Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh

.PDF
135
260
135

Mô tả:

i Lời Cảm Ơn Sau một thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Nha Trang, được sự tận tâm hướng dẫn giảng dạy của thầy cô. Em đã hoàn thành khóa học của mình đồng thời hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời biết ơn đến toàn thể thầy cô trường Đại học – Nha Trang đã truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em có thể trưởng thành và vững tin khi bước vào đời. Đồng thời em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Dương Trí Thảo và cô Đỗ Thị Thanh Vinh đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo cho em rất nhiều trong việc tiếp cận nghiên cứu và hoàn thành đồ án này. Nhân đây, cháu cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến ban lãnh đạo Sở thủy sản Hà Tĩnh mà đặc biệt là Phó giám đốc Trần Văn Liễu đã tạo điều kiện, giúp đỡ cháu nhiều trong quá trình thực tập và tiếp xúc thực tiễn. Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn thành kính và sâu sắc tới bố mẹ và những người trong gia đình, những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên và tạo mọi điều kiện cho con học tập và được như ngày hôm nay. Sinh viên thực hiện Võ Thị Cẩm Hiếu ii MỤC LỤC Quyết định thực tập.......................................................................................... Nhận xét của cơ sở thực tập ............................................................................. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ................................................................... Lời cảm ơn....................................................................................................... Lời nói đầu....................................................................................................... Danh mục viết tắt ............................................................................................. Danh mục các bảng và biểu đồ ......................................................................... Chương 1: Tổng Quan Và Phương Pháp Nghiên Cứu 1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài.................................................................1 1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3 1.4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ........................................................4 1.5 Nội dung và kết cấu của đề tài .....................................................................4 Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Bền Vững Ngành Thủy Sản 2.1 Phát triển bền vững. .......................................................................................6 2.2 Bối cảnh toàn cầu sự phát triển ngành thủy sản và những vấn đề đặt ra .......8 2.3 Phát triển bền vững ngành thủy sản ...........................................................13 2.4 Các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản ........................................17 2.6.1 Lĩnh vực kinh tế......................................................................................18 2.6.2 Lĩnh vực xã hội.......................................................................................18 2.6.3 Lĩnh vực tài nguyên môi trường..............................................................18 2.6.4 Lĩnh vực thể chế .....................................................................................18 2.5 Phương hướng phát triển bền vững ngành thủy sản nước ta.......................18 2.6 Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.....................................................21 2.6.1 Vị trí và vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản........................................21 2.6.2 Đặc điểm của ngành nuôi trồng...............................................................22 2.6.3 Hiện trạng ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.........................................24 2.6.4 Các chỉ tiêu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản...............................25 2.6.4.1 Về Kinh tế, xã hội ................................................................................25 2.6.4.2 Về môi trường và nguồn lợi .................................................................28 iii 2.6.4.3 Về thể chế ............................................................................................30 Chương 3: Thực Trạng Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Hà Tĩnh 3.1 Điều kiện tự nhiên và các đặc điểm kinh tế xã hội Hà Tĩnh .......................32 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................32 3.1.1.1 Vị trí địa lý...........................................................................................32 3.1.1.2 Địa hình ...............................................................................................32 3.1.1.3 Khí tượng thủy văn ..............................................................................33 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ...........................................................................35 3.1.3 Đặc điểm môi trường ..............................................................................39 3.1.3.1 Hiện trạng môi trường nước sông.........................................................39 3.1.3.2 Môi trường trầm tích ............................................................................39 3.1.4 Đặc điểm kinh tế xã hội Hà Tĩnh ............................................................39 3.1.4.1 Dân số - Lao động................................................................................39 3.1.4.2 Cơ cấu GDP của tỉnh............................................................................40 3.1.4.3 Văn hóa – xã hội ..................................................................................42 3.1.4.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................................................42 3.1.4.5 Hiện trạng phát triển một số ngành......................................................43 3.1.4.6 Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS ...............................................................46 3.1.4.7 Những khó khăn và thuận lợi chính về điều kiện tự nhiên môi trường và kinh tế xã hội đối với phát triển NTTS Hà Tĩnh .................................47 3.2 Khái quát chung về ngành thủy sản Hà Tĩnh..............................................48 3.2.1 Cơ cấu bộ máy hành chính quản lý thủy sản ...........................................48 3.2.2 Khái quát chung......................................................................................50 3.3 Thực trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh dưới góc độ phát triển bền vững ..............................................................................................52 3.3.1 Về kinh tế xã hội.....................................................................................52 3.3.1.1 Các hình thức và phương pháp NTTS ...................................................52 3.3.1.2 Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước......................................54 3.3.1.3 Sản lượng và năng suất NTTS các năm.................................................64 3.3.1.4 Hiệu quả kinh doanh nuôi trồng ............................................................72 3.3.1.5 Việc làm và các vấn đề kinh tế xã hội trong lĩnh vực nuôi trồng............79 3.3.2 Về môi trường và nguồn lợi ....................................................................82 iv 3.3.2.1 Các tác động của nuôi trồng đến môi trường, nguồn lợi ........................82 3.3.2.2 Các mô hình thực hành nuôi tốt(GAP) ..................................................84 3.3.3 Về thể chế...............................................................................................84 3.3.3.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch NTTS .............................................84 3.3.3.2 Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương áp dụng đối với ngành NTTS Hà Tĩnh .............................................................................85 3.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành thủy sản Hà Tĩnh ..............87 3.4.1 Những thành tựu nổi bật .........................................................................87 3.4.2 Những vấn đề đặt ra với sự phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh ............................................................................................88 Chương 4: Phương Hướng Và Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Phát Triển Bền Vững Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Hà Tĩnh 4.1 Phương hướng chung ................................................................................91 4.1.1 Phương hướng phát triển ngành NTTS Việt Nam ...................................91 4.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh.......................................92 4.1.3 Định hướng phát triển NTTS Hà Tĩnh.....................................................92 4.2 Một số giải pháp cụ thể .............................................................................96 Giải pháp 1: Các giải pháp về kỹ thuật ..............................................................96 Giải pháp 2: Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch .........................................103 Giải pháp 3: Các giải pháp về chính sách.........................................................105 Giải pháp 4: Một số giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ NTTS.....................107 Kết luận ..........................................................................................................111 Kiến nghị .......................................................................................................112 Tài liệu tham khảo .........................................................................................113 Phụ lục v Danh Mục Các Bảng Và Biểu Đồ Danh mục các bảng Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phát triển NTTS bền vững Bảng 3.1: Giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo ngành kinh tế(giá hiện hành) Bảng 3.2 : Kết quả sản xuất thủy sản Hà Tĩnh từ năm 2004 – 2006 Bảng 3.3 : Phương thức chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt năm 2006 Bảng 3.4 : Phương thức chủ yếu trong nuôi tôm năm 2006 Bảng 3.5 : Diện tích có khả năng NTTS mặn, lợ đến năm 2015 Bảng 3.6: Diện tích có khả năng phát triển NTTS nước ngọt đến 2015 Bảng 3.7 : Diện tích NTTS nước ngọt phân theo Huyện Bảng 3.8:Tốc độ phát triển diện tích NTTS nước ngọt phân theo Huyện Bảng 3.9: Diễn biến sử dụng diện tích NTTS nước ngọt Bảng 3.10: Kế hoạch và thực hiện kế hoạch diện tích NTTS nước ngọt đến 2006 theo địa phương Bảng 3.11: Kế hoạch và thực hiện kế hoạch diện tích NTTS nước ngọt đến 2006 theo loại hình Bảng 3.12 : Diện tích NTTS mặn, lợ phân theo loại hình Bảng 3.13 : Tốc độ phát triển diện tích NTTS mặn, lợ theo loại hình Bảng 3.14 : Diện tích NTTS mặn, lợ phân theo đối tượng Bảng 3.15: Kế hoạch và thực hiện kế hoạch diện tích NTTS mặn lợ đến 2006 Bảng 3.16: Tốc độ phát triển diện tích NTTS mặn, lợ phân theo đối tượng Bảng 3.17: Sản lượng NTTS nước ngọt phân theo Huyện Bảng 3.18: Tốc độ phát triển sản lượng NTTS nước ngọt phân theo Huyện Bảng 3.19: Sản lượng NTTS nước ngọt theo loại hình thủy vực Bảng 3.20: Năng suất NTTS nước ngọt theo loại hình thủy vực Bảng 3.21: Năng suất NTTS nước ngọt Bảng 3.22 : Sản lượng NTTS mặn, lợ phân theo đối tượng Bảng 3.23: Tốc độ phát triển sản lượng NTTS mặn, lợ phân theo đối tượng Bảng 3.24 : Năng suất NTTS mặn, lợ Bảng 3.25: Tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm sú vi Bảng 3.26: Hiệu quả cho 1 ha cá – lúa Bảng 3.27: Kết quả mô hình nuôi cá ruộng lúa năm 2006 của chủ hộ Ph an Duy Đồng Bảng 3.28: Kết quả mô hình nuôi cá lóc bông năm 2006 của chủ hộ Hoàng Ngọc Trà Bảng 3.29: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi ếch trong 1 năm Bảng 3.30: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi ba ba trong 1 năm Bảng 3.31: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi tôm sú trong 1 vụ Bảng 3.32: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi cá mú Bảng 4.1: Kế hoạch nuôi trồng nước mặn, lợ 2010 Bảng 4.2: Kế hoạch diện tích nước ngọt 2010 phân theo đối tượng Danh mục biểu đồ Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt nội dung và trình tự nghiên cứu Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ cốt lõi trong phát triển bền vững Hình 2.2: Sơ đồ 5 thành phần liên quan Phát triển bền vững ngành thủy sản Hình 3.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Hà Tĩnh Hình 3.2: Biểu đồ giá trị tổng sản phẩm phân theo ngành kinh tế Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy hành chính quản lý thủy sản tỉnh Hà Tĩnh Hình 3.4: Phương thức nuôi cá nước ngọt năm 2006 Hình 3.5 : Diện tích nuôi trồng của Tỉnh 2001 – 2006 Hình 3.6: Biểu đồ sản lượng nuôi trồng của Tỉnh 2001 – 2006 Hình 3.7: Năng suất nuôi trồng của Tỉnh 2001 – 2006 Hình 3.8: Lao động trong ngành NTTS 2001 - 2006 vii Danh Mục Viết Tắt NTTS: Nuôi trồng thủy sản BTC: Bán thâm canh QCCT: Quảng canh cải tiến UBND: Ủy ban nhân dân XNK: Xuất nhập khẩu HTX: Hợp tác xã CNH: Công nghiệp hóa HĐH: Hiện đại hóa VAC: Vườn ao chuồng CNXH: Chủ nghĩa xã hội CS: Chính sách SX: sản xuất SL: Sản lượng PTBV: phát triển bền vững THCS: trung học cơ sở DT: Diện tích K/n: Khả năng SXTS: sản xuất thủy sản RNM: Rừng ngập mặn CN: Công nghiệp viii LỜI NÓI ĐẦU Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự thay đổi nhu cầu thực phẩm và sự gia tăng tiêu dùng sản phẩm thủy sản của con người. Ở Việt Nam, việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản từ nghề đánh bắt hải sản ngày càng hạn chế do đã khai thác quá mức trữ lượng nguồn lợi cho phép. Để bù đắp vào sự thiếu hụt đó thì nuôi trồng thủy sản phải được phát triển. Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề xã hội phức tạp như: giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự di cư từ nông thôn ra thành thị và từ vùng này đến vùng khác, đem lại sự thịnh vượng cho cộng đồng dân cư và xã hội. Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển miền trung, có tiềm năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi trồng thủy sản mặn, lợ được coi là hướng phát triển mũi nhọn để tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh nhà. Nuôi trồng mấy năm qua thực sự đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân và góp phần quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay của tỉnh còn mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng, nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là chủ yếu nên năng suất thấp, chưa có nhiều vùng nuôi tập trung, ô nhiễm môi trường, rủi ro trong nuôi trồng cao… tóm lại là nuôi trồng thủy sản còn thiếu bền vững. Xuất phát từ thực trạng trên, em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh ”. Những vấn đề được đề cập trong đồ án này không ngoài mục đích tự trang bị thêm cho mình những kiến thức thực tế, đồng thời đề xuất hướng và một số giải pháp góp phần phát triển bền vững ngành NTTS Hà Tĩnh trong thời gian tới. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu nhưng đây vẫn còn là vấn đề mới ở Việt Nam. Hơn nữa, thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tiễn thiếu thốn đồng thời kiến thức còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính ix mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bác, cô, chú, anh, chị trong Sở thủy sản Hà Tĩnh để đồ án được hoàn thiện hơn. Đồ án này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Dương Trí Thảo, cô Đỗ Thị Thanh Vinh, cùng sự giúp đỡ của lãnh đạo và nhân viên trong Sở thủy sản Hà Tĩnh đã cung cấp tài liệu, thông tin để em hoàn thành cuốn đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn. Nha Trang, ngày 25 tháng 11 năm 2007 Sinh viên thực hiện Võ Thị Cẩm Hiếu 1 Chương 1: Tổng Quan Và Phương Pháp Nghiên Cứu 1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài Trong thời gian qua, ngành thủy sản ngày càng phát triển và dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho cộng đồng các dân cư trên toàn thế giới. Tuy nhiên theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), hiện có khoảng 50% nguồn lợi thủy sản thế giới đã bị khai thác đến mức tới hạn. Trong khi các nguồn tài nguyên thủy sản đang giảm mà nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Do đó chỉ dựa vào nguồn thủy sản tự nhiên chắc chắn không thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết. Để có đủ nguyên liệu thủy sản sử dụng và chế biến ở thế kỷ 21, chủ yếu phải dựa vào sự tích cực phát triển các nghề NTTS. Việc tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động nuôi trồng trong hai thập niên gần đây đã mang lại một sự mở rộng diện tích nuôi trên toàn cầu, làm thay đổi nhanh chóng công nghệ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên xu hướng tăng trưởng của hoạt động nuôi trong thập kỷ 80 đã không còn tiếp tục sang thập niên 90 và bắt đầu có những giao động từ giữa thập niên 90 cho tới ngày nay. Những vấn đề xuất hiện và ngăn cản sự phát triển của hoạt động nuôi trồng bao gồm bùng phát bệnh dịch do virus, sự xuống cấp của môi trường, triệt phá rừng ngập mặn. Ngoài ra, việc thay đổi môi trường tự nhiên ven biển đã làm xuất hiện những lo ngại liên quan tới chất lượng nước và đất, sự cân bằng môi trường. Vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng khi mà thủy sản có vai trò to lớn đối với công tác xoá đói giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững và việc làm ổn định cho người dân khu vực ven biển. Nhưng hiện nay, thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như: nguồn lợi hải sản đang có xu hướng giảm dần, việc tăng tr ưởng với tốc độ cao liên tục về diện tích và sản lượng đang phải đối mặt với tình trạng yếu kém trong xây dựng và quản lý quy hoạch, hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được đáp ứng kịp thời, môi trường nuôi ở một số vùng đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, t ình trạng sử dụng hóa chất kháng sinh bị cấm, việc mở rộng tuỳ tiện diện tích nuôi đã gặm nhấm gần hết các vùng rừng ngập mặn, che kín các cửa sông, lấp kín các đầm phá, l àm cho hệ sinh thái ven bờ bị phá hủy mạnh, gây tổn hại lớn cho tài nguyên môi trường sinh học, sinh thái biển và những vùng đất ngập nước ven biển vẫn đang diễn ra. Bên cạnh đó thủy sản nước ta lại mang đặc tính của một ngành kinh tế có hoạt động sản xuất đa dạng, chịu nhiều rủi ro về mặt thị trường và môi trường, trong bối cảnh hội 2 nhập kinh tế thế giới và gia tăng các tác động xấu từ các hoạt động của con người. Do vậy, để ổn định mức tăng trưởng kinh tế của ngành trong thời gian dài, không có cách nào khác là phải đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là xu thế tất yếu, là vấn đề sống còn trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được toàn thể thế giới quan tâm và trở thành một mục tiêu quan trọng trong các chương trình nghị sự của các địa phương, các quốc gia và quốc tế. Đến nay đã có nhiều nghiên cứu khoa học được tiến hành nhằm xây dựng các tiêu chí PTBV, trong đó nghiên cứu về PTBV cũng đã được triển khai trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao tác hóa khái ni ệm phát triển bền vững theo Brundtland, còn mang tính liệt kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được làm rõ. Do đó việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chính trong công tác NTTS theo hướng bền vững là yêu cầu hết sức cần thiết tại Việt Nam nói chung và trên từng địa phương cụ thể nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó em thực hiện đề tài: “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với sự p hát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh ” 1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Phát triển bền vững là vấn đề được toàn thế giới quan tâm, được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử kể từ khi Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (Uỷ ban Brundland) đưa ra khái niệm phát triển bền vững (1987). Liên tiếp sau đó là những hội nghị thảo luận về vấn đề này diễn ra ở nhiều nước trên thế giới như: năm 1992, tại Rio de Janeiro Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc; Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững… Khái niệm “Phát triển bền vững” được biến đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như “Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội. “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. “Một số vấn đề về phát triển bền vững đối với ngành thủy sản” - Chu Hồi - Hà Nội, 2004. 3 Đề tài “Sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hương - Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Nhưng đó chỉ là đánh giá khá tổng quát về tình trạng nguồn lợi biển Việt Nam tr ong bối cảnh toàn khu vực. Tác giả đã đưa ra những định hướng chung để duy trì và phát triển ngày càng nhiều sản phẩm từ thủy sản có giá trị kinh tế cao cho các thị trường trong nước và quốc tế, chống lại sự giảm sút của nguồn lợi biển nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển. Hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền Trung chưa có một đề tài nghiên cứu nào về sự phát triển bền vững ngành NTTS. Do vậy, đề tài sẽ đi nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển ngành NTTS Hà Tĩnh từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển NTTS bền vững cho Tỉnh nhà. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận chung về phát triển bền vững, cụ thể hóa lý luận đối với phát triển bền vững ngành thủy sản. Phân tích thực trạng phát triển ngành NTTS Hà Tĩnh dưới góc độ phát triển bền vững (Kinh tế, xã hội, môi trường, nguồn lợi và thể chế) từ đó rút ra một số vấn đề quan trọng đã và đang đặt ra đối với sự phát triển bền vững ngành NTTS Hà Tĩnh. Trên cơ sở Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Hà Tĩnh và những vấn đề đặt ra ở trên, đề xuất hướng và một số giải pháp góp phần phát triển bền vững ngành NTTS Hà Tĩnh trong thời gian tới. 1.4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh của sự phát triển bền vững đối với NTTS trên địa bàn Hà Tĩnh gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 1.4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu  Nguồn dữ liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu thống kê của các cơ quan quản lý Nhà nước ( Niên giám thống kê, số liệu thống kê của các sở, UBND Tỉnh…)  Nguồn dữ liệu sơ cấp: Bao gồm các số liệu, tài liệu, thông tin của các doanh nghiệp, hộ gia đình ngư dân (doanh thu, chi phí…), chưa có trong các tài liệu thứ cấp được tiến hành điều tra trực tiếp thông qua phỏng vấn. 1.4.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp hệ thống hóa và tổng hợp cơ sở lý thuyết. Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp tình hình kinh tế xã hội(điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, àt i nguyên đất, tài nguyên sinh 4 vật…). Thống kê và so sánh số liệu theo thời gian. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý dữ liệu thu thập được. 1.5 Nội dung và kết cấu của đề tài Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện ở hình sau Hình 1.1 : Sơ đồ tóm tắt nội dung và trình tự nghiên cứu Đặc điểm các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa bàn nghiên cứu - Vị trí, địa hình - Tài nguyên, khí hậu, đất, nước - Tài nguyên sinh vật - Tài nguyên có th ể P/Triển NTTS - Kinh tế, dân số, tập quán - Thực trạng SX T/Sản - Cơ sở hạ tầng … Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành NTTS. Các chỉ tiêu phát triển bền vững NTTS Phương pháp phân tích. Phân tích và đánh giá Những thành tựu. Khả năng tiềm tàng. Lợi thế cho sự phát triển bền vững ngành NTTS. Những tồn tại. Vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững ngành NTTS. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành Phương hướng phát triển KTXH địa phương. Phương hướng phát triển NTTS Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững ngành NTTS tại địa bàn nghiên cứu Các giải pháp quy hoạch, quản lý Tổ chức nuôi Quy hoạch diện tích nuôi trồng Phân cấp quản lý Hoàn thiện tổ chức khuyến ngư Các giải pháp CS CS kinh tế, xã hội CS môi trường CS công nghệ CS đầu tư, tín dụng Các giải pháp kỹ thuật Mô hình nuôi Kỹ thuật nuôi Kỹ thuật xử lý chất thải 5 Đề tài gồm 4 chương Chương 1: Tổng Quan Và Phương Pháp Nghiên Cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành thủy sản. Chương 3: Thực trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh. Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh. 6 Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Bền Vững Ngành Thủy Sản 2.1 Phát triển bền vững. Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Trong lời nói đầu của Chương trình nghị sự 21 toàn cầu ( Agenda 21 ) tại Rio de Janeiro 1992 đã viết: “Để đảm bảo có một tương lai an toàn hơn, phồn vinh hơn, chúng ta chỉ có một con đường là giải quyết một con đường là giải quyết một cách cân đối các vấn đề về môi trường và phát triển cùng một lúc”. Đó chính là phát triển bền vững. Một cách tổng quát nhất, theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED, 1987) nay là Ủy ban Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Như vậy, khái niệm “Phát triển bền vững” được .đề cập trong báo cáo Brundtland với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung 7 khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa này, nó được xem là “tiếng chuông” hay nói cách khác là “tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại. Theo Hội đồng Chính phủ Australia (1992) đĩnh nghĩa Phát triển bền vững là “ Sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn lợi của cộng đồng sao cho các quá trình sinh thái mà con người phụ thuộc vào được giữ gìn, và chất lượng chung của cuộc sống con người trong hiện tại và tương lai có thể cải thiện được”. Hội đồng của FAO (1988 ) định nghĩa Phát triển bền vững là “ Quản lý và bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên và hướng tới thay đổi về kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo đạt được sự thỏa mãn các nhu cầu thường xuyên của con người cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Phát triển bền vững bảo tồn nguồn lợi ở đất , nước, nguồn gen động, thực vật, là thân thiện với môi trường và không làm môi trường bị suy thoái, phù hợp về công nghệ, thích hợp về kinh tế và được xã hội chấp nhận”. Định nghĩa của FAO về phát triển bền vững có thể được xem là khung chung nhất cho phát triển bền vững nghề cá của mỗi quốc gia. Như vậy, phát triển bền vững có nghĩa là cả ba khía cạnh chủ yếu liên quan đến đời sống con người là: kinh tế, xã hội và môi trường phải được tổng hòa, kết hợp lồng ghép khi có thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các cơ chế, công cụ và quá trình thực hiện các chính sách. Phát triển bền vững giống như việc xây dựng một tòa nhà kinh tế-xã hội trên nền móng hệ môi trường sinh thái. tòa nhà chỉ bền vững khi cả khung nhà, mái nhà và nền móng đều vững chắc, gắn kết chặt chẽ và hài hòa với nhau. Quan hệ cốt lõi trong phát triển bền vững là mối quan hệ giữa Con người (Human) và Môi trường (Environment). Mục tiêu Kinh tế Đời sống Kinh tế Mục tiêu Xã hội Bảo vệ PT Môi BV trường MÔI TRƯỜNG Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ cốt lõi trong phát triển bền vững 8 2.2 Bối cảnh toàn cầu sự phát triển ngành thủy sản và những vấn đề đặt ra. Từ trong thần thoại Những chú cá, con sò hay ông lão, chàng trai đánh cá không phải là nhân vật hiếm gặp trong truyện cổ tích của nhiều nước, nhiều dân tộc trên thế giới. Điều đó là hoàn toàn dễ hiểu, bởi hoạt động săn bắt - trong đó có săn bắt cá và các loài thủy sinh - chính là những bước đầu tiên chuyển từ cuộc sống leo trèo trên cây xuống mặt đất, kiếm sống nhờ lao động, giúp cho loài vượn người tiến hóa thành con người thông minh sau này. Bởi thế, không ít dân tộc có những câu chuyện kể về tiếng hát mê hồn của các nàng tiên cá, những chú cá vàng tốt bụng hay viên ngọc trai thần kỳ. Song, đem cả lịch sử hình thành của một dân tộc, một quốc gia gắn với những huyền thoại về nghề sông nước, với các loài thủy tộc, thì có lẽ chỉ có một Việt Nam. Đó là câu chuyện về năm mươi người con của Mẹ Âu Cơ đã theo Cha Lạc Long Quân ra biển mở mang bờ cõi. Đó cũng là Chử Đồng Tử, con trai người đánh dặm, đã trở thành một trong những vị thần hộ mệnh quốc gia, được phong vào hàng bốn vị thánh Bất Tử của nước Nam. Từ những đề tài về công cuộc xây thành, dựng nước của Thục phán An Dương Vương, đến cuộc chiến tranh gian khổ để giành độc lập chủ quyền của Lê Thái Tổ đều gắn với một vị thần thủy tộc - Kim Quy - Rùa Vàng. Cho đến cả cái kết cục đắng cay của câu chuyện tình lầm lỡ kinh điển giữa nàng công chúa Mỵ Châu với chàng hoàng tử - gián điệp - Trọng Thủy cũng kết tinh lại thành những hạt ngọc trai để còn mãi làm đẹp cho đời. Có lẽ, câu thành ngữ dân dã của người dân miền Trung “Cơm với cá như Mạ với Con” (Mạ - cách gọi Mẹ của người bắc Trung Bộ) đã tổng quát hóa thật đầy đủ sự gắn bó của cá - thủy sản - với đời sống của người dân Việt. Nghĩa là, không cần phải là dân của những đảo quốc như Inđônêxia, Nhật Bản … mới có tập quán ăn cá từ lâu đời, mà người Việt cũng đã thân quen với nguồn thực phẩm này từ thuở khai sinh lập địa. Thật khó tưởng tượng nổi một “nhà bếp Việt Nam” thiếu hương vị của nước mắm! Không chỉ là nguồn thực phẩm quý giá để thoả mãn sự “No”, các loài thủy sinh còn là kho tàng những thần dược để làm vững bền thêm sự “Khỏe” cho con người. Thêm vào đó, chúng còn mang theo vẻ kiều diễm có thể tôn thêm cái 9 “Đẹp” cho ngay cả Hoa hậu Hoàn vũ. Chính vì thế, nghề cá - nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản - ở Việt Nam cũng có lịch sử dài lâu như bản thân dân tộc vậy. Đến lẽ tự nhiên Sự gắn bó ấy giữa người Việt với nghề cá là kết quả của lẽ tự nhiên. Ở một vùng đất nhiều sông, hồ, đầm, phá, kênh rạch chi chít, lại thêm có một bờ biển dài với vùng biển dồi dào nguồn lợi, lẽ nào người dân không thân thuộc với thủy sản. Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2. Vùng biển Việt Nam có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở trong 2,860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu ha đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, v.v… đó là nguồn thực phẩm chính hằng ngày của hầu hết ngư dân vùng nông thôn Việt Nam. Để hình thành một nghề cá có quản lý Dẫu ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên theo kiểu “hái, lượm”, tự cấp tự túc với trình độ hết sức lạc hậu. Hoạt động nghề cá được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Từ đó, nghề cá - ngành Thủy sản - đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước. Quá trình ấy có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai đoạn chủ yếu : Giai đoạn 1954 - 1960 là thời kỳ kinh tế thủy sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật. 10 Trong những năm 1960 - 1980, thủy sản có những giai đoạn phát triển khác nhau với diễn biến của lịch sử đất nước. Những năm 1960 - 1975, đất nước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thủy sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Mặc dù tổ chức quản lý ngành được thành lập (Tổng cục thủy sản năm 1960, Bộ Hải sản năm 1976, Bộ Thủy sản năm 1981), nhưng do đất nước có chiến tranh và sau đó là những năm khôi phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và phần nào hậu quả cơ chế quản lý chưa phù hợp nên vào cuối giai đoạn này, kinh tế thủy sản lâm vào sa sút nghiêm trọng. Năm 1981, với sự ra đời của Công ty XNK thủy sản Seaprdex Việt Nam, ngành đã chủ động đề xuất và được nhà nước cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế gắn sản xuất với thị trường, được gọi là cơ chế “tự cân đối, tự trạng trải”. Việc áp dụng thành công cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thủy sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục suốt hơn 23 năm qua. Qua thành công bước đầu của cơ chế mới, năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nhà nước, phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước, ngành luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Ngành đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những năm cuối thế kỳ XX, ngành thủy sản đã thu được những kết quả quan trọng. Đến năm 2000, tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu 1.475 tỷ USD, đến năm 2002 xuất khẩu thủy sản vượt qua mốc 2 tỷ USD (đạt 2.014 tỷ USD). Năm 2005, ngành thủy sản bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục, không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã hoàn thành một cách vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và 11 được Đại hội Đảng toàn quốc lần thư IX ghi nhận trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3.43 triệu tấn, tăng 9.24% so với năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.74 tỉ USD, đi qua mốc 2.5 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000. Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thủy sản cũng được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Tiến tới nghề cá công nghiệp hóa, hiện đại hóa Quá trình CNH, HĐH ngành thủy sản, trước hết trên lĩnh vực khai thác và chế biến hải sản, trên thực tế đã diễn ra trước những năm 1970 qua quá trình động cơ hóa tàu cá, ni lon hóa ngư cụ và xây dựng các cơ sở chế biến đông lạnh. Quá trình CNH, HĐH đã khởi động, tuy chưa thực sự sâu sắc và toàn diện nhưng kết quả của quá trình đó đã mang lại sự phát triển đáng kể cho nghề cá nước ta. Và đến năm 1981, sau khi được áp dụng cơ chế mới “tự cân đối, tự trang trải”, thực chất là bước đầu tiếp cận cơ chế thị trường, nối liền các khâu sản xuất - lưu thông - tiêu thụ, hướng về xuất khẩu, ngành mới thực sự tạo được đà tăng trưởng và duy trì liên tục từ đó đến nay. Trong khai thác hải sản, từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới. Nghề nuôi trồng thủy sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hóa với các ngành kinh tế khác, từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực. Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thủy sản, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng