Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh hưn...

Tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh hưng yên ( khảo sát tại xã hồng nam và xã lý thường kiệt)

.PDF
106
726
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- THÂN THỊ HƢƠNG THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH HƢNG YÊN (Khảo sát tại xã Hồng Nam và xã Lý Thường Kiệt) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Xã hội học Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- THÂN THỊ HƢƠNG THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH HƢNG YÊN (Khảo sát tại xã Hồng Nam và xã Lý Thường Kiệt) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.30.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên". Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành xã hội học cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ từ người thân, đồng nghiệp những người đã luôn ủng hộ, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Mặc dù đã có nhiều có gắng, tuy nhiên luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, do đó tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, bổ sung để tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội,ngày tháng 12 năm 2014 Học viên Thân Thị Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................6 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................8 3. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................14 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................14 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................15 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................16 7. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................17 8. Khung phân tích ........................................................................................19 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 20 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........20 1.1. Một số khái niệm công cụ. ............................................................. 20 1.1.1. Khái niệm chính sách và khái niệm thực hiện chính sách ........ 20 1.1.2. Khái niệm lao động, người lao động......................................... 21 1.1.3. Khái niệm nông thôn, lao động nông thôn................................ 23 1.1.4. Khái niệm đào tạo nghề ............................................................ 25 1.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu .................................... 26 1.2.1. Lý thuyết cấu trúc xã hội........................................................... 26 1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội của nhà xã hội học M. Weber ...... 27 1.2.3. Lý thuyết nhu cầu ...................................................................... 29 1.3. Một số quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ............................................................................... 31 1.3.1. Một số quan điểm chung của Đảng và nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ....................................................................... 31 1.3.2. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ..... 33 1 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................... 38 1.5. Khái quát tình hình lao động và việc làm của lao động tỉnh Hưng Yên .......................................................................................................... 41 1.5.1. Thực trạng lao động, việc làm của lao động tỉnh Hưng Yên .... 41 1.5.2. Trình độ lao động đã qua đào tạo của tỉnh Hưng Yên. ............. 48 CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG TẠI TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY ...........51 2.1. Các chính sách đào tạo nghề thực hiện tại tỉnh Hƣng Yên ........ 51 2.2. Đối tƣợng tham gia đào tạo nghề.................................................. 62 2.3. Loại hình đào tạo nghề .................................................................. 65 2.4. Địa điểm học nghề .......................................................................... 70 2.5. Chi phí đào tạo nghề ...................................................................... 71 2.6. Hiệu quả của chính sách đào tạo nghề ......................................... 74 2.7. Vai trò của các tổ chức xã hội tại địa phƣơng ............................. 78 2.8. Mong muốn học nghề của ngƣời lao động trong những năm tới ................................................................................................................. 85 2.9. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hƣng Yên ......... 88 2.9.1. Thuận lợi ................................................................................... 88 2.9.2. Khó khăn ................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 94 1. Kết luận.......................................................................................................94 2. Khuyến nghị ...............................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100 PHỤ LỤC.................................................................................................................. 104 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Dân số trung bình và tỉ lệ tăng dân số tỉnh Hưng Yên ................... 41 Bảng 1.2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính ............. 42 Bảng 1.3: Tỉ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên so với dân số trung bình........43 Bảng 1.4: Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Nam và ...................... 43 Bảng 1.5: Số lượng và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo loại hình kinh tế....................................... 44 Bảng 1.6: Diện tích đất phân theo loại đất tại tỉnh Hưng Yên ........................ 46 Bảng 1.7: Tỉ lệ thất nghiệp phân theo giới tính .............................................. 47 Bảng 1.8: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính ..................... 49 Bảng 2.1: Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và số lượng người tham gia các chính sách này tại tỉnh Hưng yên .................................................................... 52 Bảng 2.2: Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và số lượng người tham gia các chính sách này tại xã Lý Thường Kiệt và xã Hồng Nam................................ 56 Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của người dân nhận được hỗ trợ về các chính sách đào tạo nghề .................................................................................................... 58 Bảng 2.4: Nguyên nhân người được hỗ trợ không hài lòng ........................... 59 Bảng 2.5: Nguyên nhân đáng lẽ được hưởng chính sách nhưng lại không được hưởng............................................................................................................... 61 Bảng 2.6: Đối tượng được hỗ trợ các chính sách về đào tạo nghề ................. 63 Bảng 2.7: Các đơn vị và nghề đào tạo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2013 .........65 Bảng 2.8: Loại hình đào tạo và số lượng người tham gia ............................... 69 Bảng 2.9: Nơi học nghề................................................................................... 70 Bảng 2.10: Kế hoạch phân bố vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề tỉnh Hưng Yên năm 2013 ............................................. 72 Bảng 2.11: Chi phí học nghề ........................................................................... 73 3 Bảng 2.12: Vai trò của các tổ chức xã hội tại địa phương .............................. 78 Bảng 2.13: Nguồn hỗ trợ khi gặp khó khăn .................................................... 81 Bảng 2.14: Nguồn thông tin về lớp đào tạo nghề ........................................... 83 Bảng 2.15: Nguồn giúp đỡ để được học nghề................................................. 84 4 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Hiệu quả của chính sách hỗ trợ học nghề đối với việc học nghề .... 75 Biểu 2.2: Hiệu quả của khóa học nghề đối với quá trình làm việc ................. 76 Biểu 2.3: Dự định học nghề trong 1 năm tới................................................... 86 Biểu 2.4: Ngành nghề dự định học trong 1 năm tới ........................................ 87 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập các tổ chức Thương mại WTO, ASEM. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 36,1465 triệu lao động nông thôn, chiếm 70,3% trong tổng số lao động của cả nước, trong đó lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,0% lực lượng lao động toàn xã hội [20]. Ngoài ra, hằng năm lại có thêm gần 1 triệu người đến tuổi lao động bổ sung vào đội ngũ lực lượng lao động. Đây là lực lượng lao động có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và sự ổn định chính trị của đất nước. Song thực tế hiện nay, lực lượng lao động nông thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, hầu hết các kiến thức, kinh nghiệm người lao động sử dụng đều thông qua sự đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc và sự truyền dạy lại của các thế hệ trước. Với những kinh nghiệm này, họ không thể đáp ứng được với những yêu cầu của công việc phi nông nghiệp, 6 nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Chất lượng của nguồn nhân lực vốn được xem là khâu then chốt để nâng cao tính bền vững của nền kinh tế, của phát triển xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế hay nói đúng hơn là vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Mặt khác vấn đề đào tạo nghề và sử dụng lao động đã được đào tạo đang còn nhiều bất cập như: Các trường đại học, cao đẳng ồ ạt mở rộng đào tạo đến cả bậc trung cấp nghề, nhưng hầu hết trang thiết bị của các trường nghề đều rơi vào tình trạng lạc hậu. Có những trường nghề hiện nay còn dùng các loại máy móc những năm 60 - 70 của thế kỷ 20 được nhập từ các nước Ðông Âu; đội ngũ giáo viên cũng chưa thật sự đủ mạnh để có thể truyền nghề cho học sinh của mình. Từ thực tiễn công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy một nghịch lý tồn tại hiển nhiên "thừa thầy thiếu thợ", chưa kể tâm lý học trung cấp rất khó tìm được việc làm, nếu có thì thu nhập cũng ở mức rất thấp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án 1956 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” nhằm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông thôn và hoàn thành mục tiêu chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là "chìa khóa" thành công cho nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia. Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với việc làm, thu nhập và đời sống của người nông dân. Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế phải đồng nghĩa với trang bị nghề mới và tạo việc làm mới cho người lao động. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mục tiêu xây dựng nông thôn mới..., chỉ có thể thành công khi lực lượng LĐNT 7 vững tâm với nghề nghiệp, với nguồn thu nhập đủ để bảo đảm cuộc sống. Sau 4 năm thực hiện, đề án 1956 đã mang lại hiệu quả tích cực đối với người dân nông thôn, giúp người dân tìm được việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Hưng Yên là một tỉnh có nhiều khu công nghiệp thu hút lao động tham gia, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả do công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại, việc phát triển khu công nghiệp địa phương đã làm cho nhiều người dân bị mất đất, mất phương tiện sản xuất. Yêu cầu đào tạo nghề cho người dân để họ tìm kiếm việc làm, chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp của địa phương sang công nghiệp, dịch vụ là một yêu cầu cấp thiết. Chính vì vậy, khi đề án 1956 của Thủ tướng chính phủ được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu các sở, uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình cùng tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để mục đích của đề án đạt được kết quả cao nhất, mang lại hiệu quả thiết thực với người dân. Vậy, việc thực hiện đó được tiến hành như thế nào? Kết quả ra sao? Người dân có hài lòng với các chính sách được hưởng không? Quá trình thực hiện có thuận lợi và khó khăn gì không? Để trả lời những câu hỏi đó tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên” làm chủ đề nghiên cứu trong luận văn của mình. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Kể từ khi đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án 1956) được ban hành, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Đã có một số luận án 8 tiến sỹ và bài báo bàn về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn đối với vấn đề này. Về thực trạng đào tạo nghề cho lao động nói chung và cho lao động nông thôn nói riêng, hiện nay có các công trình nghiên cứu, các bài viết như: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Văn Đại; “Việc làm cho người lao động ở các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” của Trần Đình Chín; “Đào tạo nghề cho nông dân trong thời kì hội nhập quốc tế” của TS Nguyễn Tiến Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; “Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nước ta hiện nay” của Nguyễn Việt Quân – tạp chí Cộng sản; “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 3 năm nhìn lại” của Mai Phương trên Tạp chí Cộng sản. Những công trình nghiên cứu trên cung cấp cho tác giả luận văn một cái nhìn tổng quát về thực trạng việc làm cho lao động nông thôn, nhu cầu đào tạo cũng như giải pháp để thúc đẩy việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Điểm chung của các công trình này đều nêu ra được các vấn đề còn tồn tại trong công các đào tạo nghề: “Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn cầm chừng, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các cấp, công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhiều nông dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đào tạo nghề nên không mặn mà với các trung tâm dạy nghề.” Đây chính là những nguyên nhân khiến cho công tác đào tạo nghề chưa thực sự hiệu quả. 9 Với nghiên cứu “Đào tạo nghề cho nông dân trong thời kì hội nhập quốc tế” Nguyễn Tiến Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề đã nêu lên những kết quả bước đầu thực hiện đề án 1956. Cũng nói về thực trạng đào tạo nghề, Nguyễn Việt Quân với công trình nghiên cứu“Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nước ta hiện nay” đã nêu lên yêu cầu cấp thiết của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời dự báo tình hình lao động trong những năm sắp tới. Cùng với những bài viết của hai tác giả trên, với việc nhìn nhận kết quả thực hiện đề án 1956 trong ba năm từ 2010 đến 2013 với những con số thống kê chính sách, cung cấp cho người đọc một cái nhìn cụ thể về kết quả mà đề án mang lại: “Hoạt động dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn không chỉ huy động các cơ sở chuyên dạy nghề mà còn thu hút được sự tham gia của các viện nghiên cứu, các trường đại học; sự tham gia giảng dạy của những lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp; những nghệ nhân, người có tay nghề cao trong các làng nghề… Bản thân người nông dân và lao động nông thôn là những đối tượng được thụ hưởng chính sách cũng đã tích cực, ủng hộ chủ trương của Chính phủ, từ việc xác định được nhu cầu học nghề của mình phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến việc tham gia đầy đủ các khóa đào tạo. Tại những địa bàn nghèo, các doanh nghiệp ngoài việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, còn hỗ trợ đầu tư các công trình xã hội, như trường học, xây dựng đường liên thôn, liên bản…, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới”. Tuy nhiên, với những số liệu, với những thông tin mà ba bài viết này cung cấp, còn rất nhiều khía cạnh của đào tạo nghề vẫn chưa được nhắc tới như loại hình đào tạo nghề, vai trò của các tổ chức xã hội tại địa phương… Về những vấn đề tồn tại trong công tác đào tạo nghề có bài viết “Những vẫn đề đặt ra trong công tác đào tạo nghề hiện nay” của Doãn Huy và “Nan giải công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn” của Thắng 10 Trung – Tạp chí Cộng Sản cung cấp cho người đọc những vấn đề còn tồn tại trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay. Điều này, xuất phát từ chính bản thân người học và người dạy –những nhân tố đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện thành công công tác đào tạo nghề. Đó là: “Người học chưa thực sự mặn mà với chính sách đào tạo nghề, cơ sở vật chất yếu kém, đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ hữu thiếu, cán bộ quản lý dạy nghề còn hạn chế về năng lực chuyên môn”. Ngoài ra, bài viết “Những vẫn đề đặt ra trong công tác đào tạo nghề hiện nay” của Doãn Huy còn nêu ra một số bất cập của đề án 1956 đó là: “Việc triển khai công tác này còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, ngành kinh tế; thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới, một số nơi, dạy nghề còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp, chưa phù hợp với nhu cầu người học và người sử dụng lao động.” Về các giải pháp để thúc đẩy việc thực hiện đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng có các công trình nghiên cứu, các bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nghề cho học sinh bậc phổ thông bậc trung học ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp” của Phạm Văn Sơn; Phan Chính Thức với “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, “Xây dựng mô hình giáo dục nghề nghiệp cho học sinh sau THCS vùng nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Việt Quân; Triệu Đức Hạnh với đề án “Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên”; “Cải tiến dạy học nghề tiện trong các trường chuyên nghiệp và dạy học tại TPHCM” luận án Tiến sĩ giáo dục của Nguyễn Trần Nghĩa; “Nâng cao vai trò của cơ sở đào tạo trong dạy nghề cho người lao động” của Phương Mai – Tạp chí Cộng Sản. Những bài viết trên đã đưa ra những hương hướng và giải pháp đào tạo nghề cho lao 11 động nông thôn trong những năm tới. Để hoạt động đào tạo nghề ngày càng đi vào đời sống thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân thì: “ Phải có sự “vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa phương; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và có hiệu quả thiết thực; Cần phải giải quyết vấn đề đầu ra sản xuất; Chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công; Phải đào tạo về tác phong làm việc cho người lao động (tác phong công nghiệp…)”. Sau 02 năm triển khai đề án, Chính phủ đã có những đánh giá chung về hiệu quả của đề án 1956 như sau: Qua 02 năm thực hiện, Đề án 1956 đã được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với các mô hình sản xuất mới, tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập của người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nhiều nơi đã có thành công bước đầu trong việc thực hiện mô hình thí điểm và đã có nhiều bài học tốt. Số lượng lao động nông thôn được học nghề theo Đề án khoảng 800 ngàn người, đạt 90% so với kế hoạch, cơ bản đạt được mục tiêu khởi động Đề án trong 2 năm đầu tiên thực hiện. Các Bộ, ngành liên quan, các địa phương đã hoàn thiện cơ bản các văn bản hướng dẫn; thực hiện cơ chế phối hợp hiệu quả về quản lý đề án: Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện tốt vai trò thường trực Đề án, tổ chức có hiệu quả dạy nghề phi nông nghiệp có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp. Ngành Nông nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo dạy nghề nông nghiệp, trong đó huy động hệ thống khuyến nông tham gia tích cực cùng với các cơ sở dạy nghề khác. Ngành Nội vụ thực hiện tốt việc bồi thường, đào tạo cán bộ, công chức xã theo tiến độ của Đề án. Các Bộ, cơ quan, các hội có chức năng tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn đã tích cực tham gia thực hiện. 12 Đã có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt Đề án của địa phương mình, có 86% các tỉnh, thành phố có Ban Chỉ đạo, với 73% xã có Ban Chỉ đạo. Công tác thông tin tuyên truyền đã được tăng cường, hoạt động hiệu quả thông qua hệ thống thông tin truyền thông ở các cấp, Kênh truyền hình Nông nghiệp - Nông thôn VTC16 thuộc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã có hoạt động hiệu quả về công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương chưa đi sâu, đi sát chỉ đạo, quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Đề án. Sau khi Chiến lược phát triển nguồn lực và quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 được phê duyệt, nhưng đến nay vẫn còn 09 tỉnh chưa phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực; còn 01 tỉnh chưa có Đề án thực hiện Quyết định số 1956; gần 70% số huyện chưa có cán bộ chuyên trách về dạy nghề. Công tác quy hoạch nhân lực, xây dựng kế hoạch triển khai Đề án chưa tốt nên còn có tình trạng có nơi nhu cầu lao động học nghề cao nhưng lại thiếu nơi học; có nơi tổ chức lớp học quy mô lớn nhưng có ít học viên tham gia. [27]. Nhìn chung, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang ngày càng được Đảng và Nhà nước giành nhiều sự quan tâm hơn. Những công trình nghiên cứu, những bài viết xoay quanh vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng nhiều. Nhưng những nghiên cứu, những bài viết này chủ yếu được tiếp cận theo khía cạnh giáo dục, khía cạnh kinh tế chứ ít có nghiên cứu xã hội học về vấn đề này. Với những công trình nghiên cứu tiếp cận theo khía cạnh giáo dục học thường nhấn mạnh đến phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên, nội dung đào tạo nghề. Với những công trình nghiên cứu tiếp cận theo khía cạnh kinh tế các nhà nghiên cứu thường chú trọng đến khía cạnh kinh tế của quá trình đào tạo nghề. Trong đề tài của mình, tôi cũng tiếp cận vấn đề theo khía cạnh giáo dục (loại hình đào tạo nghề), khía cạnh 13 kinh tế (chi phí đào tạo nghề) tuy nhiên tôi chú trọng nhiều hơn đến chính sự tham gia của người lao động nông thôn trong quá trình đào tạo nghề thông qua việc xem xét các mong muốn của họ về việc đào tạo nghề. 3. Ý nghĩa nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa lý luận Vận dụng một số lý thuyết Xã hội học như phương pháp luận Mac xit, lý thuyết cấu trúc xã hội, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết nhu cầu…vào giải thích và phân tích thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên thông qua các kết quả thu được trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu. Đồng thời đề tài được coi như là một luận chứng góp phần làm sáng tỏ hơn cho những lý thuyết đó. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất những khuyến nghị để những chính sách này đưa lại hiệu quả cao hơn cho người dân lao động. Đề tài sẽ bổ sung và làm phong phú thêm hệ thống các báo cáo khoa học, làm nguồn tài liệu tham khảo cho các tác giả với những công trình liên quan đến tìm hiểu thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài làm rõ thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đó đưa ra các khuyến nghị về 14 giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhận diện những chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang triển khai tại Hưng Yên hiện nay; - Mô tả thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên thông qua việc làm rõ đối tượng tham gia đào tạo nghề; loại hình đào tạo, chi phí đào tạo nghề, hiệu quả của việc đào tạo nghề; vai trò của các tổ chức xã hội tại địa phương và mong muốn học nghề của người lao động trong thời gian tới; - Đưa ra một số khuyến nghị để việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên mang lại hiệu quả cao hơn. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên. Khách thể nghiên cứu: Lao động nông thôn tại 02 xã: Hồng Nam – thành phố Hưng Yên và xã Lý Thường Kiệt – huyện Yên Mỹ. Cán bộ xã Hồng Nam và xã Lý Thường Kiệt Người đứng đầu một số tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn thanh niên, hội phụ nữ…) 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên và xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 15 - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2014 – 6/2014. - Phạm vi nội dung: Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn bao gồm rất nhiều nội dung, nhưng trong khuôn khổ của luận văn thực trạng đó được làm sáng tỏ thông qua việc làm rõ đối tượng tham gia đào tạo nghề, loại hình đào tạo, vai trò của các tổ chức xã hội tại địa phương, chi phí đào tạo nghề, hiệu quả mà đào tạo nghề mang lại cho người học và mong muốn học nghề của người lao động trong thời gian tới. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên như thế nào? Có những thuận lợi và khó khăn nào trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên? Có những khuyến nghị nào để chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho người dân? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu 1- Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề chưa thu hút được sự tham gia của người lao động. 2. Đối tượng tham giao đào tạo nghề không đa dạng, loại hình đào tạo nghề được đào tạo nhiều nhất là đào tạo nghề ngắn hạn, các tổ chức chính trị ở địa phương có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, chi phí đào tạo nghề cao và đào tạo nghề chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho người lao động. 3. Sự quan tâm của đảng và chính quyền địa phương, vai trò của các tổ chức xã hội là những thuận lợi trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo 16 nghề và không xác định được nhu cầu đào tạo của người lao động, không có đầu ra cho sản xuất, chính quyền xã không được quản lý là những khó khăn trong quá trình thực hiện. 4. Để việc đào tạo nghề hiệu quả hơn cần có những giải pháp đồng bộ từ chính quyền cấp tỉnh, cấp xã đến cả chính người lao động nông thôn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phân tích tài liệu Phân tích tài liệu thứ cấp Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua các nghiên cứu về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cả nước và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Đồng thời, qua đó có được sự so sánh, đối chiếu làm phong phú nội dung đang tiến hành tìm hiểu. Phân tích tài liệu sơ cấp Những thông tin định lượng của luận văn chủ yếu phân tích lại theo số liệu khảo sát của đề tài: “Định hướng hoàn thiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta trong điều kiện mới” do GS.TS Phạm Tất Dong chủ nhiệm, các cán bộ, giảng viên, các nghiên cứu sinh và học viên cao học khoa Xã hội học tham gia nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau: lao động - việc làm, an sinh xã hội….nhằm mục đích hoàn thiện chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong luận văn tôi chủ yếu phân tích cụ thể số liệu khảo sát về lao động - việc làm của người dân tại tỉnh Hưng Yên, chú trọng đến nội dung của đào tạo nghề. Phiếu trưng cầu ý kiến về lao động - việc làm tại tỉnh Hưng Yên gồm 4 nội dung chính: (1) Thông tin chung; (2) Thông tin cơ bản về điều kiện sống của gia đình; (3) Chính sách hỗ trợ học nghề; (4) Lao động - việc làm. Số lượng phiếu thu thập từ 02 xã là 175 phiếu, trong đó: 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan