Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pharus...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pharusa

.PDF
53
874
145

Mô tả:

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp Hiện nay trên phương diện lý thuyết có nhiều định nghĩa về doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định do mỗi tác giả đứng trên một quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam. 1.1.2. Tổng quan về hàng tồn kho của doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân, đo, đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa vào sử dụng, thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa bán, hàng hóa thu mua nhưng còn tồn kho, hàng hóa đang trong quá trình sản xuất dở dang…(Nguồn: Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) 1.1.2.2. Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp Nhìn chung, hàng tồn kho trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm một vị trí quan trọng trong tài sản lưu động của hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Theo chuẩn mực kế toán VAS 02, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đươc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành những tài sản ngắn hạn khác (tiền tệ, sản phẩm dở dang, thành phẩm…) - Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với những đặc điểm về tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vây, 1 hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm có điều kiện tự nhiên hoặc điều kiện nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý. - Việc xác định chất lượng , tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn khó khăn, phức tạp. Có nhiều loại hàng tồn kho khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ thuật, linh kiện điện tử, kim khí quý, đồ cổ… 1.1.2.3. Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp a) Cải thiện mức độ phục vụ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đôi khi doanh nghiệp bị trả lại hàng đã bán do hàng hóa kém chất lượng, có sai sót kĩ thuật,… Doanh nghiệp có thể lấy hàng tồn trong kho để xuất bù lại hoặc cho khách hàng trực tiếp chọn hàng theo nhu cầu, việc này giúp nâng cao mức độ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp, giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài mà vẫn đảm bảo thu nhập cho công ty. b) Giảm tổng chi phí logistic Logistic có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan.....từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải. (Nguồn: UNESCAP) Chi phí logistic là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu quả các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ, thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu và điểm kết thúc nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. c) Đáp ứng các đơn hàng đột xuất Hàng hóa được công ty sản xuất hoặc nhận bán được bán ngay cho khách hàng tại các cửa hàng của công ty hoặc các đại lý phân phối nếu số lượng hàng nhỏ hoặc đã đặt trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp đôi khi sẽ phải tiếp nhận một vài đơn hàng đột xuất, số lượng đặt mua lớn mà công ty không thể sản xuất trong thời gian ngắn. Hàng tồn kho giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về các đơn hàng đột xuất này, giữ được mối quan hệ làm ăn với khách hàng, đồng thời đảm bảo nguồn thu của công ty. d) Bán mặt hàng có tính mùa vụ trong cả năm Mặt hàng có tính mùa vụ là những hàng hóa, thành phẩm có thời gian sử dụng ngắn (dưới 3 tháng) như: lương thực, thực phẩm, chế phẩm từ động vật (như sữa, mỡ động vật,…). Tại một khoảng thời gian nhất định trong năm, doanh nghiệp thu về số lượng lớn hàng có tính mùa vụ, chưa tìm được điểm tiêu thụ và áp lực từ thời gian sử dụng ngắn của sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp cần có cách xử lý kịp thời. 2 Thang Long University Library Lưu trữ hàng hóa, thành phẩm có tính mùa vụ sau khi đã sơ chế giúp sản phẩm lâu hỏng hơn, đồng nghĩa với tăng tính tiêu thụ của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong một thời gian dài hơn. e) Đầu cơ chờ giá Đầu cơ là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội thị trường đi xuống để “tích lũy” sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định lại. Hoạt động đầu cơ chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch giá. Hàng hóa công ty đầu cơ có thể là sản phẩm công ty sản xuất ra hoặc thu mua từ thị trường. Hành động này làm lượng cung hàng hóa đó trên thị trường giảm đi trong khi lượng cầu không thay đổi, dẫn tới cầu tăng tương đối so với cung, làm tăng mức giá khách hàng chấp nhận chịu để có được hàng hóa đó. f) Giải quyết thiếu hụt trong hệ thống Thông thường, trong qui trình sản xuất kinh doanh, công ty trích ra một số lượng nhỏ thành phẩm, hàng hóa chuyển vào dùng trong các phòng ban (cho quá trình sản xuất, quản lý doanh nghiệp, bán hàng) hoặc biếu, tặng cán bộ công nhân viên, khách hàng,… Trong trường hợp thiếu hụt, doanh nghiệp có thể lấy hàng từ kho, đảm bảo sự vận hành, lưu thông của hệ thống sản xuất, bán hàng hoặc quản lý doanh nghiệp. 1.1.2.4. Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại, khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt hàng tồn kho, tính đúng và tính đủ giá gốc hàng tồn kho cần phân loại và sắp xếp hàng tồn kho theo những tiêu thức nhất định. a) Phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng Theo tiêu thức phân loại này, những hàng tồn kho có cùng mục đích sử dụng và công dụng được xếp vào một nhóm, không phân biệt chúng được hình thành từ nguồn nào, quy cách, phẩm chất ra sao,... Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được chia thành: - Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ, gồm cả giá trị sản phẩm dở dang. - Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hoá, thành phẩm,... Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quả trị trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán thu mua, bảo quản và dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo hàng tồn kho cung ứng kịp thời 3 cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí thu mua, bảo quản thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b) Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành Theo tiêu thức này, những hàng tồn kho có cùng nguồn gốc hình thành được xếp chung vào một nhóm, không phân biệt chúng dùng vào việc gì, quy cách, phẩm chất ra sao. Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được chia thành: - Hàng tồn kho được mua vào: bao gồm: + Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. + Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, Tổng Công ty v.v... - Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được Doanh nghiệp sản xuất, gia công tạo thành. - Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: Như hàng tồn kho được nhập từ liên doanh, liên kết, hàng tồn kho được biếu tặng v.v... Cách phân loại này giúp cho việc xác định các yếu tố cấu thành trong giá gốc hàng tồn kho, nhằm tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho theo từng nguồn hình thành. Qua đó, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ ổn định của nguồn hàng trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán về hàng tồn kho. Đồng thời, việc phân loại chi tiết hàng tồn kho được mua từ bên ngoài và hàng mua nội bộ giúp cho việc xác định chính xác giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất. c) Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành: - Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. - Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ cao hơn mức dự trữ hợp lý. - Hàng tồn kho không cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất. Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lý của hàng tồn kho, xác định đối tượng cần lập dự phòng và mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập. d) Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành: 4 Thang Long University Library - Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại doanh nghiệp như hàng trong kho, trong quầy, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu trong kho và đang sử dụng, ... - Hàng tồn kho bên ngoài doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi bán, hàng đang đi đường,... Cách phân loại này giúp cho việc phân định trách nhiệm vật chất liên quan đến hàng tồn kho, làm cơ sở để hạch toán giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát trong quá trình bảo quản. e) Phân loại hàng tồn kho theo Chuẩn mực số 02 Chuẩn mực số 02 là một trong 26 chuẩn mực kế toán được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Dựa theo chuẩn mực này, hàng tồn kho được phân chia thành: - Hàng hoá mua để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến... - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán. - Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành: Là những sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ: Gồm tồn kho, gửi đi gia công chế biến đã mua đang đi trên đường. Việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vây việc phân loại hàng tồn kho là cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. f) Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật phân tích ABC Kĩ thuật phân tích ABC được đề xuất dựa vào nguyên tắc Patero. Kĩ thuật này chia hàng tồn kho thành 3 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm C theo tiêu chí giá trị hàng năm của chúng. Trong đó: Giá trị hàng năm = Nhu cầu hàng năm × Giá mua mỗi đơn vị Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng tồn kho được xác định như sau: - Nhóm A: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm cao nhất, đạt 70-80% tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng tồn kho. - Nhóm B: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm ở mức trung bình, đạt 15-25% tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng tồn kho. 5 - Nhóm C: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm thấp, đạt khoảng 5% tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 55% tổng lượng hàng tồn kho. Sơ đồ 1.1. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC 100% 5 80% 25 55 60% 40% Nhóm C Nhóm B 70 30 Nhóm A 20% 15 0% Giá trị hàng năm Tổng lượng tồn kho (Nguồn: Logistic Những vấn đề cơ bản, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Lao động xã hội) Hiện nay, việc sử dụng phương pháp phân tích ABC được thực hiện thông qua hệ thống quản lý tự động hóa. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp chưa có điều kiện trang bị cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, kĩ thuật phân tích ABC được thực hiện thủ công cũng đem lại những lợi ích nhất định. Trước hết, việc áp dụng đúng phương pháp này giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý hàng tồn kho của mình, quyết định khối lượng hàng hóa mỗi loại cần dự trữ để tránh việc tồn quá nhiều hàng làm phát sinh chi phí, giảm áp lực đối với việc xây thêm kho bãi dự trữ hàng hóa, từ đó tiết kiệm vốn lưu động cho doanh nghiệp. Kết luận: Mỗi cách phân loại hàng tồn kho đều có ý nghĩa nhất định đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp mà kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hàng tồn kho theo những cách thức nhất định. Trong luận văn này, em phân tích hàng tồn kho bằng cách phân loại theo mục đích sử dụng và công dụng. 1.2. Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp Quản lý hàng tồn kho là việc tổ chức quản lý tất cả các công việc, các dữ liệu liên quan đến công tác tồn kho nhằm duy trì mức dự trữ tối ưu, giảm chi phí tồn kho cho doanh nghiệp. (Nguồn: Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, TS.Trần Đức Lộc và TS.Trần Văn Phùng, NXB Tài chính Hà Nội, 2008) Quản lý hàng tồn kho là một công tác nhằm: 6 Thang Long University Library - Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ đọng hàng hóa. - Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm giảm hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp. - Đảm bảo cho lượng vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa. 1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp Ba vấn đề cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp gồm: dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấu vốn và quản lý tài sản lưu động. Trong đó, quản lý tài sản lưu động liên quan đến hoạt động tài chính hàng ngày cũng như các quyết định tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác quản lý hàng lưu động đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài sản nói chung. Quản lý hàng tồn kho – một bộ phận của tài sản lưu động – có ý nghĩa kinh tế quan trọng do hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động nói riêng và tài sản nói chung có giá trị lớn của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hợp lý các tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu chung đặt ra cho doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản lưu động thiếu hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, quản lý hàng tồn kho là một trong những vấn đề cần được các cấp lãnh đạo cần chú trọng. Bản thân vấn đề quản lý hàng tồn kho có hai mặt trái ngược nhau là: - Để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh đứt quãng trên dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu người tiêu dùng trong bất kỳ tình huống nào, doanh nghiệp có ý định tăng lượng hàng tồn kho. - Ngược lại, hàng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp tốn thêm các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến dự trữ chung. Do đó, doanh nghiệp cần tím cách xác định mức độ cân bằng giữa mức đầu tư cho hàng tồn kho và lợi ích do thỏa mãn nhu cầu của sản xuất với việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong điều kiện tối thiểu hóa chi phí phát sinh. 1.2.3. Các chi phí phát sinh trong công tác quản lý hàng tồn kho 1.2.3.1. Chi phí đặt hàng Là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng, bao gồm các chi phí tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng, thông báo qua lại). 7 1.2.3.2. Chi phí lưu kho Là những chi phí phát sinh trong việc thực hiện hoạt động tồn kho. Những chi phí này bao gồm: - Chi phí về nhà cửa và kho tàng + Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa + Chi phí bảo hiểm nhà kho, kho hàng + Chi phí thuê nhà đất - Chi phí sử dụng thiêt bị, phương tiện + Tiền thuê hoặc khấu hao dụng cụ, thiết bị + Chi phí năng lượng + Chi phí vận hành thiết bị - Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý - Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho + Thuế đánh vào hàng tồn kho + Chi phí vay vốn + Chi phí bảo hiểm hàng tồn kho - Thiệt hại hàng tồn kho do mất, hư hỏng hoặc không sử dụng được 1.2.3.3. Chi phí mua hàng Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua 1 đơn vị. Thông thường, chi phí mua hàng không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mô hình tồn kho, trừ mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM). 1.2.4. Nội dung quản lý hàng tồn kho 1.2.4.1. Các tiêu chí trong quản lý hàng tồn kho a) Quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật - Đảm bảo cho kho hàng phù hợp với công tác bảo quản, bảo vệ hàng hóa. - Xác định phương pháp, phương tiện sắp xếp hàng hóa trong kho một cách hợp lý, khoa học. - Thực hiện chế độ theo dõi trong kho về mặt hiện vật. - Phân loại hàng hóa để bảo quản theo phương pháp phù hợp. b) Quản lý hàng tồn kho về mặt giá trị và hiệu quả kinh tế Kiểm soát được nguồn vốn hàng hóa tồn tại dưới hình thái hiện vật, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác tài sản của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn hàng hóa. Từ đó, nhà quản trị đưa ra cơ sở giá bán hợp lý và tính toán khoản lợi nhuận thu về do bán hàng. 1.2.4.2. Các mô hình quản lý hàng tồn kho a) Mô hình tồn kho theo số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ – Economic Order Quantity Model) 8 Thang Long University Library Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, dùng để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình EOQ cần tuân theo các giả định: - Nhu cầu trong một năm ổn định, có thể dự đoán trước; - Thời gian chờ hàng không thay đổi, phải được xác định trước; - Sự thiếu hụt dữ trữ không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện; - Toàn bộ số hàng đặt mua được doanh nghiệp tiếp nhận cùng một lúc; - Doanh nghiệp không thực hiện chiết khấu thương mại. Mục tiêu của mô hình EOQ là tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản, nhằm tối thiểu hóa chi phí phải trả. Mối quan hệ của chúng được thể hiện qua hình sau: Hình 1.1. Đồ thị tổng chi phí Tổng CP Tổng CP Tổng CP min CP tồn kho CP đặt hàng Lượng đặt hàng tối ưu Mức đặt hàng (Nguồn: Logistic Những vấn đề cơ bản, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Lao động xã hội) Từ hình trên ta thấy: chi phí tồn kho tỉ lệ thuận với mức đặt hàng; chi phí đặt hàng tỉ lệ nghịch với mức đặt hàng. Tổng chi phí được tính theo công thức: Tổng chi phí (TC) = Chi phí đặt hàng  TC =  TC = D/Q×P (CP đặt 1 đơn hàng × Số đặt hàng) + Chi phí tồn kho + (CP tồn kho đơn vị × Mức tồn kho bình quân) + H×Q/2 Trong đó: - D: nhu cầu về hàng dự trữ trong một giai đoạn nhất định (thường là một năm); - Q: lượng hàng trong một đơn đặt hàng; - P: chi phí đặt một đơn hàng; - H: chi phí lưu kho một đơn vị dự trữ trong giai đoạn tương ứng với giai đoạn xác định D, H được thể hiện bằng công thức: H = C × V, với C là chi phí quản lý 1 đơn vị hàng lưu kho (tỷ trọng so với giá trị hàng dự trữ) và V là giá trị trung bình của 1 đơn vị hàng hóa dự trữ. 9 Theo công thức trên, tổng chi phí phải trả TC là hàm phụ thuộc vào biến lượng đặt hàng Q. Từ đó, suy ra: H Q Q 2 ‐1 H ↔ TC Q D P 2 Q2 d TC P C ↔ ‐D d Q Q2 2 Ta có lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí nhỏ nhất. Điều này xảy ra khi và chỉ khi d(TC)/d(Q)=0, tương đương với: TC' Q Q D P Q 2 D P Q* EOQ H Theo giả định của mô hình EOQ, khi số lượng hàng trong kho giảm xuống 0 thì doanh nghiệp mới tiến hành đặt hàng và nhận được hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thực tế, nhà quản trị cần xác định một thời điểm đặt hàng phù hợp sao hàng mới mua về thì hàng tồn kho vừa hết. Ta có: ROP = d × L = (D / Số ngày sản xuất trong năm) × L Trong đó: - ROP: điểm đặt hàng được xác định lại; - tROP: thời điểm đặt hàng; - d: nhu cầu tiêu dùng hàng ngày về hàng dự trữ; - D: nhu cầu tiêu dùng trong năm về hàng dự trữ; - L: thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng. Hình 1.2. Xác định Điểm đặt hàng lại ROP Khối lượng Q* A ROP 0 Thời gian L tROP B (Nguồn: Logistic Những vấn đề cơ bản, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Lao động xã hội) 10 Thang Long University Library b) Mô hình dự trữ thiếu (BOQ – Back Order Quantity Model) Trong mô hình EOQ, ta giả thiết không có dự trữ thiếu hụt trong toàn bộ quá trình dự trữ. Trong thực tế, có nhiều trường hợp, trong đó doanh nghiệp có ý định trước về sự thiếu hụt vì nếu duy trì thêm một đơn vị dự trữ thì chi phí thiệt hại còn lớn hơn giá trị thu được. Theo quan điểm hiệu quả, cách tốt nhất trong trường hợp này là doanh nghiệp không nên dự trữ thêm hàng. Mô hình được xây dựng trên cơ sở giả định rằng tình trạng dự trữ thiếu hụt có chủ định trước và do đó ta xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự trữ tại nơi cung úng hàng năm. Nếu ký hiệu: - B: chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm; - b: lượng hàng còn lại sau khi đã trừ đi lượng hàng thiếu hụt có chủ định; - Q*: lượng đặt hàng tối ưu; - b*: lượng hàng còn lại tối ưu sau khi đã trừ đi lượng hàng thiếu hụt có chủ định; Ta có mô hình dự trữ thiếu sau: Hình 1.3. Mô hình dự trữ thiếu BOQ Lượng dự trữ b* Q* Q*-b* 0 Thời gian Trong đó: Q* 2DP H H B B Q*‐b* Q* ‐ Q* ; B b* Q* 1 ‐ B 2DP H Q* B B H H B H B H B H Tổng chi phí tồn kho được xác định theo công thức: TC = CP đặt hàng + CP tồn kho công ty + CP để hàng lại kho nơi cung ứng 11 ; c) Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model) Để tăng doanh số bán hàng, nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi số lượng mua tăng lên cao. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua. Nếu khách hàng mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Do đó, lượng dự trữ tăng lên, kéo theo chi phí lưu kho tăng. Tuy nhiên, lượng đặt hàng tăng đồng nghĩa với chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí cho quản lý hàng tồn kho hàng năm là nhỏ nhất. Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM. Tổng chi phí cho hàng tồn kho được tính như sau: D Q TC Vr D P H Q 2 Trong đó: - Vr×D là chi phí mua hàng Để xác định lượng hàng tối ưu trong một đơn hàng, ta tiến hành bốn bước: Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu Q* ở từng mức giá i theo công thức: Q*i 2DP Hi 2DP CVri Trong đó: - C: tỉ trọng chi phí lưu kho tính theo giá mua; - Vri: giá mua một đơn vị hàng mức I; - i: các mức giá. Bước 2: Xác định lượng đăt hàng điều chỉnh Q* theo mỗi mức khấu trừ khác nhau. Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng đặt hàng đã tính ở bước 1 thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, ta điều chỉnh lượng đặt hàng lên đến mức tối thiểu để hưởng giá khấu trừ. Ngược lại, nếu lượng đặt hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa. Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí về hàng dữ trữ nêu trên để tính tổng chi phí cho các lượng đặt hàng đã xác định ở bước 2. Bước 4: Chọn Q** có tổng chi phí về hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3. Đó chính là lượng đặt hàng tối ưu của đơn hàng. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.3.1. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng Số đơn hàng không hoàn thành Tỷ lệ × 100% = 100  các đơn hàng khả thi Tổng số các đơn hàng 12 Thang Long University Library Tỷ lệ các đơn hàng khả thi càng cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng tốt, lượng hàng tồn kho đủ cung cấp cho khách hàng khi cần thiết, không để tình trạng thiếu hàng làm trở ngại cho hoạt động cung ứng, hạn chế khả năng kinh doanh và đánh mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, giảm uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho Tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho = × 100% Tổng giá trị tài sản Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị xác định tỉ trọng của giá trị hàng tồn kho trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, từ đó biết được mức độ doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng cần so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ kinh doanh để theo dõi, đánh giá sự biến động của mức độ đầu tư vào hàng tồn kho. Từ chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể lập và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục hàng tồn kho (hàng lưu trong kho, hàng gửi đi bán, hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho) giữa các kỳ để tìm hiểu sự biến động của từng khoản mục chi tiết này sau khi đã loại trừ ảnh hưởng từ giá cả. Giá trị hàng tồn kho Tỷ trọng giá trị hàng tồn kho trong TSLĐ = × 100% Tổng giá trị TSLĐ Trong các chỉ tiêu TSLĐ thì hàng tồn kho là chỉ tiêu có khả năng thanh khoản thấp nhất. Nếu chỉ tiêu này quá lớn, doanh nghiệp khó có thể thu hồi vốn nhanh. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ, lượng hàng tồn kho có khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho Mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho = 100  Số báo cáo không chính xác Tổng số các báo cáo trong năm × 100% Chỉ tiêu này được sử dụng trong các doanh nghiệp có lập báo cáo liên quan đến tồn kho nhằm đánh giá khả năng của người chịu trách nhiệm lập, đồng thời đánh giá mức độ cung cấp thông tin trong doanh nghiệp để lập cáo cáo. Nếu thông tin được cung cấp không đầy đủ hoặc độ chính xác thấp, chất lượng các báo cáo được lập ra sẽ kèm. Hệ quả là nhà quản trị khó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. 13 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Tên Công ty: Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa. Tên Tiếng Anh: VietNam Pharusa Join Stock Company. Tên viết tắt: PHARUSA.,JSC. Địa chỉ: Phòng 808 Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: (84) 043.681.4971 Fax: (84) 043.681.4971 Mã số thuế: 0102369678 Ngày đăng kí kinh doanh: 16/04/2009 Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (số liệu năm 2013) Đại diện Pháp luật: Đỗ Đình Huy Giám đốc điều hành: Đỗ Đình Huy Lịch sử hình thành công ty: Được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu quý II năm 2009, Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa là một trong những doanh nghiệp đi đầu về lĩnh vực kinh doanh và phân phối sản phẩm thực phẩm chức năng. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ với hơn 20 cán bộ công nhân viên, văn phòng được thuê trên diện tích 45 m2 tại huyện Thanh Trì (nay chuyển về văn phòng tại phường Hoàng Liệt , quận Hoàng Mai). Trong các năm 2009, 2010 và 2011, doanh nghiệp kí hợp đồng hợp tác với nhiều nhà sản xuất dược phẩm như công ty Cổ phần FUCOIDAN Việt Nam, công ty dược phẩm TCPharma, công ty Cổ phần dược Hà Tĩnh HADIPHAR, công ty Cổ phần dược DANAPHAR, công ty Chế Biến Dầu Thực Vật Và Thực Phẩm Việt Nam VNPOFOOD, công ty Cổ phần Dược phẩm OPC và công ty Golden Health. Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa quan tâm đến công tác marketing từ những ngày đầu thành lập, với các hình thức quảng bá đa dạng, góp phần hiệu quả trong việc giới thiệu hình ảnh công ty cũng như các dòng sản phẩm mà công ty phân phối đến người tiêu dùng từ thành thị tới nông thôn trên khắp mọi miền đất nước. 14 Thang Long University Library 2.1.22. Cơ cấu tổ chức củ ủa Công tyy Cổ phần Việt Nam Pharusa P ồ 2.1. Cơ cấấu tổ chứcc của Côngg ty Cổ phầần Việt Naam Pharussa Sơ đồ Đạại hội đồng g cổ đông Hội H đồng quản q trị Ban n giám sát Giám đốc đ Phó giám m đốc Phòng Kinh doannh Phòng P Nh hân sự Phòn ng Kế toán Phòng M Marketing Ph hòng Hành h chính (Nguồnn: Phòng Hành chính)) 2.1.33. Chức năng, n nhiệm m vụ của từng bộ phận p trongg Công ty Cổ phần Việt Nam m Pharrusa a) Đạại hội đồngg cổ đông Là cơ quaan có thẩm m quyền caao nhất củaa Công ty, bao gồm tất t cả các cổ c đông cóó quyềền bỏ phiếếu hoặc nggười được cổ đông ủy ủ quyền. Đại hội đồng đ cổ đôông có cácc quyềền hạn sau:: - Thông g qua bổ sunng, sửa đổii Điều lệ. - Thông g qua định hướng pháát triển Côông ty, thông qua báoo cáo tài chính c hàng g năm, các c báo cáoo của Ban kiểm k soát, của Hội đồồng quản trrị. - Quyết định mức cổ tức đượ ợc thanh toáán hàng năăm cho mỗi loại cổ phhần. ợng thành viên của Hội H đồng quuản trị. - Quyết định số lượ b nhiệm, miễn nhiệm thành viên v Hội đồồng quản trị và Ban kiểm soát;; - Bầu, bãi phê chhuẩn việc Hội H đồng qu uản trị, bổ nhiệm Tổn ng Giám đố ốc. - Các quuyền khác được đ quy định đ tại Điềều lệ. 1 15 b) Hội đồng quản trị Số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty gồm năm thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền, cụ thể là: - Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty. - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty. - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác; đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. - Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức; xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. - Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty. - Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. c) Ban kiểm soát Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau: - Được Hội đồng Quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán. - Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị; - Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc. - Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận. Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. d) Giám đốc Là người quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất – kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty, việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của công ty, các 16 Thang Long University Library vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao. Đồng thời, Giám đốc có nhiệm vụ quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty, duyệt tổng quyết toán của Công ty, quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của Nhà nước, Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và thực hiện nộp ngân sách hằng năm. e) Phó giám đốc Là người tham mưu cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công, họp bàn thống nhất và chỉ đạo cụ thể các phòng ban nghiệp vụ và các đội sản xuất để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty đề ra, rồi từ đó tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức bộ máy và nhân sự, quản trị hành chính, đời sống, an ninh, nội bộ thường kỳ cho Giám đốc. f) Phòng Nhân sự Gồm các chức năng, nhiệm vụ sau: - Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt. - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn Công ty, ngân sách liên quan đến chi phí lao động (quỹ lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng BHXH, BHYT, chi phí đồng phục. - Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí công việc, kế hoạch quy hoạch & bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển, điều chuyển). - Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự, quy hoạch & phát triển cán bộ thông qua phân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện công việc, đánh giá năng lực nhân sự. - Xây dựng, tổ chức và thực hiện các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động Công ty, quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành (hồ sơ nhân sự, thông tin trên phần mềm quản lý nhân sự (HRM)). g) Phòng Kế toán: gồm các chức năng sau: - Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty. - Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện 17 các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Giám đốc. - Phối hợp với Phòng hành chính và Phòng nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn, theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng, mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận. h) Phòng Marketing - Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty, nghiên cứu, triển khai thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR, event… nhằm đảm bảo kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty. - Chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật thông tin cho web của Công ty, thiết lập và giám sát tiêu chuẩn hệ thống nhận diện bao gồm: Logo, bảng hiệu, pano quảng cáo, brochure, ấn phẩm, vật phẩm, hoạt động hoạt náo và cổ động, sự kiện ... nhằm tiếp cận, thông tin cho khách hàng và kích thích mua hàng, tư vấn, chăm sóc, quản lý khách hàng trực tuyến. - Phân công nhiệm vụ, quản lý đội ngũ nhân sự Phòng Marketing - PR làm việc hiệu quả, chịu trách nhiệm về hoàn thành kế hoạch và mục tiêu của Phòng đề ra; Đào tạo nhân viên Phòng Marketing nhằm nâng cao - trình độ chuyên môn. i) Phòng Hành chính - Quản lý hồ sơ ly lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục và chế độ tuyển dụng thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghĩ hưu…; là thành viên thường trực của hội Đồng thi đua va hội Đồng kỷ luật của công ty. - Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ nhân viên, quản lý lao động, tiền lương cán bộ – công nhân viên cùng với Phòng kế toán và Phòng nhân sự. - Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chánh và con dấu. Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng. - Theo dõi pháp chế về hoặt động sản xuất – kinh doanh của công ty, hướng dẫn các đơn vị thuộc Công ty hoạt động ,ký kết hợp đồng, liên kết kinh doanh đúng pháp luật. j) Phòng Kinh doanh Phòng Kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty do nó có ảnh trực tiếp đến tổng doanh thu của công ty đó. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ trong doanh nghiệp như sau: 18 Thang Long University Library - Công tác kế hoạch: Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn; Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư; Chủ trì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty; Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định,… - Công tác lập dự án: Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Soát xét hồ sơ, tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán khối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất - thương mại - dịch vụ, các dự án đầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có thẩm quyền duyệt. - Công tác hợp đồng: Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế; Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty làm chủ đầu tư và hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán; Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán. - Công tác đấu thầu: Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty; Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu giao khoán; Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu, tham mưu tổ chức đấu thầu theo quy định; Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải quyết mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu. 2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa 2.1.4.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Ngày 16 tháng 4 năm 2009, công ty được UBND quận Hoàng Mai cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực phân phối dược phẩm. Từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa buôn bán, phân phối dược phẩm theo 2 hình thức: - Bán theo hợp đồng số lượng lớn cho các nhà thuốc; - Bán lẻ cho khách hàng đặt mua sản phẩm tại các cửa hàng trực thuộc Công ty. Công ty mua và phân phối thuốc chủ yếu theo 3 loại chính: - Thực phẩm chức năng hỗ trợ và bảo vệ hệ tiêu hóa: gồm 2 sản phẩm 19 Thực phẩm chức năng FUCOIDAN FucoGastro với công dụng: Loại trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), trong đó HP là loại vi khuẩn hiện đã được tổ chức y tế thế giới công bố là tác nhân chính gây viêm loét và ung thư dạ dày tá tràng; Phòng chống ngăn ngừa ung thu dạ dày, tá tràng. Sản phẩm được sản xuất 100% từ rong biển, nhập khẩu bởi Công ty Cổ phần FUCOIDAN Việt Nam (trụ sở chính tại tỉnh Khánh Hòa). Thực phẩm chức năng Bio Thymin với công dụng: Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Dược phẩm TC Pharma (trụ sở chính ở tỉnh Bắc Ninh). - Dược phẩm chăm sóc da và tóc: gồm 2 dòng sản phẩm: Sữa ong chúa Golden Health với nhiều công dụng: Chất kháng sinh tự nhiên trong sữa ong chúa có tác dụng trị mụn, chống viêm da, nám da và sạm da; Giúp tăng quá trình trao đổi chất nhờ đó cơ thể trẻ lâu, chống lão hóa, có tác dụng trị nám, đồi mồi, tàn nhang cho da, giúp da trở nên trắng hồng căng mịn…Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Golden Health (Australia). Viên uống HairTonic: Sự kết hợp của 8 loại thảo dược quý được chiết xuất bằng phương pháp tối ưu nhất cùng với các loại vitamin B5, vitamin H và các khoáng chất giúp ngăn chặn hiệu quả rụng tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm, tóc khô và chẻ ngọn, kích thích mọc tóc, giúp mái tóc đen dày, bóng mượt, chắc khỏe. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh HADIPHAR. - Vitamin và khoáng chất: gồm 3 dòng sản phẩm: Vitrasom: sản phẩm có thành phần chính là Phytosome trà xanh. Sản phẩm cung cấp các khoáng chất, vitamin và đặc biệt là thành phần Polyphenol và Epigallocatechin 3-O-gallate (EGCG). Polyphenol và Epigallocatechin 3-O-gallate (EGCG) giúp cơ thể ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, viêm khớp, răng miệng… Sản phẩm được sản xuất tại Công ty Cổ phần dược DANAPHA – Nanosome. Dầu gấc viên nang Vinaga: sản phẩm là thực phẩm chức năng dùng để phòng chữa các bệnh thường gặp như: Phòng chữa khô mắt, mờ mắt, thiếu máu dinh dưỡng; Tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng; Phòng chữa thiếu vitamin, trẻ em suy dinh dưỡng, giúp cơ thể trẻ em phát triển toàn diện và khỏe mạnh… Sản phẩm được sản xuất tại công ty Chế Biến Dầu Thực Vật Và Thực Phẩm Việt Nam VNPOFOOD. Vitamin C – viên sủi: sản phẩm có công dụng như tham gia tạo colagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da xương, mạch máu; Tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể như protid, lipid, glucid; ham gia vào quá trình tổng hợp một số chất như catecholamin, hormon vỏ thượng thận… Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm OPC. 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất