Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh thái bình năm 2022

.PDF
49
1
144

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRẦN THỊ NGỌC HÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRẦN THỊ NGỌC HÀ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BAN BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN THỊ NGỌC HÀ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BAN BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS. TRƯƠNG TUẤN ANH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo chuyên đề này này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể giảng viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã truyền đạt những kiến thức chuyên ngành điều dưỡng chuyên khoa cấp I cho tôi. Tôi xin chân thành biết ơn và gửi lời cảm ơn đặc biệt sâu sắc đến TS. BS Trương Tuấn Anh - Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện bài báo cáo chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Cán bộ tỉnh Thái Bình , Phòng khám QLSK CB đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề tại đơn vị. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Cán bộ tỉnh Thái Bình đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành thu thập số liệu một cách thuận lợi và chính xác. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh, song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Trần Thị Ngọc Hà ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Bình năm 2022” là một đánh giá độc lập của bản thân không có sự sao chép của người khác. Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu đánh giá trong quá trình học tập tại trường và làm việc tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Bình, trong quá trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Trương Tuấn Anh - Hiệu trưởng trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong chuyên đề này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Trần Thị Ngọc Hà iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................iiv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ..................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................... 3 1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường ................................................................................. 3 1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường ................................................................. 3 1.3. Phân loại đái tháo đường ............................................................................ 4 1.4. Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2...................................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường. ................................. 9 2.1. Khái niệm tuân thủ điều trị: ......................................................................................... 9 2.2. Cách đo lường tuân thủ điều trị.................................................................................. 11 CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................................ 13 2.1. Giới thiệu chung ......................................................................................................... 13 2.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Bình năm 2022. ...... 16 2.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu ................. 20 2.4. Một số yếu tố liên quan với tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ ............................................................................................................................................ 22 CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN .................................................................................... 24 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 30 ĐỀ XUẤT ............................................................................................................. 31 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ............................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTĐ Đái tháo đường NB Người bệnh ĐTNC Đối tượng nghiên cứu WHO Tổ chức y tế thế giới CBYT Cán bộ y tế BVCSSK CB Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Cán bộ HĐCM Hội Đồng chuyên môn BVĐK Bệnh viện đa khoa HSTCCĐ Hồi sức tích cực chống độc QLSK CB Quản lý sức khỏe Cán bộ v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ .......................................................... 3 Bảng 1. 2: Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát (n= 160) ....................... 11 Bảng 2. 1: Bảng chỉ số khối cơ thể (n=160) ................................................. 17 Bảng 2. 2: Tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=160) ............ 17 Bảng 2. 3: Tuân thủ hoạt động thể lực của người bệnh (n=160) ................... 17 Bảng 2. 4: Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh (n=160) ............................ 18 Bảng 2. 5: Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ của NB (n=160) ................................................................................................................... 19 Bảng 2. 6: Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ dinh dưỡng (n=160) 20 Bảng 2. 7: Yếu tố liên quan với tuân thủ hoạt động thể lực (n=160) ............ 21 Bảng 2. 8. Yếu tố liên quan với tuân thủ dùng thuốc (n=160) ...................... 22 Bảng 2. 9: Yếu tố liên quan với tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ ................................................................................................................ 23 Bảng 2. 10. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ............................................... 24 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc của người bệnh .............................. 19 Biểu đồ 2. 2: Tỷ lệ tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ của NB .......... 19 Biểu đồ 2. 3: Mức độ tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu (n=160) ... 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ), một trong 4 bệnh đang là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội toàn thế giới. Ở các nước phát triển tỷ lệ này là 42%, ở các nước đang phát triển tỷ lệ bệnh sẽ tăng tới 170% trong vòng 10 năm tới. . Bệnh đái tháo đường type 2 hiện nay được công nhận là bệnh “đại dịch” của thế kỷ 21. Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng người bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới [8]. Việt Nam là nước đang phát triển, có những thay đổi lớn không chỉ về kinh tế, môi trường mà còn thay đổi cả hình thái bệnh tật, cùng với các bệnh không lâynhiễm khác, bệnh ĐTĐ phát triển với tốc độ nhanh[8]. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ngày càng tăng không chỉ ở khu vực thành phố mà còn phát triển nhanh ở khu vực nông thôn. Người mắc bệnh ĐTĐ được phát hiện muộn, những trường hợp vào nằm viện thường kèm theo các biến chứng nặng nề. Đây là nguyên nhân, làm cho chi phí chữa bệnh tăng cao và trở thành gánh nặngkhông chỉ cho cá nhân, gia đình người Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn chuyển hóa có đặc điểm chính là glucose trong máu tăng cao, do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối và/hoặc giảm chức năng của insulin. Tình trạng tăng glucose huyết kéo dài sẽ đưa đến các biến chứng ở mạch máu lớn và mạch máu nhỏ[2]. Sự gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ có ý nghĩa gia tăng hơn nữa tỷ lệ biến chứng của bệnh, nhất là biến chứng tim mạch. Vì vậy, người bệnh ĐTĐ cần được theo dõi, điều trị đúng, đủ, điều trị lâu dài, kéo dài đến hết cuộc đời. Mục tiêu điều trị là kiểm soát chỉ số glucose máu ở mức độ cho phép để giảm tối đa các nguy cơ biến chứng [11]. Dùng đúng, đủ liều, đều đặn, tích cực thay đổi lối sống như thực hiện chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng, giảm cân nếu quá cân, thay đổi thói quen như hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ phù hợp, định kỳ kiểm tra chỉ số glucose máu là có thể kiểm soát được glucose máu. Người bệnh ĐTĐ kiểm soát tốt glucose máu có thể phòng được các biến chứng giúp NB vẫn làm việc bình thường, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật với bản thân NB, gia đình và xã hội [11]. Tuy nhiên trên thực tế việc tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh đã và đang là một vấn đề mà cả NB và những nhà quản lý y tế cần phải quan tâm, điều chỉnh. Nếu người bệnh ĐTĐ không kiểm soát được glucose máu tốt trong giới hạn cho phép sẽ dẫn đến các biến 2 chứng nặng nề như mắt, thận, tim, tổn thương mạch máu, bệnh lý bàn chân... và các ảnh hưởng kèm theo là: Gia tăng chi phí y tế, stress về tài chính, giảm chất lượng cuộc sống, tàn tật và có thể tử vong [2]. Vì vậy, việc truyền thông, tư vấn, cung cấp những kiến thức về bệnh cho người bệnh sẽ có hiệu quả cao, thiết thực trong việc kiểm soát đường huyết ổn định. Tại Thái Bình, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân đang ngày một nâng lên. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế-xã hội, bệnh ĐTĐ cũng đang tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chưa nhiều, sự tuân thủ quy chế quản lý của người bệnh và kết quả điều trị là vấn đề cần được quan tâm. Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Bình là Phòng khám đa khoa hạng I tuyến tỉnh, với đầy đủ các chuyên khoa, Ban có 01 phòng khám Nội tiết hiện đang quản lý gần 500 người bệnh ĐTĐ, trong đó người bệnh ĐTĐ type 2 là chủ yếu. Trong khi đó mỗi phòng khám chỉ có 1 bác sỹ và 02 điều dưỡng làm việc và Ban không có phòng tư vấn dinh dưỡng và truyền thông giáo dục sức khỏe [12]. Chính vì vậy, việc giám sát về chế độ tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường tại cộng đồng cũng như công tác tư vấn về chế độ ăn uống, hoạt động thể lực hay cách phát hiện, dự phòng biến chứng là một vấn đề khó khăn đối với nhân viên y tế. Để đánh giá thực trạng việc tuân thủ điều trị tại đơn vị, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Bình năm 2022” với 02 mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Bình năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Bình. CHƯƠNG 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế năm 2020: “Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh”[11]. Tăng đường máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch [8]. 1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế năm 2020: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây [11]: Bảng 1. 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ TT Chỉ định 1 Glucose huyết tương lúc đói Chỉ số > 7,0mmol/l > 126mg/dL 2 Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống > 11,1 mmol/l > 200 mg/dL 3 HbA1c (Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.) > 48mmol/mol > 6,5% 4 BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ > 11,1 mmol/l > 200 mg/dL Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết, xét nghiệm chẩn đoán 1, 2, 4 ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày Lưu ý: 4 - Glucose huyết đói được đo khi BN nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ). - Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250-300 mL nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và không sử dụng các thuốc làm tăng glucose huyết. Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch. 1.3. Phân loại đái tháo đường Năm 2011, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), ĐTĐ được chia làm 4 loại: ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2, ĐTĐ thai kỳ và các type đặc biệt khác[10]. * Đái tháo đường type 1 (Đái tháo đường phụ thuộc insulin) Phần lớn xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các Ban thì tỷ lệ mắc ĐTĐ type 1 vào khoảng 7 - 8% tổng số người bệnh ĐTĐ[12]. * Đái tháo đường type 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc insulin) Đái tháo đường típ 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này bao gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. Ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc sống BN ĐTĐ típ 2 không cần insulin để sống sót. Có nhiều nguyên nhân của ĐTĐ típ 2 nhưng không có một nguyên nhân chuyên biệt nào. BN không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu. Đa số BN có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo to. Béo phì nhất là béo phì vùng bụng có liên quan với tăng acid béo trong máu, mô m cũng tiết ra một số hormon làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tế bào m , tế bào cơ (đề kháng insulin tại các cơ quan đích). Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ típ 2 lâm sàng sẽ xuất hiện. Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình 5 thường.[10] * Đái tháo đường thai kỳ ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai (chiếm 1-2% người mang thai), do đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, thường gặp khi có thai lần đầu và mất đi sau đẻ. Bệnh có khả năng tăng nguy cơ phát triển sau này thành ĐTĐ thực sự. * Đái tháo đường khác Nguyên nhân do khiếm khuyết chức năng tế bào gây ra bởi gen, giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết khác... dẫn đến bệnh ĐTĐ. 1.4. Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2. 1.4.1 Những nét cơ bản trong điều trị đái tháo đường: Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2 của Bộ Y tế [1, 11] nguyên tắc điều trị ĐTĐ gồm: - Kiểm soát lượng glucose máu đến mức gần giới hạn bình thường. - Ngăn ngừa các biến chứng. - Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Để đạt mục đích này cần dựa vào 4 loại hình quản lý đái tháo đường: - Quản lý dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý. - Tăng cường hoạt động thể lực thích hợp. - Điều trị bằng thuốc khi cần thiết theo chỉ dẫn của bác sỹ. - Người bệnh tự theo dõi đường huyết và đi khám định kỳ. 1.4.2. Các biện pháp điều trị cho người bệnh đái tháo đường type 2 */Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn và dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng trong tăng cường và duy trì sức khỏe tốt trong suốt cả cuộc đời con người. Đối với người bệnh, dinh dưỡng điều trị là một phần không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp và chăm sóc toàn diện. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc cung cấp dinh dưỡng là một phần không thể thiếu của phác đồ điều trị. Vì thế, để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, vấn đề cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nằm viện là một trong những nội dung đòi hỏi ngành y tế cần quan tâm hơn nữa đặc biệt trong các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, 6 acid uric, trong đó có bệnh lý Đái tháo đường type 2.[12] +/ Một chế độ dinh dưỡng thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu[10]: - Đủ năng lượng cho hoạt động bình thường và phải đáp ứng phù hợp với những hoạt động khác như hoạt động thể lực hoặc những thay đổi điều kiện sống... - Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. - Đủ vi chất.- Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucose máu. - Phối hợp với thuốc điều trị . +/ Lựa chọn chế độ dinh dưỡng: - Cách chọn thực phẩm giàu glucid có lợi cho sức khỏe: Nguyên tắc: Nên chọn các thực phẩm gần thiên nhiên để giữ đủ các chất dinh dưỡng và chất xơ như: Ngũ cốc xát, gạo giã dối.và các thực phẩm có nhiều chất xơ, đường huyết thấp như khoai củ, hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan). Ngoài ra, NB nên hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, hấp thu nhanh và chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt (hạ đường máu) như: Mật, mứt, quả khô, kẹo, nước đường... - Cách lựa chọn thực phẩm cung cấp chất đạm có lợi cho sức khỏe: Nguyên tắc: Nên chọn các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật để cung cấp các acid béo không no cần thiết như: đậu tương, các chế phẩm từ đậu tương (đậu phụ, sữa đậu nành)., các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no như thịt nạc (thịt gia cầm nên bỏ da), cá (nên ăn cá ít nhất 3 lần trong tuần).[7] - Cách lựa chọn chất béo có lợi cho sức khỏe: Nguyên tắc: Nên chọn thực phẩm có ít chất béo hòa tan và ít chất béo đồng phân như: Cá và thịt nạc, vừng, lạc... Ngoài ra cũng nên chọn các thực phẩm có hàm lượng mỡ thấp, hoặc sử dụng dầu, bơ thực vật như dầu cá, dầu đậu nành, vừng, dầu lạc. [8] - Cách lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho sức khỏe: Nguyên tắc: Chọn các thực phẩm có nhiều chất xơ như các loại rau, mỗi ngày nên ăn từ 4 đến 5 đơn vị rau (từ 400g đến 500g), gạo lức, gão giã dối, bánh mỳ đen. Ngoài ra cũng nên chọn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho cơ thể như các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp: Xoài, chuối, táo, nho, mận..., mỗi ngày nên ăn từ 2 đến 3 qủa chín (từ 200g đến 300g)[8]. 7 */Chế độ hoạt động thể lực: +/Nguyên tắc của hoạt động thể lực: - Phải coi hoạt động thể lực là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm túc theo trình tự được hướng dẫn. - Hoạt động thể lực phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe của cá nhân. - Hoạt động thể lực với cường độ trung bình, tối thiểu 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc các bài tập thể dục tương tự, phù hợp với tình trạng sức khỏe, thể lực và lối sống của người bệnh. Quan trọng là phải có giai đoạn khởi động và thư giãn bằng các bài tập cường độ thấp. Khi phối hợp với các bài tập cường độ lớn hơn (ít nhất từ 2-3 lần/tuần), ví dụ: Chơi tennis, bơi lội., sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát đường huyết [8]. +/Mục đích hoạt động thể lực ở người ĐTĐ type 2: Tác dụng điều chỉnh glucose máu thông qua việc làm giảm tình trạng kháng insulin nhờ: Giảm cân nặng, nhất là những đối tượng thừa cân, béo phì và giảm kháng insulin. [8]. +/ Khuyến cáo hoạt động thể lực cho đái tháo đường típ 2 [11]: - BN nên chọn hình thức hoạt động thể lực phù hợp mà có thể duy trì lâu dài. Đi bộ là hình thức vận động thuận tiện về thời gian và không tốn chi phí. - Đối với đái tháo đường típ 2, chương trình luyện tập thể lực được giám sát có hiệu quả cải thiện kiểm soát đường huyết, giảm nhu cầu thuốc uống đái tháo đường và insulin, giảm và duy trì cân nặng. - Nên tập thể dục 5 ngày mỗi tuần, tốt nhất là thể dục hết các ngày trong tuần. - Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngừng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây thun, nâng tạ). - Có thể thay thế bằng cách chia nhỏ thời gian tập thể dục trong ngày. Ví dụ: đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. - Những hoạt động tăng tiêu thụ năng lượng hàng ngày có lợi cho kiểm soát đái tháo đường: làm vườn, đi bộ lên cầu thang, lau nhà,. - Tránh ngồi kéo dài và mỗi 20 tới 30 phút nên đứng dậy đi lại. - Một số hình thức thể dục khác có lợi ích như thể dục dưới nước phù hợp với người bị thoái hoá khớp: bơi lội, đi bộ nhanh trong nước. 8 */Thuốc điều trị Đái tháo đường type 2: +/Nguyên tắc: - Dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và hoạt động thể lực. - Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì chỉ số huyết áp hợp lý, chống các rối loạn đông mau... - Khi cần thiết thì phải dùng insulin. Mục đích: điều trị bằng thuốc trong ĐTĐ type 2 nhằm giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không béo) và duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần ở mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng sẽ giảm được các biến chứng, cũng như giảm được tỷ lệ tử vong do ĐTĐ [8] Lịch theo dõi và các chỉ tiêu cần đánh giá của người bệnh Đái tháo đường type2 +/Theo dõi thường quy: -Theo dõi định kỳ về sinh hóa để điều chỉnh các chỉ số glucose, lipid, đông máu cho người bệnh ĐTĐ[12]: ●Glucose máu lúc đói: Theo dõi thường xuyên tại nhà. ● Creatinin, urê máu: Thời gian đầu kiểm tra 1 tháng/lần, sau đó có thể 3 tháng/lần. ●Các thăm dò chức năng gan nên được tiến hành trước, trong và sau một thời gian sử dụng một loại thuốc mới. ● HbA1C: Là chỉ số đánh giá kết quả quản lý lượng glucose máu trung thành nhất. Buộc phải làm 3 tháng/lần, nếu không có điều kiện thì 6 tháng/1 lần. Những cơ sở chưa có HbA1C có thể thay bằng theo dõi lượng glucose máu. Trong trường hợp này, glucose máu lúc đói phải luôn < 6mmol/l. +/ Quản lý các bệnh đồng mắc và biến chứng: Điều trị các bệnh phối hợp và các biến chứng nếu có theo hướng dẫn chuyên môn của các bệnh và biến chứng đó ● Micro albumin niệu: Phải được thăm dò ngay khi mới phát hiện ĐTĐ. Sau đó hàng năm phải được kiểm tra tùy theo chỉ định của thầy thuốc. ● Độ ngưng tập tiểu cầu: Được theo dõi khi có chỉ định dùng các thuốc như aspirin và các thuốc chống đông máu khác, thường 3 tháng/1 lần. ● Các chỉ số về lipid máu: Từ 3 đến 6 tháng/1 lần. Trường hợp đặc biệt chỉ định 9 theo tình trạng của người bệnh và nhu cầu điều trị. ●Đánh giá hệ thống hormon đối lập: Thường 1 năm/1 lần. ●Những thăm khám định kỳ khác[6]: ● Khám bàn chân: Khám lần đầu, sau đó từ 3 đến 6 tháng/1 lần. ● Khám đáy mắt: Khám lâm sàng 6 tháng/1 lần với người phát hiện bệnh <5 năm, 3 tháng/1 lần với người phát hiện bệnh >5 năm. Chụp đáy mắt từ 6 đến 12 tháng/1 lần tùy th[8]eo mức độ tổn thương lâm sàng. ● Thăm dò đánh giá chức năng hệ tim mạch: Phải thường xuyên theo dõi số đo HA. Điện tim thường làm 3 tháng/1 lần. ● Chụp X quang tim phổi: Thường làm 6 tháng/1 lần. ● Khám sàng lọc lao ● Kiểm tra, đánh giá tài liệu, theo dõi chế độ ăn uống, chế độ tập luyện, đo chỉ số cơ thể (BMI) thường làm 6 tháng/1 lần. +/ Những chỉ định theo dõi đột xuất - Chỉ định tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu tổn thương của những biến chứng cấp và mạn tính[3]. - Tiêm vacxin: BN ĐTĐ cần được tiêm vacxin phòng Covid – 19 theo lịch tiêm chủng của BYT, tiêm phòng cúm, phế cầu trùng hàng năm. Ngoài ra cũng nên tiêm vacxin phòng viêm gan siêu vi B. 2. Cơ sở thực tiễn tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường. 2.1. Khái niệm tuân thủ điều trị: Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới có nhiều khái niệm về tuân thủ điều trị (TTĐT) và không có một khái niệm chuẩn về tình trạng tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, khái niệm của WHO vẫn được các nhà nghiên cứu áp dụng đó là "Tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ là sự kết hợp của 4 biện pháp: Chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ" 2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị trên người bệnh ĐTĐ Điều trị ĐTĐ đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực thường xuyên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu người bệnh không TTĐT thường dẫn đến thất bại trong điều trị. Dưới đây là một 10 số lý do khiến người bệnh không TTĐT: - Do thuốc điều trị: Người bệnh phải uống quá nhiều thuốc trong một ngày, đặc biệt với những người bệnh được điều trị bằng thuốc uống kết hợp thuốc tiêm và dùng ít nhất 2 loại thuốc trở lên thì với số lượng thuốc và thời gian dùng thuốc kéo dài suốt đời, kèm theo tâm lý sợ đau khi tiêmlà những rào cản lớn tác động đến tuân thủ. Một nguyên nhân nữa phải kể tới là do tác dụng phụ gây hạ đường huyết khi dùng insulin không đúng cách... hoặc các kết quả do các tác dụng không mong muốn của thuốc mang lại cho người bệnh như hạ đường huyết, tăng cân, dị ứng[8]. - Những hạn chế về chế độ ăn liên quan đến sử dụng thuốc: Thời điểm sử dụng nhiều loại thuốc điều trị có liên quan mật thiết đến tới bữa ăn: Có thuốc phải uống sau bữa ăn, có thuốc phải uống xa bữa ăn, có thuốc tiêm phải tiêm vào đúng giờ qui định. Hơn nữa, một số thuốc điều trị còn yêu cầu người bệnh phải ngừng uống rượu bia, điều này cũng gây các khó khăn nhất định cho người bệnh[7]. - Do thiếu hỗ trợ (gia đình, bạn bè): Sự hỗ trợ của người thân trong gia đình và bạn bè của người bệnh là yếu tố quan trọng đảm bảo việc tuân thủ của họ. Những người thân và bạn bè chia sẻ, an ủi, động viên, nhắc nhở, giúp đỡ người bệnh uống đủ số lượng thuốc, đủ liều, đúng giờ và đo đường huyết thường xuyên cũng như giúp người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực đúng cách. Trên thực tế, nhiều người bệnh không thể tự mình đo đường huyết hoặc không tự giác nhớ được cách sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc... đặc biệt khi người bệnh là người cao tuổi. Vì vậy sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè là hết sức cần thiết đối với người bệnh ĐTĐ[8]. - Do gánh nặng về tài chính: Quá trình mắc bệnh kéo dài, phải chi trả chi phí điều trị, trong khi người bệnh không có khả năng tạo ra thu nhập (ở những người cao tuổi) sẽ là gánh nặng tài chính không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả những người khác trong gia đình. Những khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày sẽ không đảm bảo cho sức khỏe thể chất và dễ làm cho người bệnh có những sang chấn về tinh thần dẫn đến chán nản và tuyệt vọng[7]. Một trong những yếu tố tác động lớn đến tuân thủ điều trị là do chất lượng cung cấp dịch vụ y tế, cụ thể là:[5] - Do mối quan hệ giữa bác sĩ và người bệnh: Khi bác sĩ giao tiếp tốt với người 11 bệnh, chỉ rõ lợi ích của các biện pháp điều trị, nhắc lại nhiều lần, thật rõ ràng cho người bệnh và báo trước các tác dụng phụ có thể có hoặc khích lệ người bệnh thì việc tuân thủ điều trị của người bệnh tốt hơn nhiều. - Do hệ thống chăm sóc y tế: Hệ thống chăm sóc y tế có thuận tiện cho người bệnh không? Giờ cung cấp thuốc và các dịch vụ chăm sóc có thuận tiện cho người bệnh không? (như người bệnh phải mất cả buổi sáng thậm chí cả ngày để chờ khám, làm xét nghiệm, chờ lấy kết quả cũng như nhận thuốc) hay người bệnh có tin tưởng vào hệ thống chăm sóc y tế đó không?...[9] Tất cả các lý do trên đều ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh. Khi người bệnh không được giúp đỡ để vượt qua những rào cản trên thì họ thường không TTĐT dẫn đến một loạt các hậu quả nặng nề làm tăng tỷ lệ người bệnh phải nhập viện và tử vong. 2.2. Cách đo lường tuân thủ điều trị Phương pháp lý tưởng để đo lường TTĐT nên đáp ứng được các tiêu chuẩn như: Đảm bảo chi phí thấp, có giá trị, khách quan, dễ sử dụng. TTĐT có thể được đánh giá bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhằm làm giảm các biến chứng của bệnh và tăng hiệu quả trong quá trình điều trị thì việc đánh giá chính xác hành vi TTĐT là vô cùng quan trọng, giúp thầy thuốc theo dõi người bệnh trong điều trị, đưa ra những phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp. Ở chuyên đề này chúng tôi tập trung đánh giá tình trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh, sử dụng phương pháp gián tiếp dựa vào sự trả lời của người bệnh tuy nhiên có kết hợp với định lượng trực tiếp các chỉ số xét nghiệm để đo lường hiệu quả TTĐT. Bảng 1. 2: Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát (n= 160) 12 Nhóm tuổi Giới tính Hoàn cảnh sống Thời gian mắc bệnh Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) < 60 tuổi 105 65.6 > 60 tuổi 55 34.4 Nam 109 68,12 Nữ 51 31,87 Cùng người thân 150 93,75 Độc thân 10 6,25 > 5 năm 102 63,75 < 5 năm 58 36,25 7 4,3 Có Đã bị nhiễm Covid -19 153 147 95,7 91.87 Chưa bị nhiễm 13 8.13 Mắc các bệnh mạn Không tính kèm/BC ĐTĐ Nhiễm Covid- 19 Nhận xét: ĐTNC thuộc nhóm > 60 tuổi(65.6%,) nhiều hơn so với nhóm ĐTNC < 60 tuổi(34.4%). Người bệnh là nữ giới chiếm tỷ lệ (31,87%) thấp hơn so với nam giới (68,12%). Đa số người bệnh sống cùng với người thân (93,75%), chỉ có tỷ lệ rất nhỏ người bệnh sống độc thân (6,25%). Thời gian mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao hơn so với trên 5 năm và đại đa số DTNC có mắc các bệnh mạn tính kèm theo hoặc đã có biến chứng của ĐTĐ. Bên cạnh đó số người bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Ban năm 2022 tỉ lệ bị mắc Covid-19 (91.87%) cao hơn người bệnh chưa mắc Covid-19 ( 8.13%). Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc tuân thủ điều trị của người bệnh, cũng như thể lực, sức khỏe của người bệnh ĐTĐ tuýp II.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan