Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển du lịch ở việt nam...

Tài liệu Thực trạng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển du lịch ở việt nam

.PDF
31
133
64

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế giới. B à i th ả o l u ận của nhóm em đề cập đến những nhận thức cơ bản về "Thực trạng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam". Do sự hạn chế về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của cô giáo. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA DU LỊCH VIỆT NAM 1.1. Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trước khi hội nhập WTO 1.1.1 Lịch sử hình thành ngành du lịch Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5/6/1951. Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958. Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm viếng Đông Dương"với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch như việc phát hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm 1974. Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam được tính là ngày 09/7/1960. Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam. Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch. Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam. 1.1.2 Quá trình phát triển ngành du lịch trước khi gia nhập WTO Từ năm 1960 đến 1975: Du lịch Việt Nam hoạt động chủ yếu là đón tiếp các đoàn khách của Đảng và Nhà nước phục vụ cho quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng đất nước. Từ năm 1975 đến 1990: Ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở Du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở, thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Du lịch . Trong giai đoạn này, du lịch đã góp phần tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch giao lưu hai miền Nam - Bắc, thiết thực góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Ngành Du lịch đã phát triển thêm một bước, hoạt động có kết quả tốt, đặt nền móng cho ngành Du lịch bước vào giai đoạn mới. Giai đoạn từ 1990 đến nay: Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên đôi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất luợng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Năm 2001 đến 2007, tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm, nhưng do năng động, cố gắng vượt khó, chủ động áp dụng các biện pháp tháo gỡ táo bạo, kịp thời, nên lượng khách và thu nhập hàng năm vẫn tăng trưởng 2 con số. Dưới đây là số liệu thống kê về một số chỉ tiêu trong du lịch trong giai đoạn từ 1990 đến 2006: * Năm 1990: cả nước chỉ có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng, thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng, chỉ đón hơn 200.000 lượt khách quốc tế, cả khách quốc tế và nội địa là 250.000 *Giai đoạn từ 1995 đến 2003: lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch tăng từ 610.000 lên 1.238.500 lượt khách. * Năm 2004: Trong tháng 12 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 283.626 lượt người. Cả năm 2004, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2.927.876 lượt người, tăng 20,5% so năm 2003. * Năm 2005: Trong tháng 12/2005 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 308.257 lượt. Trong cả năm 2005 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.467.757 lượt, tăng 18,4% so với năm 2004. * Năm 2006: Trong tháng 12/2006 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 324.625 lượt. Tổng cộng trong 12 tháng lượng khách quốc tế ước đạt 3.583.486 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2005. Lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế năm 1990 lên hơn 3,58 triệu lượt khách vào năm 2006. Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13 ngàn tỷ đồng, đến năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng. Khẩu hiệu ngành du lịch 2001-2004: Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới 2004-2005: Hãy đến với Việt Nam 2006 - nay: Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn 1.2. Sự phát triển du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế khác và những thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Số doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch. Sự phát triển đó được thể hiện dựa trên các số liệu về lượng du khách, doanh thu và các hoạt động về du lịch mà Việt Nam đã tổ chức được. *Năm 2007: Nước ta lần đầu tiên đạt 4,23 triệu lượt khách quốc tế. GDP du lịch chiếm khoảng 4% GDP cả nước (theo cách tính của WTO thì con số này là 9%). Trong tháng 12/2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 354.000 lượt. Tổng cộng trong cả năm lượng khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 16,0% so với năm 2006. Du lịc nước Ta trong năm này đã có 10 sự kiện tiêu biểu:  Thành công của Năm du lịch quốc gia "Về thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"  Ngành du lịch đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu  Quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN  Tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch VN - Lào - Campuchia và Hội chợ Du lịch chủ đề "3 quốc gia, 1 điểm đến"  Chương trình vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long  Khảo sát xây dựng sản phẩm, các tour du lịch mới  Festival hoa Đà Lạt thành công  Bùng nổ các dự án đầu tư FDI vào du lịch  Mười năm hoạt động của trang web ngành  Khách du lịch đến miền Trung tăng trưởng cao. * Năm 2008:Trong tháng 12/2008 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 375.995 lượt. Tổng cộng trong cả năm 2008 lượng khách quốc tế ước đạt 4.253.740 lượt, tăng 0,6% so với năm 2007. Những sự kiện tiêu biểu năm 2008 là:  Năm du lịch miệt vườn: Sự kiện chủ đạo, xuyên suốt về du lịch năm 2008 là Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long. Đến với Cần Thơ, du khách thăm vùng châu thổ trù phú, sông rạch chằng chịt với hệ sinh thái đa dạng,        những di tích văn hóa phong phú của cộng đồng dân tộc Hoa, Khmer, Chăm. Du lịch về cội nguồn: Đây là năm thứ tư, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai phối hợp tổ chức du lịch về cội nguồn, quảng bá các sự kiện văn hóa du lịch độc đáo của vùng. Festival Huế 2008 Bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới. Bắn pháo hoa quốc tế dọc hai bên bờ sông Hàn vào thời điểm TP Đà Nẵng tổ chức các lễ hội như Liên hoan Văn hóa Du lịch biển, lễ hội "Gặp gỡ Bà Nà"... Thi hoa hậu du lịch 2008 Hoa hậu Hoàn vũ quốc tế tại thành phố Nha Diễn đàn du lịch các nước ASEAN và TRAVEX 2009: Đây là sự kiện thường niên về du lịch có uy tín và quy mô lớn nhất trong khu vực. *Năm 2009: Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 376,400 lượt. Tính chung cả năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Các hoạt động du lịch tiêu biểu năm 2009 là:  Diễn đàn Du lịch ASEAN 2009 (ATF-09). Chương trình kích cầu du lịch "Ấn tượng Việt Nam".  10. Vịnh Hạ Long vào vòng chung kết Cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) được công nhận và xếp hạng vịnh đẹp thế giới.  Năm Du lịch Tây Nguyên với chương trình Lễ hội Festival hoa Đà Lạt năm 2009.  Lễ hội cồng chiêng Gia Lai  Lễ hội cà phê Đắc Lắc lần thứ 2  Lễ hội Rượu trắng Đắk Nông; Cuộc thi pháo hoa Quốc tế tại Đà Nẵng  Lễ hội biển Nha Trang  Những ngày văn hóa du lịch Mê Công - Nhật Bản ở Cần Thơ  Đại hội Thể thao trong nhà châu Á lần thứ 3  Hội chợ thực phẩm và khách sạn TP Hồ Chí Minh  Chương trình "3 nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia - một điểm đến" tại TP Hồ Chí Minh. * Tính đến tháng 8/ 2010: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 427.935 lượt, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 8 tháng năm 2010 ước đạt 3.348.456 lượt, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2009.  Năm 2010 cũng diễn ra nhiều sự kiện quan trọng: Sự kiện "Năm Hà Nội", Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội  Festival Huế  Cuộc thi Hoa hậu Thế giới tại Nha Trang   Liên hoan phim quốc tế Liên hoan múa rối và xiếc quốc tế Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13 ngàn tỷ đồng, đến năm 2009, thu nhập từ du lịch tăng từ 6,5 đến 9% so với năm 2008, đạt từ 68.000 đến 70.000 tỉ đồng. Tổng cục Du lịch dự kiến, trong năm 2010, ngành du lịch cả nước sẽ đón khoảng từ 4,5 đến 4,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng từ 18 đến 21% so với năm 2009; Lượng khách nội địa trong năm 2010 sẽ đạt khoảng 28 triệu lượt khách. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng phát triển và đa dạng các loại hình. Đến nay, cả nước có 8.556 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 170.551 buồng, tăng 25 lần so với năm 1990 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,6%/năm (trong khi đó trên phạm vi toàn thế giới tốc độ tăng cơ sở lưu trú du lịch bình quân 3% ). Cùng với sự phát triển về số lượng, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt đã có những chuyển biến mạnh về chất lượng. Đến nay, cả nước đã có tổng số 4.283 cơ sở lưu trú du lịch được xếp từ hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh LTDL đến hạng 5 sao, cụ thể: 25 khách sạn 5 sao với 7.167 buồng, 69 khách sạn 4 sao với 8.800 buồng, 144 khách sạn 3 sao với 10.307 buồng, 590 khách sạn 2 sao với 24.041 buồng, 632 khách sạn 1 sao với 16.976 buồng và 2.830 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 42.697 buồng Toàn ngành du lịch hiện có 230.000 lao động trực tiếp trong đó lao động làm việc trong trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch là 120.000. CHƯƠNG II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DU LỊCH VIỆT NAM HỘI NHẬP THẾ GIỚI 2.1.THUẬN LỢI 2.1.1 Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó, mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á. Nhờ đó mà Việt Nam có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng. Việt Nam còn có những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng ngoài ra còn có di sản văn hoá thế giới phi vật thể là nhã nhạc Huế. Chúng ta còn thu hút du khách nước ngoài bằng hàng loạt các điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc: Bản Gốc, Mẫu Sơn, Sa Pa, Thác Mơ, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Vì, Mai Châu, Tam Cốc- Bích Động, Cát Tiên, khu ngập nước Văn Long, Bà Nà, Đồng Tháp Mười, địa đạo Củ Chi, U Minh… Hiện nay, du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm nên đây là điều kiện tốt để du lịch Việt Nam khai thác tiềm năng sẵn có. Mặt khác lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển cũng tạo cho chúng ta những bãi biển cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu… Ngoài những thắnh cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề, lễ hội truyên thống. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình. Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam. Hiện nay, cả nước đã có hơn 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian. Đi dọc Việt Nam du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dày đặc rải từ bắc vào nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nôi, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế… Thực tế, hiện nay du khách muốn đến tận làng nghề nhìn cảnh cây đa, bến nước, sân đình, thăm các di tích của một làng nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu các vị tổ làng nghề hoặc các danh nhân văn hoá. Làng nghề truyền thống Việt Nam chứa đựng tiềm năng dồi dào về du lịch còn bởi vì du khách muốn đến tận nơi xem các công đoạn nghệ nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm sản phẩm theo trí tưởng tượng của riêng mình. Tìm hiểu về văn hoá và truyền thống làng nghề là điều mà du khách trong và ngoài nước quan tâm. Việt Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hoá thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hoá phong phú và độc đáo. Không những vậy 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một mảnh đất, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo sự thoải mái cho du khách. Chính tất cả những tiềm năng trên là một nền tảng để du lịch Việt Nam phát triển, hội nhập với các nước trên thế giới. Nhưng vấn đề là chúng ta tận dụng những tiềm năng đó như thế nào nó phụ thuộc vào cách làm của chúng ta. 2.1.2 Chính sách khuyến khích phát triển du lịch của Nhà nước Những năm gần đây du lịch đã được nhà nước chú trọng phát triển bởi tiềm năng lợi ích mà du lich mang lại là rất lớn. - Giao thông thuận tiện giúp du khách thuận tiện đi lại và giảm chi phí đi lại, nhiều công trình như đường hầm, cáp treo .. được xây dựng. - Các di tích, di sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển được tôn tạo, bảo tồn và phát triển. - Nhiều khu vui chơi, giải trí được xây dựng tại các địa điểm du lich hấp dẫn. - Có chính sách phát triển du lịch cho từng địa phương. - Tổ chức các sự kiện , các chương trình lớn kích cầu về du lịch. - Mở trường , mở khoa đào tạo về khách sạn du lịch. - Tạo dựng hình ảnh , quảng bá văn hóa , thắng cảnh của Việt Nam ra thế giới nhằm thu hút khách quốc tế. 2.1.3 Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng Đời sống của nhân dân hiện nay ngày càng được nâng cao vì thế nhu cầu về du lịch ngày càng nhiều, hơn thế nhận thức của người dân cũng cao hơn, mong muốn có sức khỏe tốt, muốn khám phá thế giới, vui chơi giải trí. Cuộc sống thành thị ồn ào, ngột ngạt, căng thẳng cũng khiến con người ta có nhu cầu tìm đến những nơi trong lành, thoải mái, yên tĩnh... Việc quảng bá hình ảnh Việt Nam cũng tạo thuận lợi cho việc chúng ta khai thác thị trường ngoài nước góp phần tăng nguồn ngoại tệ và phát triển thương hiệu du lich Việt Nam. 2.1.4 Các loại hình du lịch ngày càng đa dạng hóa và phát triển hơn. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông đã để lại cho chúng ta những di tích lịch sử- văn hóa quý giá. Bởi vậy loại hình du lịch đã và đang phát triển đầu tiên phải kể đến là: * Tham quan di tích - thắng cảnh như: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, đền Ngọc Sơn, và hồ Hoàn Kiếm, chùa Trấn Quốc và Hồ Tây… * Du lịch lễ hội: Festival Huế, hội chùa Hương, hội Lim…Du lịch phố cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến - Hưng Yên… * Du lịch sinh thái: Nhà vườn Huế, bãi biển Lăng Cô, rừng Cúc Phương, hồ Ba Bể… * Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khoáng Kim Bôi - Hòa Bình, nhà nghỉ ở Phan Thiết, Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội… * Du lịch MICE, tức là loại hình du lịch theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề ở Vũng Tàu, Đà Nắng… * Du lịch dựa vào cộng đồng vì người nghèo nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo như ở Hà Nội, Lào Cai, Sa Pa… * Du lịch hoa ở Đà Lạt, Hà Nội, TPHCM… * Tham quan các trại điêu khắc ở Huế, Đà Nẵng, Phú Thọ… * Du lịch bụi bằng xe đạp, xe máy, ô tô buýt, xích lô ở Hà Nội, xe trâu ở làng gốm Bát Tràng, cưỡi ngựa ở Lâm Đồng, cưỡi voi ở Tây Nguyên, du thuyền trên sông Hồng, sông Cửu Long… * Du lịch cuối tuần ở TPHCM, Hà Tây, Vũng Tàu… * Du lịch tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo… * Du lịch tham quan các bảo tàng ở các thành phố lớn. * Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông… * Du lịch mua sắm bắt đầu phát triển ở TPHCM, Hà Nội, Huế… * Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Hà Nội. * Du lịch mạo hiểm: lặn biển ở Nha Trang, leo núi Tây Bắc, xuyên rừng Cúc Phương… * Du lịch thể thao: dù lượn ở Nha Trang, Tuần Châu, sân gôn Đồng Mô… Với sự đa dạng về loại hình du lịch ngành du lịch Việt Nam đã phát triển vượt bậc cũng có nghĩa đã đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu du lịch của khách trong nước cũng như khách quốc tế. 2.2 KHÓ KHĂN 2.2.1 Khó khăn trong quy hoạch Được coi là điểm sáng của năm 2005 tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức cao (trên 20%), thu hút hơn 3,4 triệu khách quốc tế và 16 triệu khách nội địa. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. “Hiện chúng ta đang thiếu các điểm du lịch quy mô, “ra tấm ra miếng”. Thực trạng đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, chạy theo số lượng mà không chú ý đến tính chuyên nghiệp” - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Từ thừa nhận, “một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do qui hoạch du lịch tổng thể, chi tiết từng vùng chưa được thực hiện tốt”. Vấn đề đặt ra là nêu chúng ta không có biện pháp quy hoạch ngay thì liệu một thời gian nữa còn có chỗ mà quy hoạch không và du lịch có thật sự được phát triển . 2.2.2 Khủng hoảng kinh tế, kinh tế suy thoái, dịch bệnh, thiên tai. Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu điều đó ảnh hưởng rấ lớn tới các nước lớn, chi tiêu của người dân hạn hẹp vì thế mà lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm sút, khách du lịch trong nước cũng theo đà giảm theo. Điều đó khẳng định tình hình kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của du lịch Hơn thế nữa, cùng với sự nóng lên của trái đất làm cho dịch bệnh và thiên tai hoành hành ở nhiều nơi không những làm hư hại tài nguyên du lịch mà còn hạn chế lượng khách du lịch tơi các nơi thiên tai, dịch bệnh do e ngại về sự an toàn và sức khỏe của họ. 2.2.3 Ý thức người dân và việc bảo vệ môi trường Hiện nay có một tình trạng là khách du lịch đi đến các điểm du lịch xả rác bừa bãi gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường, trước tình hình đó ngành du lịch phải có biện pháp cụ thể để ngăn chặn nếu không sẽ để lại hình ảnh xấu trong mắt khách du lịch quốc tế và ảnh hưởng tới môi trường sống . - Vấn đề nữa là người dân chưa có ý thức bảo vệ tại nguyên du lịch, chưa nhận biết tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên du lịch, khiến việc tu sửa, bảo tồn, phát triển gặp khó khăn. Tài nguyên và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên thai ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều vùng, nhiều địa phương trong nước. - Nhiều tài nguyên có tiềm năng khai thác nhưng do bị mai một, lãng quên, và bị hủy hoại nên vẫn bỏ ngỏ. 2.2.4 Nhân lực cho ngành du lịch chưa đạt yêu cầu Việc gia tăng lượng khách du lich hàng năm là một dấu hiệu đáng mừng, nhưng cũng không đủ cầu và cung như thế nào để thỏa mãn nhu cầu của cầu là một vấn đề đặt ra cho ngành du lịch, bởi đội ngũ nhân lực cho ngành du lịch còn đang thiếu và yếu về chuyên môn, yếu về ngoại ngữ. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển thì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đào tạo được đội ngũ nhân viên du lịch (lái xe, tiếp viên, hướng dẫn viên…) có nghiệp vụ, có văn hoá, biết ngoại ngữ đủ để đáp ứng yêu cầu của thị trường đang ngày càng tăng. Hoạt động du lịch ngày càng đa dạng hoá về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng các sản phẩm du lịch. Điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Những người làm công tác quản lý trong ngành du lịch có trình độ không đồng đều, một số chưa qua đào tạo về quản lý doanh nghiệp du lịch. Tuy tiềm năng du lịch rất lớn nhưng hệ thống cơ sở đào tạo du lịch còn quá ít. Trong khi nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ còn thiếu thì sự sắp xếp bộ máy cán bộ không hợp lý, rườm rà gây ra lãng phí rất nhiều nhân lực. Do đó, kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ là một đòi hỏi cần phải giải quyết ngay. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo mới ở các trường và đào tạo lại, bồi dưỡng ở các cơ quan, doanh nghiệp, mặc dù đã được đầu tư xây dựng, trang bị mới và nâng cấp nhưng vẫn thiếu, không đồng bộ, nhất là ở các cơ sở đào tạo mới tham gia vào đào tạo du lịch. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch hạn chế về số lượng, chất lượng. Đặc biệt, thiếu giáo viên tay nghề cao. Số giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều. Phương pháp đào tạo nặng về lý thuyết, độc thoại. Lực lượng giáo viên cơ hữu mỏng và rất khác nhau giữa các trường. Các trường ngoài công lập và trường mới thành lập có mở ngành du lịch tỷ lệ giáo viên cơ hữu rất thấp, thường dưới 50% . 2.2.5 Công tác marketing chưa được triển khai toàn diện Hoạt động Marketing cho ngành du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động từ xúc tiến quảng cáo ở nước ngoài cho tới thu thập thông tin về các thị trường và khách hàng tiềm năng và hiện tại, thúc đẩy từng loại hình và dịch vụ du lịch. Chúng ta chưa đầu tư đầy đủ vào hoạt động marketing giới thiệu về Việt Nam như một điểm đến của du lịch ở nước ngoài và vẫn chưa có được một chiến lược để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Việt Nam. Mặc dù có các chương trình khuyếch chương ở trong nước nhưng các chương trình này không giúp thu hút được được khách du lịch mới đến Việt nam vì chúng hướng vào những khách du lịch đang ở Việt Nam rồi. Hơn nữa, hoạt động xúc tiến quảng cáo ở Việt Nam như các bảng hiệu ở các thành phố hay trục đường cao tốc lại không nêu được những địa chỉ cụ thể trong nước mà chỉ tập trung giới thiệu chung về đất nước. Các công ty đơn lẻ hay một số công ty cùng nhau cố gắng xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một điểm đến nhưng những nỗ lực của họ vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Thailand và Singapore đã thực hiện những chiến lược marketing đồng bộ trong đó bao gồm cả việc thành lập và hoạt động một số văn phòng du lịch ở nước ngoài - những văn phòng này còn góp phần thúc đẩy sự hợp tác liên chính phủ - trong khi đó chúng ta chưa xây dựng được một chiến lược như vậy trong Chiến lược Tổng thể cho ngành du lịch hay thành lập được một văn phòng ở nước ngoài nào. 2.2.6 Chính sách của Nhà nước Trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách và nỗ lực để phát triển cơ sở hạ tầng, Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. - Giao thông vận tải cũng là một vấn đề đáng bàn, nó là một trong những yếu tố quyết định trong phát triển du lịch, tuy vậy hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. - Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn bất cập, thiếu thốn nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ. Bên cạnh đó hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. - Vốn đầu tư phát triển du lịch rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại dàn trải kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch. - Trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta cũng như mức sống của người dân nhìn chung còn thấp, ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu đối với phát triển du lịch. - Visa du lịch là yêu cầu đối với hầu hết khách du lịch đến Việt Nam và thủ tục để xin visa thường rát mất thời gian, tốn kém và không cho phép nhiều thay đổi trong lịch trình đi lại. - Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty du lịch Nhiều công ty du lịch đang hoạt động ở Việt Nam bày tỏ mong muốn giảm thiểu sự khác biệt trong các quy định quản lý công ty du lịch nội địa và du lịch quốc tế về quy định và giấy phép hoạt động. Ví dụ một số công ty tư nhân kinh doanh du lịch nội địa gặp phải khó khăn nêu trên khi họ ký kết hợp đồng với các công ty du lịch quốc tế để cung cấp dịch vụ cho khách đã buộc họ phải hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước (được phép hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế). Vấn đề về tính hợp pháp của hợp đồng cũng rất quan trọng bởi trên lý thuyết các công ty có thể xin cấp phép hoạt động quốc tế, tuy vậy trên thực tế những giấy phép này hiếm khi được cơ quan cáp phép phê duyệt. Có công ty du lịch nội địa đã thâm nhập được vào thị trường Đông Dương nhưng đã phải đợi tám năm để xin được giấy phép hoạt động quốc tế. Để giải quyết tình thế này, nhiều chủ đầu tư nước ngoài đã thành lập nhiều công ty Việt Nam và hoạt động như những công ty du lịch quốc tế. Điều này dẫn tới hậu quả có một khoảng cách rất lớn trong khu vực tư nhân giữa những công ty có giấy phép, giữa các công ty hoạt động du lịch quốc tế hợp lệ và những công ty hoạt động không hợp lệ. Còn gây ra thêm nhiều vấn đề khi các khách du lịch gặp khó khăn. Ngoài ra một yêu cầu chưa thành văn bản đối với các giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế là mỗi năm, mỗi công ty phải chứng tỏ mình đã bán được tour du lịch cho không dưới 2.000 khách trong mỗi chương trình chọn gói. Trong điều kiện các công ty trong nước bị cấm kinh doanh với khách quốc tế, hầu hết các công ty đều thấy không thể thực hiện được yêu cầu này. CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM 3.1 Các giải pháp kinh tế 3.1.1) Giải pháp quy hoạch Quy hoach du lịch là một hoạt động cơ bản đối với tất cả các khu vực nơi đến du lịch, đặc biệt trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi như hiện nay. Mặc dù, một số nới đến du lịch đã thực sự phát triển mà không cần có một sự quy hoạch nào, nhưng những nơi này cuối cùng sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng vì đã không cân nhắc thận trọng sự ảnh hưởng của các tình huống trong tương lai. Trước đây, quy hoạch thường liên quan đến việc sắp xếp không gian lãnh thổ thông qua mô hình sử dụng đất đai, kiến trúc phong cảnh và kiến trúc xây dựng. Những năm gần đây, nó được bổ xung thêm các yếu tố kinh tế và xã hội. Vì vâyh, quy hoạch là một hoạt động đa chiều và hướng tới một thể thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ; liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện tại, tương lai của một nơi đến du lịch. Đồng thời, quy hoach cũng đề cập tới sự lựa chọn một chương trình hành động trong nhiều khả năng đặt ra. Nó cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu và mục đích cơ bản cho khu vực nơi đến để làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo. Việc quy hoạch là rất cần thiết đối với sự phát triển của các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng, nó giúp cho du lịch phát triển một cách bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và giảm những tác động xấu do du lịch gây ra. Du lịch Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhưng nó mới chỉ dừng lại ở việc khai thác theo hướng “ăn xổi” mà chưa phát triển sâu, chưa huy động được mọi tiềm lực. Mặt khác do phát triển thiếu quy hoạch đồng bộ, thống nhất nên hoạt động du lịch ở nước ta còn rời rạc, lẻ tẻ. Ta cần nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đất nước, quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm. Do quy hoạch du lịch rất quan trọng nên trong quá trình lập kế hoạch cần phải khảo sát, phân tích, cân nhắc cẩn thận các yếu tố môi trường để xác định loại hình phát triển và vị trí thích hợp nhất. Ở nước ta những năm qua tình trạng tổ chức du lịch tự phát ở các địa phương diễn ra đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường du lịch, làm ô nhiễm môi trường, các di tích, danh lam bị xuống cấp… Nhà nước cần phải đưa ra quy hoạch vùng du lịch, quy hoạch khu du lịch và quy hoạch điểm du lịch một cách cụ thể để các địa phương có định hướng và khai thác khu du lịch một cách hiệu quả nhất. 2.1.2) Giải pháp về sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh du lịch Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, cần kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý tương ứng chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế. Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt tạo điều kiện thuận lơi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật; xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh cao khi nước ta đang chuẩn bị ra nhập WTO, ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế Các nhiệm vụ được đặt ra: - Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch - Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch. Đa dạng hoá sở hữu tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp du lịch để tăng trách nhiệm, năng lực cạnh tranh ở từng doanh nghiệp. Thành lập hiệp hội du lịch Việt Nam. - Gắn mô hình tổ chức đổi mới quản lý với yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả và bảo đảm ổn định, an ninh, an toàn trong hoạt động của ngành với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch - Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 3.1.3 ) Giải pháp về thị trường Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Thông qua hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nước, các cá nhân và các tổ chức như WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU…để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập với trình độ phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới. Thực hiện và khai thác hiệu quả 16 hiệp định đã ký, duy trì, củng cố và phát huy các quan hệ song phương, ký tiếp một số hiệp định mới. Chủ động tham gia hợp tác đa phương trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống, nâng dần vị thế trên thị trường mới. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp và các cá nhân Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Bên cạnh việc chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường cho du lịch, ta cần xúc tiến quảng bá du lịch để nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam. Công tác quảng bá tiếp thị còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhà nước cần đầu tư vốn nhiều hơn, tổ chức các chiến dịch quảng bá du lịch tầm cỡ quốc gia ra nước ngoài, mở các văn phòng đại diện du lịch quốc gia tạo thuận lợi cho người nước ngoài tiếp cận và mở rộng hợp tác du lịch, phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch carnavan…để tăng cường lượng khách du lịch dến Việt Nam. Để mở rộng thị trường du lịch cần thực hiện những vấn đề sau: - Có kế hoạch cụ thể khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị trường truyền thống các nước SNG, Đông Âu. Mặt khác cần có những phương án kịp thời điều chỉnh định hướng thị trường khi có biến động. - Chú trọng kích thíh du lịch nội địa - Phát triển du lịch quốc tế ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ hợp lý - Đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam - Gắn sản phẩm với thị trường - Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Viêt Nam. 3.1.4) Giải pháp về nguồn lao động Yếu tố con người tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Để phát triển du lịch ta cần xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch khu vực và quốc tế Các nhiệm vụ được đặt ra: - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân - Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lực hiện có kết hợp với đào tạo mới cả ở trong lẫn ngoài nước, kết hợp đào tạo mới để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị lâu dài. - Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý đến đãi ngộ…chú trọng từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề, ý thức chính trị và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. Đặc biệt chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch. 3.1.5 ) Giải pháp về khoa học công nghệ Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao, nước ta đang bước vào phát triển nền kinh tế tri thức. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học sé là cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch, hoạch định các chiến lược thị trường, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho việc đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp và cho công tác quản lý. Việc nâng cao ứng dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý mà còn đối với các hoạt động kinh doanh du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch. Do vậy, ta cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong du lịch. 3.1.6) Giải pháp về môi trường Môi trường không chỉ tác động đến du lịch mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước đã đưa ra những biện pháp để tuyên truyền và kêu gọi người dân bảo vệ môi trường- môi trường sống của chúng ta, và đưa ra những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Nhà nước cũng đã có kế hoạch phát triển du lịch để vừa khai thác được tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ được môi trường. Nhiệm vụ được đặt ra: - Tăng cương hiệu lực quản lý nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. - Đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xây dựng) đặc biệt là ở các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, ở các vùng sâu, vùng xa. - Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. 3.2 ) Giải pháp tài chính 3.2.1 ) Giải pháp về đầu tư Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư và phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử, văn hoá… Đồng thời đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tạo sự thuận lợi trong đi lại và nghỉ ngơi cho du khách khắc phục tình trạng thiếu xe tốt, thiếu những khách sạn đạt tiêu chuẩn… - Đảng và nhà nước cần tập trung đánh giá đúng thực trạng công tác đầu tư du lịch để từ đó có sự điều chỉnh trong đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, không hợp lý. - Chú trọng ưu tiên xúc tiến đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các khu, điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. - Đầu tư hợp lý, nâng cấp và phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, nâng cao chất lượng và tạo các sản phẩm du lịch mới, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng hệ thống các trường đào tạo nghề du lịch, tăng cường đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ xúc tiến quảng bá du lịch… - Ưu tiên đầu tư đối với các địa bàn trọng điểm là Hà Nội và phụ cận, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lat, Vũng Tàu, Côn Đảo, thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận…với một số dự án cụ thể cho 4 khu du lịch tổng hợp và 16 khu du lịch chuyên đề. - Giai đoạn trước mắt, trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa có xu hướng tăng, cần dựa vào đầu tư trong nước, tăng đầu tư cho du lịch từ ngân sách nhà nước. - Phối hợp với các bộ, ngành chức năng và địa phương liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan