Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch thành, tỉn...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

.PDF
116
93
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN MẠNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ TRỌNG HÙNG Hà Nội, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN MẠNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2011 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản Luận văn này, cá nhân Tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp; Thầy giáo hướng dẫn khoa học, Tiến sĩ Lê Trọng Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Cán bộ, công chức Cơ quan UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa; các cơ quan, đơn vị và bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cam đoan những nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong bản luận văn này được nghiên cứu độc lập, thu thập đúng quy định và bản luận văn này chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Quá trình xây dựng bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, những ý kiến đóng góp để bài viết có điều kiện phát triển ở mức độ hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn./. Thanh Hóa, ngày 30 tháng 10 năm 2011. HỌC VIÊN Nguyễn Văn Mạnh ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt...................................................................................iv Danh mục các bảng ........................................................................................... v Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... vi LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI ......................................3 1.1. Những lý luận cơ bản về kinh tế trang trại ........................................ 3 1.1.1. Sự hình thành và phát triển trang trại ............................................ 3 1.1.2. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại .................................. 5 1.1.3. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại ................................................. 9 1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại ............................ 13 1.1.5. Phân loại kinh tế trang trại ........................................................... 16 1.1.6. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại ........................................... 19 1.1.7. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của kinh tế trang trại .............................................................................................. 26 1.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại.......................................................... 28 1.2.1. Lịch sử phát triển kinh tế trang trại trên Thế giới............................... 28 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ....................... 35 1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa ............. 44 1.2.4. Những quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại của Trung ương và Địa phương ............................................. 49 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................57 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 57 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................ 57 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 57 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 57 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 57 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 57 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 58 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 58 iii 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 58 2.4.2. Thu thập số liệu ........................................................................... 58 2.4.3. Xử lý số liệu ................................................................................. 60 2.4.4. Phương pháp chuyên gia ............................................................ 60 2.4.5. Phương pháp thống kê kinh tế ...................................................... 60 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................62 3.1. Giới thiệu chung về huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa ..................... 62 3.1.1. Đặc điểm cơ bản về tự nhiên......................................................... 62 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội ............................................................ 63 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Thạch Thành từ 1999 đến 2010 ...................................................................................................... 66 3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện Thạch Thành .. 66 3.2.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại ........ 68 3.2.3. Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại ........................ 69 3.2.4. Tình hình sử dụng lao động .......................................................... 70 3.2.5. Vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại ................................. 72 3.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ........................... 74 3.2.7. Điều tra, khảo sát thực tế tình hình hoạt động của 31 trang trại trên địa bàn ............................................................................................. 78 3.2.8. Những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa ................................ 83 3.3. Phương hướng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ............................ 88 3.3.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn tiếp theo ........................................... 88 3.3.2. Những quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế trang trại ............ 89 3.3.3. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế trang trại đến năm 2015 và những năm tiếp theo ........................................................................... 92 3.3.4. Giải pháp thực hiện ....................................................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................102 A. Kết luận ................................................................................................ 102 B. Kiến nghị, đề xuất................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt AN-QP BQ CNH-HĐH CN-XDCB DT DĐĐT GDP HĐND HTX KH-CN KHKT KTTT LĐ TTCN TM-DV TTLN TTTH MTTQ NQ NLT NLNTS NTTS SD SXKD TCHN TCLN TN TT TW UBND Nội dung An ninh, quốc phòng Bình quân Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp, xây dựng cơ bản Doanh thu Dồn điền, đổi thửa Tổng sản phẩm quốc nội Hội đồng nhân dân Hợp tác xã Khoa học công nghệ Khoa học kỹ thuật Kinh tế trang trại Lao động Trang trại chăn nuôi Thương mại – Dịch vụ Trang trại Lâm nghiệp Trang trại tổng hợp Mặt trận tổ quốc Nghị quyết Nông, lâm trường Nông, lâm nghiệp, thủy sản Nuôi trồng thủy sản Sử dụng Sản xuất kinh doanh Trồng cây hàng năm Trồng cây lâu năm Thu nhập Trang trại Trung ương Ủy ban nhân dân v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1 Phát triển trang trại ở Việt Nam đến năm 2009 (Phân theo vùng) 41 1.2 Kinh tế trang trại ở Việt Nam năm 2009 (Theo lĩnh vực hoạt động) 42 1.3 Cơ cấu trang trại ở Thanh Hóa năm 2009 45 1.4 Trang trại ở Thanh Hóa năm 2009 (Theo vùng kinh tế) 46 3.1 Phát triển trang trại ở huyện Thạch Thành (Từ năm 1999 đến năm 2010) 67 3.2 Trang trại ở huyện Thạch Thành năm 2010 68 3.3 Sử dụng đất đai của trang trại ở huyện Thạch Thành năm 2010 (Theo loại hình hoạt động) 70 3.4 Sử dụng lao động của trang trại năm 2010 (Theo loại hình hoạt động) 71 3.5 Tình hình sử dụng vốn SXKD của trang trại năm 2010 (Theo loại hình hoạt động) 73 3.6 Vốn SXKD/diện tích canh tác và lao động 74 3.7 Doanh thu cùa trang trại năm 2010 75 3.8 Doanh thu/lao động, đất đai, vốn SXKD 75 3.9 Thu nhập của trang trại năm 2010 77 3.10 Thu nhập/lao động, đất đai, vốn và doanh thu 77 3.11 Diện tích đất đai, lao động, vốn đầu tư năm 2010 của 31 trang trại 79 3.12 Đất đai, lao động, vốn bình quân của 31 trang trại 79 3.13 Doanh thu, thu nhập trước thuế năm 2010 của 31 trang trại 80 3.14 Doanh thu, thu nhập bình quân của 31 trang trại 80 3.15 Doanh thu/lao động, đất đai, vốn bình quân của 31 trang trại 81 Thu nhập/lao động, đất đai, vốn, doanh thu bình quân của 31 trang trại 81 3.16 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu TT Trang 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 64 3.2 Cơ cấu kinh tế năm 2005 66 3.3 Cơ cấu kinh tế năm 2010 66 3.4 Phát triển trang trại ở huyện Thạch Thành giai đoạn 1999 - 2010 68 1 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, có hiệu quả cao đã được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên Thế giới, cũng như ở Việt Nam. Phát triển kinh tế trang trại đang là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay, sự phát triển kinh tế trang trại là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất từ thấp đến cao, từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn dần. Kinh tế trang trại đã tạo ra cho xã hội phần lớn sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc đưa ra mô hình kinh tế trang trại phát triển theo cơ chế thị trường hiện nay đang gặp phải những vấn đề khó khăn như: vốn, đất đai, công nghệ và thị trường ... Kinh tế trang trại nước ta cũng đã phát triển khá cả về quy mô và số lượng, song chỉ phát triển mang tính tự phát. Khi có chủ trương về đổi mới tổ chức và quản lý nền kinh tế (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986) kinh tế trang trại mới bắt đầu phát triển và mạnh mẽ là từ năm 2000 trở lại đây (sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ). Sự tăng nhanh về số lượng, gia tăng về sản lượng đã chứng tỏ mô hình kinh tế trang trại là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta, giúp nông dân làm giàu, tăng thu nhập cho bản thân họ và cho xã hội, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa việc phát triển kinh tế trang trại đã được hình thành và phát triển, số lượng các trang trại được tăng lên và đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời 2 kỳ CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi phải nghiên cứu lựa chọn mô hình và có những giải pháp phù hợp, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người, và mô hình kinh tế trang trại có thể là phù hợp hơn. Kinh tế trang trại của huyện những năm qua đã phát triển tốt đáng khích lệ, nhưng thật sự vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương. Nghiên cứu thực trạng về kinh tế trang trại để có những giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện là một vấn đề cần được quan tâm. Chính vì vậy Tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”. Với mục đích nghiên cứu đánh giá thực trạng về kinh tế trang trại ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 phần chính: Chương 1: Tổng quan về kinh tế trang trại Chương 2: Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu. 3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Những lý luận cơ bản về kinh tế trang trại 1.1.1. Sự hình thành và phát triển trang trại Kinh tế trang trại có lịch sử phát triền lâu đời, các chuyên gia về sử học và kinh tế học thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các trang trại đã hình thành, trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là các nô lệ. Ở Trung Quốc trang trại có từ đời nhà Đường. Với nước ta, trang trại hình thành và phát triển dưới thời nhà Trần với tên gọi chung là các “Thái ấp”. Trang trại trên thế giới bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời. Năm 1802 ở Pháp có 5.672.000 trang trại, năm 1882 ở Tây Đức có 5.278.000 trang trại, năm 1990 ở Mỹ có 5.737.000 trang trại, năm 1963 Thái Lan có 3.214.000 và Ấn Độ có hơn 44 triệu trang trại. Quá trình phát triển công nghiệp, số lượng các trang trại giảm, nhưng quy mô về diện tích và quy mô về doanh thu tăng lên. Hiện nay ở Mỹ có 2,2 triệu trang trại, sản xuất mỗi năm 50% sản lượng đậu tương và ngô trên thế giới; ở Pháp có 0,98 triệu trang trại, sản xuất một lượng nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước; 1.500 trang trại của Hà Lan mỗi năm sản xuất 7 tỷ bông hoa, 600 triệu chậu hoa; 4 triệu lao động trong các trang trại của Nhật Bản (chiếm 3,7% dân số cả nước) nhưng bảo đảm lương thực, thực phẩm cho hơn 100 triệu người. Như vậy, trang trại là một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp, xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Trải qua hàng mấy thế kỉ, đến nay kinh tế trang trại tiếp tục phát triển ở những nước tư bản chủ nghĩa lâu đời cũng như các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới phát triển và những nước xã hội chủ nghĩa với cơ cấu và quy mô khác nhau. 4 Tại Việt Nam, kinh tế trang trại phát triển muộn, chỉ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận và đặc biệt là từ sau khi có nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4/1988) về đổi mới quản lý kinh tế nhà nước, kinh tế hộ nông dân mới từng bước phục hồi và phát triển, phần lớn họ trở thành những chủ thể tự sản xuất. Cùng với các hộ gia đình công nhân viên chức làm nông nghiệp, lại có tích luỹ về vốn, kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm quản lý, tiếp cận được với thị trường, thì sản xuất nông nghiệp mới thoát khỏi cái vỏ tự cấp tự túc và vươn tới nền sản xuất hàng hoá. Từ đầu thập kỉ 90 lại đây, nền nông nghiệp của chúng ta đã có những bước chuyển mình “vĩ đại”, tổng sản lượng lương thực cũng như số lượng và chủng loại các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản, các loại rau, hoa quả đều có sự tăng trưởng vượt bậc, năm sau cao hơn năm trước. Từ một đất nước luôn phải nhập khẩu lương thực, chúng ta đã vươn lên tự cung cấp đủ nhu cầu trong nước và có một lượng xuất bán. Sự chuyển mình vĩ đại ấy do nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân rất chủ yếu, rất quan trọng là hộ nông dân được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Đảng và nhà nước ta đã sớm nhận ra rằng tiềm năng và khả năng sản xuất của hộ nông dân sẽ bị kìm hãm và sản xuất dẫu có phát triển hơn trước, song cũng mang tính tự cung, tự cấp, khó tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá vì nó bị bó hẹp tổng diện tích canh tác 400-600m2/khẩu như thường thấy ở các hộ nông dân đồng bằng bắc bộ và trung bộ. Khắc phục tình trạng này, Đảng và Nhà nước đã chủ trương giao đất, giao rừng, giao vùng đất hoang hoá, vùng đầm phá soi, bãi... cho hộ nông dân có nhu cầu cũng như cho phép họ chuyển nhượng và tích tụ ruộng đất (có giới hạn ) để phát triển sản xuất. Kết quả là một loại hình sản xuất mới ra đời, sản xuất theo hướng hàng hoá, tiếp cận với thị trường, gắn 5 liền với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đó chính là hình thức sản xuất trang trại. Có thể nói đây là do sự tất yếu khách quan của quá trình phát triển sản xuất từ đơn giản đến phức tạp, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, đặc biệt là do sự phân công lao động trong xã hội diễn ra mạnh mẽ. Khi qui mô sản xuất tăng lên, nhu cầu về lao động tăng. Do đó các hộ sản xuất kinh tế phải thuê thêm lao động bên ngoài. Thêm vào đó, các hộ gia đình đã từng bước chuyển sang kinh tế sản xuất hàng hoá tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều...Vì lẽ đó, kinh tế sản xuất hộ gia đình đã từng bước chuyển dần sang các hộ sản xuất hàng hoá. Những hộ sản xuất giỏi, tha thiết với nghề nông đã trở thành những chủ trang trại gia đình, hoặc trang trại tư nhân. Nó phản ánh xu hướng vận động tất yếu của nông nghiệp từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn Sự phát triển kinh tế xã hội theo nhu cầu khách quan đã hình thành một hình thái sản xuất nông lâm ngư nghiệp để sản xuất hàng hoá, với qui mô lớn, đầu tư cao hơn và hiệu quả kinh tế xã hôị cũng cao hơn so với kinh tế sản xuất cá thể, hộ gia đình, đó là kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại một cách tất yếu, cũng có nhu cầu về hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu, cả về chiều ngang lẫn chiều dọc. Nó cũng cần có cả một hệ thống chính sách, biện pháp ở tầm quản lí vĩ mô, đóng vai trò là bà đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng, lành mạnh của nó theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá, để trở thành nền nông nghiệp sản xúât lớn đủ sức là cơ sở nông nghiệp cho quá trình CNH-HĐH. 1.1.2. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại Trang trại và Kinh tế trang trại là những khái niệm không đồng nhất, nếu nói rằng Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất hoạt động của trang trại thì Trang trại là sự kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó. 6 Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó có các quan hệ xã hội đan xen nhau như: Quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại, quan hệ giữa chủ trang trại với những người lao động làm thuê bên ngoài, quan hệ giữa những người lao động làm thuê cho chủ trang trại với nhau ... Về mặt môi trường, trang trại là một không gian sinh thái đa dạng, không gian sinh thái trang trại có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái vùng. Theo tác giả Phạm Minh Đức (1997): “Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa của hộ, do người chủ hộ có khả năng đón nhận những có hội thuận lợi, từ đó huy động thêm vốn và lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu của thị trường nhằm thu lợi nhuận cao”. Tác giả Trần Đức (1998) cho rằng: “Trang trại là chủ lực của tổ chức làm nông nghiệp ở các nước tư bản cũng như các nước đang phát triển và theo các nhà khoa học khẳng định là tổ chức sản xuất kinh doanh của nhiều nước trên thế giới trong thế kỷ 21”. Tác giả Nguyễn Phượng Vỹ (1999): “Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông – lâm – ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ, nhưng mang tính sản xuất hàng hóa”. PGS.TS Hoàng Việt đưa ra khái niệm: “Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô diện tích ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”. 7 Về Kinh tế trang trại, theo một số nhà khoa học trên thế giới thì khái niệm kinh tế trang trại như sau: Lênin đã phân biệt kinh tế trang trại “Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết các sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất được, mua bán càng ít càng tốt”. Quan điểm của Mác đã khẳng định, điểm cơ bản của trang trại gia đình là sản xuất hàng hoá, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc, nhưng có điểm giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở, làm nòng cốt. Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh thổ ở Châu Á: như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nơi khác trong khu vực. Họ quan niệm: “Trang trại là loại hình sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh”. Quan điểm trên đã nêu được bản chất của kinh tế trang trại là hộ nông dân, nhưng chưa đề cập đến vị trí của chủ trang trại trong toàn bộ quá trình tái sản xuất sản phẩm của trang trại. Ở nước ta, kinh tế trang trại được hình thành chủ yếu từ sự phát triển của kinh tế hộ gia đình. Bởi vì hầu hết chủ trang trại đều là người trực tiếp quản lí, điều hành sản xuất kinh doanh, lao động chủ yếu là người trong gia đình. Quá trình tích tụ và tập trung đất đai để hình thành trang trại không phải do tước đoạt và mua bán đất đai, mà chủ yếu thông qua sự điều tiết thông qua quyền sử dụng đất, giao khoán đất, đấu thầu, cho thuê... đất đai thường là gò đồi, cằn cỗi và các đầm phá hoang hoá. Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất rất linh hoạt cả về qui mô và tổ chức sản xuất. Trang trại là hình thức tổ chức lao động hàng hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia đình hoàn toàn 8 tự chủ sản xuất kinh doanh, bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm làm ra là chủ yếu là để bán và tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Các nhà khoa học trong nước nhận xét về kinh tế trang trại như sau: Quan điểm 1: “Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại...) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ”. Quan điểm trên đã khẳng định kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hoá, cơ sở cho nền kinh tế thị trường và vai trò của người chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa thấy được vai trò của hộ gia đình trong các hoạt động kinh tế và sự phân biệt giữa người chủ với người lao động khác. Quan điểm 2: “Kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở mức độ cao”. Quan điểm trên cho thấy cơ bản quyết định của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá ở trình độ cao nhưng chưa thấy được vị trí, vai trò của nền kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường và chưa thấy được vai trò của người chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quan điểm 3 cho rằng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong Nông- Lâm - Ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao”. 9 Quan điểm trên đã khẳng định kinh tế thị trường (nền kinh tế hàng hoá đã phát triển cao) là tiền đề chủ yếu cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời khẳng định vai trò vị trí của chủ trang trại trong quá trình quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. Trong nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại. Chính phủ ta đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông- lâm- thuỷ sản”. Khái niệm này khá đầy đủ, nêu ra được cơ sở, chức năng, hình thức sản xuất của trang trại nhưng chưa hướng đến tính chất hàng hoá hướng ra thị trường của trang trại. Từ các quan điểm trên đây ta có thể rút ra khái niệm chung về kinh tế trang trại: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong Nông-LâmNgư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô đất đai và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. 1.1.3. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại Để xác định một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp có phải là trang trại hay không, thì phải có tiêu chí để nhận dạng trang trại có căn cứ khoa học, tiêu chí nhận dạng trang trại cần phải hàm chứa được đặc trưng cơ bản của trang trại, nhằm đảm bảo tính chính xác của việc nhận dạng trang trại. Chúng ta đi vào xác định các tiêu chí về mặt định tính cũng như mặt định lượng của trang trại: 10 Về mặt định tính, tiêu chí trang trại biểu hiện đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất nông sản hàng hoá. Về mặt định lượng, tiêu chí nhận dạng trang trại thông qua các chỉ tiêu cụ thể nhằm để nhận dạng, phân biệt loại cơ sở sản xuất nào được coi là trang trại, loại cơ sở nào không được coi là trang trại và để phân loại giữa các trang trại với nhau về quy mô. Các loại chỉ tiêu cụ thể chủ yếu thường dùng để xác định tiêu chí định hướng của trang trại là tỷ suất hàng hoá, khối lượng và giá trị sản lượng nông sản hàng hóa và các chỉ số phụ, bổ sung thường dùng là quy mô đất trồng trọt, số đầu gia súc, gia cầm chăn nuôi, quy mô vốn đầu tư, quy mô lao động sử dụng, thu nhập trên đơn vị đất đai, lao động, vốn đầu tư... Tuy nhiên trong thực tế thường chỉ chọn 1, 2 chỉ số tiêu biểu nhất chỉ rõ được lượng hàng hoá được đặc trưng cơ bản nhất của trang trại và dễ nhận biết nhất. Trên thế giới, để nhận dạng thế nào là một trang trại, ở các nước phổ biến chỉ sử dụng tiêu chí định tính chung có đặc trưng là sản xuất nông sản hàng hoá, không phải là sản xuất tự túc. Chỉ có một số ít các nước sử dụng tiêu chí định lượng như (Mỹ, Trung quốc). Ở Mỹ trước đây có quy định một cơ sở sản xuất được coi là trang trại khi có giá trị sản lượng nông sản hàng hoá đạt 250USD trở lên và hiện nay quy định là 1.000USD trở lên. Ở Trung Quốc quy định tiêu chí của các hộ chuyên (tương tự như trang trại ) có tỷ suất hàng hoá 70 - 80% trở lên và giá trị sản lượng hàng hoá cao gấp 2 - 3 lần bình quân của các hộ nông dân. Ở Việt Nam, kinh tế trang trại mới hình thành trong những năm gần đây, những đã có sự hiện diện hầu hết các ngành sản xuất, Nông, Lâm nghiệp, ở các vùng kinh tế với các quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh đa dạng. Để xác định thế nào là trang trại ở nước ta, tại Thông tư liên tịch số 11 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê, Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại quy định: Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây: * Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm: - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. * Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. Đối với trang trại trồng trọt. - Trang trại trồng cây hàng năm. + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Trang trại trồng cây lâu năm. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. + Từ 5 ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. + Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên. - Trang trại lâm nghiệp. + Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. Đối với trang trại chăn nuôi. - Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, v.v... + Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. - Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, v.v... + Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối 12 với dê, cừu từ 100 con trở lên. + Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. - Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). Trang trại nuôi trồng thuỷ sản. - Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1). Để cụ thể hơn trong việc xác định kinh tế trang trại, ngày 04/7/2003 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 74/2003/TT-BNN sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK. Cụ thể: - Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được quy định của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK. - Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm: (Thực hiện theo quy định của Thông tư 69/2000/TTLT-BNN-TCTK) Qua hơn 10 năm thực hiện Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK, ngày 13/4/2011 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan