Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in

.PDF
149
143
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------------------------------NGUYỄN THÚY HIỀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÊ BÌNH SÂN KHẤU TRÊN BÁO IN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn khoa ho ̣c: PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Thái Xác nhận đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 1 -----------------------------------------NGUYỄN THÚY HIỀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÊ BÌNH SÂN KHẤU TRÊN BÁO IN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn khoa ho ̣c: PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Thái Xác nhận đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng Hà Nội - 2013 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………..3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU………………………………………………....3 MỞ ĐẦU.................................................................................................................. .4 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu………………………………………………..6 3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................8 5 Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................9 6. Kết cấu của Luận vặn............................................................................................9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÊ BÌNH SÂN KHẤU VÀ SÂN KHẤU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI…………………………………………...............................9 1.1. Mối quan hệ thẩm mỹ giữa sân khấu, nhà phê bình và công chúng...........................................................................................................................9 1.2. Tác phẩm báo chí là văn bản phê bình sân khấu trên báo in.......................10 1.2.1. Giải thích thuật ngữ phê bình sân khấu.................................................12 1.2.2. Phê bình sân khấu là văn bản đặc thù trên báo in................................ 14 1.3. Phê bình sân khấu Việt Nam hiện đại trên báo in.........................................17 1.3.1. Phê bình VH-NT trong giai đoạn mới................................................... 17 1.3.2.Những chủ trương đường lối chính sách về phê bình sân khấu ……23 Kết luận Chƣơng 1...................................................................................................26 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÊ BÌNH SÂN KHẤU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21 ....................................................27 2.1. Tiêu chí lựa chọn bài phê bình sân khấu trên báo in.....................................28 2.2. Những xu hƣớng của phê bình sân khấu trên báo in....................................33 2.2.1. Phê bình sân khấu đồng hành với những khó khăn 5 của sân khấu................................................................................................. 33 2.2.2. Phê bình sân khấu cảnh báo kịp thời với các hiện tượng xuống cấp.......... .................................................................................................................50 2.2.3. Động viên những mặt tích cực của hoạt động sân khấu...................57 2.3. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản truyền thông đặc thù là phê bình sân khấu trên báo in........................................................................................................63 2.3.1. Những ngôn ngữ đặc thù trong phê bình sân khấu trên báo in...................................................................................................................69 2.3.2. Thông tin cốt lõi trong bài phê bình sân khấu....................................72 2.4. Tổ chức hệ thống chuyên mục bài phê bình sân khấu...................................71 2.5. Tác động qua lại trong quan hệ giữa sân khấu, nhà phê bình và ngƣời xem.............................................................................................................75 2.5.1. Báo chí là cầu nối phản hồi và tác động giữa sân khấu và người xem..............................................................................................................75 2.5.2. Những đánh giá về hoạt động phê bình sân khấu trên báo in…..…. ..84 Kết luận chƣơng 2......................................................................................................85 Chƣơng 3: KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÀI PHÊ BÌNH SÂN KHẤU......................................................................................................86 3.1. Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra từ hoạt động phê bình sân khấu hiện nay..............................................................................................................86 3.1.1. Kinh nghiệm tích cực từ cách tổ chức chuyên mục bài phê bình sân khấu........................................................................................................86 3.1.1.1. Kinh nghiệm tổ chức chuyên mục hay trên báo in về phê bình sân khấu..........................................................................................................88 3.1.1.2. Tổ chức bài phê bình - văn bản truyền thông đặc thù.....................88 3.1.2. Những bất cập của phê bình sân khấu...................................... ………….95 3.1.2.1. Chưa có chuẩn thẩm mỹ cho một bài phê bình sân khấu..................95 3.1.2.2. Phê bình sân khấu chưa được coi trọng...........................................97 3.1.2.3. Sân khấu né tránh phê bình.............................................................101 3.1.2.4. Lực lượng phê bình sân khấu: Thiếu và yếu...................................105 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng phê bình sân khấu trên báo in 3.2.1. Tăng cường chỉ đạo đối với báo in và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam..........................................................................................................107 3.2.2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của nhà lý luận phê bình sân khấu............................................................................................................107 3.2.3.Các cơ quan báo in cần đổi mới công tác phê bình sân khấu …………114 3.2.3.1. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của phóng viên .......... ………..115 3.2.3.2. Đổi mới hệ thống chuyên mục và nâng cao chất lượng bài phê bình sân khấu trên báo in.....................................................................................115 3.2.4. Tiếp tục nâng cao nhận thức về sân khấu trên báo in 6 cho công chúng.........................................................................................................119 3.2.5. Về công tác đào tạo..................................................................................121 3.3. Mô hình cho một bài phê bình sân khấu có chất lƣợng................................124 Kết luận chƣơng 3.....................................................................................................127 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………...128 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lý do chọn đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu được đặt trong bối cảnh thực tế hiện nay nghệ thuật sân khấu đang ngày xuống cấp, mối quan hệ giữa sân khấu và người xem bị khủng hoảng, người xem quay lưng, ngoảnh mặt với sân khấu. Vai trò của lý luận phê bình sân khấu không còn có tác động nhiều tới mối quan hệ giữa sân khấu và người xem. Lý luận phê bình sân khấu trên báo in những năm trước đây đã từng đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần có hiệu quả cho sự phát triển của sân khấu, kịp thời cổ vũ những tác phẩm hay, hướng dẫn người xem rộng rãi biết thưởng thức đâu là cái hay, cái đẹp và đâu là cái ngược lại phải loại trừ trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật sân khấu. Trong thập niên đầu thế kỷ 21 và đặc biệt trong vài năm gần đây tình hình phê bình sân khấu trở nên trầm lắng. Mặc dù cũng có những tờ báo chú trọng tới công tác phê bình sân khấu trên các chuyên mục, chuyên trang tuy nhiên nhìn chung thì phê bình sân khấu hiện hoạt động trong tình trạng thiếu một hệ thống lý luận phê bình sân khấu chuẩn mực; Thiếu một hệ giá trị tin cậy, một hệ thống tiêu chí làm thước đo thẩm định sân khấu. Tình trạng "khủng hoảng về lý luận phê bình sân khấu" đang là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến không chỉ là sự rối loạn trong phê bình mà còn dẫn đến tình trạng mất phương hướng trong sáng tác. Đó là nguyên nhân dẫn đến bức tranh ảm đạm của phê bình, đặc biệt là tình trạng thiếu chuẩn, lệch chuẩn, loạn chuẩn trong phê bình sân khấu, nhất là những năm cuối thập niên đầu thế kỷ 21. Một nền sân khấu hiện đại không thể phát triển đúng hướng khi mà lý luận phê bình sân khấu trở nên “đồng sàng dị mộng” không có tiếng nói tác động đối với sân khấu. Công tác phê bình còn lạc hậu trên một số mặt, chưa thực sự đáp ứng vai trò định hướng dư luận. Một số cơ quan báo chí, kể cả Tạp chí Sân khấu chuyên ngành cũng có biểu hiện xa rời nhiệm vụ của lý luận phê bình sân khấu. Nghị quyết Trung ương 5 về “Công tác 8 tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới” đã chỉ ra rằng một số cơ quan chủ lực lực của Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung và hình thức thiếu hấp dẫn, chất lượng tuyên truyền không cao, chưa chi phối, làm chủ thông tin và và định hướng được dư luận xã hội… Lý luận phê bình sân khấu trên báo in đã gần như đánh mất đi vai trò và tác dụng của mình đối với mối quan hệ giữa sân khấu và công chúng, nảy sinh nhiều bất cập về năng lực, trình độ nhận thức, sự am hiểu sân khấu của đội ngũ phóng viên hiện nay quá kém. Việc khen chê tùy tiện của nhà báo theo dõi mảng sân khấu rất mâu thuẫn khiến độc giả khó nhận biết giá trị thực tác phẩm. Vấn đề tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in được đặt ra một cách cấp thiết. Thực trạng công tác nghiên cứu, phê bình sân khấu trên báo in thời gian qua thế nào ? Những vấn đề gì được đưa ra trong việc nghiên cứu, phê bình sân khấu trên báo in? Những vấn đề đó có tác động như thế nào đối với giới sân khấu và và công chúng? Từ yêu cầu thực tiễn đặt ra rất cần đúc kết một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn thực trạng và giải pháp về phê bình sân khấu trên báo chí và tìm ra những giải pháp thúc đẩy nâng cao hoạt động phê bình sân khấu. Đề tài sẽ nghiên cứu xu hướng phê bình sân khấu từ góc độ báo chí học trên các bình diện: Phát huy một cách hiệu quả hơn vai trò của báo chí thực sự cần phải có sức lan tỏa khắ p các thành phầ n xã hô ̣i , đến được với mo ̣i thành viên trong xã hô ̣i; Thông qua kênh truyền thông của báo in, huy động được mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất của toàn xã hội đầu tư vào hoạt động sân khấu; Xây dựng một hệ thống lý luận cơ bản về vai trò của lý luận sân khấu đối với hoạt động sân khấu nói chung; Nâng cao vai trò lý luận phê bình của báo in Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Vì những lý do trình bày ở trên, tôi nhận thấy việc chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in” là thiết thực, không chỉ với chuyên môn của tôi, mà còn mang lại lợi ích lớn hơn cho độc giả khi họ được 9 cung cấp những bài viết phê bình sân khấu có chất lượng cũng như việc nâng cao chất lượng và ảnh hưởng của tờ báo đối với bạn đọc. Do điều kiện thời gian và khuôn khổ nghiên cứu cũng như vai trò của báo in vẫn là trục chính của truyền thông , luận án chỉ tâ ̣p trung nghiên cứu các bài lý luận phê bình sân khấu trên lĩnh vực báo in với một số tờ báo, tạp chí chuyên ngành. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào (ở cấp tương đương với đề tài) triển khai đồng bộ, liên thông, kết hợp các phương pháp nghiên cứu như đề tài dự kiến thực hiện. Có nhiều bài báo đăng trên các báo, tạp chí bàn về lý luận phê bình văn học nghệ thuật nói chung nhưng chưa đề cập riêng về lý luận phê bình sân khấu. Vấn đề phê bình sân khấu chỉ được đề cập trên báo chí mới chỉ là bài viết nhỏ lẻ của các nhà báo, các nhà phê bình, nghiên cứu sân khấu đăng trên các báo và tạp chí. Vấn đề nghiên cứu lý luận phê bình sân khấu trên báo chưa được quan tâm đúng mức, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về lĩnh vực này. Về phương diện sân khấu có một số sách: 100 kiệt tác Sân khấu thế giới (2006) NXB Sân khấu; 50 năm sân khấu Việt Nam sáng tạo phát triển (1996) NXB Sân khấu; 20 năm sân khấu Việt Nam 1975 – 1995 (1995), NXB Sân khấu, Bản sắc dân tộc trong sân khấu (1998) Viện Sân khấu, 1998, Vì một nền sân khấu lành mạnh (1996), Viện Sân khấu, 50 năm Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (2007) NXB Sân khấu; Tất Thắng (2010), Lý luận kịch NXB Sân khấu; Phan Trọng Thưởng (1996), Giao lưu văn học và sân khấu, NXB Văn học; Nguyễn Thị Minh Thái (2009), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Sân khấu và tôi, NXB Sân khấu; Từ Lương (2001, 2007), Tiểu luận và phê bình sân khấu (tập 1, 2), NXB Sân khấu; GS Hoàng Chương(2009), Nghệ thuật Tuồng với cuộc sống hôm 10 nay, NXB Sân khấu; Đỗ Hương (2006), Về nghệ thuật diễn xuất kịch hát truyền thống và kịch nói Việt Nam, NXB Sân khấu.... Một số luận văn sân khấu với báo chí đã có đề cập về thực trạng và lý luận phê bình sân khấu tuy nhiên mới chỉ dừng ở sự đánh giá trong một giai đoạn nhất định và không chuyên sâu về lĩnh vực phê bình sân khấu trong giai đoạn hiện nay. Đó là: Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát triển sân khấu truyền thống (Thúy Hiền thực hiện đã in trong sách Tiểu luận và phê bình sân khấu do NXB Sân khấu phát hành năm 2001), Luận văn tốt nghiệp của tác giả Thục Hạnh với tên gọi : Những đóng góp của báo chí vào sự phát triển của nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam (chủ yếu nghiên cứu các bài viết trong những năm 1988 – 1994), Khóa luận "Phê bình sân khấu kịch trên báo chí đầu thế kỷ XX" của Mai Thị Lan Anh. Do đó kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một cách hữu ích đối với lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông ở Việt Nam. Bên cạnh những bài viết phê bình sân khấu trên những tờ báo in đã chọn, tác giả còn nghiên cứu một số tài liệu như sách, bài báo trên tạp chí, báo chí của nước ngoài về các lĩnh vực liên quan tới nghệ thuật sân khấu hiện đại, PR nghệ thuật biểu diễn trên báo chí, các mô hình doanh nghiệp nghệ thuật quốc tế… Đồng thời nghiên cứu những bài tham luận có liên quan tới vấn đề các vấn đề của hoạt động sân khấu tại các cuộc Hội thảo khoa học trong lĩnh vực sân khấu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Viện Sân khấu, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc 2012. Cơ sở dữ liệu chính là căn cứ vào các bài viết trên 3 tờ tạp chí ngành và 3 tờ báo in có đề cập chuyên sâu về hoạt động sân khấu. Trong khi nghiên cứu lý luận về báo chí truyền thông vẫn còn để ngỏ lĩnh vực này. Tuy số tư liệu nghiên cứu chưa phong phú đa dạng và quá ít ỏi, tùy theo tính chất và mục đích của từng cuốn sách hoặc bài viết của từng tác giả đều đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng. Đây là những tài liệu quý, có giá trị 11 và ý nghĩa thiết thục, góp phần gợi mở và cung cấp cho tác giả viết luận án này một số dẫn chứng xác đáng trong quá trình thực hiện luận án. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài sẽ nghiên cứu nhằm làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa phê bình sân khấu, sân khấu và công chúng. Khẳng định vai trò của báo in, đồng thời phân tích, chức năng, nhiệm vụ, đánh giá kết quả và đề xuất biện pháp nhằm giải quyết mối quan hệ trục trặc „đồng sàng dị mộng” giữa phê bình sân khấu với sự phát triển của sân khấu. - Tìm hiểu phân tích đánh giá chất lượng nội dung và hiệu quả của báo in – một kênh thông tin quan trọng có tác động mạnh mẽ đối với sân khấu qua 366 bài phê bình sân khấu trên các tờ tạp chí và báo in. - Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in, cấu trúc và nội dung một tác phẩm phê bình sân khấu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gần 366 bài phê bình sân khấu trên 3 tờ tạp chí: Tạp chí Sân khấu (TCSK), Tạp chí Sân khấu TPHCM (SKTPHCM), Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (Tạp chí VHNT), Báo Văn Hóa, Báo Nhân dân cuối tuần (NDCT), Báo Tuổi Trẻ TPHCM (Tuổi Trẻ). Nội dung và hình thức, xu hướng phê bình sân khấu, cách thức xây dựng tác phẩm phê bình sân khấu, sau đó đề cập đến nhận xét, đánh giá của công chúng về chất lượng của phê bình sân khấu. Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quan hơn, trục lý luận của đề tài dựa trên loại hình báo in, với ngôn ngữ viết - văn bản, có sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh với các lĩnh vực truyền thông khác như: Truyền hình, phát thanh, báo điện tử... - Luận văn tập trung khảo sát các bài phê bình sân khấu trong thời gian 3 năm từ 2010 đến tháng 12/2012. 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền thông, quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa nghệ thuật, các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, báo và tạp chí… có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp phân tích văn bản - Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu,phỏng vấn chuyên gia) - Phương pháp thống kê tổng hợp tư liệu 6. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quan hệ giữa phê bình sân khấu và sân khấu Việt Nam hiện đại trên báo in - Chương 2: Thực trạng phê bình sân khấu Việt Nam hiện đại trong thập niên đầu thế kỷ 21 - Chương 3: Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng bài phê bình sân khấu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÊ BÌNH SÂN KHẤU VÀ SÂN KHẤU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Mối quan hệ thẩm mỹ giữa sân khấu, nhà phê bình và công chúng 13 Trong Giáo trình "Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí", PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái đã chỉ ra rằng tác phẩm sân khấu là kết quả của cả một cộng đồng sáng tạo bao gồm số đông, và mang tính liên hoàn giữa các công đoạn mà không thể lược bớt đi bất cứ một công đoạn nào. Trong lĩnh vực sáng tạo sân khấu thì việc viết xong kịch bản, mới chỉ được coi là hoàn thành đoạn khởi đầu. Phải đương nhiên có một quá trình làm việc tiếp nối, với sự tham gia của nhiều người khác, cùng những nghề nghiệp khác hẳn với nhà viết kịch, mà trong đó nổi bật nhất đó là nghề đạo diễn và nghề diễn viên. Đó là chưa kể đến những nghề khác cũng đương nhiên phải xuất hiện trong quá trình dàn dựng mang tính cộng đồng đối với một vở diễn với tư cách là những người yểm trợ: trợ lý đạo diễn, trợ lý trường quay, nhạc sĩ, họa sĩ, người hóa trang, phục trạng, ánh sáng, tiếng động, hậu đài, nhắc vở. Giáo trình nhấn mạnh vai trò của nhà phê bình sân khấu : "Cần phải hiểu rõ cách thức sáng tạo vở diễn sân khấu và tác phẩm điện ảnh và cần phải học cách thưởng thức từng loại tác phẩm nghệ thuật này, thông qua việc nghe nhìn những vở diễn và bộ phim tiêu biểu của nền sân khấu và điện ảnh Việt Nam hiện đại TK XX, và điện ảnh thế giới, nói chung, thì mới có thể viết được những bài phê bình thực sự là phê bình sân khấu hoặc phê bình điện ảnh. Và cố nhiên, cũng phải học cách viết một bài báo đặc thù, mang đúng tính chất là những bài viết dành riêng cho những tác phẩm sân khấu và điện ảnh đặc thù: Đó là vở diễn và bộ phim, những tác phẩm không dành cho cái đọc mà dành riêng cho cái nghe nhìn của người thưởng thức. Vậy thì đương nhiên, muốn viết bài phê bình vở diễn và bộ phim, người viết buộc phải đến rạp chiếu phim và đến rạp để xem" (Nguyễn Thị Minh Thái (2009), tr 140 - tr 141, Giáo trình Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội). Cho tới thời điểm này có thể nhận thấy rất rõ mối quan hệ thẩm mỹ giữa sân khấu - công chúng và nhà phê bình hiện nay vô cùng lỏng lẻo, nói đúng hơn 14 là không song hành. Một tác phẩm nghệ thuật ra đời thì công chúng là người thụ hưởng, chính vì vậy mà mọi sáng tạo nghệ thuật đều không nhằm mục đích phục vụ đối tượng của mình, đó là công chúng. Những tác phẩm sân khấu được dàn dựng tốn kém hàng trăm triệu, có vở lên tới tiền tỷ nhưng chỉ ra mắt có vài đêm để biểu diễn cho hội đồng duyệt vở, báo chí rồi lặng lẽ bị xếp vào kho. Tác phẩm sân khấu không có đời sống bằng những đêm diễn, rõ ràng tác phẩm đang đi ngược lại với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, khiến công chúng không quan tâm để mua vé tới rạp xem biểu diễn. Nhà phê bình sân khấu đã không giữ được vai trò là cầu nối giữa sân khấu với công chúng. Những bài phê bình vở không có sức thuyết phục khiến công chúng phải quan tâm đi tìm xem. Phê bình sân khấu cũng ngày càng đánh mất đi vai trò xung kích kịp thời động viên những sáng tạo thành công cũng như lên tiếng phê phán kịp thời những sáng tạo lệch chuẩn của sân khấu, đồng thời cũng đánh mất vai trò định hướng với dư luận về các hoạt động của sân khấu. Qua những giáo trình và kinh nghiệm của các nhà phê bình sân khấu, nhà hoạt động sân khấu thì rõ ràng để có những tác phẩm phê bình sân khấu hay thì người viết phải có một kiến thức rộng và am hiểu thật sâu sắc về các góc độ từ học thuật cho tới thực tiễn của hoạt động sân khấu mới có thể tạo nên những bài phê bình có chất lượng và khiến những đối tượng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm sân khấu phải "tâm phục khẩu phục". 1.2. Tác phẩm báo chí là văn bản phê bình sân khấu trên báo in 1.2.1. Giải thích thuật ngữ phê bình sân khấu Theo Các thể loại báo chí chính luận của Trần Quang thì "Thể loại phê bình và giới thiệu tác phẩm xuất hiện tương đối muộn. Báo chí tiếng Việt ra đời từ cuối thế kỷ XIX, nhưng thể loại phê bình và giới thiệu tác phẩm thì đến khoảng đầu thế kỷ XX mới có", "Bài phê bình và giới thiệu tác phẩm có những phẩm chất và dấu hiệu riêng để phân biệt vi các thể loại khác về nội dung tác phẩm, ý đồ tác giả, sự đánh giá ý nghĩa 15 xã hội của tác phẩm. Nó có chủ đề, phương pháp phân tích và lý giải riêng, bố cục về hình thức và nội dung riêng, âm điệu và phong cách riêng. Trên báo chí hiện nay, bài phê bình và giới thiệu tác phẩm không hình thành theo một công thức khuôn mẫu nào cả. Nhưng như một nguyên tắc, nó nhất thiếu phải có sự đánh giá mang tính nghị luận báo chí về các tác phẩm chính trị xã hội hoặc văn học nghệ thuật" (Trần Quang (2007), Các thể loại báo chí chính luận, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2007, tr 248 - tr 249). Tác giả Trần Quang đã chia phê bình có 2 dạng. Dạng thứ nhất mang tính lý luận. Dạng này thường được sử dụng để giới thiệu về các công trình khoa học, chính trị - xã hội. Dạng thứ hai của bài phê bình mang tính nghệ thuật, bao gồm các tác phẩm viết về VH-NT (trong đó có phê bình sân khấu): "Để giúp công chúng nhận thức sâu sắc về một tác phẩm văn nghệ, nhà báo không chỉ phải nắm bắt được cái "thần" của tác phẩm mà còn cần có cảm xúc, sự rung động thật sự trước tác phẩm đó; có như thế mới cảm hóa được người đọc. Sự kết hợp hai yếu tố tư tưởng và thẩm mỹ là những tiêu chuẩn cơ bản của bài phê bình về các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Do đặc điểm của báo chí là phải chú ý đến tính thời sự, mang hơi thở của đời sống văn hóa - tinh thần của xã hội, cho nên khi lựa chọn tác phẩm để viết bài phê bình về nó, người viết cần xem xét đến ý nghĩa thời sự của nó, xem nội dung và hình thức của tác phẩm đó có thích hợp với công tác tuyên truyền của tờ báo trong thời điểm hiện tại hay không"(Trần Quang (2007), Các thể loại báo chí chính luận, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Thể loại phê bình nghệ thuật được độc giả quan tâm nhất và cũng là tiêu chí nâng cao chất lượng của tờ báo bởi tính riêng biệt của thể loại. PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái cho khi nền báo chí Việt Nam đã phát triển đến hết thế kỷ XX và vắt sang thế kỷ XXI được mấy năm rõ ràng phê bình VH-NT đã trở thành một thể loại tác phẩm báo chí độc lập, nó không bị tình trạng có vẻ nhập nhằng chưa phân định ranh giới như ký báo chí và ký văn học như chúng ta vẫn thường 16 thấy trong tình hình nghiên cứu báo chí hiện tại. Cũng theo PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái "loại thể báo viết ra đời đầu tiên, sau mới đến các loại thể : báo nói (radio), báo điện tử (online)... Cùng sự ra đời của báo chí là sự hiện diện của nghề báo, một nghề thông tin đặc thù, với chủ thể thông tin là nhà báo. Ngay từ buổi bình minh của nghề thông tin, câu hỏi triết học về nghề nghiệp của nó dã được xác lập: đó là câu hỏi : Cái gì mới?" ( tr.57), "nhà báo có nhiệm vụ triết học là phải đáp ứng tối đa nhu cầu thiết yếu đó của độc giả, thính giả, và khán thính giả v.v... Vì thế, ngay trong khi học nghề báo ở trường đại học, hoặc khi hành nghề báo chí, nhà báo phải thấm nhuần tinh thần triết học này, để hiểu rằng cái mới là cái đương nhiên phải xảy ra trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của đời sống con người. Tất yếu, về mặt triết học, cái mới bao giờ cũng bị phủ định bởi một cái mới hơn nó, và đến lượt cái mới hơn này lại bị một cái mới hơn nữa phủ định. Đó là qui luật. Nhà báo là người nằm trong dòng chảy thông tin về các lĩnh vực đời sống, nên cần phải định hướng thông tin, phải lựa chọn thông tin, xem cái gì đáng mặt thông tin, để thông tin cho đích đáng..." (tr.58) (Nguyễn Thị Minh Thái (2009), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội). Phê bình sân khấu là một trong 7 loại phê bình về nghệ thuật: Văn học, Hội họa, Điêu khắc, Âm nhạc, Khiêu vũ và Sân khấu, Kiến trúc và Điện ảnh. Hoạt động phê bình sân khấu trên báo in hiện nay có thể chia thành 3 dạng: Đánh giá hoạt động sáng tạo sân khấu, Định hướng thẩm mỹ cho công chúng; Dự báo xu hướng vận động của hoạt động sáng tạo sân khấu. Bản chất vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật của phê bình. Là khoa học, nó đòi hỏi phải khách quan, phải dựa trên nhận thức lý tính. Là nghệ thuật, nó tôn trọng chủ quan, chấp nhận cảm tính; và mục tiêu cuối cùng với vai trò vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, phê bình phải làm tốt chức năng thẩm định, phán đoán, dự báo, định hướng công chúng, thật sự đồng hành và làm chỗ dựa cho sáng tác phát triển. Tác phẩm phê 17 bình sân khấu thực thụ thường kết hợp trong đó cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan, cả chủ thể lẫn khách thể. Chỉ như vậy mới làm tốt chức năng cao quý của phê bình. Sự lưu ý này là hết sức cần thiết vì nó là cơ sở để nhận diện, để định tính cho hoạt động phê bình; đồng thời đó cũng là tiêu chuẩn để trau dồi phẩm chất chuyên nghiệp cho người làm phê bình. Phê bình sân khấu không chỉ là tiếng nói của cá nhân nhà báo, nhà phê bình mà còn phải phản ánh thái độ ý thức của công chúng, của xã hội đối với các giá trị và các khuynh hướng sân khấu, nêu lên những đòi hỏi chính đáng của công chúng, của xã hội đối với một tác phẩm, một công trình sân khấu. Trong phê bình sân khấu hiện đại, những thể tài thường dùng là: Bài tổng quan sân khấu, tiểu luận, phê bình sân khấu, chân dung nghệ sĩ, đối thoại phê bình sân khấu, bút chiến... PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái lại cho rằng "một bài viết về vở diễn kịch chính là một loại tác phẩm báo chí, cần được tổ chức một cách đặc biệt, nghĩa là cần một ứng xử đặc biệt của người viết, với tư cách là chủ thể viết của loại bài viết đặc biệt này. Khi sáng tạo một bài viết như vậy, chúng ta có được kết quả: bài phê bình sân khấu, theo đúng nghĩa đích thực của từ này" (tr 213, Giáo trình Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí). Trên thực tế, người viết phê bình sân khấu phải đi lại con đường mà tất cả những người sáng tạo nên vở diễn đã đi qua. Do đó, có thể nói rằng, công việc đầu tiên phải làm của người viết phê bình sân khấu là biết cách đọc một kịch bản văn học, theo cách đọc một tác phẩm văn chương, nghĩa là chỉ có chữ và chữ được viết theo lối đặc thù của văn bản kịch: chỉ viết bằng đối thoại và chỉ đối thoại mà thôi. Người phê bình phải có một kiến thức sâu rộng để có thể bình luận chuẩn xác những vấn đề mà mình đặt bút phê bình. Hiện nay chưa có một giáo trình xây dựng một tiêu chí cụ thể cho một bài phê bình sân khấu, công tác giảng dạy lý luận phê bình sân khấu chỉ được một vài nhà phê bình và nhà hoạt động sân khấu giảng dạy theo kinh nghiệm của mỗi 18 người. Việc giảng dạy chủ yếu trên tinh thần truyền nghề và phân tích theo từng bài viết cụ thể về những vấn đề và vở diễn hay một chân dung nghệ sĩ cụ thể. Mà con đường ngắn nhất để xây dựng, tổ chức những bài phê bình sân khấu hay "là muốn viết hay chỉ có thể học bằng cách đọc nhiều, càng nhiều càng tốt, những bài phê bình sân khấu hay mà thôi. Vì theo quan niệm của nhiều nhà sư phạm nghệ thuật, thì những nghề nghiệp thuộc về văn chương nghệ thuật là những nghề mà người muốn học nghề "có thể học được", mà người muốn "dạy thì không". Bài phê bình cũng vậy, có thể học viết phê bình từ những bài phê bình sân khấu hay, chứ không thể học từ lý thuyết, do những người thầy chỉ dạy lí thuyết suông, nhưng oái oăm thay, việc tự học này, nếu có được, lại phải gắn chặt với việc giỏi các lí thuyết sân khấu, lí thuyết về phương pháp sân khấu B.Brech, phương pháp sân khấu, Stanislavski, về khoa học đạo diễn, về "sự ra đời của vở diễn. Người phê bình sân khấu, muốn phê bình một vở diễn, trước tiên phải có kiên thức và kĩ năng phân tích mọi phương diện sáng tạo sân khấu, nhất là hoạt động sáng tạo của đạo diễn và diễn viên sân khấu. 1.2.2. Phê bình sân khấu là văn bản đặc thù trên báo in Người ta tiếp xúc với bài phê bình sân khấu bằng ngôn ngữ là chữ trên báo in. Điều này khác với việc tiếp xúc với truyền hình bằng hình ảnh, tiếng động hay tiếp xúc với phát thanh bằng âm thanh. Muốn tiếp cận bài phê bình sân khấu, người đọc chỉ có cách duy nhất là tiếp cận bằng cách đọc văn bản. Chính vì vậy nhận định phê bình sân khấu là văn bản truyền thông đặc thù trên báo in là hoàn toàn chính xác. Chính vì vậy cơ sở dữ liệu chính của luận văn là căn cứ vào các bài phê bình sân khấu trên các tờ tạp chí và báo in. Theo báo cáo Tình hình hoạt động của báo chí văn nghệ và một số nhiệm vụ trong thời gian tới tại Hội nghị báo chí văn nghệ toàn quốc 2012 cho biết, hiện nay cả nước có 80 cơ quan báo chí có đề cập tới văn nghệ thuộc Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, các hội văn học, nghệ thuật của tỉnh, 19 thành phố trực thuộc trung ương và báo chí văn nghệ của một số bộ, ngành. Hiện nay, 63 hội VH-NT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có 61 tạp chí văn nghệ. Hội VH-NT Điện Biên và Hội VH-NT Kon Tum chưa có cơ quan báo chí, nhưng hằng năm vẫn đều đặn xuất bản đặc san Văn nghệ. Có 3 Bộ có báo, tạp chí văn nghệ và tạp chí nghệ thuật chuyên ngành, là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ VHTTDL. Bên cạnh đó, một số báo của các tổ chức chính trị - xã hội, báo của một số bộ, ngành duy trì thường xuyên trang văn nghệ. Dù ít hay nhiều thì các tờ báo, tạp chí văn nghệ cũng đã giành những chuyên trang, chuyên mục và bài báo viết về phê bình sân khấu ở những mức độ khác nhau. Riêng về lĩnh vực sân khấu hiện nay có 2 tờ báo chuyên biệt đó là: Tạp chí Sân khấu (cơ quan ngôn luận của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) và Sân khấu TPHCM (Cơ quan ngôn luận của Hội Sân khấu TPHCM). Tuy mới có số ít các báo, tạp chí văn nghệ in làm báo và trang tin điện tử, nhưng hầu hết các báo điện tử đều có các chuyên trang, chuyên mục sân khấu hoặc tin bài phản ánh về đời sống hoạt động sân khấu trong nước và ngoài nước. Trên các kênh chương trình phát thanh, truyền hình được phát sóng quảng bá cũng có rất nhiều các chương trình, chuyên mục sân khấu, đáp ứng yêu cầu giải trí ngày càng cao của người nghe, người xem. Thời lượng các chương trình sân khấu trên các đài hiện nay cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Đài THVN giành những chuyên mục riêng bàn về cac vấn đề của sân khấu như chương trình Tác phẩm và dư luận trên VTV1, chương trình sân khấu của Đài Tiếng nói Việt Nam giành các chuyên mục trao đổi với mọi đối tượng của sân khấu từ nhà lý luận phê bình cho tới lực lượng sáng tạo vở diễn như tác giả, đạo diễn, diễn viên... để bàn về các vấn đề lớn của sân khấu cho tới những tác phẩm, những hiện tượng mới của sân khấu hiện nay. Xét về tổng thể, số lượng cơ quan báo chí chuyên ngành cũng như có các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về sân khấu với số lượng và thời lượng 20 đáng kể đã giúp cho độc giả, công chúng có thêm nhiều lựa chọn trong việc tìm hiểu, khám phá và cảm thụ về sân khấu, đồng thời cũng khẳng định vai trò, vị thế của báo chí đối với sân khấu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên báo in có một đặc thù riêng. Lựa chọn báo in để phân tích Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu bởi đây là một trong những loại hình báo chí xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam và có nhiều ưu điểm như mang tính phổ cập, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu và lưu trữ dễ dàng. Báo in giành nhiều dung lượng để đăng tải các bài phê bình sân khấu cũng như đặt nặng tính chuyên sâu về chuyên ngành này hơn nhiều loại hình báo chí khác. Những tờ báo chuyên ngành về sân khấu cũng như các bài báo phê bình sân khấu thường có cách trình bày đẹp, tạo được dấu ấn riêng cho bạn đọc và công chúng. Ra đời sớm nhất và có văn bản được in ra. Những vấn đề phê bình sân khấu trên báo có cứ liệu nhiều hơn, đó là văn bản truyền thông. Có thể gọi tác phẩm báo chí trên báo in là một loại văn bản truyền thông đặc biệt. Lý luận phê bình trên báo in đã bám sát, gắn chặt từng chặng đường, thúc đẩy từng bước đi lên của sân khấu, có thể nói cũng đã “gồng lên” cùng chung sức với đội ngũ sân khấu khai thông dòng chảy cho loại hình nghệ thuật này phát triển. Kể từ có nền sân khấu cách mạng đến nay, lý luận phê bình trên báo in luôn khẳng định vai trò của mình trong tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng về các vấn đề của sân khấu, đặc biệt làm cầu nối giữa cơ quan nhà nước, độc giả và nghệ sĩ; Báo in đã phân tích, lý giải những nguyên nhân khiến hoạt động sân khấu xã hội hóa không thể phát triển trên lĩnh vực sân khấu; Tìm ra và khuyến khích những nhân tố tích cực trong hoạt động sân khấu; Đặt ra những giải pháp để phát triển hoạt động sân khấu; Thông tin trên báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước – tác phẩm báo chí – sân khấu - công chúng… 1.3. Phê bình sân khấu Việt Nam hiện đại trên báo in 21 1.3.1. Phê bình VH-NT trong giai đoạn mới Có rất nhiều quan niệm và nhận thức khác nhau qua các cuộc hội nghị, hội thảo về phê bình VH-NT nói chung và sân khấu nói riêng nhưng có thể nói, các nhà phê bình VH-NT đã lấy Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X (năm 2008) "Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới" là kim chỉ nan làm chủ trương và phương hướng trong mọi đường lối chính sách về phê bình VH-NT. Nghị quyết của Bộ Chính trị " Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới” có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội ta. Nghiên cứu, quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị là trách nhiệm của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các cơ quan lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến lĩnh vực VH-NT và các văn nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng. Về thành tựu lý luận phê bình VH-NT, Nghị quyết nêu rõ : "Công tác lý luận văn học, nghệ thuật có bước đổi mới, lý giải khoa học hơn quan hệ giữa văn học, nghệ thuật với chính trị, giữa hiện thực và nghệ thuật. Tư tưởng văn học, nghệ thuật với chính trị, giữa hiện thực và nghệ thuật. Tư tưởng văn học, nghệ thuật truyền thống của cha ông được quan tâm nghiên cứu. Các thành tựu văn học, nghệ thuật thế kỷ XX được đánh giá lại thỏa đáng. Một số phương pháp nghiên cứu văn học, nghệ thuật phi truyền thống được vận dụng, bước đầu đem lại kết quả tốt. Phê bình văn học, nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới có tác dụng tích cực đối với sáng tác, phát hiện cái tốt, ủng hộ cái mới, tiến bộ trong hoạt động sáng tạo". Về yếu kém khuyết điểm Nghị quyết 23 đã đánh giá rất cụ thể: "Hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn lạc hậu về nhiều mặt, chưa giải đáp được nhiều vấn đề của đời sống, còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan