Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng tmcp phát triển nhà tp....

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng tmcp phát triển nhà tp.hcm - hdbank

.PDF
92
53931
196

Mô tả:

i MỤC LỤC TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................... 2 CHƢƠNG 2: MỘT VÀI NÉT CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN QUỐC GIA TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ...................................................... 4 2.1. Hoạt động M&A trên thế giới trước khủng hoảng tài chính 2008 .................... 4 2.2. Hoạt động M&A trên thế giới sau khủng hoảng tài chính 2008 ...................... 10 2.3. Một vài nét về tình hình M&A ngân hàng ở Việt Nam từ 2005 - 2010 .......... 12 CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ......................... 16 3.1. Các động lực chủ yếu thúc đẩy các ngân hàng thực hiện M&A...................... 16 3.1.1. M&A do ban quản lí tìm kiếm giá trị gia tăng trong tương lai ................. 17 3.1.1.1. M&A do có giá trị cộng hưởng .......................................................... 17 3.1.1.2. M&A nhằm gia tăng vị thế thị trường ................................................ 18 3.1.2. M&A do phải giải quyết các vấn đề trong quá khứ (M&A do kiệt quệ tài chính) ................................................................................................................. 19 3.2. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa ngân hàng đến ngân hàng thâu tóm, ngân hàng mục tiêu và nước chủ nhà .......................................................................................... 19 3.2.1. Đối với ngân hàng thâu tóm ...................................................................... 20 3.2.2. Đối với ngân hàng mục tiêu ...................................................................... 20 3.2.3. Đối với nước được đầu tư thông qua M&A xuyên quốc gia .................... 22 3.3. Đặc điểm của những ngân hàng tham gia vào hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia................................................................................................... 25 3.4. Các đặc điểm của những quốc gia là nước được đầu tư trong hoạt động M&A xuyên biên giới ................................................................................................ 26 CHƢƠNG 4: NỘI DUNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (TÁC GIẢ DARIO FORCAREELLI TRONG BÀI NGHIÊN CỨU “WHY DO BANKS MERGE?” 29 4.1. Nguồn dữ liệu................................................................................................... 29 4.2. Tập mẫu............................................................................................................ 31 4.3. Thiết lập mô hình nghiên cứu .......................................................................... 37 4.4. Các biến trong mô hình .................................................................................... 39 ii 4.5. Kết quả ............................................................................................................. 41 4.5.1. Các ngân hàng chủ động và bị động ......................................................... 41 4.5.2. Sáp nhập .................................................................................................... 45 4.5.3. Mua lại....................................................................................................... 46 4.5.4. Tính phù hợp của các ước lượng ............................................................... 48 CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ MÔ HÌNH DỮ LIỆU TẠI VIỆT NAM .......................... 49 5.1. Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................................... 49 5.2. Kết quả và kiểm định mô hình ......................................................................... 51 5.3. Giải thích kết quả và dự báo cho các ngân hàng ở Việt Nam .......................... 57 5.3.1. Giải thích kết quả đạt được về tình hình M&A ngân hàng tại Việt Nam . 57 5.3.2. Dự báo cho một số ngân hàng Việt Nam trong năm 2012 ........................ 68 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................... 71 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 78 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EMU: Liên minh kinh tế và tiền tệ FDI: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài G10: Bao gồm các quốc gia Bỉ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Mỹ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội M&A: Mua lại và sáp nhập iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: M&A xuyên quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng và sản xuất ......................... 5 Hình 2.2: Tỷ trọng M&A xuyên quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng theo khu vực địa lý (giá trị phần trăm) .................................................................................................. 7 Hình 2.3: M&A xuyên quốc gia theo nước xuất xứ (số lượng) ..................................... 8 Hình 2.4: Tỷ trọng M&A xuyên quốc gia theo nước xuất xứ (giá trị phần trăm) .......... 9 Hình 2.5: Giá trị bình quân của M&A theo khu vực (triệu USD). ............................... 10 Hình 2.6: Tổng giá trị của các thương vụ M&A theo các khu vực địa lí năm 2009 và 2010 .......................................................................................................................... 11 Hình 2.7: Tổng số lượng các thương vụ M&A theo khu vực. ..................................... 12 Hình 2.8: số lượng và giá trị các giao dịch M&A ngành tài chính - ngân hàng ở Việt Nam qua các năm 2008-2010 ................................................................................ 14 Hình 5.1: Biểu đồ mô tả khả năng dự đoán của mô hình ............................................. 56 Hình 5.2: Các chỉ số tài chính của Eximbank từ năm 2007-2010 ................................ 57 Hình 5.3:Các chỉ số tài chính của Sacombank từ năm 2005-2010 ............................... 58 Hình 5.4: Các chỉ số tài chính của Techcombank từ năm 2005-2010 .......................... 59 Hình 5.5: Các tỉ số tài chính của Habubank từ năm 2004-2010 ................................... 60 Hình 5.6: Các chỉ số tài chính của OCB từ 2007-2010 ................................................ 61 Hình 5.7: Các chỉ số tài chính của ngân hàng Phương Nam từ 2006-2010 ................. 61 Hình 5.8: Các chỉ số tài chính của ngân hàng An Bình từ 2007-2010 ......................... 62 Hình 5.9: Các chỉ số tài chính của ngân hàng Đông Á từ 2006-2010 .......................... 63 Hình 5.10: Các chỉ số tài chính của SeA Bank từ 2007-2010 ...................................... 64 Hình 5.11: Các chỉ số tài chính của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng từ 20052010 ............................................................................................................................... 65 Hình 5.12: Các chỉ số tài chính của ngân hàng ACB từ năm 2004-2010..................... 66 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Phân phối theo quy mô của các trường hợp sáp nhập và mua lại giữa các ngân hàng Italy .............................................................................................................. 32 Bảng 4.2: Thống kê tổng hợp ....................................................................................... 36 Bảng 4.3: Những nhân tố quyết định sáp nhập và mua lại trong ngành ngân hàng Italy ................................................................................................................................ 43 Bảng 5.1: Những ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài từ 2005 - 2010 ......... 50 Bảng 5.2: Bảng kết quả từ mô hình với tập mẫu Việt Nam ......................................... 52 Bảng 5.3: Kết quả kiểm định từ mô hình với tập mẫu Việt Nam ................................. 54 Bảng 5.4: Bảng phân loại .............................................................................................. 55 Bảng 5.5: Dự báo xác suất tham gia M&A xuyên quốc gia cho một số ngân hàng Việt Nam........................................................................................................................ 70 1 TÓM TẮT Hệ thống ngân hàng trên thế giới trong giai đoạn gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt nhất chính là hiện tượng toàn cầu hóa ngành ngân hàng. Hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên ngân hàng (M&A cross-border) là một trong những phương tiện hữu hiệu giúp cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra với mức độ ngày một cao hơn. Chính vì thế, hoạt động này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của giới hàn lâm, và do vậy, có rất nhiều bài nghiên cứu về nguyên nhân cũng như hiệu quả của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia đối với ngân hàng thâu tóm, ngân hàng mục tiêu và toàn bộ ngành ngân hàng của quốc gia mục tiêu. Ở Việt Nam, trong giai đoạn hội nhập để phát triển của mình, tất nhiên sẽ không nằm ngoài quá trình toàn cầu hóa thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia này. Khi thực hiện xem xét hoạt động M&A xuyên quốc gia của ngành ngân hàng ở Việt Nam thì những kết quả tìm được khá khác biệt so với các nghiên cứu trước đó trên thế giới. Nếu như trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu khiến các ngân hàng thực hiện M&A là do chúng đang gặp phải các vấn đề về tài chính hoặc hiệu quả hoạt động thì ở Việt Nam, các ngân hàng tham gia chủ yếu là những ngân hàng hoạt động hiệu quả với lợi nhuận cao, là những ngân hàng có lợi thế cạnh tranh tương đối tốt so với các đối thủ cùng ngành. Có thể nói, các ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các định chế tài chính nước ngoài nhằm mục đích học hỏi, trao đổi kĩ năng quản lí, phát triển lĩnh vực ngân hàng dịch vụ. Hơn thế nữa, trong các kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới, hiệu quả hoạt động sau khi tham gia vào M&A xuyên quốc gia của cả ngân hàng mua lại và ngân hàng mục tiêu thường không cao thì ở Việt Nam, các chỉ số tài chính lại cho thấy các ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn so với các đối thủ cùng ngành. 2 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU Hoạt động trung chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế là một hoạt động hết sức quan trọng, có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng đầu tư nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn hợp pháp từ hai nguồn: hoặc là trên thị trường chứng khoán hoặc là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do những bất cập còn chưa giải quyết được, thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam chưa thể là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ nhưng chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn hiện tại, để có thể tiếp cận được nguồn vốn, hầu hết các doanh nghiệp đều tìm đến hệ thống ngân hàng. Vì thế, một hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh là một điều kiện tiên quyết cần phải được đáp ứng. Tuy vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, một số ngân hàng có nguy cơ không đảm bảo được tính thanh khoản cũng như tạo niềm tin cho người gửi tiền. Do đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có một số biện pháp nhằm cải thiện hệ thống ngân hàng, trong đó có biện pháp khuyến khích các ngân hàng thực hiện sáp nhập và mua lại (M&A), bao gồm M&A các ngân hàng trong nước (M&A domestic) cũng như M&A xuyên quốc gia (M&A cross-border). Trong hoàn cảnh chung đó, nổi bật lên chính là sự gia tăng của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia. Là một hệ quả của quá trình cố gắng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia là một cánh cửa mở ra cho các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào các thị trường ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, khác với các nguồn vốn đầu tư mới vào hình thành nhà xưởng, máy móc làm gia tăng năng lực sản xuất của quốc gia đó, hoạt động M&A xuyên quốc gia trong giai đoạn ban đầu chỉ là chuyển giao quyền sở hữu trong nước cho nước ngoài. Vì vậy, có những câu hỏi được đặt ra như là: Liệu M&A xuyên quốc gia ngành ngân hàng có thể đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của nước được đầu tư như là đầu tư mới hay không? Và cụ thể hơn nữa là ảnh hưởng của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia đối với ngành ngân hàng như thế nào? 3 Nhưng dù cho ảnh hưởng của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia như thế nào chăng nữa, thì đây vẫn là một hoạt động được diễn ra với mật độ ngày càng cao và có giá trị giao dịch ngày càng lớn. Nguyên nhân nào khiến cho các nhà quản lí và chủ sở hữu quyết định thực hiện M&A xuyên quốc gia? Điều này dẫn đến những câu hỏi khác là vậy ngân hàng nào sẽ có xu hướng tham gia thực hiện hoạt động M&A xuyên quốc gia? Trả lời được những câu hỏi trên sẽ giúp ích cho các ngân hàng chủ động hơn trong việc tham gia vào các hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên biên giới. Ta có thể biết được ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi tham gia vào hoạt động ngày càng phổ biến này. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho ngân hàng biết được bản thân ngân hàng cần phải đáp ứng những đặc tính gì khi muốn là bên được đầu tư, cũng như chủ động hơn trong việc chọn đối tác thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia này. Bài viết này được thực hiện nhằm mục tiêu trả lời cho các câu hỏi đã nêu dựa trên một số kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới và bằng kết quả từ mô hình nghiên cứu với dữ liệu Việt Nam. Kết cấu của bài viết gồm các phần như sau: Phần 2 sẽ đề cập một vài nét về tình hình của hoạt động M&A xuyên quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế - tài chính 2008. Phần 3 trình bày một số kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới về các nhân tố và động cơ thúc đẩy các ngân hàng thực hiện M&A, cũng như là các kết luận của một số tác giả về ảnh hưởng của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia đối với ngân hàng thâu tóm, ngân hàng mục tiêu, và đối với quốc gia được đầu tư. Đây cũng là những nền tảng lí thuyết để giúp cho người viết thực hiện bài nghiên cứu này. Phần 4 trình bày về các giả thuyết cũng như mô hình nghiên cứu các đặc tính của ngân hàng tham gia thực hiện M&A. Từ đó, phần 5 sẽ là phần giải thích các kết quả tìm được cũng như đưa ra những dự báo cho các ngân hàng Việt Nam. Cuối cùng là một số kết luận chung về những phát hiện trong bài viết này. 4 CHƢƠNG 2 MỘT VÀI NÉT CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN QUỐC GIA TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 2.1. Hoạt động M&A trên thế giới trƣớc khủng hoảng tài chính 2008 Trong giai đoạn những năm trước khủng hoảng kinh tế 2008, ngành ngân hàng quốc tế đã mở rộng nhanh chóng, cả tại những nước phát triển và đang phát triển. Như được trình bày trong hình 2.1 dưới đây, đã có một sự tăng lên ổn định trong số lượng M&A xuyên quốc gia trong ngành ngân hàng từ 1990 đến 2006. Hơn thế nữa, mặc dù giữa 2001-2003, nhiều nhân tố đã làm xuất hiện một sự suy giảm trong số lượng M&A xuyên biên giới, trong ba năm tiếp theo, sự mở rộng xuyên quốc gia đã quay trở lại với xu hướng tăng trưởng trước đó. Sự tăng lên trong số lượng M&A xuyên quốc gia không chỉ do mật độ thực hiện hoạt động M&A dày đặc hơn, mà cũng là do mức độ toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn. Tỷ trọng M&A xuyên quốc gia trong tổng số sáp nhập và mua lại gần như tăng gấp đôi từ 1990 đến 2006. Trong giai đoạn 2001-2003, tuy có một sự giảm sút trong tổng số giao dịch M&A nhưng tỉ trọng của hoạt động M&A xuyên biên giới vẫn không có sự biến đổi mạnh. Mặc dù toàn cầu hóa ngân hàng đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng nó vẫn còn rất chậm nếu so sánh với lĩnh vực sản xuất. Theo như số liệu được trình bày trong bài nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001), vào những năm 1990, trong khi tỷ trọng các vụ sáp nhập và mua lại có đối tác nước ngoài bình quân là 12,9% trong ngành ngân hàng thì trong lĩnh vực sản xuất, tỉ lệ này là 35,3%, ngành được xem là toàn cầu hóa nhất nếu xét theo những chỉ tiêu này. Tuy nhiên, hình 2.1 cho thấy mức độ toàn cầu hóa thấp hơn trong lĩnh vực ngân hàng so với phi ngân hàng ngày càng giảm đi qua thời gian, trong khi đó tỷ trọng M&A xuyên quốc gia trong lĩnh vực sản xuất vẫn giữ nguyên cố định trong suốt giai đoạn, mặc dù vẫn còn ở một mức khá cao. Bằng chứng này đề xuất rằng những trở ngại đối với M&A xuyên quốc gia suy giảm đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng, mặc dù những trở ngại này vẫn luôn cao hơn so với ngành sản xuất. 5 Hình 2.1: Hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng và sản xuất (ĐVT: số lượng và giá trị phần trăm) Nguồn: Bank cross-border merge and acquisitions (Causes, consequences and recent trends) – Alberto Franco Pozzolo (2008) Nhiều nguyên nhân có thể được tìm thấy để giải thích hiện tượng này. Bài viết của Forcarelli và Pozzolo (2001) chỉ ra hai nhân tố chủ yếu: mức độ bất cân xứng thông tin của ngành ngân hàng cao hơn các ngành khác và sự hiện diện của những hạn chế về luật định trong ngành ngân hàng nhiều hơn những ngành khác của nền kinh tế. Liên quan đến vấn đề đầu tiên là bất cân xứng thông tin, để định giá một ngân hàng rõ ràng khó khăn hơn một doanh nghiệp sản xuất, bởi vì tài sản ngân hàng thường bao gồm các khoản cho vay đối với những doanh nghiệp nhỏ có thể rất khó định giá (Morgan, 2002)1. Đối với vấn đề thứ hai, bên cạnh việc ngành ngân 1 Thật vậy, khó khăn này được khẳng định lại bởi cuộc khủng hoảng tài chính được bắt nguồn từ vỡ nợ thế chấp dưới chuẩn tại Hoa Kỷ vào mùa hè 2007 và tiến triển khi các nhà đầu tư nhận ra rằng có thể sẽ rất khó để đánh giá độ nhạy cảm của ngân hàng bằng những tài sản rủi ro. 6 hàng là ngành luôn có các luật định hà khắc hơn so với lĩnh vực sản xuất, có thể dễ dàng nhận thấy rằng chính quyền đôi khi sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, từ thuyết phục miệng đến những quyền chuyên biệt mạnh hơn khác, nhằm tạo ra rào cản đối với sự xâm nhập của nước ngoài. Những hành vi như thế dường như phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, thường được bào chữa rằng ngân hàng là lĩnh vực chiến lược và rằng sự tiếp cận của những nhà đầu tư nước ngoài có thể gây hại đến nước chủ nhà. Mức độ hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy những kiểu mẫu khác còn tùy theo khu vực địa lý. Tỷ trọng M&A xuyên biên giới trong các nước G10 thì thấp hơn giá trị bình quân trên khắp thế giới, khẳng định một lần nữa những quốc gia này thiết lập rào cản chính thức và cả rào cản ngầm đối với sự xâm nhập của nước ngoài, như tranh luận trong bài viết của Forcarelli và Pozzolo (2007). Tỷ trọng tương tự thì cao hơn và tăng nhanh hơn khi xem xét hoạt động này trong những quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Trong khối EMU (Economic and Monetary Union of the European Union), mặc dù biến động cao hơn, nhưng tỷ trọng bình quân vẫn cao hơn các nước G10, dù vậy trên bình quân vẫn thấp hơn tỷ trọng được tính trên khắp thế giới. 7 Hình 2.2: Tỷ trọng M&A xuyên quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng theo khu vực địa lý (giá trị phần trăm) Nguồn: Bank cross-border merge and acquisitions (Causes, consequences and recent trends) – Alberto Franco Pozzolo (2008) Những ngân hàng từ các nước G10, OECD và đặc biệt từ khối EMU có nhiều khả năng thực hiện M&A xuyên quốc gia với những ngân hàng tại các nước kém phát triển hơn là trong nội bộ những nước này. Hơn thế nữa, tỷ trọng này cao hơn và tăng nhanh hơn đối với các nước OECD so với các nước G10. Hình 2.3 cho thấy số lượng M&A xuyên quốc gia có cùng kiểu mẫu trong các khu vực địa lý khác nhau, mặc dù nó tăng nhanh hơn đối với những nước kém phát triển so với các thành viên G10 hay OECD. 8 Hình 2.3: M&A xuyên quốc gia theo nước xuất xứ (số lượng) Nguồn: Bank cross-border merge and acquisitions (Causes, consequences and recent trends) – Alberto Franco Pozzolo (2008) Cùng lúc đó, hình 2.4 cho thấy tỷ trọng M&A xuyên quốc gia đến từ các thành viên G10 và OECD đã đạt đỉnh vào năm 2000, sau đó sụt giảm đều vào những năm tiếp theo. Sự suy giảm mạnh hơn khi xem xét tại những quốc gia phát triển hơn, để lại nhiều chỗ trống cho các quốc gia kém phát triển hơn trong thị trường giành quyền kiểm soát ngân hàng toàn cầu. 9 Hình 2.4: Tỷ trọng M&A xuyên quốc gia theo nước xuất xứ (giá trị phần trăm) Nguồn: Bank cross-border merge and acquisitions (Causes, consequences and recent trends) – Alberto Franco Pozzolo (2008) Cuối cùng, và thú vị nhất, giá trị danh nghĩa bình quân của các thỏa thuận sáp nhập và mua lại ngân hàng vẫn giữ nguyên ổn định trong vòng 16 năm qua, do đó giảm đều trong giá trị thực. Bằng chứng này thống nhất với giả thiết rằng chi phí cố định trong M&A xuyên biên giới giảm, khiến cho M&A quy mô nhỏ hơn thu được lợi hơn. Giá trị bình quân của các vụ M&A xuyên quốc gia thì nhỏ hơn đáng ngạc nhiên so với M&A trong nước, cho thấy rằng có hạn chế trong hoạt động M&A xuyên quốc gia, thống nhất với cách giải thích có những rào cản ngầm đối với xâm nhập từ nước ngoài. Như được kỳ vọng, giá trị của M&A trong nội bộ G10 và OECD thì lớn hơn mức bình quân của thế giới, bởi vì các ngân hàng tại những nước này thông thường lớn hơn so với các ngân hàng tại những quốc gia kém phát triển hơn. 10 Hình 2.5: Giá trị bình quân của M&A theo khu vực (triệu USD). Nguồn: Bank cross-border merge and acquisitions (Causes, consequences and recent trends) – Alberto Franco Pozzolo (2008) 2.2. Hoạt động M&A trên thế giới sau khủng hoảng tài chính 2008 Vào lúc bắt đầu cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2007, thị trường M&A toàn cầu đạt gần 4 ngàn tỷ USD với 31.303 vụ. Trong năm 2008, trong khi số lượng giao dịch tăng 0,7% lên 31.512 vụ thì giá trị các vụ giao dịch lại giảm 40,5% xuống còn 2,854 ngàn tỷ USD. Trong năm 2009, số lượng giao dịch và giá trị giảm tương ứng 11,4% và 57,6% trên toàn cầu. Ngạc nhiên là mặc dù tổng số lượng và giá trị các vụ M&A trên toàn cầu giảm nhưng ở khu vực châu Á, hoạt động này vẫn tăng nhẹ trong năm 2008 sau cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, nhưng cũng bắt đầu giảm từ năm 2009. Trong đó, xét về các vụ M&A xuyên quốc gia, 6.244 vụ được thực hiện trên thế giới và tổng giá trị đạt gần 673 ngàn tỷ USD trong năm 2008. Những giao dịch được thực hiện tại châu Á chiếm 25% trong tổng giá trị. Thống kê M&A theo ngành năm 2009 cho thấy ngành dịch vụ tài chính chiếm 20%, năng lượng và các ngành 11 hàng hóa công nghiệp khác lần lượt chiếm 17% và 20%. Điều này cho thấy tỉ trọng của các vụ M&A trong ngành tài chính đã tăng nhiệt đáng kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Một cái nhìn cụ thể hơn về các giao dịch M&A lĩnh vực ngân hàng tại châu Á Thái Bình Dương năm 2008 cho thấy trong tổng số 100,4 ngàn tỷ USD giá trị, Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất với 34,4% hay 34,6 ngàn tỷ USD. Úc và Nhật Bản theo sau lần lượt với 27,2 ngàn tỷ và 12,1 ngàn tỷ USD, hay 27,1% và 12,1%. Theo ngành, các vụ giao dịch M&A ngân hàng đạt 74 ngàn tỷ USD với 73,8%, và chứng khoán, quản lý quỹ, và bảo hiểm lần lượt chiếm 8,8%; 10,9% và 6,5%. Ngành đầu tư tài chính kết hợp giữa chứng khoán và quản lý quỹ chiếm gần 20% tổng số giao dịch M&A xuyên quốc gia trong toàn bộ ngành tài chính. Global M&A Activity Value 1200 1000 800 600 2009 400 2010 200 0 Bắc Mỹ Hoa Kì Trung/Nam Nhật Bản Châu Á (trừ Châu Âu Mỹ Nhật Bản) Châu Phi/Trung Đông Hình 2.6: Tổng giá trị của các thương vụ M&A theo các khu vực địa lí năm 2009 và 20102 Nguồn: Roberd W.Baird (2010) 2 Xem phụ lục 1 12 14000 12000 Global M&A Activity Number 10000 8000 6000 4000 2000 0 2009 2010 Hình 2.7: Tổng số lượng các thương vụ M&A theo khu vực. Nguồn: Roberd W.Baird (2010) Trong năm 2010, tổng số lượng và giá trị hoạt động M&A đều có sự gia tăng ở khắp các khu vực trên thế giới. Rõ ràng là khi các ngân hàng chuẩn bị cho việc kinh doanh sau thời kỳ khủng hoảng, một lần nữa họ đã chuyển sự chú ý vào sáp nhập và thâu tóm như một cách để tái lập tăng trưởng. Nhiều ngân hàng hy vọng rằng M&A sẽ cho phép họ xâm nhập vào những thị trường mới, cũng như đạt được những khách hàng mới cho việc bành trướng sản phẩm và dịch vụ. Và đối với nhiều định chế, những giao dịch như thế sẽ bao gồm gia tăng đầu tư vào những đối tác mới tại các quốc gia khác. Điều này, rõ ràng sẽ tạo cơ hội cho những ngân hàng ở các nước phát triển như Việt Nam trong việc tìm kiếm các đối tác đầu tư nhằm cải thiện hoạt động cũng như gia tăng tiềm lực tài chính. 2.3. Một vài nét về tình hình M&A ngân hàng ở Việt Nam từ 2005-2010 Trong giai đoạn 2005 – 2008: Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, vào giữa những năm 2000, các ngân hàng thương mại Việt Nam bắt đầu có hiện tượng đua nhau lên kế hoạch tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và coi đây như là một yếu tố góp phần vào thành công trong hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu của mình. Trong giai đoạn từ 13 2004-2008, có khá nhiều giao dịch M&A xuyên quốc gia giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam và các định chế tài chính nước ngoài. Cụ thể như vào năm 2005 có ba thương vụ M&A biến ngân hàng Standard Charterd thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng thương mại Á châu (ACB), ANZ là cổ đông chiến lược của Sacombank, và HSBC là cổ đông chiến lược của Techcombank. Sở dĩ các ngân hàng thương mại Việt Nam liên kết với các định chế tài chính nước ngoài (thông qua việc phát hành thêm cổ phần để chào bán riêng lẻ cho tổ chức đó với tư cách là cổ đông chiến lược nước ngoài) là nhằm mục đích cải thiện những hạn chế như: năng lực quản trị của ngân hàng còn hạn chế, không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng vẫn còn thô sơ, chưa có tính đột phá, mở rộng để khai thác tiềm năng sẵn có của thị trường trong nước. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đều kì vọng rằng dựa trên nền tảng tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản trị, điều hành ngân hàng tiên tiến và các sản phẩm dịch vụ phong phú, các cổ đông chiến lược này sẽ hỗ trợ, giúp đỡ các ngân hàng Việt Nam, hợp tác hai bên cùng có lợi. Khi xu thế tìm kiếm cổ đông chiến lược là các định chế tài chính nước ngoài đang diễn ra mạnh mẽ thì vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng to lớn đến các định chế tài chính trên thế giới. Các hoạt động mở rộng đầu tư của các định chế nước ngoài đã phải tạm ngừng để ưu tiên cho các giải pháp khắc phục khó khăn và ổn định ở nước sở tại. Do đó, hoạt động tìm kiếm các cổ đông chiến lược của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này đều phải dừng lại. Trong giai đoạn 2008 – 2010 Trong năm 2008-2009, có khá ít các giao dịch được hoàn thành, là hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự ảm đạm kéo theo sau đó của thị trường tài chính thế giới. Khi phần tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính kết thúc, năm 2010 chứng kiến mức tăng đáng chú ý của hoạt động M&A với tổng cộng 9 giao dịch được hoàn thành, bao gồm xấp xỉ 20% số lượng các ngân hàng nhà nước/ngân hàng thương mại cổ phần. 14 Hình 2.8: số lượng và giá trị các giao dịch M&A ngành tài chính - ngân hàng ở Việt Nam qua các năm 2008-2010 Nguồn: Báo cáo về hoạt động M&A khu vực Châu Á của công ty kiểm toán PwC Vậy điều gì là bản chất của các giao dịch M&A trong giai đoạn này? Phần lớn giao dịch được dẫn dắt bởi hai yếu tố chính, đầu tiên là khát khao của các ngân hàng Việt Nam mong tìm kiếm và hợp tác với những đối tác ngân hàng chiến lược, nói cách khác, là những giao dịch trong đó cổ phần thiểu số của các ngân hàng Việt Nam được các ngân hàng nước ngoài mua lại. Thứ hai, và quan trọng hơn, hoạt động M&A được dẫn dắt do quy định tăng vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lên 3.000 tỷ đồng. Đáng chú ý là khi mua lại cổ phần, quy mô của giao dịch bị hạn chế tối đa là 15% quyền sở hữu cổ phần cho phép của một ngân hàng nước ngoài tại một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (có thể được tăng lên 20% trong những trường hợp được Ngân hàng Nhà Nước cho phép). Đồng thời, một điểm đáng chú ý nữa là trong giai đoạn từ 2008 – 2010 chứng kiến không hề có giao dịch M&A hướng về bên ngoài, tức là việc các ngân hàng Việt Nam mua lại cổ phần trong các ngân hàng nước ngoài. Điều này cho thấy, rõ ràng chiến lược của các ngân hàng Việt Nam vẫn tiếp tục tập trung vào sự phát triển nhanh chóng của thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng trong nước, với tăng trưởng tín dụng năm 2010 là 28%. Sau khi xem xét về hoạt động M&A xuyên quốc gia trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng, ta có thể thấy, đây là một hoạt động diễn ra từ rất lâu trên 15 thế giới, xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, bao gồm cả tài chính và phi tài chính. Vậy liệu M&A xuyên quốc gia có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến ngân hàng mục tiêu, ngân hàng thu mua, hay đến tổng thể của ngành ngân hàng ở quốc gia được đầu tư?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan