Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tiếp cần và sử dụng các biện pháp tránh thai và một số yếu tố liên qu...

Tài liệu Thực trạng tiếp cần và sử dụng các biện pháp tránh thai và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 8 tỉnh duyên hải nam trung bộ năm 2013 - 2014

.PDF
120
528
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG PHẠM HỒNG ANH THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 1 TUỔI TẠI 8 TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2013 - 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG PHẠM HỒNG ANH THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 1 TUỔI TẠI 8 TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2013 - 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 TS. Nguyễn Văn Nghị HÀ NỘI, 2014 i LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Y tế Công Cộng của học viên trong hai năm theo học chương trình cao học, chuyên ngành Thạc sỹ Y tế Công Cộng. Với tình cảm chân thành, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn, TS Nguyễn Văn Nghị đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp nhiều ý tưởng cho nghiên cứu, dành thời gian quý báu tận tình chỉ bảo học viên trong toàn bộ quá trình viết đề cương, thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Y tế Công Cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ học viên hoàn thành chương trình học tập. Học viên xin chân thành cảm ơn Bộ môn Sức khỏe sinh sản – Trường Đại Học Y tế Công Cộng, Vụ tổ chức cán bộ, các tỉnh thành nơi học viên tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào nghiên cứu. Học viên xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khuyến khích trên con đường học tập và tất cả bạn bè đồng khóa cao học Thạc sỹ Y tế Công Cộng 16 đã cùng nhau học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong suốt 2 năm qua. Cuối cùng, với những phát hiện trong nghiên cứu này, tác giả xin chia sẻ với tất cả đồng nghiệp đang làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và trên cả nước. Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2014 Anh Phạm Hồng Anh ii MỤC LỤC TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 MỤC TIÊU..................................................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ......................................................4 1.2. Thực trạng tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai. ...........................12 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................25 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................25 2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................25 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................25 2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................25 2.5. Phƣơng pháp trích xuất số liệu nghiên cứu ....................................................26 2.6. Biến số nghiên cứu .........................................................................................26 2.7. Phƣơng pháp phân tích và trình bày số liệu....................................................27 2.8. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................29 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................30 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu .........................................................30 3.2. Thực trạng tiếp cận và sử dụng các BPTT của ĐTNC ......................................... 37 3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng BPTT ......................................................... 46 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................59 iii 4.1. Thông tin chung ..............................................................................................59 4.2. Thực trạng tiếp cận và sử dụng các BPTT của ĐTNC ...................................63 4.3. Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng các BPTT của bà mẹ .........................66 KẾT LUẬN ...............................................................................................................75 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................77 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................79 Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................79 Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................................82 Phụ lục 1: Mô tả dự án gốc ....................................................................................85 Phụ lục 2: Biến số của nghiên cứu.........................................................................91 Phụ lục 3: Bộ câu hỏi định lƣợng phỏng vấn bà mẹ có con dƣới 1 tuổi ...............95 Phụ lục 4: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm .......................................107 Phụ lục 5: Biên bản giải trình chỉnh sửa sau hội đồng bảo vệ .............................109 iv DANH MỤC VIẾT TẮT BCS Bao cao su BPTT Biện pháp tránh thai BHYT Bảo hiểm y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CSYT Cơ sở y tế DCTC Dụng cụ tử cung DVYT Dịch vụ y tế DS-KHHGĐ Dân số – kế hoạch hóa gia đình ĐH YTCC Đại học y tế công cộng ĐTNC Đối tƣợng nghiên cứu KCB Khám chữa bệnh KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch SKSS Sức khỏe sinh sản SPSS Phần mềm phân tích thống kê PTTT Phƣơng tiện tránh thai VUTT Viên uống tránh thai v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thông tin chung về ĐTNC ........................................................................................ 30 Bảng 3.2 : Tình trạng hôn nhân và gia đình ............................................................................. 31 Bảng 3.3 Thông tin chung về chồng ĐTNC ............................................................................. 32 Bảng 3.4: Bảng thông tin về số con, tiền sử thai sản, nạo phá thai của ĐTNC ............. 33 Bảng 3.5: Thông tin về lý do phá thai và ngƣời quyết định phá thai ................................. 33 Bảng 3.6: Bảng thông tin kiến thức về BPTT của ĐTNC .................................................... 35 Bảng 3.7: Dự định sinh thêm con của ĐTNC .......................................................................... 37 Bảng 3.8: Bảng thông tin về thực trạng tiếp cận các BPTT của ĐTNC ........................... 37 Bảng 3.9 : Bảng nguồn thông tin về BPTT ............................................................................... 40 Bảng 3.10: Bảng thông tin về thực trạng sử dụng BPTT của ĐTNC ................................ 44 Bảng 3.11: Bảng thông tin yếu tố thông tin chung ................................................................. 46 Bảng 3.12: Bảng thông tin yếu tố thông tin chung của ngƣời chồng................................. 49 Bảng 3.13: Bảng thông tin về yếu tố kiến thức BPTT của ĐTNC ..................................... 50 Bảng 3.14: Bảng thông tin của việc sử dụng BPTT bất kỳ và các yếu tố tiếp cận BPTT của ĐTNC ............................................................................................................................. 51 Bảng 3.15: Thông tin của việc sử dụng BPTT hiện đại và tiếp cận BPTT ...................... 52 Bảng 3.16: Bảng thông tin của việc sử dụng BPTT và yếu tố thai sản của ĐTNC ....... 53 Bảng 3.17: Bảng thông tin mối liên quan của việc sử dụng BPTT bất kỳ và dự định sinh thêm con của ĐTNC .............................................................................................................. 54 Bảng 3.18: Yếu tố liên quan với sử dụng một số BPTT phổ biến ...................................... 54 Bảng 3.19: Bảng hồi quy logistic xác định các yếu tố liên quan tới việc sử dụng BPTT bất kỳ ...................................................................................................................................... 56 Bảng 3.20: Bảng hồi quy logistic xác định các yếu tố liên quan tới việc sử dụng BPTT hiện đại ................................................................................................................................... 57 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 : Tỷ lệ ĐTNC đã nghe về BPTT ........................................................................... 34 Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ ĐTNC đƣợc hƣớng dẫn sử dụng về BPTT .......................................... 35 Biểu đồ 3.3 : Tỷ lệ ĐTNC khó khăn trong việc sử dụng BPTT .......................................... 36 Biểu đồ 3.4 : Thực trạng sử dụng BPTT bất kỳ của ĐTNC ................................................. 42 Biểu đồ 3.5 : BPTT đã từng sử dụng .......................................................................................... 43 Biểu đồ 3.6 : Lý do không sử dụng BPTT trong 6 tháng tới................................................ 45 Biểu đồ 3.7: Nơi tiếp cận các BPTT (tiếp cận, mua, nhận đƣợc..) ..................................... 39 Biểu đồ 3.8 : Nguồn thông tin BPTT mong muốn nhận ....................................................... 41 vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế sinh đẻ và góp phần nâng cao sức khỏe ngƣời phụ nữ. Việc lựa chọn đƣợc một phƣơng pháp tránh thai phù hợp với các yếu tố cơ địa và công việc sẽ tạo điều kiện để ngƣời phụ nữ sử dụng BPTT đó lâu dài và bền vững [5]. Đề tài nghiên cứu “Thực trạng tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ năm 20132014” đƣợc thực hiện với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng các BPTT của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi, (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các BPTT của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi. Nghiên cứu sử dụng số liệu trích xuất từ dự án “Nghiên cứu các yếu tố liên quan ảnh hưởng tới thúc đẩy bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 8 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ” với thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích bằng phƣơng pháp định lƣợng kết hợp định tính. Nghiên cứu định lƣợng tiến hành với 907 bà mẹ có con dƣới 1 tuổi. Nghiên cứu định tính gồm 10 cuộc phỏng vấn sâu và 10 cuộc thảo luận nhóm gồm 5 bà mẹ có con dƣới 1 tuổi, 5 chồng đối tƣợng nghiên cứu, 5 cán bộ y tế tuyến xã, 5 cán bộ dân số. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 69,8% các phụ nữ hiện đang sử dụng một BPTT bất kỳ, trong đó vòng tránh thai đã đƣợc sử dụng nhiều nhất với 39,4%. Nơi các phụ nữ tiếp cận các BPTT chủ yếu là cơ sở y tế (64,1%) tiếp đến là nhà thuốc (26,2%), CBYT/cộng tác viên dân số (21,8%). Nghiên cứu cũng cho thấy các dân tộc thiểu số khác sử dụng BPTT chỉ bằng 0,6 lần so với dân tộc Kinh (p<0,001). Các hộ gia đình nghèo và cận nghèo chỉ sử dụng BPTT bằng 0,6 lần so với các hộ gia đình trung bình trở lên (p=0,001). Những bà mẹ có BHYT đang sử dụng BPTT chỉ bằng 0,6 lần so với các bà mẹ không có BHYT (p=0,002). Từ những kết quả trên, nghiên cứu đƣa ra một số khuyến nghị nhằm tăng tỷ lệ sử dụng BPTT nhƣ tƣ vấn theo nhóm hoặc tƣ vấn trực tiếp tại cộng đồng cho cả vợ và chồng và cho nhóm dân tộc thiểu số, lồng ghép chƣơng trình KHHGĐ vào các buổi tiêm chủng mở rộng và các buổi họp đoàn thể tại đại phƣơng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh đẻ là thiên chức đặc biệt của ngƣời phụ nữ nhƣng đồng thời sinh đẻ cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ cho sức khỏe ngƣời phụ nữ, nhất là những phụ nữ sinh nhiều con, thời điểm sinh con không hợp lý và khoảng cách giữa các lần sinh quá mau. Việc áp dụng các BPTT hiệu quả sẽ giúp đảm bảo đƣợc khoảng cách sinh con an toàn và phù hợp với điều kiện sinh lý của cơ thể cũng nhƣ điều kiện kinh tế, công việc hàng ngày và nuôi dạy con cái [1]. Tỷ lệ sử dụng các BPTT chung thay đổi tùy theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai trên thế giới (số liệu năm 2011) cho thấy tỷ lệ sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng hoặc chung sống nhƣ vợ chồng, thấp nhất là ở Châu Phi (31%) và ít hơn 25% là ở Trung Phi và Tây Phi, và cao nhất là 70% hoặc cao hơn là ở Châu Âu (70%), Châu Mỹ La Tinh (73%) và vùng Caribbean (73%) và Bắc Mỹ (75%). [46] Ở Việt Nam, trong những năm qua, tỷ lệ sử dụng các BPTT ngày càng tăng lên góp phần quan trọng làm giảm mức sinh. Theo kết quả cuộc Điều tra biến động DS - KHHGĐ 1/4/2012 cho thấy, tỷ lệ sử dụng các BPTT bất kỳ đạt 76,2%. Tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại tại thời điểm 1/4/2012 đạt mức 66,6%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị 5,2% (68,2% so với 63,0%), xu hƣớng này diễn ra trong suốt thập kỷ vừa qua. Tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại khá cao ở các vùng còn khó khăn và lạc hậu về kinh tế - xã hội nhƣ Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (68,3%), Trung du và miền núi phía Bắc (65,8) [11]. Dân số Việt Nam đã đi vào ổn định và đạt đƣợc mức sinh thay thế (2,09) vào năm 2009 [11]. Tuy nhiên, tại mỗi địa phƣơng, tỷ lệ sử dụng các BPTT không đồng đều nhƣ nhau. Vẫn có những địa phƣơng sử dụng BPTT còn thấp, vẫn có 23/63 tỉnh thành chƣa đạt mức sinh thay thế [6]. Năm 2013 dự án: “Nghiên cứu các yếu tố liên quan ảnh hưởng tới thúc đẩy bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và đề xuất các giải pháp tăng 2 cường bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ” đƣợc triển khai với mục tiêu tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới và các mảng yếu tố chăm sóc sức khỏe sinh sản ảnh hƣởng đến bình đẳng giới tại 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với đối tƣợng tìm hiểu chính là bà mẹ có con dƣới 1 tuổi. Số liệu định lƣợng và định tính về tiếp cận và sử dụng các BPTT của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi đƣợc thu thập để tìm hiểu rõ về thực trạng tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai tại địa bàn nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng một phần số liệu đƣợc trích xuất từ bộ số liệu của dự án để nghiên cứu, tìm hiểu về “Thực trạng tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2013-2014”. Từ đó nghiên cứu sẽ đƣa ra các khuyến nghị thích hợp để tăng tỷ lệ ngƣời tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nƣớc. 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi tại 8 tỉnh duyên hải Nam trung bộ 2013 – 2014. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi tại 8 tỉnh duyên hải Nam trung bộ 2013 – 2014. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm về KHHGĐ và biện pháp tránh thai 1.1.1.1. Kế hoạch hóa gia đình Kế hoạch hóa gia đình đƣợc hiểu là “những nỗ lực của các cặp vợ chồng hay cá nhân nhằm mục đích chủ động sinh đẻ về số con và thời gian sinh con theo ý muốn bằng việc áp dụng các BPTT một cách có hiệu quả, nghĩa là nắm vững và sử dụng quyền sinh đẻ của mình” [1], [4]. 1.1.1.2. Biện pháp tránh thai Biện pháp tránh thai là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân làm ngăn cản việc thụ thai ở ngƣời phụ nữ. Các biện pháp tránh thai thƣờng đƣợc áp dụng là thuốc, hóa chất, thiết bị đƣa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa cắt đứt đƣờng đi nhằm ngăn cản tinh trùng gặp trứng giúp cho cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ. [15], [16] Có nhiều BPTT để con ngƣời lựa chọn và cũng có nhiều cách để phân loại nhƣ phân loại theo BPTT hiện đại và tự nhiên, BPTT lâm sàng và phi lâm sàng, BPTT áp dụng theo giới tính…[15], [16]. 1.1.1.3. Các biện pháp tránh thai truyền thống (tránh thai tự nhiên) Là những BPTT không sử dụng các phƣơng tiện, thuốc men mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự nỗ lực và hiểu biết của các cá nhân. [1], [4]  Các BPTT truyền thống cho nữ Tính ngày phóng noãn (tính vòng kinh): Là biện pháp dựa vào vòng kinh, xác định những ngày xa giai đoạn rụng trứng để không có thai khi giao hợp vào những ngày này. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng với những phụ nữ có vòng kinh đều. 5 Theo dõi thân nhiệt, đánh giá chất nhầy tử cung: Đo nhiệt độ hàng ngày vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc đánh giá mật độ hoặc đặc tính chất nhầy cổ tử cung. Thông thƣờng nhiệt độ cơ thể và chất nhày cổ tử cung thay đổi khi phóng noãn. Cho con bú vô kinh: là một biện pháp tránh thai tạm thời dựa vào việc cho con bú mẹ hoàn toàn sau sinh khi chƣa có kinh trở lại và con dƣới 6 tháng tuổi.  Các BPTT truyền thống cho nam: Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng): Đây là phƣơng pháp tránh thai cổ xƣa của loài ngƣời để tránh có thai ngoài ý muốn. Phƣơng pháp này đòi hỏi sự chủ động của nam giới trong lúc giao hợp là chính. Phƣơng pháp này cho phép quá trình giao hợp diễn ra bình thƣờng nhƣng lúc chuẩn bị xuất tinh, ngƣời nam đƣa dƣơng vật ra ngoài cho xuất tinh ngoài âm đạo, không cho tinh trùng vào đƣờng sinh dục nữ nên ngăn cản hiện tƣợng thụ tinh. Kiêng giao hợp (cả nam và nữ): Là biện pháp tránh thai mà có hoạt động tình dục diễn ra xong không giao hợp trong âm đạo. Ƣu điểm của BPTT truyền thống: Các BPTT truyền thống có ƣu điểm chung là không cần phƣơng tiện, thiết bị can thiệp do đó tránh đƣợc những tai biến cũng nhƣ tác dụng phụ. Không phải chuẩn bị trƣớc khi quan hệ tình dục. Nhƣợc điểm của BPTT truyền thống: hiệu quả tránh thai thấp, yêu cầu sự chủ động khi áp dụng các biện pháp, một số biện pháp khá phức tạp và dễ thất bại khi sử dụng. 1.1.1.4. Các BPTT hiện đại  Các BPTT hiện đại dành cho nữ Dụng cụ tử cung: rẻ, sử dụng tiện lợi, thời gian sử dụng lâu dài, hiệu quả tránh thai cao, nhanh chóng có thai sau khi tháo bỏ dụng cụ. Tuy nhiên không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục; cần có sự can thiệp y tế khi đặt vòng; tăng lƣợng máu kinh, nguy cơ viêm nhiễm đƣờng sinh dục. 6 Thuốc tiêm tránh thai: hiệu quả tránh thai cao, tác dụng kéo dài, giảm nguy cơ u xơ tử cung, ngăn ngừa ung thƣ niêm mạc tử cung. Nhƣợc điểm là rối loạn kinh nguyệt, vô kinh; có thai trở lại chậm; không tránh đƣợc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Que cấy là phƣơng pháp tránh thai dùng một hay các que nhỏ nhƣ que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dƣới da. Khả năng tránh thai rất cao, sau khi rút que cấy sự thụ thai phục hồi nhanh chống và hoàn toàn. Tuy nhiên thƣờng hay gây ra phản ứng phụ nhƣ rong kinh, vô kinh… Thuốc uống tránh thai (viên kết hợp): hiệu quả tránh thai cao, nhanh chóng có thai lại sau khi ngừng thuốc; giảm lƣợng máu kinh, đau bụng kinh, giảm nguy cơ chửa ngoài tử cung. Đòi hỏi phải uống vào một giờ nhất định để đảm bảo hàm lƣợng thuốc trong máu; không tránh đƣợc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Biện pháp tránh thai khẩn cấp: có thể giảm tỉ lệ có thai ngoài ý muốn, và bao gồm mọi biện pháp tránh thai sử dụng trong vòng năm ngày sau lần giao hợp không đƣợc bảo vệ. Triệt sản (cả nam và nữ): hiệu quả tránh thai cao, chỉ thực hiện một lần có tác dụng tránh thai vĩnh viễn; không có tác dụng không mong muốn, không ảnh hƣởng đến sức khỏe và đời sống tình dục. Phải đƣợc thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ phƣơng tiện; khó hồi phục sau khi can thiệp; có thể có những tai biến xẩy ra trong và sau khi thực hiện phẫu thuật.  Các BPTT dành cho nam giới: Bao cao su: tránh đƣợc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục; tiện lợi, dễ sử dụng, rẻ tiền. Nhƣợc điểm là nếu không biết sử dụng đúng cách có thể dẫn tới tránh thai thất bại; có thể bị thủng hoặc rách khi sử dụng. Thuốc diệt tinh trùng là chất nonoscinol đặt vào âm đạo có tác dụng hủy diệt hay làm cho tinh trùng bất động. Các triệu chứng dị ứng ít khi xảy ra và nếu có thì chỉ cần ngừng thuốc là hết, thuốc không gây ảnh hƣởng đến thai nhi nếu lỡ mang 7 thai, không làm tổn hại đến chức năng hoạt động của các cơ quan sinh dục. Tuy nghiên hiệu quả tránh thai chƣa thật cao, tỷ lệ thất bại chủ yếu (60%) do sử dụng sai, giá thuốc không rẻ và không tiện mua. 1.1. 2. Khái niệm về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế 1.1.2.1. Khái niệm về tiếp cận dịch vụ y tế Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế là khả năng mà ngƣời sử dụng dịch vụ y tế khi cần có thể đến sử dụng DVYT tại nơi cung cấp [24], [27]. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố chính là: Nhóm các yếu tố về khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế: Nhóm này bao gồm khoảng cách đƣờng đi, chất lƣợng đƣờng xá, phƣơng tiện giao thông thông thƣờng và các biến động thời tiết theo mùa. Tổng hợp lại có thể đo bằng thời gian đi bằng phƣơng tiện thông thƣờng từ nhà đến cơ sở y tế (càng xa, càng tốn thời gian để đến đƣợc cơ sở y tế, càng khó tới đó thì sự tiếp cận về khoảng cách càng thấp). Nhóm các yếu tố về kinh tế: Thông thƣờng, càng nghèo càng bị hạn chế đến với cơ sở y tế. Mức nghèo cũng có thể tuyệt đối và cũng có thể tƣơng đối với mức chi phí cho toàn bộ đợt ốm phải đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh. Sự chênh lệch về thu nhập dẫn đến sử dụng DVYT giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo ở thành thị cũng nhƣ ở nông thôn không giống nhau. Đối với các nƣớc đang phát triển thì yếu tố kinh tế có quyết định rất quan trọng tới khả năng tiếp cận DVYT của ngƣời dân. Nhóm các yếu tố về DVYT: Nhóm này đề cập đến tính thuận tiện về giờ giấc, thời gian mở cửa, tính thƣờng trực, tính sẵn sàng của DVYT mà ngƣời dân cần, đạo đức, thái độ ngƣời cung ứng dịch vụ và chất lƣợng các dịch vụ theo yêu cầu của ngƣời dân. Nhóm các yếu tố văn hóa: Đó là các tập quán về chữa bệnh nhƣ coi trọng chữa bệnh cho nam hơn cho nữ, coi trọng trẻ em hơn ngƣời già, ngại tới gặp thầy thuốc… Các yếu tố về trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa của ngƣời sử dụng DVYT cũng ảnh hƣởng đến quá trình quyết định tiếp cận DVYT. 8 Khái niệm về tiếp cận dịch vụ BPTT (KHHGĐ): "Tiếp cận" của các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thƣờng dùng để chỉ mức độ mà các phƣơng pháp tránh thai thích hợp có sẵn và mức độ mà những ngƣời trong một vị trí nhất định đang tìm kiếm biện pháp tránh thai có thể có đƣợc dịch vụ. Trong một nghĩa rộng, tuy nhiên, khả năng tiếp cận là một khái niệm đa chiều không chỉ bao gồm sự gần gũi về thể chất và thời gian đi lại với các dịch vụ, mà còn liên quan đến chi phí kinh tế, tâm lý và thái độ, nhận thức và nhận thức của khách hàng tiềm năng. [41] 1.1.2.2. Quan hệ giữa tiếp cận và sử dụng dịch vụ Tiếp cận và sử dụng DVYT là hai vấn đề có quan hệ với nhau, ví dụ nhƣ khoảng cách ngắn giữa ngƣời có nhu cầu sử dụng DVYT và nơi khám chữa bệnh thể hiện tính tiếp cận cao, còn việc đến hay không đến đó KCB phụ thuộc vào: giá cả, tính sẵn có, tính liên tục chọn lọc và sự hiểu biết về dịch vụ [26], [33], . Khả năng tiếp cận là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc tiếp nhận thông tin về các BPTT, thực hành sử dụng và ảnh hƣởng đến cả việc ra quyết định ƣu tiên sử dụng loại hình tránh thai phù hợp của ngƣời phụ nữ. Những rào cản có thể có trong việc tiếp cận dịch vụ ở đây bao gồm: khoảng cách địa lý, thời gian chờ đợi và chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn [34]. Về khoảng cách: Đối với y tế xã, nếu tính khoảng cách bằng Km thì khả năng tiếp cận là rất cao. Tuy nhiên, nếu cùng một cộng đồng, khoảng cách nhƣ nhau thì nhà giàu tiếp cận đƣợc dễ dàng hơn do có phƣơng tiện đi lại dễ dàng hơn… còn nhà nghèo không hoặc khó tiếp cận đƣợc do phải đi bộ, đạp xe mất thời gian hơn…[2] Về kinh tế: Điều kiện kinh tế ảnh hƣởng đến khả năng chi trả, nguyện vọng chi trả hay quyết định sử dụng loại dịch vụ nào của ngƣời dân khi sử dụng DVYT. Qua đó biết đƣợc khả năng tiếp cận của họ tới CSYT. [27] Về yếu tố dịch vụ y tế: Thƣờng không đƣợc đo lƣờng bằng các biến định lƣợng nhƣ trên mà bằng các biến định tính, thể hiện nguyện vọng, ý kiến của ngƣời dân đối với CSYT. [3] 9 Về mặt văn hóa: Thông tin, giáo dục truyền thông có vai trò quan trọng trong khả năng tiếp cận DVYT cơ bản. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy những ngƣời có kiến thức nhiều hơn có khả năng tiếp cận DVYT tốt hơn những ngƣời có kiến thức kém. [3] 1.1.2. 3. Mô hình sử dụng DVYT Mô hình sử dụng dịch vụ y tế đã đƣợc Andersen nghiên cứu từ năm 1968 và một số tác giả tổng kết rằng có 3 nhóm yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ y tế tại y tế cơ sở đó là [25], [26], [27]: Yếu tố đặc trƣng cá nhân: Tuổi, giới tính, học vấn, tập quán văn hóa, nghề nghiệp và lòng tin của ngƣời sử dụng DVYT đối với CSYT. Yếu tố khả năng nhƣ nguồn tài chính của gia đình, thẻ BHYT, khả năng tiếp cận, khoảng cách đến CSYT. Yếu tố hiểu biết của ngƣời bệnh: hiểu biết về bệnh tật và đáp ứng của cơ sở y tế đối với bệnh tật của bản thân. Việc quyết định đi KCB tại CSYT là tổng hòa của 3 nhóm yếu tố trên. Sau đó, Fiedler đã mô phỏng mô hình này và điều chỉnh cho có ý nghĩa hơn vào năm 1981 [31]. Từ đó trở đi khi nghiên cứu tiếp cận và sử dụng DVYT khác nhau nhiều nhà nghiên cứu thƣờng đƣa ra mô hình của Fiedler. Theo Fiedler, việc sử dụng các dịch vụ y tế bị ảnh hƣởng ở các yếu tố ở cấp vĩ mô và vi mô. Ông đã xác định các yếu tố vĩ mô bao gồm: Các chính sách y tế, tài chính y tế, con ngƣời (cả dịch vụ y tế công và tƣ nhân), tổ chức và đào tạo tại các cơ sở y tế. Các nhân tố vi mô bao gồm: Đặc điểm của hệ thống CSSK, ví dụ nhƣ tổ chức các cơ sở Y tế, nguồn lực và hoạt động. Đặc điểm về dân số (các nhân tố ban đầu, khả năng và nhu cầu). Sự hài lòng của ngƣời bệnh (loại hình dịch vụ, sự tiện lợi, tính liên tục của dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ, hiệu quả/đầu ra của dịch vụ). 10 1.1.3. Khung lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu Khung lý thuyết của nghiên cứu này về thực trạng sử dụng và tiếp cận các biện pháp tránh thai và một số yếu tố liên quan đến sử dụng biện pháp tránh thai của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi tại 8 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ năm 2013 -2014 đƣợc xây dựng nhằm giải quyết 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng các BPTT của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi, (2) Xác định 1 số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các BPTT hiện đại của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi. Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng các BPTT của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi trong nghiên cứu này đƣợc phân tích dựa trên “Mô hình sử dụng dịch vụ y tế đã đƣợc Andersen” nghiên cứu từ năm 1968 và một số tác giả tổng kết rằng có 3 nhóm yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ y tế tại y tế cơ sở đó là [25], [26], [27]. 11 Khung lý thuyết Kiến thức về các BPTT: - Tiếp cận dịch vụ KHHGĐ: Biết tên các BPTT Biết cách sử dụng các BPTT Biết địa điểm cung cấp BPTT… - Thực trạng sử dụng các BPTT của bà mẹ có con dƣới 1 tuổi tại 8 tỉnh Nam Trung Bộ Yếu tố cá nhân: - Tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo Tình trạng hôn nhân Số con còn sống Giới tính của con Thu nhập, học vấn, nghề nghiệp BHYT Tiểu sử thai sản - Khoảng cách từ nhà đến nơi cung cấp dịch vụ Mức độ tiện lợi của việc đi lại Sự hài lòng về dịch vụ KHHGĐ Mức độ sẵn có của các loại BPTT Tiếp cận truyền thông Nguồn cung cấp thông tin về các BPTT Quan hệ giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và ĐTNC. Giá cả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Lv duong quy...
95
1486
67

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất