Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và một số giải pháp phát triển công nghệ thông tin ở việt nam trong g...

Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển công nghệ thông tin ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

.PDF
117
1223
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ĐOÀN THỊ KIM MAI THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN TH.S KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Ngưới hướng dẫn:.TS Tạ Đức Khánh Hà Nội 2006 113 CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CNTT : Công nghệ thông tin. 2. CNPM : Công nghiệp phần mềm. 3. CNPC : Công nghiệp phần cứng. 4. CNTT & TT : công nghệ thông tin và truyền thông. 5. DNPM : Doanh nghiệp phần mềm. 6. R & D : Nghiên cứu và triển khai. 7. HCA : Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. 8. ICT : CNTT và truyền thông. 9. OECD : Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển. 10. ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức. 11. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội. 12. ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á. 13. UNPAN : mạng lưới trực tuyến về hành chính công và tài chính của Liên Hợp Quốc. 14. CPĐT : Chính phủ Điện tử. 15. MTĐT : Máy tính điện tử. 16. TMĐT : Thương mại Điện tử. 17. VNPT : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 18. VDC : Công ty Điện toán và Truyền số liệu. 19. ISP : Nhà cung cấp dịch vụ internet. 20. ITU : Liên minh Viễn thông quốc tế. 21. SXKD : Sản xuất kinh doanh. 22. EDI : trao đổi dữ liệu điện tử. 23. XNK : Xuất nhập khẩu. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị và góp phần hình thành con người mới. Hiến chương Okinawa (tháng 7 năm 2000) khẳng định: "Công nghệ thông tin và truyền thông là một trong các động lực chính tạo nên bộ mặt thế kỷ 21. Nó tác động sâu sắc đến cách thức chúng ta đang sống, học tập, và làm việc; đến cách thức Nhà nước giao tiếp với dân chúng. Công nghệ thông tin đã và đang nhanh chóng trở thành một bộ phận sống còn, quyết định sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Nó cũng tạo ra những thách thức kinh tế, xã hội trước các cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng ở mọi nơi trên trái đất nhằm đạt hiệu quả và tính sáng tạo cao hơn. Tất cả chúng ta cần nắm bắt cơ hội này...." Việt Nam cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của Công nghệ thông tin coi : " Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại" (Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị) Trong vòng vài năm gần đây, nhiều chính sách, biện pháp đã được ban hành nhằm hướng tới mục tiêu : " Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ và chất lượng cao nhất so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng"( Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị). Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam, đề tài này chủ yếu đưa ra cái nhìn tổng quan tình hình phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam, trên cơ sở thực trạng hiện có, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, chính sách đầu tư để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu. 2 Việt Nam hầu như chưa triển khai hoạt động nghiên cứu một cách tổng thể về CNTT. Mặc dù chưa có báo cáo đánh giá chính thức về việc triển khai một loạt chính sách và giải pháp lớn về CNTT nhưng có thể nhận thấy việc triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan tới CNTT chưa đúng tiến độ. Trong khi việc triển khai Đề án 112 về tin học hoá quản lý nhà nước đã góp phần nhất định tới việc hình thành và phát triển chính phủ điện tử (eGovernment) thì nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả triển khai chưa cao. Việc triển khai kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT tới 2005 theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg hầu như không tiến triển. Tình hình triển khai các hoạt động về phần mềm nguồn mở của Dự án tổng thể “ ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004- 2008 theo Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg cũng khá chậm chạp. Các Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg và số 95/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ cấn phải đẩy mạnh hoạt động thống kê về CNTT và truyền thông, nhưng cho tới cuối năm 2005 Việt Nam vẫn chưa có tiến bộ đáng kể nào trong việc triển khai hoạt động này (Theo báo cáo của Bộ Thương Mại năm 2005) Ngoài ra, trong thời gian qua cũng có nhiều bài báo, bài viết đăng trên tạp chí như tạp chí Bưu chính Viễn thông, tạp chí thông tin Khoa học kỹ thuật và Kinh tế Bưu Điện cũng như các buổi hội thảo khoa học bàn về vấn đề này. Vì vậy, sau những đánh giá về hiện trạng CNTT Việt Nam, cũng như sau khi đã khai thác, kế thừa có chọn lọc những đóng góp của các nghiên cứu lý luận trước đó, luận văn sẽ cố gắng đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu. Dưới góc độ kinh tế, đề tài của em nghiên cứu CNTT Việt Nam như là một ngành quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở nước ta, CNTT còn là một ngành rất mới mẻ, phạm vi tác động lớn, tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, nên luận văn không đề cập đến vấn đề kỹ thuật mà chỉ xem xét tác động của nó dưới góc độ kinh tế, xã hội, để qua đó cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về CNTT Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu tiến trình phát triển và ứng dụng CNTT trong vòng 10 năm qua nhằm đưa ra một số giải pháp thích hợp để thực hiện 3 các mục tiêu phát triển của Ngành nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng công nghệ thông tin trên cơ sở các số liệu thống kê, phân tích số liệu nhằm đánh giá sự phát triển của công nghệ thông tin trên từng lĩnh vực. Qua việc đánh giá và phân tích này, chúng ta có cái nhìn tổng quan về công nghệ thông tin, khả năng năm bắt, vận dụng công nghệ hiện tại, các cơ hội, thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để đánh giá thực trạng tình hình phát triển công nghệ thông tin một cách toàn diện thì cần phải có những số liệu thông kê về CNTT đầy đủ. Với đặc thù là một ngành công nghệ mới, mới được phát triển trong một số năm trở lại đây, mặt khác lại có sự thay đổi công nghệ liên tục, vòng đời công nghệ ngắn, có khi chỉ vài tháng ; hơn nữa Việt Nam hầu như chưa triển khai hoạt động thống kê về CNTT. Vì vậy, việc đánh giá sự phát triển của công nghệ thông tin tương đối là khó khăn. Đề tài chủ yếu sẽ căn cứ vào một số báo cáo, thống kê, đánh giá toàn cảnh CNTT của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, và các tạp chí, báo cáo đánh giá của Bộ Thương Mại và của các tổ chức nước ngoài như Ngân hàng thế giới (World Bank Group), của Liên minh Viên thông quốc tế (ITU),.... Từ các số liệu thu thập được, các phương pháp phân tích, tổng hợp và đặc biệt là phương pháp so sánh sẽ được sử dụng để đưa ra các kết luận, đánh giá của đề tài. 5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn. Luận văn tập trung vào các khía cạnh sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển CNTT ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT Việt Nam và chỉ ra những cơ hội, thách thức của nó đồng thời đưa ra các vấn đề cần giải quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển CNTT. - Đưa ra một số giải pháp cơ bản để thực hiện. 6.Bố cục của luận văn : Phần mở đầu. Chương 1. Công nghệ thông tin và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế, xã hội. 4 Chương 2. Thực trạng phát triển CNTT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 3. Cơ hội ,thách thức và một số giải pháp phát triển CNTT tại Việt nam. Kết luận. CHƢƠNG 1. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI . 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Công nghệ thông tin 1.1.1.1 Một số khái niệm về CNTT. Công nghệ thông tin (CNTT) là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin gồm tri thức, sự kiện, số liệu âm thanh, hình ảnh. Vì vậy, CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người. Tuy khái niệm thông tin rất phổ biến trong đời sống con người nhưng những nội dung khoa học chung nhất về thông tin và quá trình thông tin mới chỉ được bắt đầu được nghiên cứu từ giữa thế kỷ 20, khi nhu cầu truyền tin của con người tăng rất nhanh. Một trong những thành tựu đặc sắc của lý thuyết truyền tin là việc đưa ra khái niệm lượng thông tin. Lý thuyết về lượng thông tin ra đời đã tạo nền móng cho con người phát hiện ra thêm nhiều quy luật của thông tin và quá trình truyền tin . Thông tin có nhiều loại khác nhau có thông tin là các số liệu, dữ liệu thu thập, điều tra, khảo sát . Từ đó qua phân tích, tổng hợp sẽ thu được những thông tin có giá trị cao hơn. CNTT và truyền thông (ICT) bao gồm 4 trụ cột cấu thành: ứng dụng ICT, nguồn nhân lực ICT, công nghiệp ICT và cơ sở hạ tầng ICT. Lĩnh vực ứng dụng ICT gồm: kinh tế, xã hội, quản lý và những kết quả ứng dụng như : chính phủ điện tử , giáo dục điện tử, truyền thông và giải trí điện tử … 5 Công nghiệp ICT gồm Công nghiệp phần mềm (CNPM), Công nghiệp phần cứng( CNPC), Công nghiệp điện tử cùng các nhân tố hỗ trợ như trí thức, thông tin, dữ liệu…. CNPC bao gồm: máy tính, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông. CNPM là một ngành kinh tế nhằm nghiên cứu, xây dựng phát triển , sản xuất và phân phối các sản phẩm phần mềm, cung cấp các dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tư vấn các giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì cho người tiêu dùng… Nguồn nhân lực ICT gồm : người lãnh đạo, người sử dụng, Doanh nghiệp và chuyên gia. Cơ sở hạ tầng ICT gồm: điện thoại di động, cố định, internet, băng thông, cước. Bốn thành phần này có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ tạo nên sức mạnh ICT, được thúc đẩy và phát triển bởi 3 chủ thể là người sử dụng, Doanh nghiệp và Chính phủ. Máy tính điện tử và việc xử lý thông tin bằng máy tín điện tử là thành phần cốt lõi của CNTT. Máy tính điện tử (MTĐT) . Để chế tạo ra MTĐT người ta phải tìm được cách biểu diễn thông tin bằng các tín hiệu kỹ thuật và cách thực hiện các hoạt động lưu trữ, xử lý thông tin bằng các biện pháp xử lý kỹ thuật trên các tín hiệu tương ứng. MTĐT đã trở thành thiết bị xử lý thông tin thống nhất và đa năng. Trên nguyên tắc mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể quy về một trình tự thực hiện liên tiếp của các phép toán sơ cấp đơn giản, cấu trúc một MTĐT gồm: bộ lôgic số học thực hiện các phép toán sơ cấp theo trình tự quy định, bộ nhớ để ghi các chương trình tính toán và dữ liệu, các thiết bị đưa dữ liệu vào và đưa kết quả ra. Kết cấu này được gọi là phần cứng của máy tính, nó là bộ khung vật chất cơ bản cho quá trình xử lý thông tin. Phần lôgic của quá trình xử lý thông tin được người dùng đưa vào để điều khiển thông qua các lệnh. Tập hợp các lệnh đó tạo nên một chương trình xử lý thông tin và đó gọi là phần mềm của máy tính. Tuỳ theo mục đích của người sử dụng mà chọn phần mềm tương ứng, đây là phần linh hoạt nhất của máy tính và mang nhiều dấu ấn đặc trưng của con người . Cuối những năm 80, đầu những năm 90 là thời kỳ bùng nổ của Cách mạng Viễn thông truyền dữ liệu trên cơ sở kỹ thuật cáp quang, 6 vệ tinh và vi ba số tạo khả năng thiết lập hệ thống siêu xa lộ thông tin, góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin làm nền móng cho một xã hội thông tin. Internet. Internet là một danh từ riêng dùng để chỉ hệ thống các mạng máy tính toàn cầu, mạng của các mạng, giúp cho người sử dụng ở bất kỳ máy tính nào cũng có thể truy cập tới thông tin tại các máy tính khác và có thể đối thoại trực tiếp với người sử dụng trên đó. Có thể nói, internet đã và đang làm thay đổi rất nhiều trong hoạt động thường nhật của người dân cũng như các công tác của các tổ chức lớn, nhỏ. Internet giờ đây là một phương tiện phổ biến giúp hàng trăm triệu người trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau. Về cơ sở vật chất, internet sử dụng một phần hệ thống mạng thông tin viễn thông công cộng. Về mặt công nghệ, internet sử dụng giao thức có tên là TCP/IP là giao thức điều khiển truyền thông. Để thích ứng, các mạng nội bộ và mạng bên ngoài cũng sử dụng giao thức này. Lúc mới bắt đầu có 4 dịch vụ internet gồm : thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa. Đến nay internet Việt Nam trở nên đa dạng hình thức và số lượng. ADSL,VoIP,Wifi, Internet công cộng và các dịch vụ gia tăng trên mạng khác như : video, forum, chat, game online… Internet có tính hấp dẫn ở mức độ nhất định khiến đầu tư vào lĩnh vực này được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đã tham gia ở những hình thức, phương pháp khác nhau như : khai thác dịch vụ đầu cuối, dịch vụ ứng dụng trên mạng, dịch vụ truy nhập internet tốc độ cao. Đối với người sử dụng internet, thư điện tử (email) đã thực sự thay đổi dịch vụ thư tín truyền thống. Đó là ứng dụng rất phổ biến trên mạng hiện nay. Người dùng có thể đối thoại với người sử dụng khác trên mạng và đối thoại có âm thanh và hình ảnh thông qua những thiết bị ngoại vi tân tiến. Dịch vụ được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trên internet là World Wide Web viết tắt là WWW, đây là kỹ thuật truyền tin siêu văn bản và là một phương thức tham khảo chéo được sử dụng rộng rãi để truyền tin trên mạng. Khi vào trang Web ta có thể tìm kiếm được thông tin khác nhau và khối lượng thông tin rất lớn, bao gồm tất cả các thể loại tin từ tin tức kinh tế, xã hội, đến các lĩnh vực y tế, âm nhạc, thể thao, phim truyện,…. 7 Thương mại điện tử (TMĐT) Thuật ngữ TMĐT đã được khá nhiều học giả và các tổ chức nghiên cứu xây dựng. Hiểu theo nghĩa rộng là việc tiến hành kinh doanh thông qua internet, bán hàng hoá và dịch vụ với phương thức giao nhận sử dụng nhân công cũng sử dụng phương thức trực tuyến bằng các công nghệ số hóa như phần mềm máy tính. Một định nghĩa mô tả Thương mại điện tử là “ Sử dụng các phương pháp và thủ tục điện tử để tiến hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm cả các hoạt động quản lý điều hành”. Uỷ ban Liên Hiệp quốc về Luật Thương mại Quốc tế định nghĩa TMĐT là “ Các hoạt động thương mại sử dụng một thông điệp số liệu để tiến hành, giao chuyển, nhận hoặc lưu chứa bằng các công cụ điện tử, quang hoặc các công cụ tương tự bao gồm song không giới hạn như trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, telex hoặc telecopy”. TMĐT có thể được phân thành ba loại quan hệ: Quan hệ giữa thành phần kinh doanh với thành phần kinh doanh (B2B), quan hệ giữa thành phần kinh doanh với người tiêu dùng (B2C) và quan hệ giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng(C2C). Internet cũng chứa đựng những băng tần rộng hơn của các hoạt động thương mại tiềm năng và các hoạt động trao đổi thông tin. Nó tạo ra cho các công ty, các cá nhân và các chính phủ một cơ sở hạ tầng điện tử, cho phép thiết lập các thị trường bán đấu giá ảo về hàng hoá và dịch vụ. Các chính phủ ở một số quốc gia phát triển và đang phát triển đã tiến hành tái tổ chức lại việc quản lý điều hành các hệ thống mua bán công cộng, tương đương với mức 10% tổng GDP trên internet, mở ra một triển vọng mới các quan hệ giao dịch có quy mô lớn trong quan hệ giữa thành phần kinh doanh với Chính phủ(B2C). Công nghệ cũng đang được các chính phủ sử dụng để chuyển tải hoặc nhận các thông tin (G2B,G2C) nhằm nâng cao tính chất thuận tiện và giảm bớt chi phí của các hệ thống thanh toán và nộp thuế(C2G). Các nhà kinh doanh sử dụng công nghệ để quản trị các dịch vụ sau bán hàng và phát triển các thị trường tiêu dùng trực tiếp. Cơ sở hạ tầng mạng lưới như viễn thông, vô tuyến, truyền hình cáp , internet và các mạng dùng riêng intranet được sử dụng để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử. Mối quan tâm tập trung hiện thời là thương mại điện tử trên nền internet. Một hoạt động thương mại điện tử, thường liên quan đến các bước liệt kê dưới đây tạo ra một dải đa dạng lớn về các dịch vụ cung cấp : 8 - Khách hàng ngồi trước màn hình máy tính cá nhân hoặc các phương tiện truy cập khác. - Tiến hành truy cập vào trang web với các thông tin quang bá (dịch vụ quảng cáo). - Truy cập vào internet (dịch vụ thông tin). - Đặt hàng một sản phẩm (dịch vụ phân phối) và thanh toán cho sản phẩm đó(dịch vụ tài chính). - Tải về các sản phẩm, nếu nó có thể sử dụng công nghệ số, hoặc sẽ được gửi qua đường thư (dịch vụ giao nhận). Thương mại điện tử mang lại lợi ích to lớn là thời gian giao dịch nhanh với chi phí thấp . Thương mại điện tử cho phép các nhà kinh doanh gia tăng mức độ nhận biết toàn cầu về các sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời mở rộng hơn sự tham gia của họ vào thương mại quốc tế. Nền kinh tế có thể sử dụng tốt hơn các nguồn vốn và lao động hiện thời và cũng có thể hấp dẫn hơn được những khoản đầu tư tư bản mới. Các cơ hội kinh doanh và việc làm sẽ được khai thác. Tóm lại CNTT là thuật ngữ rất rộng dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin gồm tri thức, sự kiện, số liệu âm thanh, hình ảnh. CNTT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1.1.2 Một số đặc điểm chính của CNTT.  CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, linh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được Nhà nước đặc biệt quan tâm. 9 CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ngày nay, CNTT càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều ngành , cụ thể như : từ ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, xây dựng, tài chính, tín dụng, giáo dục và đào tạo, hoạt động văn hoá, thể thao,...Trong năm 2005, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT đã phối hợp với Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư công nghệ FPT tiến hành điều tra, khảo sát về ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp . Theo kết quả công bố thì nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh. Đối với các ngành kinh tế khác nhau thì mức độ sử dụng CNTT cũng khác nhau. Có thể thấy CNTT được ứng dụng mạnh mẽ nhất là trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp như Tổng công ty dệt may, công ty Cao su Đà Nẵng. công ty dệt may Phong Phú. Với những doanh nghiệp này các hệ thống máy tính hỗ trợ thiết kế, hỗ trợ sản xuất , các dây chuyền sản xuất trên cơ sở công nghệ mạng đã trở thành nhân tố sống còn đối với hoạt động sản xuất. Trong các doanh nghiệp phục vụ như Ngân hàng Ngoại thương, Tổng Cục Hải quan hay Tổng Công ty đường sắt , CNTT cũng được chú trọng đầu tư và phát huy hiệu quả với các hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thống khai hải quan điện tử, hệ thống bán vé điện toán. Ứng dụng CNTT không những nâng cao hiệu quả của bản thân doanh nghiệp mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp liên quan phải có sự đầu tư thích đáng hơn vào CNTT để có thể cùng nhau tham gia trao đổi dữ liệu điện tử . Từ đó nâng cao mặt bằng chung về ứng dụng CNTT trong toàn bộ nền kinh tế. 10 Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp là một hoạt động rất cần thiết, CNTT đã trở thành phương tiện sản xuất quan trọng, không có nó thì doanh nghiệp hoạt động sẽ kém hiệu quả, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Đi đầu ứng dụng CNTT là 76 Tổng công ty 90 và 18 Tổng công ty 91. Mức độ và hiệu quả ứng dụng CNTT ở các Tổng Công ty hoặc các đơn vị thành viên là rất khác nhau. Một cuộc khảo sát cho thấy trong số 444 doanh nghiệp đầu tư khoa học, hình thức ứng dụng CNTT phổ biến nhất là kết nối internet và mạng LAN, sử dụng trang web và thư điện tử còn rất thấp. Đối với các ngành, về mặt ứng dụng CNTT cũng không đều nhau, ngành sản xuất radio- TV- phương tiện truyền thông , sản xuất phương tiện vận tải khác, sản xuất sản phẩm máy móc thiết bị điện, sản xuất sản phẩm từ quặng phi kim loại, sản xuất thực phẩm, đồ uống và ngành sản xuất hoá chất,... ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của chủ doanh nghiệp, vào nguồn kinh phí của doanh nghiệp. Việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ hiện đại hoá các ngành đã được đẩy mạnh ở hầu hết các lĩnh vực quản lý và ngày càng được nâng lên tầm cao mới. Tổ chức triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác hiện đại hoá trên phạm vi ngày càng rộng, đa ngành , đa lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên mức độ triển khai ứng dụng chưa cao. Các ứng dụng này mới chỉ dừng ở mức hỗ trợ tác nghiệp thay thế một phần lao động thủ công, chưa giúp tái cơ cấu lại quy trình nghiệp vụ. Dù đã có ứng dụng hỗ trợ nhưng hầu hết phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ tính toán, xử lý trực tiếp , các lĩnh vực khác như kiểm tra, đối chiếu, phân tích, thống kê ứng dụng còn thấp. Do việc triển khai các hệ thống CNTT phụ thuộc nhiều vào cải tiến các quy trình ghiệp vụ, trong khi đó các quy trình nghiệp vụ chưa được chuẩn hoá và thiếu sự liên kết giữa các linh vực khác nhau, do đó việc ứng dụng CNTT phải phân nhỏ theo lĩnh vực nên mức độ đáp ứng yêu cầu quản lý của ứng dụng chưa cao. Với đà phát triển rộng rãi CNTT trong những năm tới, cộng với chi phí lắp dặt, nối mạng ngày càng hạ, tỷ lệ ứng dụng CNTT sẽ được nâng lên đáng kể. Để ứng dụng CNTT có hiệu quả, các doanh nghiệp cần chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực CNTT. 11 * CNTT là một công nghệ có nhiều tầng lớp. Chữ “ tầng lớp” để nói một cách tổng quát nhất về các khâu, đoạn sản xuất trong CNTT, cả phần cứng lẫn phần mềm và về sự liên hệ giữa chúng với nhau, cũng như các chuẩn mực trong sự liên hệ ấy. Chữ “ tầng” (layers) thường được dùng trong phân tích hệ thống, và chữ “ tầng giao thức” ( protocol layers) có ý nghĩa hẹp và chính xác hơn. Có thể phân chia những tầng lớp sau trong CNTT: Tầng thứ nhất: các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, xí nghiệp đó có thể được thành lập từ một ngôn ngữ lập trình ít hay nhiều cao cấp, dựa trên những hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Tầng lớp trên cùng này thường được viết tại chỗ hoặc thiết kế tại chỗ và đặt gia công bên ngoài. Tầng thứ hai: phần ở giữa các chương trình ứng dụng và hệ mềm cơ bản. Phần này là chỗ phức tạp nhất và giàu có nhất. Có thể tạm chia làm 4 lĩnh vực khác nhau: + Các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học( ngôn ngữ lập trình cao cấp như Mathematica, hệ quản trị cơ sở dữ liệu,...) Người dùng cuối cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng thẳng mà không cần viết chương trình gì thêm. + Các chương trình gọi là “ middleware”, cho phép các chương trình ứng dụng phân tán (có thể tổng quát hay không) sử dụng tới mạng thông tin ở mức dễ dàng và trừu tượng thông qua hệ điều hành mạng. + Các chương trình gắn liền với một sản phẩm đặc biệt nào đó ( embedded systems) với những giao diện sử dụng đặc biệt thẳng với người dùng như ở trong máy hát, máy bay, trò chơi...Thật ra loại chương trình này có thể thấy ở khắp các lĩnh vực, chỗ nào có bộ vi xử lý mà không phải là một máy tính đều có nó. Nhưng đặc điểm của chúng là tự giấu kín. Các chương trình này thường do những hãng làm sản phẩm tự viết ra hoặc đặt gia công tại các công ty chuyên phát triển hệ mềm. + Chương trình được làm ra để phục vụ bản thân việc nghiên cứu và phát triển ngành CNTT và ứng dụng trong quản lý, tính toán và điều khiển. Ngoài các ngôn ngữ lập trình ra, phải kể đến các chương trình 12 phụ giúp việc phát triển và quản lý phát triển phần mềm cũng như các chương trình để làm mạch tổng hợp ASIC ( Application Specific Integrated Circuit) hay để sử dụng các FPGA(Field Programmable Gate Array), là các mạch tổng hợp có chức năng nhất định, còn lại là bộ nhớ và các linh kiện có thể được biến đổi để làm các mạch điện tử khác nhau, trong đó đặc biệt có FPGA là các linh kiện có thể được thay đổi chức năng trước khi hoạt động, khi linh kiện đã nằm trong bìa điện tử. Một FPGA hiện nay có thể tương đương 1 triệu transistors. Những chương trình loại sau này thường rất đắt, hàng chục hoặc hàng trăm ngàn đô lavà thường chạy trên các trạm làm việc mạnh. Tầng thứ ba : gồm những “ khả dụng (facilities) về phần mềm khiến cho các chương trình ứng dụng tổng quát hay đặc biệt hoạt động được. Tầng này chủ yếu là hệ điều hành và hệ điều hạnh mạng. Sự phân cấp của hai loại khả dụng này tương đối phức tạp vì chúng chồng chéo lên nhau và tuỳ thuộc các nhà sản xuất cũng như tuỳ thuộc các loại mạng. Có thể gộp vào trong tầng này tất cả các chương trình rất lớn nằm trong các “ trạm chuyển tiếp”(router) và các trạm đảo mạch( switch) thuộc nhiều loại khác nhau vì chúng có dung lượng khác nhau. Tầng thứ tư : bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ : làm ra các bìa in trong đó có gắn các linh kiện điện tử , lắp ráp với phần điện, các thiết bị ngoại vi, cơ khí,...và trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của một thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiều dùng. Khâu đoạn này chủ yếu là dùng nhân công rẻ nên đó là thế mạnh của Châu Á đặc biệt là Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Đài Loan sản xuất được các „bìa mẹ” (mother board) cho PC và các máy PC hoàn chỉnh, hiện 80% bìa mẹ dùng cho PC trên thế giới được sản xuất tại Đài Loan, Singaporelại chuyên về các thiết bị ngoại vi. Tầng lớp thứ năm, cũng là tầng lớp cuối cùng sản xuất các linh kiện điện tử. Hiện nay chỉ có Mỹ, Nhật và châu Âu là có công nghệ hoàn chỉnh làm các mạch tổng hợp. Sau giai đoạn sản xuất wafers và in mạch tổng hợp trên wafers cần các nhà máy siêu sạch và siêu chính xác rất tối tân, công việc còn lại là đặt và hàn những mạch in trần đó vào hộp thành linh kiện, cần nhiều nhân công rẻ, thường được các công ty 13 quốc tế làm tại các chi nhánh ở châu á như Malaysia, Singapore,... nhưng những linh kiện sản xuất đại trà mà bộ nhớ là chủ yếu đã được sản xuất tại hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, kể cả giai đoạn làm wafers trong các nhà máy mua của Mỹ hay Nhật. Nền công nghệ có nhiều tầng lớp như trên, trải khắp hoàn cầu vẫn tiến bộ nhịp nhàng. Vì không phải mỗi lúc có thể thay đổi tất cả các công đoạn để thành một bước nhảy vọt mới trong CNPC và CNPM. Đó là khía cạnh chuẩn trong giao diện của những tầng lớp nói trên. Sức tiến luỹ thừa của công nghệ vẫn cho phép tăng khá cao chức năng, hiệu suất các hệ mềm nhìn từ phía người sử dụng. *CNTT là một công nghệ chuyển biến rất nhanh. Sự thay đổi hàng ngày của các máy tính PC và ngoại vi ngày càng hiện đại và tinh vi hơn. Những chuyển biến này chạy theo kịp đà phát triển của công nghiệp điện tử cơ bản theo quy luật Moore, với giá cố định thì khả năng linh kiện mỗi 18 tháng lại tăng gấp đôi, và quy luật thực nghiệm này còn có điều kiện kéo dài trên 10 năm nữa trước khi gặp phải hàng rào của những quy luật vật lý cơ bản. Trong những năm gần đây, công nghệ mạng và các dịch vụ viễn thông phát triển hết sức nhanh chóng, trong đó lưu lượng các dịch vụ dữ liệu đã vượt qua lưu lượng thoại. Hiện nay lưu lượng dữ liệu có tốc độ tăng trưởng rất cao, hàng năm thường vượt 100% trong khi đó lưu lượng thoại chỉ tăng khoảng 10%. Xu thế này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian sắp tới. Sự phát triển nhanh của các dịch vụ dữ liệu đòi hỏi có một sự chuyển biến trong việc xây dựng, quản lý và khai thác mạng. Sự ra đời của mạng thế hệ sau NGN( Next Generation Network) thoả mãn được yêu cầu tăng trưởng nhanh của lưu lượng dữ liệu và cả lưu lượng thoại trong thời gian tới. NGN cũng sẽ là cơ sở hạ tầng đáp ứng xu thế hội tụ viễn thông, tin học đang diễn ra trên các phương diện khác nhau về loại hình dịch vụ, ứng dụng, phương thức truy nhập mạng hay chủng loại thiết bị đầu cuối... NGN là mạng đa dịch vụ, tổng hợp các ưu điểm của cả hai mạng PSTN và Internet và là mạng hội tụ của các dịch vụ IP và dịch vụ điện thoại. Mạng NGN mang lại cho nhà cung cấp và khai thác dịch vụ rất nhiều thuận lợi như xây dựng, thiết lập mạng dễ dàng hơn do các thành 14 phần mạng có giá thành thấp hơn so với các thiết bị chuyển mạch kênh. Công nghệ chuyển mạch gói phát triển rất nhanh, năng lực xử lý tăng gấp đôi sau 18 tháng , vì vậy tỷ lệ giá thành/năng lực xử lý giảm rất nhanh. Tạo điều kiện giảm chi phí quản lý khai thác, khả năng cung cấp dịch vụ nhanh chóng và rẻ hơn do điều khiển dịch vụ tập trung, sử dụng ngôn ngữ lập trình ứng dụng ( Application Programing Interface - API) tập trung và sử dụng ngôn ngữ lập trình chung sẽ làm cho việc tạo ra các dịch vụ nhanh hơn và rẻ hơn. Sự đổi mới diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong các hệ thống thông tin di động. Thế hệ thứ nhất(1G) trong những năm 1970 và hệ thống tế bào 2G trong những năm 1980 được sử dụng với mục đích chính là cho các ứng dụng thoại và hỗ trợ các dịch vụ chuyển mạch kênh. Những hệ thống này là các hệ thống chính hiện nay. Tốc độ số liệu cho người sử dụng trong các kết nối vô tuyến của các hệ thống này bị hạn chế dưới một vài chục kbit/s. IMT-2000 được đưa ra tại thời điểm bắt đầu thế kỷ 21, là hệ thống 3G, có thể cung cấp tốc độ 2 Mbit/s và 144kbit/s. Dung lượng hệ thống tế bào 3G sẽ không đủ xử lý lưu lượng đa phương tiện đang tăng trưởng một cách bùng nổ vào những năm 2010. Dung lượng theo đơn vị vùng cho các hệ thống tế bào 4G sẽ gấp ít nhất 10 lần hệ thống 3G. Giá thành tính theo bit sẽ giảm mạnh do vậy mọi người có thể sử dụng nó mà không phải lo lắng về cước thông tin. Trong thế kỷ 21 này xã hội và nền kinh tế sẽ dựa phần lớn vào thông tin máy tính ở dạng số. Các thế hệ tương lai bao gồm 4G và 5G được sử dụng, bao gồm nhiều hệ thống, không chỉ là hệ thống thoại tế bào mà còn là một số các hệ thống thông tin mới như hệ thống truy nhập vô tuyến băng rộng , mạng LAN sóng mm, . Khi hệ thống 4G được sử dụng trong một khả năng hẹp như hệ thống tế bào, chúng sẽ được miêu tả là tế bào 4G. Nếu hệ thống này được tích hợp với các hệ thống khác, sẽ có thể đạt được cả tốc độ số liệu cao và tính di động cao. Các hệ thống thông tin di động thế hệ tương lai và các công nghệ then chốt sẽ cung cấp một dải rộng các dịch vụ chất lượng cao từ hình ảnh rõ nét thông qua các kênh vô tuyến tốc độ cao. Hệ thống truyền dẫn thông minh (ITS) là hệ thống truyền dẫn mới bao gồm một mạng thông tin tiến tiến và mạng viễn thông cho 15 người sử dụng, đường xá và xe cộ. ITS được dự đoán sẽ tập trung giải quyết nhiều vấn đề như tai nạn giao thông và tắc nghẽn. Ngoài ra nó còn cung cấp các dịch vụ đa phương tiện cho tài xế và hành khách . Trong các ITS, vô tuyến quang là một trong những công nghệ then chốt quan trọng nhất. Có thể thấy CNTT là công nghệ biến chuyển rất nhanh, phát triển mạnh mẽ các dịch vụ công nghệ với chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn giá thành rẻ hơn và khả năng phục vụ cao hơn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và cho cả xã hội loài người. * Sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của CNTT. Hầu hết các sản phẩm của CNTT đều cần phải sử dụng đến tri thức. Hàm lượng tri thức cao do vậy vấn đề bảo vệ tri thức đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách phát triển của CNTT của các quốc gia. Sản phẩm phần mềm và các dịch vụ giá trị gia tăng cao , việc sao chép hết sức đơn giản và nhanh chóng . Việc chuyển giao cũng hết sức đơn giản có thể chỉ là vài công thức hoặc ăn cắp mật khẩu là có thể sao chép được. Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt nam luôn ở mức cao và chưa thực sự có tiến bộ trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính của việc vi phạm bản quyền là do giá thành chi cho một công trình nghiên cứu phần mềm quá lớn trong các sản phẩm được sao chép bán ở thị trường lại rẻ mạt. Ví dụ hãng Microsoft trung bình mỗi năm phải chi 3 tỷ USD để đầu tư nghiên cứu phát triển phần mềm, vậy mà khi thành phẩm của họ bị sao chép, in lậu và bán ra thị trường, giá chỉ khoảng 10.000đồng/đĩa tại thị trường Việt Nam. Ngoài lý do trên, sự thiếu hiểu biết về pháp luật, sự kém rành mạch, cụ thể trong hệ thống hành lang pháp lý cộng với việc kém gương mẫu của ngay chính các cơ quan nhà nước cũng dẫn đến tình trạng vi phạm quyền bảo hộ phần mềm nói trên. Nếu tình trạng cứ tái diễn như hiện nay thì ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam rất khó phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm bớt nhiệt tình đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là điều kiện then chốt để phát triển CNTT. 16 Chính phủ Việt Nam cùng với việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ vừa được Quốc hội thông qua tháng 12/2005 sẽ tạo ra cơ sở tăng cường cơ chế quản lý đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, giúp giảm tỷ lệ vi phạm các quyền về sở hữu trí tuệ như hiện nay. 1.1.2 Vai trò chính của CNTT . Trong nhiều năm qua, nhờ có chính sách đổi mới, ngành CNTT Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả từ hợp tác khu vực và quốc tế trong việc nghiên cứu phát triển CNTT. Các công nghệ và ứng dụng tiên tiến đã được triển khai áp dụng và giới thiệu ở nước ta. CNTT có khả năng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thông tin đang tăng nhanh. Kết quả là ngành CNTT đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam . Sự phát triển của CNTT là một trong những biểu hiện rõ nhất của sự phát triển trí tuệ con người, đồng thời nó cũng là phương tiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển trí tuệ. Việc phát triển CNTT và ứng dụng rộng rãi chúng vào trong đời sống kinh tế, xã hội dẫn tới việc thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước và được kết nối toàn cầu. Trong điều kiện đó, mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, mỗi doanh nghiệp và tổ chức ở mỗi quốc gia có nhu cầu thông tin đều có thể truy cập để khai thác những thông tin cần thiết cho mình.Mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội đều khai thác tác dụng tích cực của mạng thông tin nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. 1.1.2.1 Làm giảm chi phí sản xuất và tạo giá trị gia tăng cao. CNTT là một ngành có hàm lượng tri thức kỹ thuật cao nên có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mang lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. CNTT phát triển đã cung cấp những biện pháp nhanh nhạy cho việc khai thác và sử dụng đẩy đủ tài nguyên thông tin. Năng lực xử lý và tốc độ tính toán nhanh của máy làm cho chu kỳ nghiên cứu triển khai sản xuất ngày càng ngắn lại. Nhịp độ sản xuất được đẩy nhanh, giảm hao phí về tài nguyên, năng lượng, sản xuất đạt hiệu quả hơn. Lượng thông tin ngày một gia tăng mạnh mẽ, trong vòng 5 năm lượng thông tin của thế giới có thể tăng gấp đôi. Nhờ có CNTT, đặc biệt là nhờ có 17 internet thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé, thông tin không biên giới đã hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và mang tính toàn cầu. Vốn, sản xuất, hàng hóa, sức lao động, thông tin và công nghệ được trao đổi, sử dụng và điều phối xuyên quốc gia đã là phổ biến. Quan hệ hợp tác và cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghệ giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp ngày càng sôi động hơn. Việc chuyển tải nhanh chóng thông tin làm cho nhịp độ sản xuất kinh doanh ngày càng nhanh hơn, chu kỳ tồn tại của kỹ thuật và sản phẩm ngày càng ngắn lại. Các khâu sản xuất, cung ứng và tiêu thụ đều phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện thông tin nhanh chóng, chuyển từ sản xuất quy mô lớn sang sản xuất theo đơn “đặt hàng” qua internet, làm cho khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng thu hẹp lại. Người sản sản xuất có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng, nắm bắt được thông tin thị trường một cách nhanh nhất, có thể xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Người tiêu dùng có thể tham gia quá trình sản xuất: lựa chọn, thiết kế những sản phẩm thích hợp nhất cho mình. Sự phát triển của CNTT góp phần làm cho năng suất lao động tăng lên đáng kể ( ở Mỹ tăng từ 20 đến 40%, ước tính đến năm 2007, GDP sẽ tăng 327 tỷ USD do phát triển xa lộ cao tốc thông tin. Giá trị sản xuất của ngành thông tin chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành lớn số 1 thế giới. Sự phát triển của CNTT sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được một cách nhanh nhất các công nghệ mới và có thể mua các công nghệ đó với giá rẻ nhất không qua khâu trung gian. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ứng dụng CNTT tốt sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thông tin tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ với khu vực và thế giới. Điều này sẽ vô cùng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động lên gấp nhều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh. Phát triển CNTT sẽ đem lại nhiều sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian, tăng khả năng lựa chọn cho người tiêu dùng, chỉ cần ở nhà mà có thể truy cập vào các trang web siêu thị hay chỉ cần gọi điện thoại là người tiêu dùng có thể đặt hàng lựa chọn hàng theo ý muốn và được giao hàng đến tận nhà một cách nhanh chóng và thuận tiện . 18 Sự phát triển của CNTT cũng làm thay đổi cung cách trong lao động. Ví dụ ở Mỹ, mô hình lao động đã biến dạng rất nhiều so với mô hình cổ điển. Công nhân làm việc từ 09 giờ sáng đến 17 giờ tại các xí nghiệp, văn phòng. Và hiện nay khoảng 10% lực lượng lao động là người hành nghề độc lập, giờ giấc làm việc linh động qua mạng hay internet ngày càng tăng, con số tăng từ 15% lực lượng lao động năm 1991 tới 30% hiện nay. Các doanh nghiệp tổ chức gọn nhẹ hơn, ít cấp quản lý vì vậy giảm thiểu được chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, Ứng dụng dụng của CNTT trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, hải quan, y học đặc biệt là giáo dục, đào tạo đều đem lại hiệu quả cao, giúp tăng năng suất lao động lên hàng ngàn lần, đảm bảo thông tin nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm chi phí để hạ giá thành. 1.1.2.2 Tạo sự phát triển bền vững. Phát triển kinh tế xã hội qua việc sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông sẽ ngày càng làm cho thế giới thịnh vượng và công bằng hơn. Viễn thông thông tin hiện có và đáng tin cậy có thể được sử dụng một cách hiệu quả như là một trong những công cụ để chỉ ra những vấn đề mang tính toàn cầu. CNTT là chất xúc tác ngày càng quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. CNTT làm cho sản xuất nông nghiệp đa dạng hoá và phân phối sản phẩm nông nghiệp hiệu quả hơn. CNTT tạo ra khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho những người sống ở những vùng xa xôi không có khả năng tiếp cận được với trung tấm y tế. Đối với doanh nghiệp, CNTT đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp khi tiến hành giao dịch điện tử như cho phép thực hiện nhiều dịch vụ mới và làm giảm đáng kể giá thành của nhiều dịch vụ đã có sẵn , đồng thời lại tăng chất lượng của dịch vụ. Ví dụ một dịch vụ ngân hàng trung bình tốn 1,14 USD nếu thực hiện tại chi nhánh và chỉ mất 0,3 USD nếu thực hiện bằng internet mà chỉ cần ngồi tại nhà. CNTT ảnh hưởng trực tiếp đến việc thay đổi cách thức làm việc và tổ chức kinh doanh trong toàn xã hội Trong nền kinh tế mới có sự hội tụ của nhiều ngành công nghiệp, không những để hình thành những công nghiệp mới mà còn thay đổi cách tổ chức, hoạt động của cả nền kinh tế, cũng như cách sinh hoạt, giải trí của xã hội. Rõ ràng nhất là sự hội tụ giữa công nghiệp tính toán( máy tính điện tử,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan