Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh doanh vận tải của công ty cổ phần...

Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh doanh vận tải của công ty cổ phần vận tải thuỷ 1

.PDF
75
406
137

Mô tả:

Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang LỜI CẢM ƠN Em xin chõn thành cảm ơn tới PGS- TS Nguyễn Thừa Lộc – giáo viên hướng dẫn cho em- đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình cho em trong suốt quá trình nghiên cứu chuyên đề thực tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chõn thành đến các ban lónh đạo và các cán bộ công nhõn viên Công ty, đặc biệt là các nhõn viên trong phòng Kinh Doanh Vận Tải, Phòng Tài Vụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu hoạt động kinh doanh vận tải để viết chuyên đề thực tập. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang CAM ĐOAN CỦA SINH VIÊN Được sự tận tình chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn là GS – TS Nguyễn Thừa Lộc, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Cô, Chú trong Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. Em đã hoàn thành xong chuyên đề thực tập của mình. Trong quá trình viết chuyên đề thực tập cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các Cô Chú trong Công ty là sự cố gắng tỡm tòi, nghiên cứu của chớnh bản thõn mà không sao chép tài liệu của những luận văn khác. Những lời trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiờt của đề tài Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình với các nước khác bằng việc đa dạng hoá nhiều thành phần kinh tế. Điều này được đành dấu bằng việc Việt Nam đã hoàn tất đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập WTO chính là việc tham gia vào một sân chơi chung trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam sẽ được cải cách, mở cửa, tái cơ cấu, làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình gia nhập, tiếp cận và tham gia thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Và ngành vận tải thuỷ cũng không tránh khỏi những thách thức đó. Ở bất cứ một quốc gia nào ngành vận tải cũng đều giữ một vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế. Ngành vận tải thuỷ là một bộ phận cấu thành của hệ thông vận tải quốc gia và giữ một vị trí rất quan trọng trong công tác vận chuyển hàng hoá. Với tính ưu việt riêng của ngành vận tải thuỷ cho phép khả năng vận chuyển với khối lượng lớn, cự ly dài và giá thành hạ. So với các loại hình vận tải khỏc thỡ ngành vận tải thuỷ có gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác khai thác và vận chuyển hàng hóa do bị ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết như: Lũ lụt, mưa bão, hạn hán, luồng lạch xấu. Mặt khác các phương tiện trong ngành vận tải thuỷ đa phần phương tiện còn lạc hậu, trọng tải nhỏ.v.v…tuy nhiên hoạt động trong ngành vận tải thuỷ nó cũng có những thuận lợi đó là chi phí để bảo quản luồng lạch ít tốn kém, tiêu hao về nhiên liệu cho một sản phẩm ít và do vậy giá thành vận tải hạ. Nắm bắt được những ưu và nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn của ngành vận tải thuỷ mà hiện nay hình thức liên vận giữa vận tải thuỷ và các ngành vận tải khác đang được áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải thuỷ có đặc thù riêng, sản xuất mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Bởi vậy doanh nghiệp cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang chi phí bỏ ra, đảm bảo trang trải, bù đắp những chi phí ban đầu vào quá trình kinh doanh, hạ giá thành vận chuyển đem lại lợi nhuận. Giá thành vận tải cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền lương. Nhận thức được điều này, Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 đã không ngừng phấn đấu, bằng sự nỗ lực không mệt mỏi và tinh thần sáng tạo, Công ty đã tự khẳng định uy tín của mỡnh trờn thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động để chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay ngành vận tải thuỷ đang từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, vấn đề đặt ra là muốn tồn tại, vận động và phát triển thì đòi hỏi phải đổi mới cách thức hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với quan hệ chung của toàn xã hội. Trong thị trường vận tải Việt Nam hiện nay, vấn đề tự khẳng định vai trò, vị trí của ngành là một vấn đề bức thiết và đã gặp không ít khó khăn do thị trường hàng hoá luôn luôn biến động và sự cạnh tranh gay gắt của các loại hình vận tải khác. Để làm được điều này thì ngành vận tải thuỷ nói chung cũng như Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 nói riêng phải đặc biệt chú trọng chuyờn sõu vào hoạt động chính của mình đó là hoạt động kinh doanh vận tải. Hoạt động kinh doanh vận tải là hoạt động chủ lực của ngành vận tải nói chung cũng như của ngành vận tải thuỷ nói riêng. Do đó muốn phát triển cũng như muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay, thì vấn đề làm sao để hoạt động kinh doanh vận tải đạt được hiệu suất cũng như hiệu quả kinh tế cao là một vấn đề mà ngành vận tải thuỷ cũng như của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 đang đặt ra là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Chính sự cần thiết đó cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Nguyễn Thừa Lộc và các Cô, Chú trong Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 nên em đã quyết định lựa chọn đề tài:" Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 " 2.Mục đích nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải tại Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 sẽ rút ra những cái hợp lý cũng như không hợp lý trong công tác hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề thực tập là hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề thực tập chỉ nghiên cứu hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. Tất cả những số liệu trong chuyên đề thực tập được xem xét từ năm 2005 đến nay, trong bối cảnh có sự thay đổi về tình hình kinh tế xã hội trong nước cũng như trên toàn thế giới. 4.Phương phỏp nghiờn cứu Sử dụng phương pháp chủ yếu là nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tế kết hợp với phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá v.v…làm cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. 5.Đóng góp của đề tài Luận văn góp phần làm sáng tỏ những mặt được cũng như không được trong hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải tại Công ty làm cơ sở cho việc tổng hợp và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh vận tải ở Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. 6.Kết cấu chuyên đề thực tập Báo cáo chuyên đề thực tập được chia làm 3 chương : Chương 1: Khái quát và đặc điểm về Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải ở Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. Nội dung nghiên cứu của chương bao gồm : Phân tích, nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải ở Công ty, kết quả hoạt động kinh doanh vận tải trong những năm gần đây của Công ty, kết quả hoạt động GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang kinh doanh và phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân trong hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh vận tải ở Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. Nội dung trong chương 3 này nêu ra những thuận lợi, khó khăn của Công ty về hoạt động kinh doanh vận tải. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh vận tải cũng như những định hướng phát triển kinh doanh vận tải ở Công ty vận tải thuỷ 1. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THUỶ I 1.Khái quát về công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính, với chức năng chính là vận tải hàng hoá, vật tư cho cá nhân và các tổ chức có nhu cầu Công- Nông nghiệp, xây dựng cơ bản và nhu cầu vận chuyển thuê. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phấn đấu, Công ty đã không ngừng lớn mạnh cả về vật chất đến trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như năng lực vận tải. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được đánh dấu bởi các mốc thời gian quan trọng sau đây: Công ty vận tải Sông Hồng được thành lập theo quy định số 1024/QĐTL ngày 05/09/1962, giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103008103. Trụ sở chính tại 78 Bạch Đằng- Hai Bà Trưng - Hà Nội, lúc đó Công ty gồm các đơn vị :  Đường sông Hà Nội GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang  Đường sông Hải Dương  Đường sông Ninh Bình  Đường sông Phú Thọ Với nhiệm vụ chính của Công ty lúc bấy giờ là: Vận tải đường sông chủ yếu các mặt hàng như: Than, muối, lương thực, cát sỏi…từ Hải Phòng đi Quảng Ninh rồi đi Việt Trì, Phú Thọ…trên các phương tiện chủ yếu là tàu gỗ, xà lan gỗ. Ngoài ra Công ty có 2 cơ sở sửa chữa phương tiện là xưởng Hà Nội, xưởng Ninh Bình và 3 đội tàu hoạt động.  Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1967: Đây là giai đoạn có sự thay đổi lớn đối với Công ty vận tải Sông Hồng được đổi tên thành Công ty vận tải 204 và nhận thêm nhiệm vụ mới đó là vận chuyển lương thực cho liên khu 5, phạm vi hoạt động từ bến Thuỷ trở ra. Cũng do để phục vụ cho yêu cầu vận chuyển và hoàn thành nhiệm vụ mới, Công ty được tăng cường thêm phương tiện số đội tàu hoạt động lúc đó gồm 5 đội trong đó 4 đội tàu kéo và 1 đội tàu tự hành. Ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế bao cấp, với sở hữu vốn Nhà Nước số vốn ban đầu của Công ty toàn bộ do ngân sách Nhà Nước cấp.  Giai đoạn từ năm 1967-1968: Giai đoạn này do chiến tranh ác liệt, cục đường sông phân chia phương tiện của Công ty thành các xí nghiệp:  XÍ nghiệp vận tải đường sông 201 đóng tại Ninh Bình  Xí nghiệp vận tải đường sông 203 đóng tại Hải Phòng  Xí nghiệp đường sông 204 đóng tại Hà Nội Cũng do chiến tranh ác liệt, để đảm bảo phương tiện và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ vận tải, cơ sở vật chất của xí nghiệp được phõn tán đều tới địa phương: Mạo Khê-Quảng Ninh; Kinh Môn- Hải Dương; Ninh Thuận- Hà Tõy.  Giai đoạn 1983: GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang Giai đoạn này là giai đoạn mà đất nước lúc đó đã hoà bỡnh, cỏc hoạt động bắt đầu ổn định dần dần, để phù hợp với tình hình mới Xí nghiệp vận tải đường sông 204 đổi tên thành Công ty vận tải thuỷ 1- là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, trực thuộc tổng Công ty đường sông Miền Bắc, giao thông vận tải với các đơn vị thành viên:  Xí nghiệp sửa chữa tàu song Hà Nội trụ sở tại Thanh Trỡ-Hà Nội  Xí nghiệp sửa chữa tàu sông Thượng Trà trụ sở tị Kinh Môn- Hải Dương  Xí nghiệp sửa chữa tàu sông Mạo Khê trụ sở tại Mạo Khê- Quảng Ninh  Xí nghiệp vật tư, vận tải vật liệu xây dựng tại 78 Bạch Đằng- Hai Bà Trưng- Hà Nội Để phù hợp với tình hình phát triển sản xuất kinh doanh, theo quy định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chớnh Phủ về việc tiến hành cổ phần hoá , ngày 1/1/2005 Công ty vận tải thuỷ 1 chớnh thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 với thương hiệu là Watranco No.1  Trụ sở chính: 78 Bạch Đằng-Hai Bà Trưng-Hà Nội.  Chủ tịch HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC Nguyễn Tiến  Điện thoại : (84.4)9716848 - 8211574 - 9715374  Fax : (84.4)8214217  Mã số thuế: 0100109000  Tài khoản: 2111.00000.13801 Chi nhánh Ngân Hàng Đâu Tư Và Phát Triển Hà Nội. Trải qua gần 50 năm hoạt động, Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huõn, Huy chương và Bằng lao động sáng tạo:  1 Huân chương lao động hạng nhất  3 Huân chương lao động hạng nhì GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang  14 Huân chương lao động hạng ba  Năm 2000-2002 Công ty được tặng cờ luân lưu của Chính Phủ  Năm 2002 UBND Thành Phố Hà Nội có quyết định khen thưởng: Giám đốc doanh nghiệp giỏi năm 2002 Và nhiều Bằng khen, Giấy khen lao động sáng tạo của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Bộ GTVT, Tổng Công ty đường sông Miền Bắc tặng cho các cá nhõn có thành tích xuất sắc trong lao động và sản xuất. 2.Đặc điểm về Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 2.1.số liệu về vốn và lao động 2.1.1.Số liệu về vốn : Năm 2004 tổng số vốn là: 138.721.000.000đ trong đó  Vốn cố định : 58.932.000.000đ  Vốn lưu động: 79.789.000.000đ Năm 2005 Công ty cổ phần hoá, cơ cấu nguồn vốn của Công ty thay đổi như sau:  Tổng vốn điều lệ : 35.331.000.000đ  Tỷ lệ cổ phần Nhà Nước : 19.831.290.300đ  Tỷ lệ cỏ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 15.499.709.700đ Năm 2006 tổng vốn điều lệ : 39.434.000.000đ  Tỷ lệ cổ phần Nhà Nước : 17.324.000.000đ  Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp là : 22.110.000.000đ Năm 2007 tỷ lệ vốn điều lệ là : 39.800.000.000đ  Tỷ lệ cổ phần Nhà Nước : 17.000.000.000đ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang  Tỷ lệ cỏ phần bán cho người lao động trogn doanh nghiệp là : 22.800.000.000đ Năm 2008 tỷ lệ vốn điều lệ là : 40.350.000.000đ  Tỷ lệ cổ phần Nhà Nước : 17.000.000.000đ  Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp là : 23.350.000.000đ Năm 2009 tỷ lệ vốn điều lệ là : 40.380.000.000đ  Tỷ lệ cổ phần Nhà Nước : 16.500.000.000đ  Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp là : 23.880.000.000đ 2.1.2. Số liệu về lao động Tình hình nhõn sự của Công ty thay đổi theo các năm : • Năm 2005: 1.270 người • Năm 2006: 1.200 người • Năm 2007: 1.150 người • Năm 2008: 1.100 người • Năm 2009: 1055 người 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 Ngay đầu mới thành lập Công ty chỉ có các tàu thuyền gỗ, canô có sức kéo nhỏ. Hiện nay Công ty đã có 45.445tpt gồm 119 sà lan các loại và 7545cv gồm 55 tàu kéo đẩy các loại với những xưởng sửa chữa và đóng mới là : • XNSC tàu sông Hà Nội GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang • XNSC tàu Mạo Khê • XNSC Thượng Trà Và một trung tõm cơ khí ở Hà Nội được trang bị các máy móc kỹ thuật chuyên dùng để đảm bảo cho việc sửa chữa, phục hồi, đóng mới các cấp tàu thuyền của Công ty luôn kịp thời và đúng thời vụ. 2.3. Chức năng của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhõn, hoạt động theo chế độ hạch toán về kinh tế, tự chủ về tài chớnh, có tài khoản Việt Nam tại ngõn hàng, có con dấu riêng để giao dịch trực thuộc đường sông Miền Bắc. Chức năng chớnh của Công ty là vận tải hàng hoá, vật tư cho cá nhõn và các tổ chức có nhu cầu Công – Nông nghiệp, xõy dựng cơ bản và phù hợp với nhu cầu vận chuyển thuê. Làm đại lý cho công ty xi măng Chifon. Hoạt động này là hoạt động sau vận tải của Công ty và cũng là hoạt động thương mại, thực hiện với các đơn vị vận tải khác. 2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 là một doanh nghiệp dịch vụ vận tải, các mặt hàng vận chuyển đa dạng, phong phú. Phạm vi hoạt động của Công ty trải khắp hầu hết các tuyến sông Miền Bắc. Vì vậy ngoài trụ sở chớnh 78 Bạch Đằng- Hà Nội, Công ty cũn có các xí nghiệp trực thuộc, các chi nhánh các trạm tại tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng… Để phù hợp với hoạt động của mình, Công ty đã lựa chọn bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng, đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị, sau đó là ban Giám đốc gồm có: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Bí GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang thư đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn. Ban Giám đốc là ban chỉ đạo quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời chịu trách nhiẹm toàn bộ với Tổng công ty, với Nhà Nước về hoạt động kinh doanh của Công ty mình. Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc là các phòng ban trực tiếp giúp việc cho ban Giám đốc vềcác nhiệm vụ, các khõu chuyờn môn. Thực tế hiện nay thì có khoảng 90% các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng mô hình trực tuyến - chức năng. Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 sử dụng mô hình cấu trúc tổ chức này là hoàn toàn phù hợp với ngành nghề kinh doanh, vì môi trường kinh doanh của Công ty là tương đối ổn định và mặt hàng vận chuyển là những mặt hàng truyền thống. Chức năng quyền hạn của mỗi bộ máy được xác định rừ ràng, bộ phận phòng ban, bộ phận xí nghiệp thành viên và chi nhánh đều có tổ chức nhiệm vụ cụ thể. Mặc dù vậy các mối quan hệ trong bộ máy tổ chức đều có sự phối hợp theo chiều dọc của các cấp quản trị nghĩa là tất cả các trưởng bộ phận đều chịu trách nhiệm trước ban lónh đạo, và họ điều hành theo sự phõn công, phõn quyền. Công ty đã sử dụng cấu trúc này là tạo cho nhõn viên phát huy đầy đủ năng lực sở trường của bản thõn cũng như tích luỹ kinh nghiệm cho bản thõn mình. Hiện nay mỗi cán bộ công nhõn viên trong Công ty ngoài chức năng nhiệm vụ chuyên môn của mình, họ cũn được đào tạo và học hỏi thêm một số công tác khác để tránh tình trạng nhàm chán trong công việc. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận được quy định như sau: * Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty giữa hai nhiệm kì Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị gồm có 5 người có nhiệm kì là 3 năm. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 11 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang * Ban Giám đốc: Ban điều hành mọi hoạt động thường ngày của Công ty, thay mặt Công ty ký kết, tiến hành các giao dịch dân sự, pháp luật với các cơ quan Nhà Nước và các đơn vị kinh tế đối tác. Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và uỷ nhiệm có các quyền hạn cần thiết để tiến hành các quyết định của Hội đồng quản trị. Các Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Công ty. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và trước pháp luật về các việc được phân công hoặc được uỷ nhiệm. Phó Tổng Giám đốc có thể kiêm nhiệm Giám đốc các bộ phận hoặc các đơn vị trực thuộc. * Phòng tổ chức nhân chính: Có 2 chức năng chính là nhân sự và tiền lương. Tổ chức quản lý thực hiện công tác nhân sự xây dựng bổ sung và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, sắp xếp lao động, xây dựng kế hoach tiền lương, thưởng, trợ cấp và phương án đào tạo lao động, quản lý chế độ chính sách Nhà Nước đối với người lõo động trong thời gian làm việc tại Công ty, quản lý con dấu công tác văn thư lưu trữ, in ấn tài liệu duy trì thông tin nội bộ, chăm lo sức khoẻ môi trường làm việc cho nhân viên khu vực văn phòng Công ty, quản lý xe con công tác và tài sản Công ty với yêu cầu đạt hiệu quả cao, phù hợp quy định của pháp luật và đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. * Phòng kinh doanh xi măng: Là đơn vị kinh doanh xi măng theo hình thức tổng đại lý, dưới sự lãnh đạo quản lý của Công ty với yêu cầu đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng sản lượng và doanh thu cho Công ty. * Phòng kỹ thuật vật tư: Quản lý hồ sơ, chất lượng kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, thiết bị bốc xếp và máy công cụ, quản lý và chỉ đạo kỹ thuật công nghệ, quá trình bảo quản, cung ứng vật tư trang thiết bị, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý giá thành sửa chữa và mức tiêu hao nhiên liệu. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 12 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang * Phòng kinh doanh vận tải: Là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh vực công tác, tiếp thị khai thác thị trường, tổ chức điều động phương tiện nhằm khai thác đạt hiệu quả cao nhất. * Phòng tài vụ: Kế toán- thống kê, tổng hợp- phân tích tình hình tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh. Quản lý sử dụng vốn bằng tiền mặt, thực hiện nghĩa vụ ngân sách. Chịu trách nhiệm cao nhất là kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo công tác kộ toỏn tài chính, tổ chức phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán và lập báo cáo kinh doanh theo quy định của cấp trên. * Đội vận tải thuỷ: Có chức năng chủ yếu là đôn đốc kiểm tra thuyền viên và các đoàn tàu thực hiện chức trách thuyền viên Nhà Nước qui định, nhiệm vụ sản xuất Công ty giao. * Các xí nghiệp thành viên: Nói chung các xí nghiệp thành viên có nhiệm vụ và chức năng là sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ cho Công ty, khách hàng ngoài Công ty, gia công chế biến và đóng mới các sản phẩm thuỷ, bốc dỡ các hàng hoá, container, than, cỏt, đỏ, sỏi, xi măng, cùng với việc vận chuyển và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng. * Các chi nhánh: Công ty cú cỏc chi nhánh tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Trì, Phả Lại. Nhiệm vụ và hoạt động của các chi nhánh này là: Đại diện Công ty giao dịch, ký kết và tổ chức thực hiện các dịch vụ vận tải với khách hàng, kể cả tổ chức vận chuyển. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 13 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang Sơ đồ1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần vận tải thủy 1 Chủ tịch HĐQT Ban kiểm soát HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Uỷ viên HĐQT Ban Giám đốc Phòng tổ chức nhân chính Phòng kinh doanh Xi măng Phòng kỹ thuật vật tư Phòng kinh doanh vận tải Phòng tài vụ Các chi nhánh CN Hải Phòng CN Quảng Ninh CN Phả Lại Trung tâm cơ Khí GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc Đội vận tải thuỷ Phòng quản lý phương tiện Các XN thành viên CN Việt Trì CN TP HCM CN số 2 Công ty CPVT thuỷ 1 tại Hải Dương, XN Thượng Trà XN Cơ khí thuỷ Mạo Khê 14 Trạm Hoà Bình CN-XN Khai thác vật tư vận tải và Xây dựng công trình Cảng Hoà Bình Các đơn vị khác Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang 2.5.Đặc điểm kinh doanh về Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 2.5.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 là một đơn vị hoạt động kinh doanh tổng hợp trong đó hoạt động vận tải làm hạt nhõn cũn các hoạt đọng khác có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động vận tải. Có thể cụ thể về ngành nghề kinh doanh như sau:  Vận chuyển và bốc xếp hàng rời, hàng bao, hàng siêu trường siêu trọng, container trên tất cả các tuyến sông phớa Bắc theo phương thức từ kho đến kho.  Tổ chức vận chuyển các tuyến sông phớa Bắc và đại lý tàu biển.  Trục vớt, nạo vét luồng lạch, khai thác cát vàng, cát đen, tôn tạo sạn lấp mặt bằng dọc theo các tuyến sông và vùng ven biển, xõy dựng các công trình vừa và nhỏ.  Đại lý xi măng Chinfon và kinh doanh các loại vật liệu xõy dựng ( giao hàng đến tận nơi công trình ).  Đóng mới và sửa chữa các loại tàu, sàlan có trọng taikr đến 600tấn, đáp ứng đầy đủ thiết bị đồng bộ máy móc và phụ tùng máy thuỷ, hệ tống trục láp và chõn vịt, hệ thống lái và nõng hạ cabin bằng thuỷ lực, các thiết bị an toàn phù hợp với từng loại tàu chạy tốc độ cao.  Sửa chữa các loại ôtô, xe máy và đại lý dầu nhờn. Trong hoạt động kinh doanh vận tải, sản phẩm được tạo ra cơ bản không giống sản phẩm do các ngành sản xuất vật chất khác tạo ra, sản phẩm của ngành vận tải không mang hình thức vật chất cụ thể mà sản phẩm của ngành là số tấn/km trong khoảng không gian và thời gian xác định, sản phẩm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 là sản lượng mà Công ty vận chuyển được, phương tiện sửa chữa đóng mới cho Công ty và khách hàng. Ngoài ra Công ty cũn làm đại lý xi măng Chinfon. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là vận chuyển than, đá, sỏi, cát, xi măng. Ngoài ra Công ty cũn vận chuyển một số mặt hàng khác GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 15 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang như: clinker, contairner, thiết bị hàng siêu trường siêu trọng. Khách hàng chủ yếu của Công ty bao gồm các đơn vị cá nhõn có nhu cầu vận chuyển hàng hoá. Đặc điểm của các mặt hàng này là dễ vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và đặc biệt hơn nữa là không thể thiếu được tay nghề của người lao động. Hàng hoá vận chuyển đúng tiến độ thời gian và đúng hợp đồng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của những người lao động 2.5.2. Sơ lược về quy trình kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ1 Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 được tiến hành như sau: • Căn cứ vào hợp đồng vận chuyển ký kết với các chủ hàng phòng vận tải bố chí phương tiện tuỳ theo khối lượng hàng và tuyến đường vận chuyển. Sau đó thực hiện công tác chuẩn bị cho chuyến hàng vận tải gồm những công việc sau: • Chuẩn bị đội tàu • Sắp xếp đội tàu về con người, nhiên liệu, lương thực… • Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết vận chuyển đó, phòng vận tải điều phối công việc xuống các đội vận tải và các đội vận tải có nhiệm vụ điều động thuyền viên chạy tàu. Sơ đồ về quy trình kinh doanh vận tải của Công ty như sau: Khách hàng thuê vận chuyển Công ty Cổ phần Vận tải thủy 1 Kết thúc hợp đồng GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 16 Khách hàng thuê vận chuyển Thực hiện hợp đồng. Quyết định điều động tàu chuyên chở Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang Sơ đồ 1.2:Quy trình kinh doanh • Mô tả chi tiết công việc trong Công ty Trên đây mới chỉ là một quy trình chung về việc thực hiện hợp đồng của Công ty. Để hiểu rừ hơn về quy trình này, em sẽ phõn tích hợp đồng vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng giữa Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1( bên A ) và Công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội có trụ sở tại Hải Phòng ( bên B ) có hiệu lực từ 31/8/2008 đến hết ngày 31/2/2009. Công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội có trụ sở tại Hải Phòng có nhu cầu vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng đã đàm phán và thoả thuận để thuê Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1vận chuyển hàng hoá cho Công ty. Hai bên đã thoả thuận và ký kết hợp đồng vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng từ cảng Đoạn Xá đến tàu biển tại vùng neo Hạ Long và theo chiều ngược lại. Theo hợp đồng thì các bên có các trách nhiệm sau: • Trách nhiệm của bên B: Đảm bảo và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tớnh pháp lý của hàng hoá mình cùng các giấy tờ liên quan đến hàng hoá vận chuyển trên phương tiện bên A. Giao hàng hoá cho bên A đúng thời gian, đủ số lượng mà hai bên đã thống nhất .Chịu trách nhiệm toàn bộ việc xếp, dỡ hàng ở hai bên đầu bến. Cử cán bộ có thẩm quyền ở hai đầu bến, để kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình xếp, dỡ và giao nhận hàng hoá. • Trách nhiệm của bên A: Thông báo cho bên B tên phương tiện, dung tích xếp hàng, tên thuyền trưởng và số điện thoại của từng phương tiện. Phương tiện có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định hiện hành để tham gia vận chuyển. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 17 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Lê Văn Giang Chuẩn bị đủ số lượng phương tiện có mặt, vận chuyển hàng đúng thời gian mà bên A đã thống nhất số lượng hàng nhận vận chuyển cho từng đợt. Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo an toàn cho hàng hoá, nếu hư hỏng, mất mát hàng hoá do lỗi của bên A thì bên A phải có trách nhiệm bồi thường cho bên B phần thiệt hại theo giá thị trường( Trừ trường hợp bất khả kháng ). Cử cán bộ có thẩm quyền ở hai bên để kịp thời giải quyết những phát sinh trong quá trình xếp, dỡ và giao nhận hàng hoá. Sau khi kí hợp đồng vận chuyển, căn cứ vào thông báo vận chuyển hàng hoá và phiếu xuất kho của Công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội, phòng kế toán chuyển chứng từ giao cho bộ phận giao nhận tổ chức bốc xếp hàng hoá từ bến Đoạn Xá đến tàu biển tại vùng neo Hạ Long, khi xếp hàng lên tàu xong chuẩn bị rời cảng thì bộ phận vận tải có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục xuất bến. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, cứ hết tháng hai bên lại gặp nhau đối chiếu và thống nhất số lượng, phương tiện bên A vận chuyển được trong tháng để làm cơ sở thanh toán, kế toán theo dừi và ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát sinh và ghi nhận doanh thu. Bên B thanh toán đủ một lần cước vận chuyển cùng phát sinh ( nếu có) cho bên A trong vòng 07 ngày kể từ khi bên A xuất trình đủ chứng từ đã giao xong hàng cùng hoá đơn VAT. Thanh toán chậm quá thời hạn trên, bên B phải trả cho bên A phần lói suất chậm trả theo quy định hiện hành của ngõn hàng Nhà nước Việt Nam. Chứng từ thanh toán: Giấy vận chuyển, giấy giao hoặc nhận hàng từng chuyến, hoá đơn VAT. Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc UNC. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145