Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2022

.PDF
42
1
110

Mô tả:

2022 BỘ Y TẾ PHẠM THỊ THANH XUÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THỊ THANH XUÂN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THỊ THANH XUÂN THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS. TRƯƠNG TUẤN ANH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và các Thầy/Cô giáo - Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo TS. BS Trương Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học điều dưỡng Nam Định - Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Điều dưỡng Bệnh viện, các bác sỹ và điều dưỡng tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện chuyên đề. Trân trọng cảm ơn những người bệnh đồng ý tham gia công trình nghiên cứu này và gia đình của họ đã hợp tác tốt và cung cấp những thông tin quý giá để tôi thực hiện nghiên cứu Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày 20 tháng 07 năm 2022 Học viên Phạm Thị Thanh Xuân ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo chuyên đề “Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2022” là bài báo cáo tôi đã thực hiện. Các số liệu và tài liệu trong bài báo cáo là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Phạm Thị Thanh Xuân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 3 1.1.1 Tổng quan về Tăng huyết áp ................................................................... 3 1.1.2. Định nghĩa ............................................................................................ 3 1.1.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 3 1.1.4. Triệu chứng của tăng huyết áp .............................................................. 4 1.1.5. Các biến chứng thường gặp của cao huyết áp ....................................... 4 1.1.6. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát .................................. 6 1.1.7. Chẩn đoán ............................................................................................. 7 1.1.8. Phân độ tăng huyết áp: theo mức HA đo tại phòng khám [10] .............. 9 1.1.9. Điều trị tăng huyết áp ............................................................................ 9 1.1.10. Phòng bệnh và biến chứng................................................................. 10 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 11 1.2.1. Thực trạng bệnh tăng huyết áp: ........................................................... 11 1.2.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ............................................................ 12 Chương 2.MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ... Error! Bookmark not defined. 2.1. Sơ lược về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ................................................. 13 2.2. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ...................................................... 14 2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu................................................ 14 2.2.2. Kết quả nghiên cứu.............................................................................. 15 Chương 3: BÀN LUẬN ....................................................................................... 22 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 27 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT THA : Tăng huyết áp WHO : Tổ chức Y tế Thế giới TTĐT : Tuân thủ điều trị NB : Người bệnh BVĐK : Bệnh viện Đa khoa HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương TT : Trung tâm HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu NVYT : Nhân viên y tế iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Phân độ tăng huyết áp PK theo khuyến cáo ISH 2020 .................... 9 Bảng 2. 1: Phân bố theo nhóm tuổi của người bệnh tăng huyết áp (n = 135) .. 15 Bảng 2. 2: Phân bố theo nơi cư trú của người bệnh tăng huyết áp (n = 135) .. 16 Bảng 2. 3: Đặc điểm thời gian mắc bệnh của NB........................................... 17 Bảng 2. 4: Hoàn cảnh sống hiện tại của người tăng huyết áp (n=135) ............ 17 Bảng 2. 5: Sự tiếp cận thông tin về bệnh tăng huyết áp của người bệnh ......... 17 Bảng 2. 6: Nguồn cung cấp thông tin về bệnh tăng huyết áp của người bệnh . 18 Bảng 2. 7: Kiến thức cơ bản của người bệnh về chế độ điều trị bệnh tăng huyết áp .................................................................................................................. 18 Bảng 2. 8: Kiến thức của NB về việc tuân thủ sử dụng thuốc huyết áp tại nhà ...................................................................................................................... 19 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Phân loại người bệnh tăng huyết áp theo giới ........................... 15 Biểu đồ 2. 2: Tỷ lệ đối tượng tham gia khảo sát theo trình độ học vấn ........... 16 Biểu đồ 2. 3: Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu theo nghề nghiệp............. 16 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Biến chứng THA ............................................................................ 5 Hình 1. 2: Các kỹ thuật đo huyết áp theo nguyên tắc thiết yếu [10] ................. 8 Hình 1. 3: Sơ đồ chẩn đoán tăng huyết áp ở người lớn của VSH 2021 [10] ..... 8 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới [1] THA được ước tính gây ra 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu hiện nay và cũng phổ biến ở các nước đang phát triển và các nước phát triển [9]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành từ 30-79 tuổi trên toàn thế giới bị tăng huyết áp, hiện có 1 tỷ người THA và dự kiến sẽ tăng 1,5 tỷ vào năm 2025 [7]. Trong đó, hầu hết (2/3) sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Mặt khác, theo báo cáo diều tra năm 2019, với số người bệnh cao huyết áp được sàng lọc là 23307 người, thì số người huyết áp bình thường chiếm 66,87%; số người tăng huyết áp (33,13%), người tăng huyết áp mới phát hiện là 47,49%, người biết bị biết tăng huyết áp là 52,51%; 20,25% người THA không được điều trị, 79,75% có được điều trị THA; Hiện nay 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp, đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang trẻ hóa. Tuy nhiên gần 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị [10]. Để hạn chế và phòng ngừa được các biến chứng do THA gây ra thì người bệnh THA đầu tiên là cần phải thay đổi lối sống. Tuân thủ dùng thuốc là dùng đúng thuốc theo chỉ định, thường xuyên, liên tục và suốt đời. Tuân thủ điều trị THA có thể giảm 40% nguy cơ tai biến mạch máu não và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [8]. Việc không tuân thủ điều trị gây lãng phí thuốc, làm tăng sự tiến triển của bệnh, tăng nguy cơ biến chứng, tăng số lần nhập viện và làm giảm chất lượng cũng như tuổi thọ của người bệnh [2]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không tuân thủ điều trị hoặc tuân thủ kém được xem là lý do quan trọng dẫn đến việc kiểm soát HA không tốt, đưa đến biến chứng, tử vong ở những người bệnh THA. Tại Việt Nam, một nghiên cứu năm 2016 của tác giả Kim Bảo Giang cho thấy việc không TTĐT bệnh THA là khá cao 66,7%, riêng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh lại chiếm không quá 50% [11]. Tại khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình trong 6 tháng đầu năm trung bình có khoảng trên 1200 lượt NB khám bệnh vì tăng huyết áp, trong đó nhập viện gần 300 người bênh, cấp đơn về gần 800 người bệnh, còn lại chuyển tuyến vì liên quan đến biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Trong đó, một nửa có tỷ lệ nhập viện trên 2 lần trong 2 năm. Để cải thiện chất lượng chăm sóc người bệnh THA điều trị ngoại trú, bệnh viện đã có nhiều mô hình từ quản lý đến nâng cao chất lượng điều trị, tuyên truyền về khuyến cáo, cách tầm soát và tuân thủ điều trị THA. Tuy nhiên, không ít người bệnh thiếu sự kiên nhẫn, bỏ dở quá trình điều trị dẫn đến nhiều người bệnh phải nhập viện liên quan đến biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Để biết được người bệnh tăng huyết áp hiện nay tuân thủ sử dụng thuốc ra sao? Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ sử dụng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng chăm sóc cho NB THA tại khoa Khám bệnh – BVĐK tỉnh Thái Bình. Chính vì lý do đó tôi lựa chọn chủ đề: “Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2022” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện tỉnh Thái Bình năm 2022. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Tổng quan về Tăng huyết áp Ngày nay, tăng huyết áp vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng với 1,13 tỷ người hiện mắc trên toàn cầu vào năm 2015. Tỉ lệ hiện mắc của THA ở người trưởng thành khoảng 30-45%, tỉ lệ này tương đương giữa các quốc gia trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều chiến lược điều trị thuốc và thay đổi lối sống tỏ ra hiệu quả, tuy nhiên tỉ lệ kiểm soát huyết áp trên thế giới vẫn chưa cao. Tăng huyết áp là yếu tố góp phần hàng đầu của tử vong sớm, gây ra khoảng 10 triệu người tử vong vào năm 2015; trong đó 4,9 triệu trường hợp do bệnh tim thiếu máu cục bộ và 3,5 triệu do đột quỵ. Tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ chính của bệnh thận mạn, bệnh động mạch ngoại biên. Năm 2020, Hội tăng huyết áp thế giới cũng như Bộ y tế Việt Nam đã ban hành hướng dẫn thực hành lâm sàng bệnh tăng huyết áp, điều đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều trị bệnh lý này.[2] 1.1.2. Định nghĩa Tăng huyết áp là: khi huyết áp tâm thu (HATT) > 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) > 90mmHg[2]. 1.1.3. Nguyên nhân ❖ THA nguyên phát: chiếm gần 90% trường hợp bị THA không biết nguyên nhân. ❖ Các nguyên nhân THA thứ phát: - Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, ứ nước bể thận, u thận. - Nội tiết: + Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng tăng aldosteron tiên phát, sai lạc trong sinh tổng hợp Corticosteroid. + Bệnh tủy thượng thận, u tủy thượng thận. - Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ, viêm hẹp động mạch chủ bụng, hở van động mạch chủ. - Thuốc: Các hormone tránh thai, cam thảo, carbenoxolone, A.C.T.H.Corticoides, 4 các IMAO, chất chống trầm cảm vòng... - Tăng huyết áp thai kỳ: Tăng huyết áp thường xuất hiện trên sản phụ mang thai ở tuần thứ 20 của thai kỳ. - Các nguyên nhân khác: Bệnh cường giáp, bệnh đa hồng cầu, toan hô hấp[2]. 1.1.4. Triệu chứng của tăng huyết áp * Triệu chứng cơ năng. Đa số người bệnh THA không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh. Đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp. Các triệu chứng khác có thể gặp là hồi hộp, mệt, đau đầu, khó thở, mờ mắt... không đặc hiệu. Một số triệu chứng khác của THA tùy vào nguyên nhân hoặc biến chứng THA [2]. * Triệu chứng thực thể. Chỉ số HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg [2]. * Các dấu hiệu của bệnh lý kèm theo hoặc biến chứng. - Người bệnh có thể béo phì, mặt tròn trong hội chứng Cushing, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới trong bệnh hẹp eo động mạch chủ. - Khám tim mạch có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu suy tim trái. - Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn trong hẹp động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc khám phát hiện thận to, thận đa nang. - Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch não cũ hoặc nhẹ. 1.1.5. Các biến chứng thường gặp của cao huyết áp 1.1.5.1. Biến chứng tim mạch - Cao huyết áp lâu ngày làm tổn thương lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của mạch vành, làm các phân tử cholesterol tỷ trọng thấp (cholesterol-LDL ) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành, sau đó làm hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành. Khi bị hẹp động mạch vành nhiều, người bệnh thấy đau ngực, nghẹn trước ngực khi gắng sức, khi vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi người bệnh ngừng gắng sức (triệu chứng bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ). Đau trước ngực có thể lan lên cổ, lan ra tay trái và ra sau lưng. Nếu mãng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ thì trong lòng động mạch vành hình thành cục huyết khối, làm tắc động mạch vành 5 làm người bệnh bị nhồi máu cơ tim. Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh thấy đau dữ dội trước ngực, khó thở, toát mồ hôi, đau có thể lan lên cổ, lan ra tay trái, lan ra sau lưng [4], [8], [9]. Hình 1. 1: Biến chứng THA - Cao huyết áp làm cơ tim phì đại. - Người bệnh bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Cao huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu không được điều trị cao huyết áp cũng sẽ dẫn đến suy tim. 1.1.5.2. Các biến chứng về não - Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó người bệnh bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, hôn mê, nặng thì có thể tử vong (triệu chứng của người bệnh tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết) [1], [4], [9]. - Nhồi máu não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mãng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não (còn gọi là nhũn não) [1], [4], [9]... - Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến người bệnh thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh. 1.1.5.3. Các biến chứng về thận 6 - Tăng huyết áp làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm người bệnh tiểu ra protein (bình thường không có); lâu ngày gây suy thận [1]. - Tăng huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin làm huyết áp cao hơn. Hẹp động mạch thận lâu ngày gây suy thận [4], [9]. 1.1.5.4. Các biến chứng về mắt Tăng huyết áp làm tổn thương mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Khi có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm người bệnh hư mắt tiến triển theo các giai đoạn. Cao huyết áp còn làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa [4]. 1.1.5.5. Các biến chứng về mạch ngoại vi - Tăng huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người. - Tăng huyết áp làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, người bệnh đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ (đau cách hồi) [9]. 1.1.6. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát Cơ chế bệnh sinh của THA rất đa dạng được thể hiện bởi các nguyên nhân sau đây: - Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: Khi tăng hoạt tính hệ thần kinh giao cảm, sẽ làm tăng hoạt động của tim, dẫn đến tăng tần số tim và cung lượng tim. Đồng thời sẽ gây nên phản xạ co thắt toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến hậu quả THA động mạch [7], [9]. - Vai trò của hệ Renin-Angiotensin-Aldosterol (RAA): Renin là một enzym do các tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ chức khác tiết ra khi có các yếu tố kích thích.Các tế bào cơ trơn trên thành mao mạch đến của tiểu cầu thận chịu trách nhiệm nhận cảm áp lực của động mạch tiểu cầu thận, kích thích các tế bào tiểu cầu thận tiết Renin để điều hòa huyết áp, duy trì áp lực lọc ở tiểu cầu thận. Yếu tố kích thích tiết Renin là nồng độ muối trong huyết tương. Khi Renin được tiết ra nhiều, sẽ chuyển a2 Globin là angiotensinogen thành angiotensin I tuần hoàn trong máu lên tuần hoàn phổi, tại phổi 7 angiotensin I sẽ tách khỏi chất vận chuyển rồi cắt đi 2 acid amin nhờenzyme chuyển ở phổi còn lại 8 acid amin được gọi là angiotensin II. Từ đó angiotensin kích thích vỏ thượng thận tăng tiết aldosterol gây tăng giữ muối và nước, có tác dụng co mạch gấp 100-200 lần so với adrenalin [7], [9]. - Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh THA: Theo Braunwald vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh được giải thích như sau: Trên những người bệnh ăn nhiều natri thì khả năng lọc của thận cũng tăng và cũng tăng tái hấp thu nước, làm thể tích máu tăng. Màng tế bào có khả năng thẩm thấu đối với natri, ion natri ứ đọng nhiều trong các sợi cơ trơn ở các thành tiểu động mạch làm tăng tính thấm của calci qua các màng tế bào, dẫn đến khả năng làm co các mạch máu, tăng sức cản ngoại vi dẫn đến tăng huyết áp [7], [9]. - Giảm chất điều hòa huyết áp: Prostagladin E2 và Kallikrein ở thận có chức năng sinh lý điều hòa tăng huyết áp, hạ calci máu, tăng calci niệu. Khi các chất này thiếu hoặc bị ức chế sẽ gây tăng huyết áp. - Quá trình xơ vữa: Khi tuổi càng cao người bệnh càng có nguy cơ cao gây xơ vữa, làm giảm độ đàn hồi của thành động mạch lớn gây tăng huyết áp. 1.1.7. Chẩn đoán Các phương tiện chẩn đoán THA - Đo HA tại phòng khám: Việc đo HA tại phòng khám hoặc trên lâm sàng thường là phổ biến nhất để chẩn đoán THA và theo dõi. Bất cứ khi nào có thể, chẩn đoán không nên dựa vào một lần thăm khám tại phòng khám. Thông thường, khuyến cáo đo HA trong 2-3 lần thăm khám trong khoảng thời gian từ 1- 4 tuần ( tuỳ thuộc vào mức huyết áp) để chẩn đoán xác định THA. Chẩn đoán có thể được thực hiện trong một lần khám nếu như huyết áp đo được 180/110mmHg và có bằng chứng của bệnh tim mạch[3]. Cách đo HA tại phòng khám: 8 Hình 1. 2: Các kỹ thuật đo huyết áp theo nguyên tắc thiết yếu [10] Đo HA tư thế đứng: Cách đo này cần thực hiện trong trong trường hợp THA nhưng lại có triệu chứng gợi ý hạ HA tư thế và trong lần khám đầu tiên ở người già và người mắc bệnh đái tháo đường, được tiến hành sau 1 phút và làm lại một lần nữa sau 3 phút. - Đo HA tại nhà: Đo HA ngoài phòng khám (bởi người bệnh tự đo tại nhà hoặc theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ [ABPM]) được lặp lại nhiều hơn so với các phương pháp đo huyết áp tại phòng khám, và có mối liên quan chặt chẽ hơn với tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp gây ra và nguy cơ của các biến cố tim mạch và xác định được các hiện tượngTHA áo choàng trắng và hiện tượng THA ẩn giấu. Hình 1. 3: Sơ đồ chẩn đoán tăng huyết áp ở người lớn của VSH 2021 [10] 9 1.1.8. Phân độ tăng huyết áp: theo mức HA đo tại phòng khám [10] Bảng 1. 1: Phân độ tăng huyết áp PK theo khuyến cáo ISH 2020 HATT (mmHg) Bình thường HATTr (mmHg) < 130 và < 85 Bình thường cao ( Tiền THA) 130 – 139 và/hoặc 85 – 89 THA độ 1 (nhẹ) 140 – 159 và/hoặc 90 – 99 THA độ 2 (nặng) ≥ 160 và/hoặc ≥ 100 > 180 mmHg và/hoặc > 110 mmHg ≥ 140 và < 90 Cơn THA * THA tâm thu đơn độc Nếu huyết áp không cùng mức để phân loại thì chon mức huyết áp tâm thu hay tâm trương cao nhất. THA TT đơn độc xếp loại theo mức HATT 1.1.9. Điều trị tăng huyết áp THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. Với mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. Khi điều trị đã đạt huyết áp (HA) mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời [2]. Để đạt được mục tiêu điều trị này đòi hỏi người thầy thuốc phải điều chỉnh chỉ số HA và tất cả các yếu tố nguy cơ đi kèm để có thể điều chỉnh được. Trị số HA nên được hạ xuống đến mức dưới 140/90 mmHg. Trị số HA ở người bệnh có tiểu đường và những người bệnh có nguy cơ cao hoặc nguy cơ rất cao thì nên đưa trị số HA xuống dưới mức 130/80 mmHg [7]. ❖ Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc Điều trị THA không dùng thuốc còn gọi là thay đổi lối sống nhằm đạt được mục tiêu: Phòng ngừa bệnh THA, hạ HA và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như bệnh động mạch vành. Tất cả những người bệnh đang dùng thuốc hạ HA đều cần được nhắc nhở thay đổi lối sống mỗi khi tái khám [16]. Các biện pháp không dùng thuốc như ngưng hút thuốc lá, giảm cân, giảm natri máu, tăng cường vận động thể lực và một số biện pháp khác như ăn nhiều trái cây, đậu, uống rượu vừa phải, ăn nhiều chất sợi, thư giãn. 10 ❖ Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc - Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định). - Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn beta giao cảm. - Từng bước phối hợp các thuốc hạ HA cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày ..). Khi dùng thuốc điều trị THA cho người bệnh, thầy thuốc cần đưa HA xuống đến mức mong muốn dưới 140/90 mmHg hoặc dưới mức 130/80 mmHg trên người bệnh có tiểu đường hoặc suy thận mà không bị tác dụng phụ của thuốc. Rất nhiều người bệnh THA không có triệu chứng cơ năng nên thường không quan tâm hoặc sau một thời gian điều trị có HA ổn định lâu dài thường tự ý ngưng thuốc. Do đó có một số yếu tố mà thầy thuốc cần quan tâm nhằm gia tăng sự tuân thủ điều trị của người bệnh và thầy thuốc cần cảnh giác với vấn đề không tuân thủ điều trị, cần phát hiện sớm các dấu hiệu của vấn đề này [16]. Thực hiện quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo người bệnh được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc [2]. 1.1.10. Phòng bệnh và biến chứng. Bệnh tăng huyết áp là một bệnh mạn tính.Để ngăn ngừa lâu dài các biến chứng, người bệnh nhất thiết phảikiểm soát tốt huyết áp, bằng cách áp dụng lối sống khoa học và tuân thủ thuốc điều trị của bác sỹ. Cụ thể: - Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày), hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối như cà muối, dưa muối, mỳ ăn liền, xúc xích, thịt hun khói... Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; Đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày; Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo bão hòa (bơ, mỡ động vật...), lòng đỏ trứng, thịt có màu đỏ; Không ăn phủ tạng động vật, tăng cường ăn cá. 11 - Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân). - Hạn chế uống rượu, bia; Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. - Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. - Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột. - Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. - Uống thuốc đúng cách: Uống đúng thuốc, đủ liều, đều đặn theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không tự ý dừng thuốc, thay đổi thuốc, tăng hoặc giảm liều. - Đo huyết áp ít nhất mỗi ngày một lần và ghi vào sổ theo dõi huyết áp giúp cán bộ y tế theo dõi, đánh giá kết quả điều trị. - Đến khám tại cơ sở y tế: Khám lại theo lịch hẹn của cán bộ y tế hoặc đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường (đau đầu, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ...) trong quá trình điều trị. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Thực trạng bệnh tăng huyết áp: Đau đầu vào sáng sớm, chảy máu cam, nhịp tim không đều, thay đổi thị lực và ù tai. Tăng huyết áp nghiêm trọng có thể gây ra mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, lú lẫn, lo lắng, đau ngực và run cơ. Tuy nhiên, hầu hết những người bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh vì nó có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Trong những năm gần đây, THA đã và đang là bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu thế giới gây nên cái chết khoảng 10 triệu người mỗi năm (2015), trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ [8]. Nó cũng là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức [8]. Tại Mỹ, THA tiêu tốn khoảng 46,4 tỷ USD mỗi năm [23]; con số này tại Trung Quốc là 231,7 triệu USD [22]; Tại Việt Nam, chi phí điều trị trực tiếp THA trung bình khoảng 65 USD/người trong đó chi phí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan