể tăng cường tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp này. Trong thực tế các nhân tố trên tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đồng thời đến cán cân mậu dịch rất phức tạp. 1.3.2) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn - Các biện pháp kiểm soát vốn Khi mậu dịch tiến triển, chính phủ các nước có thẩm quyền đối với dòng tiền lưu chuyển vào nước đó. Chẳng hạn như chính phủ một nước có thể ấn định một loại thuế đặc biệt đánh trên thu nhập tích lũy của các nhà đầu tư nội địa đã đầu tư ở các thị trường nước ngoài. Một loại thuế như vậy có thể ngăn chặn dân chúng chuyển vốn ra các thị trường nước ngoài, và nhờ đó có thể làm tăng tài khoản vốn của một nước. Nhưng vấp phải sự trả đũa của nước khác bằng một loại thuế tương tự cho dân chúng nước đó. Một số quốc gia thường áp dụng các biện pháp kiểm soát hạn chế nội tệ lưu chuyển ra nước ngoài. Việc áp dụng các biện pháp này nhằm đối phó với một sự yếu kém về cấu trúc trong vị thế cán cân thanh toán của quốc gia. - Dân số: công dân trẻ cần nhiều vốn hơn là cung cấp cho các thị trường cơ bản, do có nhu cầu vay mượn cao. Thời gian trôi qua và tuổi trung bình của dân số thành niên tăng , sự thâm hụt vốn giảm. - Tỷ giá hối đoái: nếu nội tệ của một nước được dự kiến mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán của nước đó để hưởng lợi từ các biến động tiền tệ. Cán cân tài khoản vốn của một nước có thể tăng nếu đồng tiền của nước đó được dự kiến sẽ mạnh. Ngược lại, cán cân tài khoản vốn của một nước dự kiến sẽ giảm nếu đồng nội tệ của nước đó dự kiến suy yếu khi các yếu tố khác không đổi. - Tự do hóa tài chính: khi chính phủ thực hiện việc tự do hóa tài chính, và đặc biệt là tiến tới tự do hóa hoàn toàn dòng vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng dòng vốn mạnh mẽ vào Việt Nam, làm gia tăng tài khoản vốn. Ngược lại khi chính phủ thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn sẽ làm hạn chế dòng vốn quốc tế vào Việt Nam làm giảm tài khoản vốn. - 10 Phần 2: Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới 2.1) Thực trạng cán cân thanh toán ở một số quốc gia trên thế giới (Phụ lục 3) 2.2) Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam 2.2.1) Cán cân tài khoản vãng lai. Hình 2.7: Cán cân vãng lai của một số nước châu Á Cán cân tài khoản vãng lai của một số nước châu Á năm 2009 (% của GDP) 25 20 15 10 5 0 -5 -10 -15 Vietnam Indonesia Korea Malaysia Philippines Singapore Thailand China Hong kong India Lao Cambodia Lao Cambodia Lao Cambodia Cán cân tài khoản vãng lai của một số nước châu Á năm 2008 (% của GDP) 30 20 10 0 -10 -20 Vietnam Indonesia Korea Malaysia Philippines Singapore Thailand China Hong kong India Cán cân tài khoản vãng lai của một số nước châu Á năm 2007 (% của GDP) 30 20 10 0 -10 -20 Vietnam Indonesia Korea Malaysia Philippines Singapore Thailand China Hong kong India Nguồn số liệu: Asian Development Outlook 2010 - ADB Từ biểu đồ có thể nhận xét: Năm 2007, 2008 và 2009 hầu hết các nước trong khu vực châu Á như Malaysia, Philippines, Singapore, Trung Quốc, Hông Kong, Thái Lan…có thặng dư tài khoản vãng lai. Trong khi đó, Việt Nam, Ấn Độ, Lào và Campuchia thì ngược lại. Nhưng so với Ấn Độ và Campuchia thì thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam có mức độ cao hơn (so sánh theo số tương đối). - 11 Hình 2.8: Tài khoản vãng lai của Việt Nam từ năm 1995-2011 Tài khoản vãng lai của Việt Nam qua các năm (triệu USD) 2000 0 -2000 -4000 -6000 -8000 -10000 -12000 95 19 96 19 97 19 98 19 99 19 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 ns ns tio tio ec ec j j ro ro -p -p 10 11 0 0 2 2 Nguồn: 1995-2008: Key Indicators for Asia and the Pacific 2009 - ADB 2009-2011: Asian Development Outlook 2010 - ADB Từ năm 1995 đến năm 2009, hầu như tài khoản vãng lai của VN đều thâm hụt, chỉ có ba năm 1999, 2000 và 2001 tài khoản vãng lai của VN thặng dư. Đặc biệt năm 2007, 2008 và 2009 thâm hụt tài khoản vãng lai có mức độ cao hơn hẳn so với các năm trước. Thâm hụt tài khoản vãng lai là tốt hay không tốt cần phải được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô và tình hình của tài khoản vốn. Thâm hụt không nhất thiết là xấu nếu như điều đó có thể mang lại sự thặng dư trong tương lai. Thâm hụt tài khoản vãng lai chỉ xấu khi thâm hụt mức độ lớn dẫn tới khủng hoảng cán cân thanh toán, khủng hoảng tiền tệ,… Trong một vài trường hợp, thâm hụt cán cân thương mại là tốt. Khi nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư, làm cho dòng vốn nước ngoài vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Trong một vài trường hợp khác, tài khoản vãng lai thặng dư có thể là dấu hiệu không tốt, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài để tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn. Khi đó nguồn vốn không được sử dụng đầu tư cho phát triển nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng thâm hụt thương mại dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai thực sự gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho một số nước. Điển hình là cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997-1998.1 1 “Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp” - Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển, Trung tâm phân tích và dự báo - 12 Khi đánh giá thâm hụt hay thặng dư cán cân vãng lai của một quốc gia cần xem xét nước đó là nước chủ nợ ròng hay là nước nợ ròng đối với phần còn lại của thế giới. Thâm hụt cán cân vãng lai có nghĩa là nước này đang tăng khoản nợ hay giảm khoản cho vay đối với phần còn lại của thế giới. Nếu là nước cho vay thì có thể thường xuyên trang trải cho mức thâm hụt này, nếu là nước nợ thì thâm hụt có thể trở nên nghiêm trọng hơn. 2.2.1.1) Cán cân thương mại Hình 2.9: Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của VN năm 1995-2011 Nhập khẩu - Xuất khẩu - Cán cân thương mại của Việt Nam (Triệu USD) 80000 60000 Xuất khẩu hàng hóa Nhập khẩu hàng hóa Cán cân thương mại 40000 20000 0 -20000 95 996 997 998 999 000 001 002 003 004 005 006 007 008 009 ons ons i i 19 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 ct ct je je ro pro p 10 011 20 2 Nguồn: 1995-2008: Key Indicators for Asia and the Pacific 2009 - ADB 2009-2011: Asian Development Outlook 2010 - ADB (số liệu cán cân thương mại), số liệu xuất khẩu 2009: Tổng cục thống kê VN Ở Việt Nam, từ năm 1995 đến 2008 giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục qua các năm, nhìn chung giá trị nhập khẩu cao hơn giá trị xuất khẩu, dẫn đến vấn đề nhập siêu và thâm hụt cán cân thương mại. Năm 2009 cả nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm, thâm hụt cán cân thương mại cũng giảm so với năm 2008. Tình hình xuất khẩu: Hình 2.10: Tốc độ tăng của xuất khẩu năm 1995-2009 Tốc độ tăng của xuất khẩu (giá FOB) 40.0 30.0 20.0 10.0 0.0 -10.0 -20.0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam - 13 Năm 1998 tốc độ tăng của xuất khẩu thấp do VN chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997. Năm 2009 xuất khẩu của VN giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 đạt 57096,3 triệu USD, giảm 8,9% so với năm 2008. 4 tháng đầu năm 2010, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 20,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.2 Thị trường xuất khẩu chính của VN là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 2600/TTg-KTTH chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu. Phấn đấu trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 60 tỉ USD, tăng 6% so với năm 2009 và kiểm soát để tỉ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010 tối đa không vượt quá 20%. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VN: (Phụ lục 4) Tình hình nhập khẩu: Hình 2.13: Tốc độ tăng nhập khẩu năm 1995-2009 Tốc độ tăng của nhập khẩu (giá CIF) 50.0 40.0 30.0 20.0 10.0 0.0 -10.0 -20.0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nguồn: Tổng cục thống kê VN Năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 39,8% so với năm 2006. Năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 28,6% so với năm 2007. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 69948,8 triệu USD (giá CIF), giảm 13,3% so với năm 2008. 2 Tình hình kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm 2010 - Tổng cục thống kê Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan