Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình tại huyện đi...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình tại huyện điện biên, tỉnh điện biên

.PDF
92
90
74

Mô tả:

iii MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................v Danh mục hình vẽ, biểu đồ ...................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học....................................................2 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................2 Chương 1 .....................................................................................................................3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................3 1.1. Cở sở khoa học của đề tài ....................................................................................3 1.1.1. Khái niệm về hộ gia đình ...................................................................................3 1.1.2. Lý luận về hiệu quả kinh tế ...............................................................................4 1.1.3. Vai trò và vị trí của chăn nuôi lợn đối với hộ gia đình ở nước ta .....................8 1.1.4. Đặc điểm của chăn nuôi lợn ............................................................................10 1.1.5 Hiện trạng chăn nuôi lợn của các nông hộ ở nước ta .......................................13 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................18 1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở nước ta .........................................18 1.2.2 Những vấn đề tồn tại của ngành chăn nuôi lợn và bài học phát triển chăn nuôi lợn cho huyện Điện Biên ...........................................................................................24 Chương 2 ...................................................................................................................28 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................28 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................28 iv 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................28 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28 2.3.1 Phương pháp phân tầng vùng nghiên cứu ........................................................28 2.3.2Phương pháp chọn mẫu điều tra ........................................................................29 2.3.3 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .............................................................29 2.4 Tổng hợp và xử lý số liệu....................................................................................30 2.4.1 Tổng hợp số liệu ...............................................................................................30 2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................30 Chương 3 ...................................................................................................................33 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................33 3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn hộ gia đình trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ...........................................................................................................................33 3.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Điện Biên .................................................33 3.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ được điều tra.............................................34 3.1.3. Giá trị sản xuất, chi phí, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi lợn .............................................................................................................53 3.1.4. Ý kiến và đề xuất của hộ chăn nuôi lợn ..........................................................58 3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình tại địa bàn huyện Điện Biên ..............................................................................61 3.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình tại huyện Điện Biên....65 3.3.1 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình ...............................66 3.3.2 Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình ............................66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải AFTA Khu mậu dịch tự do ASEAN BQ Bình quân CTV Cộng tác viên GS Giáo sư PGS Phó giáo sư TS Tiến sĩ FAO Tổ chức Nông Lương Thế giới WTO Tổ chức thương mại Thế giới NN&PTNT Nông nghệp và phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân SL Số lượng vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Diễn biến về số lượng và sản lượng thịt lợn của thế giới .........................19 Bảng 1.2: Diễn biến về số lượng và sản lượng thịt lợn ở nước ta năm 2013-2015 ..23 Bảng 3.1: Quy mô đàn lợn theo vùng của huyện Điện Biên ....................................33 Bảng 3.2: Thông tin về chủ hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu ....................35 Bảng 3.3: Bình quân đàn lợn các hộ điều tra tại huyện Điện Biên ...........................36 Bảng 3.4: Quy mô đàn lợn thịt theo phân loại hộ .....................................................37 Bảng 3.5: Các loại hình chăn nuôi lợn của các nông hộ ...........................................38 Bảng 3.6: Loại hình chăn nuôi lợn phân loại theo vùng sinh thái ............................39 Bảng 3.7: Loại hình chăn nuôi lợn phân loại theo điều kiện kinh tế ........................40 Bảng 3.8: Tình hình xây dựng chuồng trại. ..............................................................41 Bảng 3.9: Tỷ lệ sử dụng giống lợn theo vùng địa lý .................................................43 Bảng 3.10: Tỷ lệ sử dụng giống lợn theo phân loại nhóm hộ ...................................44 Bảng 3.11: Công tác phòng và chữa bệnh trong các hộ chăn nuôi ...........................47 Bảng 3.12: Công tác xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn .........................................48 Bảng 3.13: Tình hình sử dụng lao động tại các hộ điều tra, huyện Điện Biên .........49 Bảng 3.14: Trang bị máy móc sử dụng trong chăn nuôi lợn.....................................50 Bảng 3.15: Tình hình sử dụng vốn chăn nuôi lợn của các hộ được điều tra .............51 Bảng 3.16: Giá trị sản xuất bình quân của các hộ chăn nuôi lợn được điều tra........54 Bảng 3.17: Chi phí sản xuất bình quân của các hộ chăn nuôi lợn được điều tra ......54 Bảng 3.18: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hộ chăn nuôi lợn ...............................56 Bảng 3.19: Tổng hợp một số khó khăn chính của các chủ hộ điều tra .....................59 Bảng 3.20: Tổng hợp các ý kiến của chủ hộ về mô hình chăn nuôi lợn của các hộ được điều tra ..............................................................................................................60 vii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Phân bố đàn lợn theo Châu lục ..................................................................19 Hình 1.2: Diễn biến về số lượng và sản lượng thịt lợn của thế giới .........................20 Hình 3.1: Các hình thức xử lý chất thải trong hộ chăn nuôi lợn điều tra ..................48 Hình 3.2: Các kênh tiêu thụ sản phẩm trong nông hộ ...............................................52 Hình 3.3 Biểu đồ hiện thị các giá trị kinh tế trong chăn nuôi lợn của bình quân 1 hộ gia đình phân loại theo mức sống .............................................................................57 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử loài người, hộ gia đình có vị trí rất quan trọng, vì nó không những là tế bào của xã hội mà còn là đơn vị sản xuất vật chất, tạo thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội. Từ lâu chăn nuôi được coi là một trong hai nghề chính của nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, chăn nuôi nông hộ ở nước ta hiện nay luôn luôn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nó cung cấp thực phẩm cho gia đình và toàn xã hội. Với khoảng 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm và 4 triệu hộ chăn nuôi lợn, sản lượng thịt lợn và gia cầm do các hộ chăn nuôi này sản xuất hàng năm vẫn chiếm 60-70% tổng lượng thịt toàn quốc, tiết kiệm, tích lũy vốn tăng thu nhập cho nông dân. Thu nhập về chăn nuôi luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của hộ nông dân, riêng thu nhập về chăn nuôi lợn của các hộ nông dân ở vùng Đông Bắc hay đồng bằng sông Hồng đã chiếm từ 50-61% tổng thu nhập của mỗi hộ" (Đinh Xuân Tùng và CS, 2012) [14]; tận dụng lao động nông thôn ở mọi lứa tuổi, hỗ trợ phát triển trồng trọt, tạo cân bằng sinh thái nông nghiệp - nông thôn. Những năm gần đây, chăn nuôi lợn đã đạt được những tiến bộ đáng kể về cải tiến con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y... như cải tạo tầm vóc, chất luợng con giống; chăn nuôi theo phuơng thức công nghiệp; sử dụng thức ăn công nghiệp. Kết hợp với các yếu tố kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống, yếu tố thị truờng mà quy mô chăn nuôi lợn hộ gia đình ngày càng tăng về số luợng, chủng loại và chất luợng, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, qua đó khẳng định được vai trò của chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình trong quá trình phát triển kinh tế. Chăn nuôi lợn tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên nói riêng đã đuợc hình thành, phát triển từ lâu và ngày càng đuợc chú trọng, phát triển mạnh mẽ cả về số luợng và chất luợng. Tuy nhiên, trên thực tế hiệu quả chăn nuôi lợn trong nông hộ của huyện Điện Biên còn thấp, chưa đóng góp được nhiều cho kinh tế hộ gia đình. Trong điều kiện các nguồn lực của địa phương còn hạn chế, việc đo lường mức độ ảnh huởng của các nhân tố đến việc tăng thu nhập hộ chăn nuôi lợn có ý 2 nghĩa rất lớn, trong việc đề ra giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất, cũng như các chính sách nhằm tạo môi truờng thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình trong tuơng lai. Việc nghiên cứu thực trạng và đề ra huớng giải pháp phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình tại huyện Điện Biên nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn của kinh tế hộ gia đình đồng thời góp phần vào tiến trình xây dựng nông thôn mới. Vì vậy em chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên" vừa có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiến đối với địa phuơng trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình, xác định các thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình cho huyện Điện Biên 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong truờng, áp dụng kiến thức vào thực tiễn. - Bổ sung và hệ thống hoá một số kiến thức về chăn nuôi, kinh tế chăn nuôi hộ gia đình. Có cái nhìn tổng thể về kinh tế chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Điện Biên. - Nâng cao năng lực, rèn kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Nhận biết và nêu ra những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Điện Biên. - Là tài liệu cho UBND huyện Điện Biên, UBND các xã tham khảo để phát triển kinh tế hộ gia đình trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cở sở khoa học của đề tài 1.1.1. Khái niệm về hộ gia đình Khái niệm "hộ" trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế, các tác giả định nghĩa về "hộ” như sau: Theo Weberster - từ điển kinh tế năm 1990: "Hộ" là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng có chung một ngân quỹ; Theo Martin (1988) "hộ" là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác; Theo Raul (1989) "hộ" là tập hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân mình và cộng đồng; Theo Megê (1989) hộ là những người có chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm; Còn theo nhóm tác giả nhân chủng học từ năm 1982-1985 "hộ" là đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động tiếp theo thông qua quá trình tổ chức nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư vào sản xuất. (Phương Hoài, 2014) [23]. Mặc dù các quan điểm không giống nhau, nhưng chúng ta có thể rút ra được những nét chung để phân biệt về hộ, đó là: + Cùng chung hoặc không chung huyết thống; + Cùng chung sống dưới một mái nhà; + Cùng tiến hành sản xuất chung; + Cùng chung nguồn thu nhập; + Cùng ăn chung. Trên cơ sở khái niệm về hộ, chúng ta có thể phân biệt hộ với gia đình như sau: + Gia đình được xem xét trong mối tương quan về mặt xã hội, thì hộ là đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế. Một gia đình có thể bao gồm nhiều hộ, gia đình có thể được coi là hộ khi các thành viên của nó chung một cơ sở kinh tế. Còn hộ được coi là gia đình khi các thành viên của nó có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân. 4 + Hộ gia đình được dùng để biểu thị các thành viên của nó có chung huyết tộc, quan hệ hôn nhân và có chung một cơ sở kinh tế. Gia đình luôn là cơ sở của hộ vì nó chứa đựng các yếu tố hình thành các loại hình hộ khác. Gia đình được coi là loại hộ cơ bản. 1.1.2. Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội. Theo Nguyễn Đức Dỵ (2000) [3] hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành công của các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sản xuất ra sản phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó. Theo Samullson và Nordhaus (2001) [31] hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả. Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009) [7] hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản xuất. Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Theo các tác giả Farrell (1957) [28], Coelli (2005) [26], Schultz (1964) [32] và Ellis (1993) [27], Kalirajan (1990) [29] hiệu quả kinh tế (EE – Economic efficiency) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical efficiency) và 5 hiệu quả phân bổ (AE – Allocative efficiency). - Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra cho trước từ một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên số nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Theo Koopman (1951) [30] một nhà sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật nếu họ không thể sản xuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sản xuất ít hơn một số lượng đầu ra khác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến phương diện vật chất của quá trình sản xuất. Nó phản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào công nghệ được áp dụng cũng như trình độ chuyên môn tay nghề của người sản xuất. - Hiệu quả phân bổ (AE): là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. - Hiệu quả kinh tế (EE): hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE = TE * AE) Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Colman và Young [2] cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật chất của quá trình sản xuất. Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với mọi hệ thống kinh tế. Mặt khác, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế cho thấy mục đích của nhà doanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa. Khi xem xét tổng thể quá trình sản xuất, nhà sản xuất thường đặt mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đầu ra với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực sao cho tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bố cách kết hợp đầu vào đầu ra sao cho tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy, quan điểm hiệu quả kinh tế này đã đánh giá tốt nhất 6 trình độ sử dụng nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất là phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy, mục đích cuối cùng của đánh giá hiệu quả kinh tế là để nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo hướng tích cực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. 1.1.2.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh tế. Hiện nay, có hai quan điểm về hiệu quả kinh tế. * Quan điểm truyền thống: Khi nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. Hiệu quả kinh tế là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Sự thiếu toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, hiệu quả kinh tế chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế không những cho chúng ta biết được kết quả của quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này 7 trong một số trường hợp không phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế. Ví dụ, những hộ nông dân có quy mô sản xuất khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có nghĩa tất cả hộ có quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy mô nhỏ. Như vậy, hiệu quả kinh tế không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các yếu tố nguồn lực. * Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là: - Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, hiệu quả kinh tế được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế của từng hoạt động sản xuất. - Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán hiệu quả kinh tế. Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể hiệu quả kinh tế khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian của dòng tiền là rất quan trọng. - Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia. (Hoàng Hùng, 2001) [22]. Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận án, khái niệm hiệu quả kinh tế được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất 1.1.2.3 Xác định và đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn a, Xác định hiệu quả kinh tế Từ những quan niệm và nội dung về hiệu quả kinh tế nêu ra ở trên, theo chúng tôi với trình độ quản lý và ghi chép còn hạn chế hộ chăn nuôi lợn nên sử dụng cách tính hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống là tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả của một quá trình sản xuất. 8 H=Q/C Trong đó : Q: Kết quả sản xuất chăn nuôi lợn (khối lượng xuất chuồng, tổng thu, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận….) C: Chi phí mà hộ bỏ ra có thể là chi phí trung gian, tổng chi phí, chi lao động Khi xác định hiệu quả kinh tế theo công thức này, vần đề đặt ra ở đây là chúng ta phải xác định được kết quả của sản xuất (Q), chí phí (C). Trong trường hợp không xác định cụ thể thì cần phải có giả thiết cụ thể. b, Đánh giá hiệu quả kinh tế Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn chúng ta cần so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tính được giữa các qui mô khác nhau, phương thức chăn nuôi khác nhau và loại cơ sở chăn nuôi khác nhau, kết quả sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau. Ngoài ra còn đóng góp cho kết quả xã hội, môi trường mà chăn nuôi lợn của hộ nông dân mang lại. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế trong một năm. 1.1.3. Vai trò và vị trí của chăn nuôi lợn đối với hộ gia đình ở nước ta 1.1.3.1. Vai trò Nhiều tài liệu đã chứng tỏ rằng: Tổ tiên xa xưa của lợn là lợn hoang dã được con người săn bắn để cung cấp thực phẩm cho cuộc sống. Dần dần họ nhận ra rằng thay vì săn bắn, nuôi lợn có thể được tiến hành một cách dễ dàng hơn và thuận lợi hơn trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Xuất phát từ đó họ tiến hành giữ lại một số lợn săn bắn được hoặc mua từ nơi khác để nuôi. Đầu tiên, con người thuần hóa lợn hoang dã và sau đó dần dần thông qua quá trình chọn lọc và lai tạo để tạo nên một số lượng lớn các giống lợn có màu sắc, hình dáng và kích thước khác nhau. Lợn được chọn lọc để đáp ứng một số mục tiêu khác nhau của con người và thích hợp với các điều kiện môi trường địa lý khác nhau. Con lợn "hiện đại" mà chúng ta đang nuôi ngày nay là kết quả của hàng loạt quá trình chọn lọc chính thức và không chính thức của con người và tự nhiên. Lợn hiện 9 đại ngày nay không tồn tại trong điều kiện hoang dã nhưng rõ ràng nó mang các gen của tổ tiên xa xưa: Lợn rừng. Nghành chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của con người. Ngày nay, nghành chăn nuôi lợn càng có vị trí nhất định trong nền kinh tế ở mỗi nước. Hơn nữa, nước ta là một nước nông nghiệp thì nghành chăn nuôi lợn đang là mũi nhọn cho sự phát triển nền nông nghiệp của đất nước, nói chung ngành chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau: a. Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Theo tài liệu của Nguyễn Quang Linh (2005) [8] cứ 100 g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22 g protein. b. Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon), thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn... c. Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4 kg phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao. d. Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên. e. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người. (Nguyễn Quang Linh, 2005)[8]. f. Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, 10 người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám. g. Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong các hoạt động tín ngưỡng như "cầm tinh tuổi hợi" hay ở Trung Quốc có quan niệm lợn là biểu tượng của sự may mắn đầu năm mới. h. Trong nền kinh tế ngày nay, nghành chăn nuôi lợn không những tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân mà còn là nguồn cung cấp chất đốt từ hầm khí biogas thay củi, than dùng để đun nấu hàng ngày. 1.1.3.2. Vị trí Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn được coi là “nhẹ mùi” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Phải chăng, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người. Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là trong quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học. 1.1.4. Đặc điểm của chăn nuôi lợn * Đặc điểm sinh học - Lợn là loài vật ăn tạp có khả năng chịu đựng được kham khổ rất tốt. Lợn có thể ăn thức ăn với hàm lượng chất xơ rất nhiều, chất lượng thấp. Trước đây chăn nuôi lợn rất dễ dàng, chỉ với cám gạo, rau khoai lang, rau bèo…với hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao nhưng lợn rất dễ ăn. Do đó nhân dân ta thường chăn nuôi lợn theo hướng tận dụng, tận dụng cơm thừa canh cạn để chăn nuôi. Ngày nay chúng ta chăn nuôi theo hướng công nghiệp, thức ăn cho lợn được tính toán rất kỹ đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. 11 - Lợn là loài vật có khả năng thích nghi cao, chịu đựng được kham khổ tốt trong ăn uống đồng thời nó cũng là một con vật thông minh dễ huấn luyện. Lợn có khả năng sinh tồn trong các điều kiện sống khác nhau, các vùng địa lý khác nhau, môi trường khác nhau. Lợn có lớp da dầy để chống lại cái lạnh, còn nếu sống ở vùng nóng thì tăng cường hô hấp để giải nhiệt. Chăn nuôi lợn khá nhàn rỗi, do đó bà con nông dân có nhiều thời gian làm các công việc khác. - Lợn là loài vật nuôi dễ huấn luyện, rất dễ nuôi, và đồng thời cũng khá thông minh. Chúng ta có thể huấn luyện cho lợn các vị trí ăn, vị trí uống nước, vị trí đi vệ sinh. Thời gian ăn uống, tắm cho lợn chúng ta cũng có thể huấn luyện. Với thời gian sinh hoạt điều độ, lợn nhanh chóng làm quen và chúng thực hiện như một thói quen. - Lợn là loài vật có khả năng sản xuất phân bón: Giống như nhiều gia súc, gia cầm khác lợn có thải một lượng phân rất lớn. Theo Võ Trọng Hốt ( 1998) [5], một con lợn trưởng thành có thể thải từ 600-760kg phân/năm. Hàm lượng các chất trong phân khá cao, Nitơ là 0,5-0,6%, phốt phát là 0,5%, kali là 0,4%. Ngày nay phân lợn không được sử dụng làm phân bón nhiều, nhưng phân lợn được sử dụng trong các hố biogas không chỉ cung cấp gas dùng để nấu mà còn dùng chạy các đồ điện, thắp sáng… * Đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật Lợn là vật nuôi ăn tạp, có khả năng ăn tất cả các loại thức ăn thực vật động vật. Trong nhóm thức ăn thực vật có các loại hạt hoà thảo, hạt bồ đậu, thức ăn xanh, thô, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp, công nghiệp. Trong nhóm thức ăn động vật có sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thịt, cá…Sử dụng 46kg thức ăn cho tăng trọng 1kg đối với lợn thịt và 7-9kg thức ăn cho lợn nái sản xuất 1kg lợn con giống. (Võ Trọng Hốt, 1998) [5]. Theo Nguyễn Thiện (2004) [13] lợn là loài gia súc đa thai, đẻ từ 8-10 con/lứa, cá biệt 16-24 con/lứa, khối lượng sơ sinh cả ổ đạt 16-20kg, bằng 1/10 khối lượng mẹ, trong khi đó ở bò bê sơ sinh bằng 1/15 khối lượng bò mẹ. Lợn là loài vật nuôi thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ, mỗi năm có thể đẻ từ 1,8-2,2 lứa. Một lợn nái một năm có thể sản xuất 1,5-2,0 tấn thịt hơi. 12 Theo Nguyễn Quang Linh, (2005)[8] lợn thịt có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 7585%, cao hơn tất cả các giống vật nuôi khác. Tỷ lệ nước trong thịt lợn ít hơn so với thịt khác (nước trong thịt lợn chiếm 50-55%, thịt bò chiếm 70-72%, thịt dê, cừu chiếm 72%). Năng lượng trong 1kg thịt lợn trung bình sinh 3.085 calo, năng lượng 1kg thịt bò là 2.140 calo. Do thịt lợn có chất lượng tốt, tỷ lệ nước trong thịt lợn thấp hơn các loại thịt khác cho nên rất thuận tiện trong việc gia công chế biến, bảo quản và tạo ra nhiều loại sản phẩm chế biến có giá trị cao. Khoảng 60-70% tổng số giá thành sản xuất thịt lợn là thức ăn. Lợn là cái máy chuyển hoá có hiệu quả nhất thức ăn thành thịt. Chăn nuôi ở các nước phát triển chỉ cần 2,3-2,7 kg thức ăn hỗn hợp có thể tăng 1kg tăng trọng. Trong khi ở nước ta phải cần từ 4-6 kg thức ăn để tăng trọng được 1kg. Nguyên nhân chủ yếu là do phối hợp thức ăn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn. Tuy nhiên hiện nay khoa học công nghệ phát triển thức ăn chăn nuôi được chế biến theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu của từng con vật, trong từng thời kỳ phát triển. Chăn nuôi trở nên nhàn rỗi hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. (Nguyễn Thiện, 2004) [13] * Đặc điểm về tổ chức chăn nuôi lợn - Chủ yếu lợn được nuôi ở hộ và ở trang trại, với hộ chăn nuôi lợn rất phù hợp, có thể phát huy và tận dụng tối đa các nguồn lực gia đình sẵn có. Chăn nuôi lợn ở các trang trại ngày càng nhiều và quy mô trang trại ngày càng lớn. Chăn nuôi lợn ở trang trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chăm sóc, đồng thời tránh dịch bệnh, chăn nuôi có quy hoạch cụ thể. - Các hình thức chăn nuôi đa dạng + Quy mô chăn nuôi: Khác với trước đây, mỗi hộ nông dân thường chỉ nuôi 1-2 con lợn với mục đích chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt và thức ăn thừa trong sinh hoạt gia đình. Hiện nay, khi nền kinh tế đã có những thay đổi cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã phát triển, quy mô lớn hơn, tăng cả về số lượng và chất lượng trong chăn nuôi lợn. Tùy theo điều kiện của các nông hộ (vốn, đất đai, lao động…), điều kiện tự nhiên 13 mà cơ cấu chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, phương hướng chung trong phát triển chăn nuôi lợn là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng giảm dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, tăng dần trong phương thức chăn nuôi với quy mô phù hợp nhăm phát triển chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Theo phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi truyền thống: đây là phương thức chăn nuôi tận dụng, đang tồn tại ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Phương thức chăn nuôi này là tận dụng các sản phẩm dư thừa của sinh hoạt gia đình, của trồng trọt. Chăn nuôi theo phương thức này lợn lâu lớn, thời gian nuôi kéo dài, tăng trọng kém, năng suất chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp: là phương thức chăn nuôi kết hợp chăn nuôi truyền thống kết hợp với chăn nuôi hiện đại. Sử dụng thức ăn có sẵn như cám, gạo, ngô, khoai…kết hợp với thức ăn đậm đặc pha trộn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho lợn. Phương thức chăn nuôi công nghiệp: Là phương thức chăn nuôi dựa trên thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống lợn cho năng suất, chất lượng tốt như giống lợn hướng nạc. Đặc điểm của phương thức này là yêu cầu đầu tư lớn về vốn, kỹ thuật chăm sóc phải đảm bảo, thức ăn phải chế biến theo quy trình công nghiệp, năng suất, chất lượng sản phẩm cao, thời gian nuôi ngắn. Đây là phương thức thích hợp với chăn nuôi quy mô lớn. 1.1.5 Hiện trạng chăn nuôi lợn của các nông hộ ở nước ta 1.1.5.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi lợn của các nông hộ ở nước ta Tùy theo từng loại gia súc khác nhau mà có phương thức nuôi khác nhau. Đối với lợn có thể dựa vào mức độ thâm canh để chia ra: Chăn nuôi thâm canh, bán thâm canh hay quảng canh. Hoặc dựa vào các loại lợn có thể chia ra hình thức nuôi chuyên (lợn thịt, lợn nái) hay chăn nuôi kết hợp (lợn nái kết hợp với lợn thịt). Ở nước ta ngành chăn nuôi lợn chủ yếu theo hình thức chăn nuôi quảng canh lợn thịt 14 là chủ yếu, đặc biệt là ở những vùng nông thôn chưa phát triển. Theo Đinh Xuân Tùng và cs (2012) [14], từ những năm 1990 trở lại đây, hình thức nuôi lợn theo hướng thâm canh mới phát triển như nhiều trang trại nuôi lợn thịt từ 50 con trở lên. * Quy mô chăn nuôi Quy mô chăn nuôi thường gắn chặt với giống vật nuôi cũng như nguồn thức ăn sử dụng, nguồn lao động, vốn. Trong chăn nuôi lợn đối với các giống cao sản thường phải đầu tư nhiều lao động cũng như thức ăn công nghiệp, gắn với các hộ chăn nuôi quy mô lớn là các trang trại (hàng trăm, hàng ngàn con). Quảng canh là hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ (5 đến 10 con), tận dụng lao động, thức ăn sẵn có. Ở nước ta chủ yếu các hộ vẫn đang chăn nuôi nhỏ lẻ. Những năm gần đây theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp chế biến thức ăn gia súc phát triển thì ngành chăn nuôi phát triển theo hướng thâm canh lớn ở nhiều trang trại của các nông hộ. Đặc biệt ở vùng nông thôn thì chăn nuôi lợn đang gắn liền với ngành trồng trọt nên nuôi theo quảng canh quy mô nhỏ. * Giống Giống cũng gắn liền với hình thức chăn nuôi. Giống cao sản thường gắn với hình thức nuôi thâm canh, đầu tư lớn còn các giống địa phương gắn với hình thức nuôi quảng canh tận dụng trong nông nghiệp, đây là hình thức nuôi chủ yếu của các hộ chăn nuôi ở nước ta. * Điều kiện chuồng trại Các giống khác nhau, quy mô khác nhau thì điều kiện chuồng trại cũng khác nhau. Ở nước ta chăn nuôi lợn với quy mô lớn thì khâu đầu tư đầu tiên là chuồng trại đảm bảo chăn nuôi tốt nhưng vẫn đang chiếm số ít. Còn các hộ nuôi quảng canh quy mô nhỏ, nuôi giống địa phương, nuôi theo cách tận dụng thì chuồng trại đa số đang ở mức tạm bợ chưa đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn. * Đặc điểm chăm sóc, quản lí Với thực trạng mạng lưới thú y ở nước ta còn mang trình độ dịch vụ kém phát triển, dịch bệnh xảy ra nhiều thì phản ánh rằng trình độ chăm sóc, quản lí lợn trong các nông hộ còn rất nhiều vấn đề bất cập. Việc chăm sóc quản lí trang trại các 15 hộ chăn nuôi heo chưa được chú trọng, các nông hộ nuôi theo hình thức quảng canh chủ yếu nuôi với hình thức tận dụng lao động vì thế nuôi theo kinh nghiệm mà thôi chứ ít hộ tự nguyện đi tham gia học hỏi kinh nghiệm ở các hộ chăn nuôi giỏi như ở các trang trại hay ở một trung tâm kỹ thuật nào. * Thu nhập Với những đặc điểm như trên thì mức thu nhập từ chăn nuôi lợn ở nước ta của các trang trại lớn mới có thu nhập cao do các chủ trang trại này đã biết hoạch toán kinh tế, lập kế hoạch chăn nuôi phù hợp. Tuy nhiên tỷ lệ các trang trại đạt được như trên còn rất ít mà đa số các hộ chăn nuôi theo kiểu tận dụng, xem chăn nuôi như hũ tiền tiết kiệm, chưa biết cách hoạch định kinh tế, lập kế hoạch sản xuất nên chưa chú trọng đầu tư dẫn đến năng suất rất thấp, chưa có lợi nhuận hoặc thậm chí lỗ. * Tình hình thị trường Nhu cầu từ thịt lợn hiện nay đang rất lớn. Tuy nhiên đối với các trang trại thì họ đã biết cách hợp đồng với các công ty, lò giết mổ, bước đầu đã có ổn định nhưng chưa được lâu dài. Ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chủ yếu bán cho các lái thương, chưa nắm bắt được thông tin thị trường nên thường xuyên bị ép giá, thị trường không ổn định. 1.1.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi lợn của các nông hộ a) Nhóm yếu tố ngoài nông hộ: * Điều kiện tự nhiên - Khí hậu và thời tiết: Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của lợn. Ảnh hưởng trực tiếp là trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tiêu hóa tốt, tích lũy cao, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao. Ngược lại trong điều kiện thời tiết khí hậu không thích hợp thì lợn sinh trưởng, phát triển chậm hơn. Mặt khác ảnh hưởng gián tiếp là trong điều kiện thời tiết tốt thì thuận lợi cho việc trồng rau làm thức ăn xanh cho lợn và ngược lại thì rau xanh khó trồng thì dẫn đến thiếu nguồn rau xanh cho lợn thì đó cũng là nguyên nhân dẫn đến không đủ dinh dưỡng cho lợn phát triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng