Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xu...

Tài liệu Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của việt nam

.PDF
79
207
85

Mô tả:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lời nói đầu Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong vòng 15 năm qua kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới và áp dụng chính sách mở cửa, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn của ngành Nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Từ mục tiêu ban đầu là sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp của ta đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Các sản phẩm nông sản xuất khẩu đã có vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, cụ thể là có tới 4 mặt hàng nông sản liên tục được xếp trong 10 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu các năm 2000 và 2001. Trong hơn 10 năm đổi mới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên: Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1986-1990 đạt 7031,7 triệu USD; giai đoạn 1991-1995 đạt 37403 triệu USD, tăng 5,32 lần so với giai đoạn 1986-1990. Đạt được kết quả đáng khích lệ trờn cú sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng cao su xuất khẩu. Với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) phù hợp với việc trồng cao su trên quy mô lớn, lực lượng lao động dồi dào và vị trí địa lý thuận lợi cho giao dịch xuất khẩu, Việt Nam có đủ lợi thế để phát triển ngành cao su. Trên cơ sở các điều kiện thuận lợi đó, hàng năm ngành cao su Việt Nam tạo ra doanh thu khoảng 2000-2500 tỷ đồng từ mức sản lượng xấp xỉ 200 nghìn tấn, trong đó 80% dành cho xuất khẩu. Lượng giá trị xuất khẩu khá ổn định, khoảng 120-150 triệu USD/năm đã đưa cao su trở thành một trong 4 mặt hàng cây công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở nước ta. Từ năm 1995 tới nay, xuất khẩu cao su luôn chiếm tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cây công nghiệp. Thị trường xuất khẩu của ngành cũng ngày càng được củng cố và mở rộng. Vị thế của Việt Nam trên thị trường cao su thế giới ngày càng được nâng cao. Trong những năm tới đây Việt Nam có khả năng trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su. Trong thời gian qua, thực tiễn sản xuất và xuất khẩu cao su đã bộc lé một số khó khăn, tồn tại như: quy mô xuất khẩu còn hạn chế, trình độ sản xuất yếu kém, chất lượng 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp sản phẩm xuất khẩu chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp... và đặc biệt là công tác phát triển thị trường còn chưa được chú ý đúng mức dẫn đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu của ta thua thiệt nhiều trên thương trường, làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu. Do vậy, việc phân tích đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với mặt hàng cao su xuất khẩu là hết sức cần thiết, mang tính thời sự và cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc. Xuất phát từ quan điểm này, nên em đã mạnh dạn lùa chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM” Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tập trung phân tích, đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam trong những năm qua và triển vọng sản xuất và xuất khẩu cao su trong thời gian tới. Thông qua đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất cao su và phát huy hơn nữa thế mạnh trong hoạt động xuất khẩu cao su. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thị trường và vai trò của hoạt động xuất khẩu cao su trong nền kinh tế quốc dân. Lý luận chung về thị trường và vai trò của hoạt động xuất khẩu cao su trong nền kinh tế quốc dân. Chương 2: Đánh giá thị trường cao su thế giới và thực trạng sản xuất, xuất khẩu cao su của Việt Nam. Đánh giá thị trường cao su thế giới và thực trạng sản xuất, xuất khẩu cao su của Việt Nam. Chương 3:Tiềm năng, định hướng phát triển và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam. Tiềm năng, định hướng phát triển và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích về kinh tế ngoại thương trong những năm tháng em được học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo-tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Do kiến thức thực tế còn chưa sâu, thời gian nghiên cứu không dài và lĩnh vực nghiên 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp cứu khá rộng, bài khoá luận tốt nghiệp này chắc chắn không khỏi nhiều thiếu sót và còn ít nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn. 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG I LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG 1. Khái quát về thị trường và thị trường xuất khẩu 1.1. Khái niệm chung về thị trường Thị trường gắn liền với nền kinh tế hàng hoá có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Tuy vậy, việc tìm ra được quan điểm thống nhất để định nghĩa và khái quát về thị trường vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận của các nhà kinh tế học. Các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm về thị trường trong đó thị trường được xem xét đánh giá dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau: */ Quan điểm 1: Theo quan điểm của các nhà kinh tế chính trị học Mác - Lênin thì “thị trường là một phạm trù kinh tế, nó tồn tại một cách khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường luôn gắn liền với nền sản xuất hàng hoá và hình thái phân công lao động xã hội. Thị trường được coi là sự tổng hoà các điều kiện để thực hiện việc lưu thông hàng hoá. */ Quan điểm 2: Theo Hiệp hội các nhà quản trị Hoa Kỳ thì thị trường là “môi trường hợp tác giữa nhiều tác nhân, lực lượng và điều kiện khác nhau trong đó người mua và người bán đưa ra các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ tới tay người mua”. Quan điểm này cho rằng thị trường là một môi trường bao gồm nhiều yếu tố, lực lượng và các tác nhân khác nhau cùng tác động và tham gia vào tiến trình tiến trình chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán tới người mua. Ở đây thị trường được gắn với một khoảng thời gian và không gian nhất định và nhất thiết phải có đủ hai yếu tố là: người bán và người mua. */ Quan điểm 3: Theo quan điểm marketing thì “thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm tàng cựng cú một mong muốn hay nhu cầu cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn đú”. Quan điểm này đặc biệt chú trọng tới vai trò của người mua, coi người mua là yếu tố quyết định thị trường. Như vậy, mỗi quan điểm được nêu ra ở trên đều tiếp cận khái niệm thị trường trên một phương diện khác nhau, song cả ba quan điểm trên đều cho thấy rất rõ mối quan hệ 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp hữu cơ giữa các yếu tố như sản phẩm, lưu thông hàng hoá và thị trường. Nếu không có thị trường thì không có sản xuất hàng hoá và ngược lại thị trường chỉ hình thành, tồn tại và phát triển trong nền sản xuất hàng hoá. Người bán và người mua được coi là các yếu tố không thể thiếu được của thị trường và đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nên thị trường. Ngoài ra, các quan điểm còn cho ta thấy khái niệm thị trường cũng không thể tách rời phân công lao động xã hội, bởi lẽ phân công lao động xã hội là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hoá; ở bất kỳ đâu và bất cứ khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thi có sự tồn tại của thị trường. Hơn nữa, trình độ chuyên môn hoá của lực lượng sản xuất và phân công lao động còn có ảnh hưởng quyết định tới quy mô thị trường. 1.2. Khái niệm thị trường xuất khẩu: Cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về thị trường xuất khẩu tuỳ theo mục đích và cách tiếp cận. Dưới đây xin đưa ra hai khái niệm chung nhất về thị trường xuất khẩu ở hai cấp độ khác nhau: */ Khái niệm 1: Thị trường xuất khẩu là lĩnh vực trao đổi hàng hoá giữa các đối tác, bạn hàng thuộc các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới dựa trờn phân công lao động quốc tế. */ Khái niệm 2: Thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp là thị trường mà tại đó doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình nhằm đạt được mục đích thu lợi nhuận. Như vậy, cho dù được định nghĩa một cách tổng quát như ở khái niệm 1 hay trên bình diện một doanh nghiệp xuất khẩu như ở khái niệm 2, thì nhìn chung thị trường xuất khẩu trước hết vẫn phải là một “thị trường” với đầy đủ các đặc trưng của một thị trường như: cung - cầu, giá cả, cạnh tranh... Nhưng bên cạnh đó thị trường xuất khẩu cũng có những nét đặc trưng riêng biệt mà các thị trường khác không có, ví dụ như tính “quốc tế”, nghĩa là thị trường nằm ngoài phạm vi một quốc gia hoặc phụ thuộc và phân công lao động quốc tế... Suy cho cùng, vấn đề thực chất của thị trường xuất khẩu chính là khả năng trao đổi sản phẩm xã hội của một quốc gia này với một quốc gia khác về mặt giá trị và giá trị sử dụng. 1.3. Đặc điểm của thị trường xuất nhập khẩu thế giới Trong vòng nửa thế kỷ qua, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang làm 5 Kho¸ luËn tèt nghiÖp thay đổi sâu sắc bộ mặt nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng này đã tạo ra một lực lượng sản xuất hùng hậu và nguồn của cải vật chất dồi dào, đồng thời nó cũng thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia và khu vực trên giới. Hiện nay, trên thế giới đang hình thành và phát triển quá trình xã hội hoá sản xuất, khu vực hoá và toàn cầu hoá thị trường. Trong bối cảnh biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới, thị trường thế giới nói chung và thị trường xuất nhập khẩu nói riêng có một số đặc điểm nổi bật sau: */ Thị trường toàn cầu đang được mở rộng và phát triển mạnh mẽ với xu hướng chủ động hội nhập của các quốc gia. Nhiều quốc gia xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hoá thương mại và tham gia vào các định chế, liên kết khu vực và toàn cầu. Tất cả các yếu tố này đã góp phần làm cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới tăng nhanh, thậm chí còn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tự do hoá thương mại đang dần dần thu hẹp ranh giới giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế. */ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng các mặt hàng nông sản và nguyên liệu truyền thống, tăng tỷ trọng các mặt hàng trang thiết bị máy móc và công nghệ: Trên thị trường thế giới, tuy nhu cầu về nguyên nhiên liệu, lương thực thực phẩm vẫn tăng nhưng tỷ trọng của các mặt hàng này trong tổng kim ngạch buôn bán toàn cầu lại có xu hướng giảm. Các nước đang phát triển và kém phát triển đã và đang đưa ra nhiều chính sách và mô hình phát triển kinh tế nhằm hạn chế sự lệ thuộc vào nước ngoài mà ưu tiên hàng đầu là phát triển và hiện đại hoá ngành nông nghiệp. Nhưng phần lớn các quốc gia này lại thiếu ngoại tệ để nhập khẩu trang thiết bị, máy móc cần thiết để tiến hành công nghiệp hoá trong khi các nước phát triển lại tiếp tục duy trì chính sách bảo trợ nông nghiệp ở mức cao. Tỷ trọng buôn bán của các mặt hàng nguyên liệu truyền thống và có nguồn gốc tự nhiên giảm mạnh, do sự xuất hiện của các nguyên liệu thay thế và các quốc gia cấm hoặc hạn chế xuất khẩu các loại nguyên liệu này. Trong khi đó tình hình buôn bán các mặt hàng dầu mỏ, khí đốt tương đối ổn định, giá cả có xu hướng tăng nhưng không có đột biến. Hiện nay, khoa học kỹ thuật chưa tìm ra được nguồn năng lượng khác có thể thay thế hai mặt hàng này, trong khi nhu cầu tiêu thụ khí đốt và các sản phẩm hoá dầu tăng mà trữ lượng lại có hạn. Do vậy, giá cả sẽ tăng để điều chỉnh cân bằng cung-cầu của nhóm mặt hàng này. Tỷ trọng buôn bán của các mặt hàng trang thiết bị, máy móc tăng mạnh trong vòng hai thập kỷ qua và có chiều hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng với tốc độ 6 Kho¸ luËn tèt nghiÖp chậm hơn. Ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới là Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản sẽ vẫn đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu công nghệ nguồn. Một số nước phát triển khỏc, các nước Đông Âu và nhóm NICs sẽ chiếm thị phần đáng kể trong hoạt động xuất khẩu các công nghệ trung gian. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao công nghệ đã qua sử dụng hoặc công nghệ sử dụng nhiều lao động sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Đây là cơ hội nhưng cũng là một thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. */ Khoa học - công nghệ phát triển nhanh ảnh hưởng tới vòng đời của các sản phẩm trên thị trường. Khoảng cách về thời gian từ khâu nghiên cứu tới ứng dụng vào thực tiễn được rút ngắn, và hàng loạt công nghệ và sản phẩm mới xuất hiện. Vòng đời sản phẩm hàng hoỏ trờn thị trường thế giới tăng lên có tác động đến việc tính toán cơ cấu và quy mô sản xuất cũng như công tác marketing và tổ chức thị trường của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là ở các nước thực hiện chính sách kinh tế mở. */ Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh và không đồng đều giữa các quốc gia, một số quốc gia thực hiện cải cách cơ cấu kinh tế gắn với tiến trình chuyển giao công nghệ, quá trình này cũng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Tuy vậy, muốn nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu để vượt lên trình độ phát triển đòi hỏi các quốc gia phải tính toán, lùa chọn lĩnh vực đầu tư phát triển sao cho vừa có thể khai thác được nguồn nội lực sẵn có trong nước lại vừa tận dụng được các nguồn lực từ bên ngoài. */ Trong trào lưu hội nhập, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra khá nhanh và phức tạp, các nước phải vận động theo trào lưu chung đó là tự do hoá thương mại trên thị trường quốc tế, điều này tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Từng quốc gia cụ thể phải tự xác định cho mình một lộ trình phù hợp nhằm bảo vệ một cách tối đa các lợi ích quốc gia và chủ quyền dân tộc. Tự do hoá thương mại không loại trừ việc áp dụng các chính sách bảo hộ thị trường và nền kinh tế trong nước. Quá trình quốc tế hoá tuy mở ra một thị trường toàn cầu rộng lớn nhưng đồng thời cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các sản phẩm kỹ thuật và địa vị tiền tệ quốc tế. */ Xuất hiện và phát triển xu hướng liên kết, hợp tác giữa các công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu tích tụ và tập trung tư bản, các yêu cầu về nghiên cứu, phát triển và áp dụng các công nghệ mới, cũng như việc tổ chức và phát triển thị trường để giành ưu thế cạnh tranh. Từ đây tạo ra sự hình thành và phát triển của rất nhiều các công ty xuyên quốc gia lớn đi 7 Kho¸ luËn tèt nghiÖp kèm với sự ra đời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các yêu cầu về nghiên cứu, phát triển và áp dụng các công nghệ mới, cũng như việc tổ chức và phát triển thị trường để giành ưu thế cạnh tranh. Điều này đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia lớn, hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế hoặc các lĩnh vực có dung lượng thị trường hay doanh thu lớn. Mới chỉ ba thập kỷ kể từ khi khái niệm “Công ty đa quốc gia” ra đời, đến nay đó có khoảng 30.000 công ty thuộc loại này đang hoạt động trên thị trường thế giới, khống chế gần hết thị trường công nghệ cao cũng như một số hoạt động quan trọng trong thương mại và đầu tư. Tuy vậy, cùng với xu hướng hình thành và phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia là sự ra đời và phát triển rất nhanh của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia một cách rất năng động vào thị trường thế giới. Loại hình doanh nghiệp này là nhân tố chính tạo nên các mạng lưới nối liền dòng thương mại giữa các quốc gia. */ Cuối cùng là lĩnh vực thông tin: trong thời gian qua công nghệ thông tin đó cú những bước phát triển vượt bậc, nó không chỉ làm biến đổi sâu sắc nội dung của hoạt động thương mại mà còn làm cho hình thái tổ chức và nghiệp vụ thương mại trên thị trường thế giới ngày càng hoàn thiện và phát triển. Có thể kể ra một vài ứng dụng của công nghệ thông tin trong mậu dịch quốc tế ngày nay nh- E-commerce, các tiện Ých của Internet, ứng dụng tin học trong hoạt động ngân hàng, thanh toán quốc tế, các dịch vụ viễn thông... 2.Quan điểm của đảng và Nhà nước về mở rộng hoạt động ngoại thương của nước ta trong thời gian qua. Quan điểm của đảng và Nhà nước về mở rộng hoạt động ngoại thương của nước ta trong thời gian qua. 2.1. Ý nghĩa của chính sách phát triển thị trường Không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại độc lập tách rời khỏi các quốc gia khác, đặc biệt là trên bình diện kinh tế. Chính vì vậy, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại (nhất là trong lĩnh vực ngoại thương) là vấn đề hết sức quan trọng trong các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đã được cải thiện và diễn ra tương đối sôi động với mức tăng trưởng khá cao. Công tác tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng thị trường đã được coi trọng và có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành ngoại thương. Có được chính sách thị trường đúng đắn có nghĩa là ta đã đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện khuyến khích và đẩy mạnh hoạt 8 Kho¸ luËn tèt nghiÖp động sản xuất và xuất khẩu, qua đó đảm bảo được kim ngạch nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân và đảm bảo việc khai thác một cách có hiệu quả các lợi thế so sánh của sản phẩm. Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng kớnh thớch cỏc ngành kinh tế phát triển từ đó cải thiện đời sống nhân dân thông qua việc tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập. Ngoài ra, chính sách phát triển thị trường còn là hướng đi quan trọng giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nắm bắt và cập nhật thông tin về thị trường thế giới để từ đó có thể xây dựng được chiến lược tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế và nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại thương. Mục tiêu của chính sách phát triển thị trường không chỉ dừng lại ở việc tạo ra bước phát triển mang tính đột phá cho nền kinh tế trong nước mà cũn cú vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ có chính sách phát triển quan hệ thương mại đúng đắn trong thời gian qua, Việt Nam đã thiết lập và phát triển được các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực và ở các cấp độ khác nhau với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như với nhiều tổ chức quốc tế. Tất cả những thành công này đã được thể hiện rất rõ nét bằng thành tựu phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua. 2.2. Quan điểm của Đảng và NN về phát triển thị trường XK hàng hoá Xu hướng hoà nhập và quốc tế hoá đời sống kinh tế là một yêu cầu tất yếu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nhận thức rõ và đáp ứng nhu cầu của thời đại, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng xác định chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với quan điểm tự do hoá và mở cửa nhằm hội nhập nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới. Quan điểm hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta (như đã được thể hiện rõ trong các văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI-VIII) là “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác đôi bên cùng có lợi, và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Về quan hệ kinh tế đối ngoại ta cũng đề ra phương châm “đa phương hoá quan hệ buôn bán và đa dạng hoá thị trường”, nhằm tăng cường quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới. Mục tiêu của phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá là khai thác mọi tiềm năng sẵn có, tạo ra đối trọng cạnh tranh nhiều chiều, nhiều mặt giữa các đối tác nước ngoài trong quan hệ làm ăn với Việt Nam. Để thực hiện phương châm này một cách có hiệu quả cần lưu ý 9 Kho¸ luËn tèt nghiÖp các điểm sau: */ Thứ nhất: Quá trình đa dạng hoá và đa phương hoá phải được thực hiện với quy mô ngày càng lớn và trên phạm vi ngày càng rộng. Tuy nhiên, cần phải phát triển cú lùa chọn các sản phẩm mòi nhọn và các mặt hàng chủ lực; định hướng và ưu tiên phát triển các thị trường trọng điểm; đồng thời cần phải chọn các đối tác làm ăn có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường... và thật sự muốn đầu tư và phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam. */ Thứ hai: Luôn chú trọng đến hiệu quả, coi hiệu quả là chuẩn mực để lùa chọn đối tác và lĩnh vực hợp tác. Khi đánh giá hiệu quả, cần xem xét đánh giá một cách đồng bộ trên tắt cả các mặt: kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tài chính... Trong điều kiện trước mắt, chúng ta ưu tiên đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội trước sau đó mới xét đến các hiệu quả khác. Tuy vậy, tuỳ theo tình hình thực tế của từng hoạt động hợp tác kinh doanh hay chương trình, dự án cụ thể chúng ta có thể đưa ra cỏc tiờu chí đánh giá hiệu quả hợp lý và toàn diện, phù hợp với mục tiêu đã đề ra. */ Thứ ba: Phải luôn nắm thế chủ động khi tiến hành thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá. Chủ động trong phương hướng phát triển, trong việc xác định giải pháp và tính toán lợi Ých, còng nh- chủ động trong việc ứng phó với những biến động phức tạp của thị trường thế giới. Năm 2001, Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu thể hiện qua việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần làm cho thị trường hàng hoá thông thoáng hơn. Trước đây, chỉ một số doanh nghiệp xuất khẩu đầu mối do Nhà nước quản lý được phép xuất khẩu và tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu đều phải xin giấy phép của Bộ thương mại. Nhưng hiện nay, Nhà nước đã cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước cũng mới ban hành một số chính sách và cơ chế mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Các động thái này là một phần trong cố gắng nhằm giảm thiểu hàng rào thuế quan hay nói cách khác là sẽ áp dụng các loại thuế và phí hợp lý đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu. Đây được coi là một phần quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế. Hiện nay Chính phủ có chủ trương bỏ dần các hàng rào bảo hộ đối với một số hàng hoá sản xuất trong nước, ví dụ như việc điều chỉnh lại thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu, máy móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. 10 Kho¸ luËn tèt nghiÖp II. VAI TRÒ CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. Hoạt động sản xuất, xuất khẩu có một vai trò hết sức quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào, nhất là đối với các nước đang phát triển nh- nước ta. Xuất phát từ một nền kinh tế dựa trờn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản nh- cao su là một trong những nội dung chính trong quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh việc thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, hoạt động xuất khẩu cũn cú cỏc vai trò không kém phần quan trọng khác như: tạo nguồn thu ngoại tệ để tái đầu tư và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thức đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tham gia vào quá trình phân công lao động, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; và góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại... Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu từng vai trò này của hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhằm xác định và đánh giá được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của hoạt động này trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế quốc dân. 1. Sản xuất cây cao su góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Ở nước ta hiện nay, cây cao su là một trong số các cây công nghiệp chủ lực, việc phát triển cao su từ trước tới nay vẫn góp một phần rất quan trọng vào việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nước ta, nhất là các ngành công nghiệp chế biến, vốn vẫn chiếm tới 80% giá trị sản xuất công nghiệp (năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp là 133685,1 tỷ đồng trong đó công nghiệp chế biến là 107220,3 tỷ tương đương với 80,2%). Nguyên liệu cao su vốn rất cần thiết để sản xuất nhựa, săm lốp xe, đồng thời nó còn là một trong bốn loại nguyên liệu xây dựng nền công nghệ hiện đại (cùng với dầu mỏ, than đá, gang thép), sản xuất ra khoảng 5 vạn mặt hàng phục vụ đời sống. 2. Tích luỹ ngoại tệ cho việc nhập khẩu phục vụ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vừa qua, đại hội Đảng VIII cũng đã đề ra mục tiêu “ra sức phấn đấu đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”. Nh- vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ luụn là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Để thực hiện thành công nhiệm vụ to lớn này, chúng ta cần có 11 Kho¸ luËn tèt nghiÖp được một nguồn ngoại tệ hết sức lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị và tư liệu sản xuất phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam thời gian qua đã đem về một lượng ngoại tệ lớn. Chỉ riêng năm 2001 vừa qua , ta đã xuất khẩu được 301 nghìn tấn cao su, trị giá 174,3 triệu USD, chiếm tới 23,6% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cây công nghiệp của cả nước. Hơn thế, đẩy mạnh xuất khẩu cũng góp phần làm tăng các nguồn vốn ngoại tệ khác từ bên ngoài. Trong việc hoàn trả các khoản nợ nước ngoài đã đáo hạn, đẩy mạnh xuất khẩu giúp bảo đảm được uy tín của nước ta để có thể tiếp tục được nhận các khoản vay mới. Thêm nữa, các chủ nợ và các nhà đầu tư thường nhìn vào khả năng xuất khẩu của ta để đánh giá khả năng hoàn trả nợ, cũng như tiềm năng phát triển thương mại. Gần đây, ngành cao su Việt Nam rất được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển nhằm khôi phục hoạt động sản xuất và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Vì vậy hoạt động xuất khẩu cao su thực sự sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tích luỹ đầu tư phục vụ quá trình thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam. 3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thúc đẩy sản xuất phát triển: Trước tiên, xuất khẩu mặt hàng cao su cũng chính là tạo điều kiện thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngay chính ngành sản xuất cây cao su và một phần hiện đại hoá nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Một mặt, xuất khẩu cao su sẽ khuyến khích phát triển các diện tích trồng cao su, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng diện tích và tăng tỷ trọng mặt hàng cao su trong giá trị sản phẩm ngành trồng trọt. Mặt khác xuất khẩu tăng và có hiệu quả sẽ thu hót được các nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài vào chính lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước, hiện đại hoá nền sản xuất . Xuất khẩu cao su tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi: xuất khẩu cao su không những kéo theo các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu phát triển như vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế... mà còn tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như săm lốp, nhựa... và các ngành công nghiệp sản xuất bao gãi, bao bì phát triển. Xuất khẩu cao su còn kích thích các ngành công nghiệp cơ khí, hoá chất... trong nước phát triển cung cấp máy móc, thiết bị, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu... cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra, như đã đề cập ở phần trên, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn ngoại tệ nhập khẩu thiết bị, công nghệ hiện đại phát 12 Kho¸ luËn tèt nghiÖp triển các ngành kinh tế thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu các sản phẩm lấy từ cây cao su tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho ngành sản xuất cao su trong nước phát triển và ổn định. Các sản phẩm được xuất khẩu có nghĩa là chúng không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà cả thị trường thế giới. Đến lượt nó, thị trường được mở rộng sẽ lại duy trì cho sản xuất phát triển. Vậy, xuất khẩu là biện pháp tốt nhất để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với mặt hàng cao su. Ngoài ra, thông qua xuất khẩu, các mặt hàng của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Điều này tạo ra áp lực đòi hỏi chúng ta phải đổi mới, tổ chức lại sản xuất nhằm tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt hơn với giá cả hợp lý hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới. Qua đó, nền sản xuất nông nghiệp của ta sẽ được cải thiện và có những bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt. 4. Sản xuất và xuất khẩu cao su góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm, xoá bỏ các tệ nạn xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Sản xuất cao su trứơc nay vốn đã là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động thủ công. Hiện nay, ngành sản xuất cao su đã đào tạo và tạo việc làm cho trên 150 nghìn lao động. Đó là chưa kể tới việc nếu xuất khẩu cao su được đẩy mạnh sẽ thu hút thờm một số lượng lớn lao động trong các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu như dịch vụ vận tải biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng... Sản xuất và xuất khẩu cao su cũng còn thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển như lắp ráp điện tử, sản xuất và lắp ráp ụ-tụ, xe máy, các ngành công nghiệp chế biến và dịch vô... giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong các ngành này, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và nâng cao mức sống cho nhân dân. Bên cạnh đó, việc sản xuất và xuất khẩu cao su cũng giúp tạo ra thu nhập không phải là nhỏ cho những người lao động hoạt động trong ngành, góp phần cải thiện đời sống cho hơn nửa triệu lao động, thể hiện ở chỗ: phát triển cây cao su góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, phân bố lại dân cư, tạo ra các vùng trồng cao su tập trung nhằm định canh định cư đồng bào các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, xoá bỏ được tệ đốt rừng làm nương rẫy; đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng như giao thông, điện tử, các khu dân cư, khu kinh tế mới... đưa nền văn minh đến cỏc vùng dân tộc cũng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh 13 Kho¸ luËn tèt nghiÖp thần của người dân. 5. Xuất khẩu cao su góp phần củng cố mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, thương mại Trước khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam ít có quan hệ với bên ngoài, đặc biệt là quan hệ kinh tế đối ngoại, cao su nước ta hầu như chỉ được xuất sang Liên Xô (cũ) hoặc các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sau đại hội VI, với chính sách mở cửa và chủ trương làm bạn với tất cả các nước, hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng cao su xuất khẩu nói riêng đã nhanh chóng có mặt ở một số nước khác, chủ yếu là thị trường Trung Quốc và các nước Nam Á thể hiện những mối quan hệ buôn bán, hợp tác kinh tế mới với bên ngoài. Năm 1995, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 100 nước, trong năm đó mặt hàng cao su của Việt Nam đã bắt đầu được xuất sang thị trường Châu Âu. Đến năm 1997, hàng hoá Việt Nam đã được xuất sang 106 nước, trong đó cao su xuất sang hơn 30 nước. Như vậy, mặt hàng cao su xuất khẩu cùng với các mặt hàng cây công nghiệp khỏc đó làm phong phú thị trường xuất khẩu, củng cố và phát triển các quan hệ với các nước nhập khẩu. 6. Phát triển cao su thiên nhiên góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Cao su là loại cây công nghiệp dài ngày thường được trồng thành những vùng chuyên canh rộng lớn trên những vựng cú độ dốc cao. Trong khi đó, đất đồi núi nước ta lại chiếm tỉ lệ lớn (3/4 diện tích tự nhiên) và 1/ 2diện tích này không có rừng bao phủ. Vì vậy, cây cao su tá ra phù hợp và đang được chọn để phủ xanh đất trống, đồi trọc. Không chỉ thế, theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế môi trường, trồng cao su sẽ là một giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái vì loại cây này tăng cường giữ ẩm, cải thiện nhiệt độ trong không khí và trong đất; chống xói mòn, rửa trôi đất; hạn chế tốc độ gió do hình thành các hệ đai rừng, cây che bóng; bảo vệ được nguồn nước; tận dụng được điều kiện thiên nhiên ưu đãi để tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế . 14 Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM I. THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI 1. Tình hình sản xuất cao su trên thế giới Có thể nói, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loại cây công nghiệp khác. Những đặc điểm đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm cao su xuất khẩu cũng như việc đề ra những phương hướng và giải pháp đối với việc phát triển cây cao su, thể hiện ở một số điểm sau: Sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su tuân theo mét chu kỳ đặc trưng cũng như các quy luật riêng nhưng vẫn chịu sự chi phối của qui luật tự nhiên. Năng suất của cây chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên như khí hậu và đất, và phụ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố đó. Cây chỉ phát triển tốt trong một số điều kiện nhất định về khí hậu và đất, nếu không đủ các điều kiện thích hợp đó cây sẽ cho năng suất thấp. Sản xuất cao su mang tính thời vụ lớn. Trong quá trình sản xuất cây cao su, có thời kì nhu cầu tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn rất căng thẳng (như thời kỳ gieo trồng, thu hoạch mủ và chế biến). Ngược lại có thời kì rất nhàn rỗi (thời kì chăm sóc). Chu kỳ của cây cao su khá dài (30 năm) và phải đợi tới năm thứ 5-7 mới có thể tiến hành cạo mủ được, song sau thời gian đó thì có thể thu hoạch liên tục trong 20-30 năm liền. Trong sản xuất cây cao su, thời gian lao động không khớp với thời gian tạo ra sản phẩm. Nghĩa là khi kết thúc một quá trình lao động cụ thể như làm đất, gieo trồng, chăm sóc... chưa có sản phẩm ngay mà phải chờ đến khi thu hoạch. Cây cao su sinh trưởng rất tốt trên đất đỏ bazan hoặc đất xám, thật sâu, không quá cao so với mặt nước biển, bằng phẳng và có độ dốc dưới 8o. Sản phẩm thu được từ cây cao su bao gồm: mủ cao su, gỗ cao su, dầu cao su, ... nhìn chung là đa dạng, khó chuyên chở và bảo quản; hơn thế còn dễ hư hao, dễ giảm phẩm chất, cần đòi hỏi cần được chế biến kịp thời. 15 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Còng như việc sản xuất các cây công nghiệp khác, sản xuất cây cao su có tính chất liên ngành, diễn ra trên phạm vi không gian rộng và phức tạp: Sản xuất cây cao su ở đây không chỉ đơn thuần là sản xuất trồng trọt, mà nú cũn bao hàm cả công nghiệp chế biến. Các hoạt động đó phân bổ trên một không gian rộng lớn, ở nhiều vùng lãnh thổ có những điều kiện về tự nhiên, kinh tế-xó hội cũng như lịch sử, truyền thống rất khác nhau. Vậy, muốn sản xuất và xuất khẩu cao su đạt hiệu quả cao, cần tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan từ sản xuất đến chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. 1.1. Diện tích Hầu hết cao su thiên nhiên đều được lấy từ cây cao su Hevea Brasiliensis, chính vì vậy loại cây này hiện nay được trồng rất phổ biến. Cây cao su Hevea Brasiliensis có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từng mọc hoang dại trên một địa bàn rộng lớn từ 5-6 km2, trên lưu vực sụng Amazon. Năm 1876, cây cao su hoang dại được đưa về trồng ở vườn bách thảo Kew (London) và Srilanka, từ đó phát tán sang nhiều nước khác, đặc biệt là các nước ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm như Đông Nam Á, châu Phi, châu Mĩ la tinh... Đến nay, cao su được trồng ở nhiều nước và diện tích cao su trên thế giới đã vượt quá 9,4 triệu ha (9.434.800) trong đó: Châu Á: 86711,1 nghìn ha, chiếm 91,8% Châu Phi: 529 nghìn ha, chiếm 5,6% Châu Mỹ la tinh : 248,7 nghìn ha, chiếm 2,6% (Nguồn : IRSG, vol 52 , sè 3 , tháng 12/1997). C¬ cÊu diÖn tÝch cao su trªn thÕ giíi Ch©u ¸ Ch©u Phi Ch©u Mü La tinh 16 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bảng 1: Diện tích cao su các nước (tính đến năm 1996) Đơn vị: nghìn ha Tên nước Diện tích Tên nước Thái Lan 1957 Cote d’ivoire Indonesia 3374 Cameroune Malaixia 1649 Nigeria Trung Quốc 592 Brasil Ấn Độ 543 Liberia Việt Nam 400 Campuchia Srilanka 162 Papua New Guinea Philipin 110 Các nước khác (Nguồn: ANRPC, Hiệp hội cao su thiên nhiên thế giới). Diện tích 150 100 260 200 110 52 20 247 1.2. Sản lượng: Từ năm 1990 tới nay, sản lượng cao su có nhiều biến động, bình quân tăng 3,4% /năm. Riờng năm 2001 tổng sản lượng cao su thế giới ước đạt 7006 nghìn tấn, tăng 4,7% so với năm trước. Trong đó, Thái Lan - nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới vẫn duy trì được sản lượng trên 2300 nghìn tấn. Trong năm 2001, sản lượng của Thái Lan đã tăng 2% so với năm 2000. Tiếp tục đà tăng trưởng 7% năm 2000, năm 2001 sản lượng cao su của Indonesia tiếp tục tăng 3% so với cùng kỳ năm trước đạt trên 1500 nghìn tấn. Cũng trong năm nay, ở Malaixia, do nhiều công ty và hộ tiểu điền đã chuyển sang trồng cọ, sản lượng cao su tiếp tục giảm xuống. Trong năm 2001, sản lượng cao su ở đây chỉ là 560 nghìn tấn, giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2000. Sản lượng cao su của Malaixia những năm gần đây liên tục giảm mạnh cho thấy hoạt động sản xuất cao su bắt đầu yếu dần đi ở nước này. Trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục tăng sản lượng do những diện tích trồng cao su đã đến thời kỳ khai thác. Năm 2001, Việt Nam đạt sản lượng 282 nghìn tấn, tăng 4% và Trung Quốc đạt sản lượng 465 nghìn tấn tăng 2% so với năm 2000. Tới năm 2002, dự kiến sản lượng cao su toàn thế giới sẽ tăng lên mức 7760 nghìn tấn, trong đó châu Á chiếm 94%, châu Phi chiếm 4,5%, châu Mĩ la tinh chiếm 1,5%. Thái Lan và Indonesia vẫn sẽ là những nước có sản lượng cao su lớn nhất, chiếm khoảng 50%-60% sản lượng thế giới. Bảng 2: Sản lượng của các nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới. Tổng cộng: 1999 6811 2000 6743 17 Đơn vị : 1000 tấn Ước 2001 7060 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Thái lan 2155 2355 Inđônêxia 1599 1510 Ấn Độ 620 631 Malaysia 769 609 Trung Quốc 460 455 Việt Nam 230 271 Bờ biển Ngà 120 112 Srilanka 97 86 Braxin 70 73 Nigeria 78 65 Các nước khác 613 576 (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam sè 40 ngày 3 tháng 4 năm 2002) 18 2392 1556 650 560 465 282 112 85 75 63 820 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.3. Năng suất: Năng suất cao su bình quân trên thế giới ở mức 10-12 tạ/ha. Ở những nước trồng nhiều cao su nh- Malaixia, Thái Lan, do đầu tư mạnh vào nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất các cây trồng nên năng suất cao su khá cao, trung bình 15-20 tạ/ha. 1.4. Một số nước sản xuất cao su chủ yếu trên thế giới: / Thái Lan: Thái Lan là nước có tốc độ sản lượng cao su tăng nhanh và hiện nay đứng đầu thế giới. Tuy mới bắt đầu trồng cao su cách đây 75 năm, nhưng Thái Lan tiến bộ rất nhanh. Tốc độ trồng cao su trong những năm đầu của Thái Lan là 50000 ha/năm, sau đó giảm xuống 30000 ha/năm vào năm 1979, từ năm 1985 tới nay tốc độ trồng chỉ còn 12000-13000 ha/năm. Nhờ vậy, tới năm 1991, diện tích trồng cao su ở Thái Lan đã là 1866000 ha. 90% diện tích trồng cao su phân bố ở miền Nam và phần còn lại ở các tỉnh miền Đông Thái Lan. Thời kỳ 1970-1990, tốc độ tăng sản lượng là 7,41%/năm, tức là mỗi năm bình quân sản lượng tăng 46,55 nghìn tấn, bằng 45,2% sản lượng cao su tăng hàng năm trong cựng kỡ của thế giới. Từ năm 1991 tới nay, sản lượng bình quân hàng năm là 1800 nghìn tấn. Nguyên nhân chủ yếu của sự thành công trong phát triển ngành cao su là Chính Phủ đó cú chính sách ưu đãi cho các chủ đầu tư sản xuất kể cả khâu trồng trọt và chế biến, công nghệ sản xuất hiện đại phù hợp với tập quán tiêu dùng của thế giới. Điều quan trọng khác là Thái lan đã tạo dựng được thị trường tiêu thụ ổn định, không bị chèn Ðp về giá so với các nước cùng xuất khẩu cao su. / Inđonexia: Inđonexia hiện là nước đứng thứ hai về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới. Đất nước này gồm 13667 đảo lớn nhỏ với diện tích tổng cộng là 1.904.569 km2 trong đó diện tích trồng cao su là 2.327.000 ha. Phần lớn diện tích trồng cao su là ở đảo Samatra, Java, Mađa. Về sản lượng, từ năm 1984 sản lượng cao su ở Indonexia đó đạt trên 1 triệu tấn. Từ năm 1990 tới nay, sản lượng bình quân là 1600 nghìn tấn /năm. Giá trị xuất khẩu cao su của Indonexia chiếm 31% giá trị sản lượng nông nghiệp xuất khẩu hàng năm của cả nước. / Ấn Độ: Trước năm 1999, Ấn Độ còn là nước đứng thứ tư trên thế giới về sản lượng cao su, 19 Kho¸ luËn tèt nghiÖp nhờ nỗ lực vượt bậc nhằm phát triển ngành nông nghiệp này, hiện nay Ấn Độ đã vươn lên đứng ở vị trí thứ ba trên thế giới sau Thái lan và Indonexia. Về sản lượng, thời kỳ 1970-1990, sản lượng cao su của Ấn Độ tăng nhanh, bình quân 6,77%/năm. Từ đó tới nay, sản lượng của Ấn Độ vẫn tăng đều với tốc độ bình quân khoảng 3,67%. Ấn Độ đang cố gắng hết mình để chẳng những tự túc được về nguyên liệu tối cần này cho sự phát triển công nghiệp và cũng có hi vọng tiến đến đủ cao su xuất khẩu ra nước ngoài. / Malaixia: Cho đến năm 1984, Malaixia vẫn còn dẫn đầu thế giới về sản xuất cao su thiên nhiên. Thời kỳ đó, Malaixia là nước có diện tích trồng cao su lớn nhất thế giới, trên 2 triệu ha. Sản lượng cao su lúc bấy giê tăng bình quân 0.56%/năm trong suốt thời kì 1979-1990. Năm 1990, sản lượng cao su của Malaixia là 1420 nghìn tấn, chiếm tới 27,5% sản lượng thế giới, 30,72% sản lượng cao su của châu Á; còn sản lượng xuất khẩu cũng chiếm tới 95% sản lượng sản xuất hàng năm. Những năm gần đây Thái lan, Indonexia, và đặc biệt Malayxia đã chủ trương bỏ bớt diện tích cao su chuyển sang trồng cọ dầu. Sản phẩm cọ dầu dễ tiêu thụ hơn và được giá hơn cao su, sản lượng cọ dầu của Malaixia đã đạt 4 triệu tấn/ năm, trở thành nước xuất khẩu cọ dầu nhiều nhất trên thế giới. Cũng chính vì vậy, sản lượng cao su của Malaixia sụt giảm mạnh. Từ năm 1992 trở đi, sản lượng có 1255 nghìn tấn và Malaixia tụt xuống hàng thứ ba, nhường địa vị số 1 và số 2 cho Thái Lan và Indonexia. Tuy không còn giữ vị trí hàng đầu về sản lượng cao su, Malaixia vẫn còn là nước có nền công nghiệp và khoa học kỹ thuật cao su tiên tiến so với các nước sản xuất cao su khu vực Châu á. / Việt Nam : Đầu thế kỷ XX, người Pháp bắt đầu kinh doanh cao su ở Đông Nam Bé. Trong những năm 1923-1929, họ đã tiến hành trồng thử nghiệm tại Tây Nguyên và đến 1945 đã trồng thăm dò rải rác ở Phủ Quỳ, Nghệ An. Dưới thời Pháp, cây cao su được các nhà tư bản tập trung đầu tư lớn hơn các loại cây trồng khác; diện tích cao su vì thế phát triển rất nhanh: năm 1921-1932 là 8200 ha, năm 1945: 138000ha, tới năm 1963-1965 diện tích cao su ở Việt Nam là 297000ha, đứng thứ 8 trong số 18 quốc gia trồng cao su. Ngay từ khi thống nhất đất nước, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương khai hoang, đầu tư lớn, phát triển mạnh cây cao su có giá trị này. Đến nay, diện tích cao su không ngừng tăng. Năm 2001, cả nước có khoảng 400 nghìn ha cao su trong đó cao su do quốc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng