Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa - vũn...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa - vũng tàu

.PDF
163
670
128

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH  VŨ THỊ KHUYÊN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chuyên ngành Địa lý học (trừ ĐLTN) Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học TS. MAI HÀ PHƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH - 2011 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thị Khuyên 3 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học - TS. Mai Hà Phương đã tận tình chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Địa lý; Ban Giám Hiệu; Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học cùng các phòng, ban của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Cục thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và trong quá trình đi thực địa. Xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011 Tác giả Vũ Thị Khuyên 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu CCCTVN Cơ cấu cây trồng vật nuôi CCKT Cơ cấu kinh tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GTSX Giá trị sản xuất KT – XH Kinh tế - xã hội SXNN Sản xuất nông nghiệp 5 DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ Bảng 2.1: Phân loại và quy mô diện tích các loại đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...... 46 Bảng 2.2: Giá trị hàng hóa xuất khẩu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời kì 2001 – 2010 .................................................................................................................................. 56 Bảng 2.3: Cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2000 – 2010 ................... 62 Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu GTSX phân theo thành phần kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................................................................................. 64 Bảng 2.5: Lao động và cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................................................................................. 69 Bảng 2.6: Chuyển dịch CCKT nội bộ ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 – 2010 ................................................................................................. 70 Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................................................................................................................... 71 Bảng 2.8: Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 – 2010 ............................................................................................................. 72 Bảng 2.9: GTSX bình quân của cây lúa và rau đậu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ......... 75 Bảng 2.10: Cơ cấu GTSX và diện tích cây công nghiệp hàng năm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 - 2010 ................................................................................ 76 Bảng 2.11: Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 – 2010 ............................................................................................................. 79 Bảng 2.12: Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 – 2010 ............................................................................................................. 84 Bảng 2.13: Cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế của khu vực Nông – lâm – thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2001 – 2007 .............................................. 85 Bảng 2.14: Số hợp tác xã và trang trại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua các năm ........ 86 Bảng 2.15: Biến động diện tích cà phê, hồ tiêu phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2004 – 2010 ................................................................. 92 6 Bảng 3.1: CCKT nông – lâm – thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 ............................................................................................................................... 113 Bảng 3.2: CCKT nội bộ ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 ............................................................................................................................... 113 Bảng 3.3: Hiện trạng và dự kiến quy mô ngành chăn nuôi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 ....................................................................................................... 115 Bảng 3.4: Bố trí sử dụng đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính và theo loại rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 ........................................................... 121 Bảng 3.5: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 .. 122 7 DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................ 40 Bản đồ 2: Bản đồ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu................................................................................ 54 Bản đồ 3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 .......................................................................................................................... 90 Bản đồ 4: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2010 .......................................................................................................................... 91 Bản đồ 5: Bản đồ quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 ............................................................................................................... 114 Bản đồ 6: Bản đồ phân vùng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 ....................................................................................................... 125 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Lượng mưa và nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Vũng Tàu ............. 42 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GTSX nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2001 và 2010 .................................................................................................................................. 68 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu diện tích cây lương thực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................. 73 Biểu đồ 2.4: Biến động diện tích lúa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 - 2010 .................................................................................................................................. 74 Biểu đồ 2.5: Biến động diện tích cây công nghiệp lâu năm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 - 2010 ................................................................................................... 77 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2001 – 2007 ......................................................................................................................... 82 Biểu đồ 2.7: Biến động diện tích cây công nghiệp lâu năm phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2004 – 2007 ........................................... 89 Biểu đồ 2.8: Biến động diện tích cây điều phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2004 – 2010 ........................................................................ 93 Biểu đồ 2.9: Biến động diện tích cây cao su phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2004 – 2010 ................................................................. 94 Biểu đồ 2.10: Biến động số lượng đàn bò phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2004 – 2010 ........................................................................... 95 Biểu đồ 2.11: Biến động số lượng đàn lợn phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2004 – 2010 ........................................................................ 96 Biểu đồ 2.12: Biến động diện tích đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2005 – 2010 ............................................................ 97 Biểu đồ 2.13: Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2004 – 2009 ..................................................... 98 9 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................2 T 0 T 0 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................3 T 0 T 0 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4 T 0 T 0 MỤC LỤC ...................................................................................................................9 T 0 T 0 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................12 T 0 T 0 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................12 T 0 T 0 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................14 T 0 T 0 2.1. Mục tiêu ............................................................................................................... 14 T 0 T 0 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 14 T 0 T 0 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................14 T 0 T 0 3.1. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu ............................................................................... 14 T 0 T 0 3.2. Thời gian ............................................................................................................. 14 T 0 T 0 3.3. Nội dung .............................................................................................................. 15 T 0 T 0 4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................15 T 0 T 0 4.1. Quan điểm nghiên cứu......................................................................................... 15 T 0 T 0 4.1.1. Quan điểm lịch sử ................................................................................15 4.1.2. Quan điểm hệ thống .............................................................................15 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững............................................................16 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16 T 0 T 0 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu ................................................16 4.2.2. Phương pháp thống kê .........................................................................17 4.2.3. Phương pháp bản đồ ............................................................................17 4.2.5. Phương pháp thực địa ..........................................................................17 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................................................18 T 0 T 0 5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 18 T 0 T 0 10 5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................... 19 T 0 T 0 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .......................................................21 T 0 T 0 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .......................................................................21 T 0 T 0 NỘI DUNG ...............................................................................................................22 T 0 T 0 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH .....................................22 T 0 T 0 CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ...............................................................22 T 0 T 0 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG T 0 NGHIỆP ..................................................................................................................... 22 T 0 1.1.1. Các khái niệm.......................................................................................22 1.1.2. Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......28 T 0 T 0 T 0 T 0 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ T 0 NÔNG NGHIỆP ......................................................................................................... 33 T 0 1.2.1. Các nhân tố tự nhiên ............................................................................33 1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội .................................................................36 T 0 T 0 T 0 T 0 1.3. THỰC TIỄN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN T 0 THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .................................................................................... 41 T 0 1.3.1. Trên thế giới .........................................................................................41 1.3.2. Ở Việt Nam ...........................................................................................44 T 0 T 0 T 0 T 0 TIỂU KẾT CHƯƠNG I. ............................................................................................ 46 T 0 T 0 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ...........48 T 0 T 0 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên ..............................48 2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội ................................................................49 T 0 T 0 T 0 T 0 2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ T 0 NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ....................................................... 49 T 0 2.2.1. Các nhân tố tự nhiên ............................................................................49 2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội .................................................................61 2.2.3. Đánh giá chung về tác động của các nhân tố chủ yếu đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .............................72 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 2.3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH T 0 BÀ RỊA – VŨNG TÀU .............................................................................................. 73 T 0 11 2.3.1. Khái quát về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung ..............................73 2.3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...........................78 2.3.3. Đánh giá chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................................................................110 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 115 T 0 T 0 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH T 0 TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ..............................................117 T 0 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH T 0 BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................................................................................ 117 T 0 3.1.1. Căn cứ đề xuất định hướng ................................................................117 3.1.2. Đề xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 .....................................................................122 3.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 ..............................................................................123 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG T 0 NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU .................................................................. 137 T 0 3.2.1. Công tác quy hoạch sử dụng đất ........................................................137 3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư .....................................................................138 3.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất ........................................................................................................138 3.2.4. Sử dụng nguồn nhân lực ....................................................................140 3.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường ..............................141 3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ.........................................................142 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 142 T 0 T 0 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................144 T 0 T 0 1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 144 T 0 T 0 2. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 146 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................147 T 0 T 0 PHẦN PHỤ LỤC ..............................................................................................152 T 0 T 0 12 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, đến năm 2009, sản xuất nông nghiệp (SXNN) vẫn còn chiếm 20,7% trong GDP, thu hút 51,8% lực lượng lao động xã hội và đóng góp hơn 30% giá trị xuất khẩu của cả nước. Phát triển nông nghiệp bền vững luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia và là một quá trình biến đổi lâu dài theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa rộng lớn, bao hàm cả bốn mục tiêu cơ bản là: tăng trưởng kinh tế - tăng về quy mô số lượng, thay đổi về cơ cấu kinh tế (CCKT) - thay đổi về chất lượng, tiến bộ xã hội – nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư, cải thiện môi trường tự nhiên – đảm bảo cân bằng sinh thái. Chỉ khi nào đồng thời đạt hiệu quả cao về cả bốn mục tiêu này thì sự phát triển nông nghiệp mới được xem là bền vững. Ngày nay, hầu hết các nhà kinh tế học coi chuyển dịch CCKT hợp lý là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ phát triển của một nền kinh tế. Sự chuyển dịch đó được biểu hiện rất rộng, bao hàm cả sự chuyển dịch cơ cấu chung và cơ cấu nội bộ từng ngành, cả cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế… Đối với nông nghiệp, sự chuyển dịch CCKT nhanh, đúng hướng sẽ tạo ra một CCKT hợp lí, cho phép khai thác tốt hơn tiềm năng nông nghiệp của lãnh thổ. Ngược lại, nếu CCKT nông nghiệp chuyển dịch chậm và không đúng hướng sẽ không phát huy được lợi thế so sánh, cản trở quá trình phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) của mỗi vùng lãnh thổ, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang tích cực tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, trong nội bộ ngành nông nghiệp nói riêng và trước những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), mà Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá là một trong những địa phương chịu nhiều tác động nhất. 13 Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – vùng kinh tế động lực và là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Tuy tổng sản phẩm theo giá thực tế của ngành nông – lâm – thủy sản đến năm 2010 có tỉ lệ không lớn trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh (6,29% GDP) song khu vực nông nghiệp hiện đang là nơi sinh sống của khoảng 50% dân số, nơi làm việc của 40,4% lao động, nơi tập trung phần lớn số hộ nghèo của tỉnh. Vì vậy, đây vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm; tạo thu nhập cho dân cư nông thôn; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội; giữ gìn, bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây, giá trị SXNN luôn đạt mức tăng trưởng khá cao, cơ cấu cây trồng vật nuôi (CCCTVN) đã và đang chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác hợp lí tài nguyên, tận dụng ngày càng tốt hơn các lợi thế của địa phương. Nhờ đó, giá trị sản xuất (GTSX) bình quân/ha đất nông nghiệp đã tăng đáng kể, riêng trong thời kì 2000 - 2009 đã tăng 1,9 lần. Tuy nhiên, thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp địa phương trong những năm gần đây còn hạn chế và chưa thực sự vững chắc, tốc độ chuyển đổi còn chậm, nhiều chỉ tiêu đạt thấp so với kế hoạch đề ra, tình trạng phát triển sản xuất tự phát còn diễn ra ở nhiều nơi [28], BĐKH chưa thực sự được tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch phát triển của tỉnh, cũng như của các ngành. Những nghiên cứu về Bà Rịa – Vũng Tàu trước đây trong lĩnh vực phát triển KT – XH nói chung và SXNN nói riêng khá phong phú. Tuy nhiên, do mục đích riêng của các dự án, các công trình đó chưa nghiên cứu sâu về sự biến động và chuyển đổi CCKT nông nghiệp ở địa phương, trong khi việc nghiên cứu toàn diện vấn đề này dưới góc độ địa lý KT – XH lại hết sức cần thiết bởi CCKT nông nghiệp luôn thay đổi do tác động của tổng thể các yếu tố tự nhiên và KT – XH, nhất là sự biến động của các yếu tố thị trường. Với lí do trên, tác giả thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp chuyển dịch CCKT nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. 14 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Phân tích thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu thời kì 2000 – 2010. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của KT - XH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Tổng quan một số vấn đề về cơ sở khoa học của chuyển dịch CCKT nông nghiệp và thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở trong và ngoài nước. - Phân tích tác động của các yếu tố tự nhiên và KT – XH chủ yếu đến sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kì 2000 - 2010. - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp địa phương theo hướng phát triển bền vững. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu Toàn bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm: thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 6 huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc, Côn Đảo. 3.2. Thời gian - Phân tích thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiệp trong thời kì 2000 2010. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp đến năm 2020. 15 3.3. Nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch CCKT nông, lâm, thủy sản. Nội dung chủ yếu tập trung vào phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ khu vực I, gồm chuyển dịch CCKT theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế. 4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm lịch sử Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên luôn thay đổi theo thời gian, không gian và gắn liền với sự thay đổi của quan hệ sản xuất trong suốt quá trình khai thác lãnh thổ. Vì vậy, khi nghiên cứu về tổ chức sản xuất trên một lãnh thổ nhất định cần phải xem xét lịch sử khai thác và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ở lãnh thổ đó. Chính vì thế, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã đứng trên quan điểm lịch sử để phân tích sự tác động của các yếu tố đến sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng sinh thái của lãnh thổ. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Bản thân các địa tổng thể là các địa hệ với những đặc điểm sau: tính tồn tại cấu trúc đứng, tính tồn tại cấu trúc ngang và địa hệ thống có quan hệ với môi trường bên ngoài. Trong đó đặc trưng của hệ thống là tính cấu trúc. Vì vậy, đứng trên quan điểm này chính là vận dụng sự hiểu biết về tính quy luật cấu trúc hệ thống của địa tổng thể vào nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và sự biến đổi phức tạp của các địa tổng thể. Kinh tế nông nghiệp là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ dẫn đến sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp và tác động đến sự chuyển dịch của cả hệ thống kinh tế quốc dân. Vì thế, dựa trên quan điểm hệ thống, 16 việc nghiên cứu sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp được đặt trong mối quan hệ với những vấn đề lớn hơn của chuyển dịch CCKT của tỉnh. 4.1.3. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ Tính tổng hợp được xem là tiêu chuẩn hàng đầu trong đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về các địa tổng thể. Trong nghiên cứu địa lý, đây là quan điểm quan trọng và được hiểu như sau: - Tổng hợp là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các hợp phần của thể tổng hợp địa lý trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng để tạo ra sự phân dị lãnh thổ. - Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các hợp phần của các địa tổng thể, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các địa tổng thể. Với quan điểm tổng hợp, luận văn phân tích đồng bộ các yếu tố tự nhiên và KT – XH trong mối quan hệ lẫn nhau, tác động đồng thời đến sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương. Việc vận dụng kinh nghiệm thực hiện chuyển dịch CCKT nông nghiệp của các nước và các vùng khác vào thực tiễn địa phương cần có sự nghiên cứu, phân tích và lựa chọn phù hợp. Không thể vận dụng máy móc kinh nghiệm của một lãnh thổ này vào một lãnh thổ khác là một trong những nguyên tắc nghiêm ngặt trong nghiên cứu địa lý KT - XH. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đang là một quan điểm bao trùm trong phát triển KT - XH. Vận dụng quan điểm này để tác giả luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao, bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thu thập, phân tích và xử lý các tài liệu một cách có chọn lọc, đảm bảo được sự đồng bộ, đáng tin cậy. Một số kết quả phân tích, 17 tổng hợp được kế thừa và sử dụng làm nguồn thông tin đầu vào để xử lý và phân tích. 4.2.2. Phương pháp thống kê Dữ liệu thống kê về các điều kiện tự nhiên và KT - XH của địa bàn nghiên cứu cũng như kế thừa các kết quả nghiên cứu, là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Tác giả luận văn sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp, xử lí tài liệu, dữ liệu chính thức để thực hiện đề tài. 4.2.3. Phương pháp bản đồ Sử dụng bản đồ trong việc phân tích, đánh giá hiện trạng, quy hoạch SXNN từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng sinh thái của địa bàn nghiên cứu cũng như thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trên hệ thống các bản đồ đã đưa vào luận văn. Một số bản đồ được xây dựng và biên tập trên phần mềm Mapinfo. 4.2.4. Phương pháp chuyên gia Nội dung nghiên cứu có liên quan đến nhiều chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế và nông nghiệp (kinh tế, trồng trọt, chăn nuôi, quản lý đất đai, quy hoạch nông nghiệp…). Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã trao đổi và xin ý kiến của các nhà khoa học và một số cán bộ quản lý của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để tiếp thu thêm phương pháp nghiên cứu, kế thừa nguồn tài liệu để giải quyết tốt hơn nhiệm vụ của đề tài. 4.2.5. Phương pháp thực địa Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đi thực địa để thu thập tài liệu, quan sát và kiểm chứng ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và KT – XH đến sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo lãnh thổ, chuyển dịch CCCTVN trên địa bàn nghiên cứu. 18 5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, vấn đề chuyển dịch CCKT đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế học và cũng được các nhà lãnh đạo, quản lý của các nước đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, nhằm khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế, nhiều công trình nghiên cứu về CCKT đã được thực hiện, đáng chú ý là nghiên cứu của tác giả Mitsuaki Okabe (1995): “The Structural of the Japanese Economy”; Oliver Fabel (1996): “European Economies in Transition”; Mark W.Rosegrant và Peter B.R.Hazell (2000): “Transforming the Rural Asian Economic: The Unfinished Revolution” [41, tr.3]. Nhìn chung, các công trình chủ yếu đi sâu nghiên cứu về mối tương tác giữa các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, sự biến đổi cơ sở vật chất - kĩ thuật và môi trường, vấn đề đói nghèo đối với những thay đổi CCKT của các nền kinh tế khác nhau. Trong lĩnh vực chuyển dịch CCKT nông nghiệp, các nghiên cứu như: “Chuyển dịch cơ cấu – cẩm nang phát triển kinh tế” [48] của Chenery (1988), “Nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu: chiến lược kinh tế ở các quốc gia đang phát triển” [49] của Johnston B. F. Kilby (1975) hay “Nghiên cứu so sánh về cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế” [50] của Kuznets (1959)… Các nghiên cứu đó đã cung cấp những lí luận nền tảng về CCKT và chuyển dịch CCKT nói chung cũng như trong nông nghiệp nói riêng, đặc biệt đã chỉ ra mối quan hệ giữa chiến lược phát triển nông nghiệp, chuyển dịch CCKT nông nghiệp và sự phát triển nông nghiệp bền vững. Ngoài ra còn có bài viết của tác giả Nhung Điện Tân (2003): “Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và hướng đi trong tương lai của việc trao đổi lương thực” [32], với nội dung sâu sắc và có tính thời sự cao về hướng chuyển dịch CCKT nông nghiệp của Trung Quốc trước bối cảnh gia nhập WTO và nền nông nghiệp toàn cầu hóa. Tuy nhiên, còn khá ít những nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ địa lý KT XH. Trong khi sự biểu hiện về khía cạnh chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ trong nông nghiệp là rất quan trọng và dễ nhận thấy. 19 5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trước Đổi mới (1986), có khá nhiều công trình nghiên cứu về CCKT Việt Nam được công bố và xuất bản, nhưng hầu hết chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Những nghiên cứu về CCKT nông nghiệp còn rất ít và hướng nghiên cứu chưa được định hình rõ ràng. Trong số các nghiên cứu về lĩnh vực này, đáng quan tâm nhất là công trình “Về cơ cấu nông nghiệp – nông thôn Việt Nam” của Bùi Huy Đáp (1983) [8] trong đó chủ yếu phân tích cơ cấu SXNN. Trong những năm Đổi mới có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về cơ cấu và chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở nước ta. Có thể kể đến một số công trình như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh” - Trương Thị Minh Sâm (2001) [22], “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức” - Nguyễn Quốc Sử (2001) [26]… Ngoài ra, còn có khá nhiều luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ, tổng luận phân tích, khảo luận, bài viết tại các hội thảo khoa học có liên quan đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề chuyển dịch CCKT nông nghiệp và nhìn chung các nghiên cứu này tập trung phản ánh những nội dung chủ yếu sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về CCKT nông nghiệp: tính tất yếu, khách quan của chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; vai trò và nội dung của chuyển dịch CCKT nông nghiệp trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ sang nền nông nghiệp hàng hóa sản xuất lớn. - Trình bày về các nhân tố chủ quan và khách quan tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò và xu hướng tác động của khoa học và công nghệ cũng như của quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa. - Đánh giá kết quả chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở nước ta và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những vấn đề mang tính quy luật, những nội dung có liên quan đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp tại thời điểm nghiên 20 cứu; xác định phương hướng và giải thích nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp địa phương, một vùng hay cả nước. Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong thời gian gần đây cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu ít nhiều liên quan đến vấn đề chuyển dịch CCKT nông nghiệp của tỉnh. Sở NN & PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu đã báo cáo kết quả “Điều chỉnh quy hoạch thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010” theo quyết định 1142/QĐ – UB ngày 11/4/2005 [27]. Tiếp đó, ngành nông nghiệp (2006) cũng đề xuất “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010” và một số báo cáo điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của thị xã Bà Rịa, huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ. Trên cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, KT – XH, thực trạng phát triển nông nghiệp – nông thôn, tỉnh đã quyết định điều chỉnh một số mục tiêu phát triển nông nghiệp, định hướng chuyển dịch CCKT nông nghiệp phù hợp với thực tế trên địa bàn toàn tỉnh, theo báo cáo kết quả “Rà soát, bổ sung quy hoạch nông nghiệp – nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” của Sở NN & PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2006) [28]. Năm 2007, tỉnh đã hoàn chỉnh “Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” [40] và “Quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020” [29] đã được phê duyệt. Trong quy hoạch này, CCKT nông nghiệp được xác định đẩy mạnh chuyển dịch trong nội bộ ngành, hình thành các vùng SXNN tập trung, chuyên môn hóa, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái đô thị, hình thành một số khu nông nghiệp công nghệ cao, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, nhằm chuyển dịch CCKT nông nghiệp hiện tại một cách tích cực hơn, tạo sự tăng trưởng vững chắc cho nông nghiệp. Trên cơ sở tài liệu có được, tác giả luận văn nhận thấy rằng: do mục đích, phương pháp tiếp cận, thời gian thực hiện khác nhau các công trình trên chưa nghiên cứu sâu sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp một cách hệ thống và toàn diện, chưa đề cập nhiều đến sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo lãnh thổ và theo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan