Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại huyện yê...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

.PDF
59
619
113

Mô tả:

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang.” LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá tình CNH-HĐH đất nước, nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích mở mang phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cư, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác phục vụ cho sự phát triển kinh tế –xã hội cũng như đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân ngày càng tăng. Việc thu hồi, bố trí,sắp xếp lại đất đai đáp ứng cho những nhu cầu trên một cách khoa học, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài và bền vững là một vấn đề lớn và cấp thiết. Để thực hiện các dự án mang lại lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia thì cần phải có địa điểm xây dựng điều này gắn liền với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Đây là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện một công trình hay một dự án đầu tư xây dựng. Công tác giải phóng mặt bằng ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thực hiện của dự án và sự phát triển kinh tế đô thị. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng tại Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn phức tạp đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng. Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Dũng, em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang” để nghiên cứu.  Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về GPMB. - Tìm hiểu thực trạng định giá đất và đền bù thiệt hại GPMB tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác GPMB của huyện.  Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu thực trạng về GPMB tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong những năm 2006, 2007, 2008.  Phương pháp nghiên cứu: - Duy vật biện chứng. - Điều tra thu thập số liệu. - Thống kê toán học. - Phân tích so sánh. - Phân tích tổng hợp.  Kết cấu nội dung của báo cáo chuyên đề: Ngoài lời mở đầu, kết luận chung, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt và tài liệu tham khảo, chuyên đề có kết cấu nội dung như sau: Chương I: Cơ sở khoa học về giải phóng mặt bằng. Chương II: Thực trạng về công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chương III: Giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1. Khái niệm và đặc điểm của GPMB: 1.1.1. Khái niệm: Giải phóng mặt bằng là một quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó. Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện từ khi thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng Quận, Huyện của dự án cho tới khi giao mặt bằng cho chủ đầu tư. 1.1.2. Đặc điểm: -Là quá trình thực hiện đa dạng: Mỗi một dự án được tiến hành trên một vùng nhất định với mỗi một quy mô thực hiện khác nhau, do đó việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cũng thể hiện khác nhau tuỳ thuộc vào từng dự án. Công tác giải phóng mặt bằng cũng phải gắn với đặc trưng của từng vùng như: Khu vực nội thành dân số cao, đất đai lại có giá trị đặc biệt thực hiện giải phóng mặt bằng không phải là điều dễ dàng. Điều này khác hẳn với khu vực ven đô hay ngoại thành thì công việc thực hiện có đơn giản hơn. -Tính phức tạp: Đất đai nhà ở có vai trò đặc biệt quan trọng nên khi giải phóng mặt bằng cũng gặp phải nhiều khó khăn. ở các khu đô thị lớn do đất có giá trị kinh tế cao phần nào dẫn tới tình trạng người dân không muốn di chuyển chỗ ở do bị mất một số các điều kiện thuận lợi khi phải ở nơi khác. Mặt khác do sự hình thành lâu đời của đất đai nó được sở hữu do nhiều chế độ nhiều chủ sở hữu việc xác định rõ đặc điểm của từng thửa đất rất khó cho công tác khê khai, phần khác nó cũng ảnh hưởng bởi Luật Đất đai và các chính sách được thực hiện trong công tác giải phóng mặt bằng từ trước không được đồng bộ đặc biệt là công tác xác định giá đền bù không thoả đáng cho người dân trong diện cần giải phóng mặt bằng dẫn tới tình trạng chây lì không chịu di chuyển. Khi thực hiện di dời điều quan trọng là bố trí đất cho khu vực tái định cư thì lại chưa được đảm bảo do các nguyên nhân khác nhau như không có đất, thiếu các điều kiện sinh hoạt. Giải phóng mặt bằng được thực hiện chủ yếu ở các khu vực dân cư có đời sống kinh tế thấp chủ yếu là buôn bán nhỏ do vậy họ sẽ không muốn di chuyển chỗ ở điều đó đồng nghĩa với việc họ lại phải tìm một công việc khác cho thích hợp với nơi ở mới. 1.2. Sự cần thiết của công tác GPMB: Khi nhà nước ra quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng lợi ích công cộng thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho người dân. Theo luật Đất đai năm 1993, điều 1 " Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Theo điều 5 của nghị định 22/CP ngày 24/4/1998 "Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại điều 1 của nghị định này, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất." Như vậy trong các văn bản pháp luật đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu lâu dài. Do đó khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất để phục vụ lợi ích quốc gia lợi ích công cộng thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho người dân vì đất đai ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người dân ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của họ. Theo điều 27 của Luật Đất đai thì "Trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi thường hoặc hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ". Đất đai nhà ở là một tài sản vô cùng quý giá quan trọng nó có một vị trí đặc biệt quan trọng gắn liền với cuộc sống của con người. Không những thế nó đánh dấu mốc giới của lãnh thổ là tài sản của quốc gia. Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Là điều kiện tồn tại của bất kỳ một sinh vật nào sống trên trái đất, trải qua nhiều thời gian cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế thì đất đai trở thành một tài sản vô cùng quan trọng. Đất đai Việt Nam chủ yếu là đât sản xuất nông nghiệp nhưng theo thời gian và xu thế chung của thế giới. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng cao cộng với nó là xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu về đất đai trở nên ngày càng khan hiếm và quan trọng hơn. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá cùng với quá trình đô thị hoá thì nhu cầu đất đai dành cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các khu dân cư đang là nhu cầu cấp bách của đô thị làm đau đầu các nhà quản lý. Theo luật đất đai Việt Nam đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng được trao quyền sử dụng cho người dân. Khi Nhà nước cần đất để xây dựng các công trình công cộng cơ sở hạ tầng, an ninh quốc phòng, văn hoá thể thao, đường xá giao thông thì phải bồi thường thiệt hại cho người dân theo các quyết định của Nhà nước.Và khi đã được đền bù về mặt vật chất thì người dân cũng phải trao trả đất đai cho nhà nước để thực hiện xay dựng các dự án,các khu đô thị các công trình phúc lợi xã hội. Nước ta sau hơn mười năm năm đổi mới, đất nước đã đạt được những mục tiêu quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế đã đưa đất nước ta vững bước trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá, trên con đường hội nhập và phát triển. Sự phát triển đó được thể hiện thông qua từng khía cạnh của đời sống xã hội như: Trình độ dân trí ngày càng cao, sự phát triển một cách đồng bộ cơ sở hạ tầng, các trung tâm thương mại dich vụ, khu thể thao vui chơi giải trí ngày càng phát triển mạnh mẽ. Gắn liền với mở rộng quy mô xây dựng cơ sở hạ tầng thì nhu cầu về đất đai ngày càng cao nó cũng tạo ra một sức ép lớn đối với toàn xã hội như: Dân số ngày càng tăng nhu cầu về chỗ ở ngày càng nhiều đặc biệt là nhu cầu chỗ ở của dân cư đô thị do qua trình đô thị hoá cùng với sự di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm ngày càng nhiều. Sự phát triển của kinh tế kéo theo nó là hoạt động mở rộng sản xuất thì nhu cầu về đất xây dựng cao để thực hiện xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất cao, các trung tâm thương mại dịch vụ. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường hệ thống đường xá dành cho giao thông vận tải cần phải mở rộng. Khi mà đô thị hoá cao thì nhu cầu vận chuyển và đi lại của dân cư ngày càng tăng việc sửa chữa nâng cấp các tuyến đường hay làm tuyến đường mới là rất quan trọng, nó sẽ giải quyết trước mắt được nhu cầu vận chuyển đi lại của xã hội. Nhu cầu vui chơi giải trí của đại bộ phận các tầng lớp xã hội đang tăng cao điều đó cần phải mở rộng các khu vui chơi là nhu cầu cấp thiết không chỉ trước mắt mà cả lâu dài như: Xây dựng các trung tâm thể thao, câu lạc bộ văn hoá để phục vụ cho các nhu cầu trên Để đáp ứng được các nhu cầu đang trở thành mối bức xúc mà toàn xã hội đang quan tâm thì việc giải phóng mặt bằng là một tất yếu khách quan. Đây là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy việc xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển xã hội cũng như quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở các đô thị trong cả nước. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác giải phóng mặt bằng: 1.3.1. Giá cả đất đai: - Một khu đất ban đầu có thể giá trị không quá lớn nhưng khi có thông tin về việc quy hoạch cho rằng khu đất sẽ có giá sẽ làm cho giá đất hoàn toàn thay đổi và làm thay đổi toàn bộ kế hoạch giải phóng mặt bắng. Đó là yếu tố tâm lí của con người và rất khó để nhận biết và xác định giá trị. -Cung cầu đất trên thị trường là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến giá đất. Nếu cung đất mà lớn hơn cầu về đất đai, thì giá cả đất đai có xu hướng giảm xuống; còn nếu cầu về đất lớn hơn cung về đất thì giá cả có xu hướng tăng lên. Trong thực tế hiện nay, giá đất thường có xu hướng tăng lên đặc biệt là ở các đô thị, giá đất tăng lên rất cao có nơi giá đất lên tới 15-23cây/m2 do diện tích đất đai có hạn mà cầu về đất đai tăng lên rất nhiều so với cung đất. -Giá cả đất đai phụ thuộc vào hai nhân tố là mức địa tô thu được trên mảnh đất hàng năm (địa tô chênh lệch I do độ phì nhiêu của đất mang lại và địa tô chênh lệch II do khả năng đầu tư cải tạo trên từng mảnh đất của nhà kinh doanh tạo ra ). Giá đất còn phụ thuộc vào tỷ suất lợi tức tiền gửi ở ngân hàng tính theo năm. 1.3.2. Tính chất của đất đai: -Do tính chất của đất đai, vị trí của đất đai khả năng sử dụng nhiều mục đích như đất nông nghiệp có độ phì nhiêu cao, đất có vị trí gần đường giao thông, gần khu trung tâm thương mại hoặc đất có thể sử dụng với nhiều khả năng đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau … làm cho giá trị của đất được tăng lên, giá đất được nâng lên. 1.3.3. Khả năng sinh lợi của đất đai: -Do khả năng mang lại lợi nhuận suất cao từ việc đầu tư buôn bán đất; do tâm lí muốn có đất để lại cho đời sau đặc biệt do tâm lí giả tạo khi giá đất lên cao mà ngày nay ngày càng nhiều doanh nghiệp trung tâm kinh doanh nhà đất; các nhà đầu cơ đất đai xuất hiện làm cho thị trường đất đai ngày càng trở lên sôi động, đẩy mức giá lên cao và còn lên rất cao tạo lên những đợt sốt đất kéo dài. 1.3.4. Mức độ hoàn thiên của cơ sở hạ tầng: - Mức độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông hoàn chỉnh đến mức nào; hệ thống dịch vụ được xây dựng ra sao? Hệ thống dịch vụ điện sinh hoạt và chiếu sáng được sắp đặt quy mô loại gì ? Hệ thống thông tin liên lạc đang được trang bị hiện đại đến khả năng nào? Sẽ là nhân tố trực tiếp của nhiều giá trị sử dụng của vị trí đặt tại khu vực đó, làm cho giá đất tăng lên hoặc giảm xuống. 1.3.5. Yếu tố chính trị: -Bên cạnh đó, các yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến giá đất. Trước đây, mức sống của người dân còn thấp, thu nhập hầu như chỉ đủ để ăn mặc lo sinh hoạt cuộc sống hàng ngày mà mọi người ít nghĩ đến việc mua bán đất. Nhưng do thu nhập được nâng cao, dân số tăng nhanh, nhu cầu cần ở chỗ rộng rãi thoải mái đang là một nhu cầu bức thiết đặc biệt trong quá trình đô thị hoá chóng mặt, người dân ồ ạt đổ ra các Thành phố mua đất làm cho đất đai nói chung, đất đô thị nói riêng có giá rất cao. Tuy thời gian qua giá đất trung bình của Hà Nội lên đến 10 lượng/m2 Mỗi một quốc gia công nhận một chế độ sở hữu khác nhau như sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể; sự công nhận thị trường bất động sản; sự công bố quy hoạch rộng rãi; mức độ tác động của Nhà nước vào quan hệ đất đai như thế nào; sự gọn nhẹ của công tác hành chính; sự điều tiết vi mô của Nhà nước và đường lối lãnh đạo của Đảng là một động lực làm nâng cao hay hạ thấp giá trị của đất, làm cho giá đất lên cao hay xuống thấp; biến động lớn hay là ổn định. 1.3.6. Những quy định của pháp luật: -Những quy định pháp luật hiện hành luôn là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến công tác giải phóng mặt bằng, có thể tại 1 thời điểm trước đó các tiêu chí áp dụng cho việc giải phóng mặt bằng cho 1 khu vực cụ thể là hợp lí nhưng ở 1 thời điểm khác hoặc 1 khu vực đăc biệt khác tiêu chí đánh giá đó lại ko hợp lí và không phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vậy cần nghiên cứu chi tiết về các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm hiện hành để áp dụng sao cho hợp lí nhất. 1.3.6. Trình độ đội ngũ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng: 1 nhân tố khả chủ quan trong công tác giải phóng mặt bằng đó chính là trình độ của đội ngũ quản lí và thực hiên công tác giải phóng mặt bằng.Việc giải phóng diễn ra 1 cách nhanh chóng và thuận lợi hay không phụ thuộc vào năng lực vận động cũng như thực hiện của cá nhân những người quản lí. 1.4. Các bước thực hiện giải phóng mặt bằng và đền bù thiệt hại: Bước 1: Thống nhất thực hiện công tác bồi thường. - Chủ đầu tư liên hệ Tổ chức thực hiện công tác Bồi thường để ký kết hợp đồng kinh tế về việc bồi thường, GPMB (Ban Bồi thường các dự án hoặc Ban Bồi thường huyện Yên Dũng). - Các loại giấy tờ phải có trước khi ký kết hợp đồng: văn bản chấp thuận địa điểm, chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư (có trong hồ sơ dự án đầu tư); trích lục bản đồ địa chính khu đất; bàn giao mốc giới thực địa. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi. - Chủ đầu tư liên phòng tài nguyên môi trường huyện Yên Dũng để trích lục bản đồ địa chính khu đất thu hồi; trích sao hồ sơ địa chính; lập danh sách các thửa đất bị thu hồi (số hiệu thửa, tên người sử dụng, diện tích thửa, mục đích sử dụng) cung cấp cho Tổ chức thực hiện bồi thường. - Kinh phí chi cho việc chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính do chủ đầu tư dự án chi trả. Bước 3: Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất. - Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, Tổ chức thực hiện bồi thường công bố chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - UBND các xã có dự án niêm yết chủ trương thu hồi đất và bản qui hoạch khu đất bị thu hồi. Bước 4: Lập phương án tổng thể và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Trên cơ sở số liệu, tài liệu do cơ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng cung cấp, Tổ chức thực hiện bồi thường tiến hành thống kê về tài sản thiệt hại, số hộ khẩu, nhân khẩu, số lao động phải chuyển đổi ngành nghề, số hộ phải tái định cư để lập phương án tổng thể. - Thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận phương án Ban thẩm định ra thông báo thẩm định phương án tổng thể. - Thời gian không quá 07 ngày kể từ ngày nhận tờ trình của Ban thẩm định cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường tổng thể. Bước 5: Thông báo về việc thu hồi đất. - Sau khi phương án bồi thường tổng thể được duyệt, cơ quan lập phương án bồi thường thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi đất, dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. - Trên cơ sở phương án bồi thường tổng thể được duyệt chủ đầu tư ra văn bản đề nghị phòng Tài nguyên và Môi trường Yên Dũng làm thủ tục đề nghị UBND huyện ra quyết định thu hồi đất cho từng thửa đất. Bước 6: Quyết định thu hồi đất. - Trên cơ sở phương án bồi thường tổng thể được duyệt, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất tổng thể của khu đất bị thu hồi. - Sau 20 ngày có quyết định thu hồi đất, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng có trách nhiệm trình UBND huyện ra quyết định thu hồi đất cho từng thửa đất - Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện có trách nhiệm ký quyết định thu hồi đất. Bước 7: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất. - Sau khi Tổ chức thực hiện bồi thường nhận được quyết định thu hồi đất của từng thửa đất thì tiến hành niêm yết công khai quyết định thu hồi đất - Tổ chức thực hiện bồi thường tiếp nhận ý kiến đóng góp, giải quyết thắc mắc; tập hợp những khiếu nại về quyết định thu hồi đất đề nghị phòng Tài nguyên và Môi trường Yên Dũng làm thủ tục đề nghị UBND huyện điều chỉnh quyết định thu hồi đất - Chủ đầu tư phải làm thủ tục giao đất, thuê đất (do phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể). Bước 8: Kê khai, kiểm kê tài sản thiệt hại và xác định nguồn gốc đất đai. - Tổ chức thực hiện bồi thường ra thông báo về kế hoạch thực hiện công tác kê khai, kiểm kê gửi chủ đầu tư, UBND huyện, UBND cấp xã có đất bị thu hồi và thông báo cho các hộ dân trong vùng dự án biết để thưc hiện kiểm kê. - UBND cấp xã ra quyết định thành lập tổ tham gia công tác bồi thường thuộc dự án - Nội dung kiểm kê: phát tờ khai theo mẫu, lập biên bản kiểm kê. Làm việc với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi để xác định nguồn gốc sử dụng đất; xác định các trường hợp được bồi thường, được hỗ trợ, được tái định cư . Bước 9: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cấp thẩm quyền thẩm định. - Trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đo đạc, kiểm đếm, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Thời gian thẩm định thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện không quá 10 ngày kể từ ngày nhận phương án bồi thường - Thời gian thẩm định thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh không quá 15 ngày kể từ ngày nhận phương án bồi thường. Bước 10: Niêm yết công khai giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. - Trong thời gian 20 ngày ra thông báo niêm yết, Tổ chức thực hiện bồi thường tiếp nhận ý kiến đóng góp, giải quyết thắc mắc; tập hợp những khiếu nại về giá trị bồi thường để điều chỉnh, bổ sung vào phương án - Lập biên bản kết thúc niêm yết, phải có sự đồng tình của UBND xã, Ủy ban Mặt trận, đại diện của những hộ có tài sản thiệt hại. Bước 11: Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cấp thẩm quyền phê duyệt. - Thời gian không quá 5 ngày kể từ ngày nhận phương án; Ban thẩm định lập báo cáo thẩm định, có tờ trình và đóng dấu phương án đã thẩm định, trình phê duyệt - Thời gian không quá 3 ngày kể từ ngày nhận tờ trình của Ban thẩm định, cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường. Bước 12: Niêm yết công khai giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được duyệt và thông báo chi trả tiền. Trong thời gian không quá 3 ngày nhận được Quyết định phê duyệt phương án, Tổ chức thực hiện bồi thường phối hợp với UBND xã để niêm yết kết quả phê duyệt; ra quyết định về giá trị (về từng loại cụ thể) được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng hộ và ra thư mời nhận tiền bồi thường Buớc 13: Giải quyết khiếu nại tranh chấp phát sinh sau phương án phê duyệt và giải phóng mặt bằng. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày chi trả tiền Tổ chức thực hiện bồi thường phối hợp với UBND xã giải quyết những thắc mắc phát sinh và tiến hành giải phóng mặt bằng (đốn chặt cây cối hoa màu, tháo dỡ nhà cửa và các công trình khác). Bước 14: Lập biên bản bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư tại thực địa. Tổ chức thực hiện bồi thường mời chủ đầu tư, đại diện UBND huyện, xã đến tại thực địa để lập biên bản bàn giao mặt bằng Dự án cho chủ đầu tư. Bước 15: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có). - Đã quá 30 ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định tại bước 13 mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất thì Tổ chức thực hiện bồi thường lập thủ tục cưỡng chế thu hồi đất. - Sau khi có đề nghị của Tổ chức thực hiện bồi thường, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định cưỡng chế. - Giao quyết định cưỡng chế và niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. - Sau 15 ngày, kể từ ngày giao quyết định cưỡng chế mà người bị cưỡng chế không bàn giao đất thì UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Bước 16: Thanh quyết toán các khoản chi phí. Tổ chức thực hiện bồi thường phối hợp với chủ đầu tư rà soát toàn bộ số liệu chi trả để làm biên bản thanh quyết toán dự án. 1.5 . Những quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng: Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị Định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai… -Cùng với đó là các quyết định về việc quy hoạch giải phóng mặt bằng đền bù và các dự án tái định cư của UBND tỉnh Bắc Giang cũng như UBND huyện Yên Dũng. Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị Định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Dũng – Bắc Giang: 2.1.1. Vị trí địa lí : Huyện Yên Dũng nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang , Yên Dũng có núi Nham Biền chạy theo hướng Đông-Tây. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Lục Đầu, phía Bắc giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp thành phố Bắc Giang. Phần lớn diện tích là đồi núi .. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè...; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác. 2.1.2. Diện tích, dân cư, giao thông: Huyện Yên Dũng có diện tích 213km2 và dân số là 163.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị trấn Neo cách thành phố Bắc Giang khoảng 15km về hướng đông nam. Chảy xuyên qua huyện Yên Dũng là con sông Thương uốn lượn cung cấp phù sa cho các xã Tân Tiến, Xuân Phú, Tân Liễu, Tiến Dũng, Chí Yên, Lão Hộ. Tỉnh Bắc Giang nối tiếng với ba con sông lớn chạy xuyên qua tỉnh là sông Lục Nam sông Thương, và sông Cầu. Cả ba con sông này đều chảy qua huyện Yên Dũng và hội tụ tại Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương.. 2.1.3. Các đơn vị hành chính: • Thị trấn : Thị trấn Neo (huyện lị), thị trấn Tân Dân. • Các xã (23 xã): Đồng Phúc, Đồng Việt, Tư Mại, Đức Giang, Tiến Dũng, Cảnh Thụy, Lãng Sơn, Trí Yên, Lão Hộ, Tân An, Xuân Phú, Tân Tiến, Tân Liễu, Tiền Phong, Yên Lư, Hương Gián, Quỳnh Sơn, Tân Mỹ, Song Khê, Nội Hoàng, Đồng Sơn, Nham Sơn, Thắng Cương 2.1.4. Khí hậu: -Yên Dũng Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%. -Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. -Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới. 2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên: -Tài nguyên đất -Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản. - Tài nguyên rừng -Đến hết năm 2005 Bắc Giang có 129.164 ha đất lâm nghiệp đã có rừng, và gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 tr.m3, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tàn che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú... tạo cảnh quan, môi sinh đẹp và hấp dẫn. -Tài nguyên khoáng sản -Đến hết năm 2005 Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm : than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo. -Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than: antraxit, than gầy, than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương. Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế. Ngoài ra gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà. Trong đó có 100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam. -Tài nguyên nước -Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dai 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao ,hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt. 2.1.6. Môi trường đầu tư: Cùng với sự thông thoáng, cởi mở của Luật Đầu tư (chung) và Luật Doanh nghiệp (thống nhất) có hiệu lực từ ngày 1-7-2006 , tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Yên Dũng nói riêng đang đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn . Lãnh đạo tỉnh có chủ trương "trải thảm đỏ" mời gọi các nhà đầu tư tới làm ăn lâu dài ở địa bàn tỉnh. Đến với Bắc Giang các nhà đầu tư sẽ được tiếp đón trọng thị, được tư vấn, hưỡng dẫn miễn phí, được cung cấp thông tin đầy đủ rõ ràng. Thủ tục đầu tư và thành lập doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhanh gọn theo cơ chế "1 cửa", nghĩa là nhà đầu tư chỉ tiếp xúc làm việc với 1 cơ quan và nhận được kết quả tại đó. Nhà đầu tư không phải mất thêm các chi phí khác ngoài các chi phí theo quy định chung của nhà nước Việt Nam và sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại. Đầu tư vào Bắc Giang ở trong khu công nghiệp, ở địa bàn khó khăn và lĩnh vực khuyến khích đầu tư, nhà đầu tư còn được hưởng nhiều ưu đãi như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đất, được hỗ trợ đào tạo nghề… Người Việt Nam có câu: "Đất lành, chim đậu". Với lợi thế và tiềm năng nổi trội, tình hình chính trị xã hội ổn định, con người giàu truyến thống văn hoá, cần cù lao động, một chính quyền cởi mở, thân thiện với những chính sách minh bạch, nhất quán, Bắc Giang thật sự sẽ là điểm hẹn, là mảnh đất lành cho các nhà đầu tư 2.2. Thực trạng về công tác giải phóng mặt bằng và đền bù thiệt hại tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 2.2.1 Những quy định của UBND tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Yên Dũng về quy hoạch giải phóng mặt bằng: Chủ yếu dựa vào các quy phạm pháp luật được quy định tại luật đất đai 2003 và các văn bản pháp luật liên quan như: Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị Định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Quyết định số 06/2005/QĐ-UB ngày 31/01/2005 của UBND tỉnh Bắc giang V/v Ban hành Quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Hướng dẫn số 01/HDLN ngày 11/5/2005 của Liên ngành Sở Tài chính, sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 06/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 70/2007/QĐ-UBND ngày 21/8/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang V/v sửa đổi, bổ sung đơn giá BT thiệt hại tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc; Hướng dẫn số:952/HDLN ngày 12/9/2007 của liên sở Tài chính-Xây dựng thực hiện quyết địng số 70/2007/QĐ-NBND ngày 21/8/2007; Quyết định số 85/2006/QĐ-UBND ngày 22/12/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành bảng mức giá các loại đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Hướng dẫn số 01/HDLN-TC-TN&MT ngày 27/12/2006 của Sở Tài chính, sở TN&MT V/v thực hiện Quyết định số 85/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 71/2007/QĐ-UBND ngày 24/8/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Khu CN. -Đối với đất khu dân cư nông thôn việc xác định đất ở và đất vườn chưa quy định rõ ràng dẫn đến việc xử lý khác nhau giữa các nơi gây thắc mắc trong nhân dân, đồng thời khung giá đất quá thấp, cao nhất là 38.000đ/m 2 thấp nhất là 10.000đ/m 2 chưa đủ để tái tạo chỗ ở mới. - Theo thông tư 145 của Bộ tài chính, giá đền bù thiệt hại đất nông, lâm nghiệp tính trên cơ sở giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế và khả năng sinh lợi trong sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng khi thực hiện thì chưa chó thị trường chuyển nhượng đất nông, lâm nghiệp việc xác định khả năng sinh lời trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở giá trị sản lượng, lợi nhuận, lãi suất ngân hàng còn nhiều khó khăn phức tạp. Thực tế chủ yếu là việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp bất hợp pháp sang mục đích sử dụng khác nhất là ở khu vực ven đô thị và các khu đất nông nghiệp trong đô thị. Đặc biệt, có khu đất nông nghiệp không giao sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nên không được quyền chuyển nhượng. Vì vậy, không thể có cơ sở để xác định giá đền bù thiệt hại theo giá chuyển nhượng thực tế. Trên địa bàn huyện Yên Dũng nhà nước thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, việc hỗ trợ đào tạo nghề theo hướng dẫn của Bộ tài chính theo suất và tỷ lệ (%) diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, không quan tâm đến diện tích thực tế (số lượng) là không khả thi. - Đối với đất đấu thầu, đất tạm giao ở nông thôn việc xác định chi phí đầu tư khó khăn, người dân bị thu hồi đất đòi hỏi mức đền bù cao. - Việc áp dụng cơ chế, chính sách của một số ngành vào thực tiễn trên địa bàn còn chậm và lúng túng, đặc biệt ở thời điểm chính sách Nhà nước có điều chỉnh, thay đổi, gây thắc mắc khiếu kiện của người sử dụng đất bị thu hồi. - Chính sách giao đất, bán nhà ở tái định cư chưa có sự thống nhất trên địa bàn và khu vực dẫn đến nghi ngờ thắc mắc trong nhân dân. - Các dự án sử dụng vốn vay và vốn ngoài ngân sách đã áp dụng các mức hỗ trợ thêm trên cùng địa bàn gây không ít khó khăn cho việc giải thích và tổ chức thực hiện. - Việc đền bù thiệt hại về đất ở theo giá thị trường tại thời điểm đền bù rất khó thực hiện, vì mức giá này luôn thay đổi và trên thực tế không có số liệu thống kê cập nhật. Khi lập phương án đền bù mức giá này dựa trên các số liệu điều tra không chính xác nên khó thống nhất. Mức giá thị trường này có thể tăng đột ngột do các yếu tố quy hoạch (nhất là các tuyến đường chính, khả năng sinh lợi cao), có chênh lệch rất lớn so với mức giá trị tại thời điểm lập phương án đền bù thiệt hại, gây khó khăn cho việc đền bù
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan