Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng thú y trong chăn nuôi dê nông hộ ở xã lộc điền, huyện phú lộc, tỉnh t...

Tài liệu Thực trạng thú y trong chăn nuôi dê nông hộ ở xã lộc điền, huyện phú lộc, tỉnh tt-huế”

.PDF
59
558
147

Mô tả:

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển đi lên của các nghành công nghiệp, dịch vụ, nghành nông nghiệp cũng có những bước phát triển đáng kể chiếm phần lớn trong kinh ngạch xuất khẩu của nước ta trong đó chăn nuôi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống người nông dân Việt Nam. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi giữ vị trí và vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu nội bộ nghành nông nghiệp nói riêng và cơ cấu quốc gia nói chung, sản phẩm chăn nuôi vẫn là một trong những sản phẩm không thể thay thế trong nhu cầu lương thực, thực phẩm của con người. Với qui mô dân số 88,78 triệu dân hiện nay [11]. Việt Nam vẫn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho nghành chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước.Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi phụ thuộc sâu sắc vào điều kiện tự nhiên, nhu cầu tiêu dùng và những biến đổi của thị trường nên sự phát triển và phân bố của nghành này không ổn định. Ở nhiều nước nhiệt đới và bán nhiệt đới dê là một loài vật nuôi có vai trò quan trọng trong nghành chăn nuôi.chăn nuôi dê cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ nhu cầu con người như: Thịt, sữa, lông, da, sừng, móng cung cấp nguồn phân bón khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đã từ lâu dê được coi là bạn của người nghèo là con bò sữa của người nghèo vì dê có nhiều tính ưu việt nuôi dê mang lại nhiều lợi ích cho gia đình. Vì: Dê có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên khác nhau. 1 Là loài động vật thông minh khá thuần tính, dễ nuôi, sạch sẽ. Nó thích hợp với chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng được nguồn lao động là phụ nữ, người già và trẻ em. Đòi hỏi lượng thức ăn ít hơn trâu bò: Nhu cầu thức ăn của 10 con dê thịt tương đương với 1 con bò thịt và 7,8 con dê sữa tương đương với 1 con bò sữa [4]. Có thể nuôi dê bằng cách chăn thả tự nhiên. Dê là loài động vật ăn cỏ nhỏ yêu cầu vốn đầu tư ban đầu ít hơn trâu bò nhưng lại có khả năng tăng đàn nhanh hơn trâu bò, chu kỳ sản xuất ngắn nhanh cho sản phẩm vì vậy có khả năng cho ra sản phẩm thịt sữa nhanh hơn trâu bò.Hơn nữa chăn nuôi dê thương ít gặp rủi ro hơn chăn nuôi các loài động vật khác. Vì vậy đối với nông dân dê còn được coi là sự bảo hiểm đồng vốn cho họ khi có những khó khăn rủi ro xảy ra. Về mặt xã hội, có thể nói dê là một đối tượng vật nuôi được sử dụng nhiều trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người nông dân ở vùng sâu, vùng xa. Xã Lộc Điền là một xã thuần nông nên điều kiện kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn,thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng vẫn còn đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn đó là do người dân nuôi dê theo phương thức quảng canh, chủ yếu tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thiếu các tài liệu liên quan đến phòng và trị bệnh cho dê đã là một cản trở lớn cho việc chăn dê thành công. Hơn nữa điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của khu vực miền trung, nhất là những hình thái khí hậu cực đoan như nắng nóng kéo dài đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan trong đàn gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Để hiểu biết được hiện trạng thú y trong chăn nuôi dê nông hộ chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thú y trong chăn nuôi dê nông hộ ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế”. Đồng thời có được những cơ sở thực tiễn trong việc đề xuất các giải pháp thú y 2 giúp người dân chăn hiệu quả hơn. 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Mục tiêu: - Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi dê nông hộ trên địa bàn nghiên cứu - Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi dê và các biện pháp phòng tránh. - Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại về dịch bệnh cho bà con trong chăn nuôi dê. 1.2.2.Ý nghĩa: - Xác định được một số bệnh thường gặp trong nuôi dê. - Đưa ra các giải pháp phòng và trị bệnh đơn giản, hiệu quả. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận: 2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của dê 2.1.1.1. Nguồn gốc loài dê Dê thuộc loài gia súc nhai lại nhỏ, có tên khoa học là Capra, họ sừng rỗng (Bovidae), họ phụ dê cừu (Capra rovanae), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), bộ guốc chẵn (Artiodactita), lớp có vú (Manmalian). Cùng họ phụ dê cừu nhưng dê khác hẳn cừu, dê có 60 nhiễm sắc thể, cừu chỉ có 54 nhiễm sắc thể. Các giống dê nhà hiện nay đều có nguồn gốc từ dê rừng (Capra Aegagrus) và bắt nguồn từ Châu Á. Dê rừng trên thế giới được chia làm 3 nhóm là Bezoar (Capra Aegagrus) có sừng hình xoắn, Ibex (Capra Ibex) có sừng bình thường và Makhor (Capra Falconeri) sừng quặn về phía sau. 2.1.1.2. Sự phân bố Dê được loài người thuần hóa sớm nhất, vào khoảng thiên niên kỷ thứ 7 - 9 trước công nguyên tại Tây Á. Các nước Trung Đông, Ấn Độ là những trung tâm nuôi cổ nhất rồi tới Ai Cập, sau đó đến các nước phương Tây. Trung tâm Đông Nam Á là mới nhất, bắt đầu nuôi dê từ thời đồ đồng. Dê rừng phân bố rộng ở vùng núi và bán sơn địa. Phạm vi phân bố tự nhiên của nhóm Bezoar ở vùng Tây Á, nhóm Ibex vùng Tây Á, Đông Châu Phi và Châu Âu còn nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir – Karakorum. Trước kia các nước Trung Đông là trung tâm nuôi dê sớm nhất, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, rồi một số nước ở phương Tây và Châu Á. Còn ngày nay các nước Đông Nam Á chính là trung tâm mới về việc nuôi dê và khai thác các sản phẩm từ dê. Hiện trên thế giới có khoảng 210 giống dê với tổng đàn khoảng 480 triệu con. Giống dê Việt nam chưa rõ nguồn gốc ở đâu, chưa định được tên phân loại nhưng có thể chia thành 3 nhóm dê chính là dê địa phương (dê Cỏ), dê lai, dê Bách thảo. 4 2.1.2. Tình hình chăn nuôi dê thế giới và Việt Nam. 2.1.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới. Dê vốn được coi là ngân hàng của người nghèo, là hướng đi khả quan cho những vùng quê khó khăn và giá trị kinh tế của con dê ngày một tăng. Do đó trong những năm năm qua số lượng đàn dê liên tục tăng trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực thế giới FAO (2013), số lượng đầu dê một số năm gần đây được nêu trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Số lượng dê trên Thế giới và các Châu lục từ năm 2007 - 2011 ( Đơn vị: con) Năm Khu vực Thế giới Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Châu Âu Châu Đại Dương 2007 2008 2009 2010 2011 855,081,570 877,091,135 899,082,571 909,847,240 875,530,184 502,192,828 516,924,635 533,714,356 537,766,000 539,178,357 294,350,868 301,221,954 306,460,875 312,447,616 276,684,030 37,356,084 37,507,527 37,489,485 37,595,009 37,678,479 17,749,699 17,818,678 16,512,416 17,115,224 17,072,238 3,432,091 3,618,341 4,905,439 4,923,391 4,917,080 Nguồn: FAO (2013) Như vậy theo thống kê của FAO có thể thấy rằng tổng dàn dê liên tục tăng trong những năm qua nếu vào năm 2007 trên toàn thế giới có 855,081,570 con thì đến năm 2010 đạt 909,847,240 con, tuy nhiên đến năm 2011 đã giảm xuống còn 875,530,184 con, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao. Trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, Châu Á, Châu Phi và được chăn nuôi chủ yếu với quy mô nhỏ ở hộ gia đình ở những vùng quê nghèo. Trong đó Châu Á với số lượng dê lớn nhất với 539,178,357 con (chiếm 61,6% tổng đàn dê thế giới). Tiếp theo là Châu Phi với 276,684,030 con (chiếm 31,6% tổng đàn dê ). Thấp nhất là Châu Đại Dương với 4,917,080 con (chiếm 0,56% tổng đàn dê). Dẫn đầu những nước nuôi dê với số lượng lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, 5 Pakistan. Đến năm 2011, đứng đầu là Ấn Độ (157 triệu con), sau đó đến Trung Quốc (142,2 triệu con). Các nước đang phát triển chăn nuôi dê chủ yếu ở khu vực gia đình với quy mô nhỏ và tập trung ở các vùng khô cằn, nông dân nghèo. Còn đối với những nước phát triển tuy số lượng ít hơn nhưng người ta nuôi theo phương thức thâm canh chủ yếu để lấy sữa tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như phomat, sữa dê. Thống kê của FAO (2013) cho thấy trong năm 2011, sản lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt 297,221,758 tấn. Trong đó, sản lượng thịt dê đạt 5,114,494 tấn (chiếm 1,72% tổng sản lượng). Với số lượng dê nhiều nhất thế giới nên sản lượng thịt tập trung chủ yếu ở các nước châu Á (3,693,482 tấn - chiếm 72,2% tổng sản lượng thịt dê). Quốc gia cung cấp lượng thịt dê nhiều nhất vẫn là Trung Quốc (1,889,612 tấn) sau đó là Ấn Độ (596,600tấn). Nguồn: FAO 2013 Đồ thị 2.1. Sản lượng thịt dê giai đoạn 2009-2011 Cũng theo thống kê của FAO 2013, năm 2011 toàn thế giới đạt 727,052,012 tấn sản lượng sữa. Và sản lượng sữa dê toàn thế giới đạt 15,855,612 tấn (chiếm 2,18%). Sữa dê chủ yếu do các nước đang phát triển sản xuất. Phần lớn lượng sữa này là các nước châu Á cung cấp (10,021,163tấn - chiếm 63,2% tổng sản lượng). Trong đó đứng đầu là Ấn Độ (4,594,000tấn), Bangladesh (2,496,000tấn), Pakistan (759,000tấn). 6 Nguồn: FAO 2013 Đồ thị 2.2. Sản lượng sữa dê giai đoạn 2009-2011 Sản lượng thịt, sữa tuy có sự tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của ngành, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi dê vẫn còn hạn chế đặc biệt là ở các nước các châu Á, châu Phi nên chất lượng thịt, sữa chưa thật sự cao và đáp ứng đúng với nhu cầu của xã hội. Bảng 2.2. Sản lượng thịt, sữa dê trên thế giới và các khu vực giai đoạn 2009-2011 (Đơn vị tính: tấn) 2009 Thịt 2010 Sữa Thịt 2011 Sữa Thịt Sữa Thế giới 5,095,177 16,416,660 5,217,339 17,279,077 5,114,494 15,855,612 Châu Á 3,582,446 9,424,194 3,675,973 9,904,717 3,693,482 10,021,163 Châu Phi 1,230,104 3,850,320 1,252,923 4,070,696 1,133,523 2,578,608 Châu Mỹ 128,119 564,677 128,772 588,748 129,239 590,458 Châu Âu 127,848 2,577,427 132,989 2,714,874 131,588 2,665,341 Châu Đại Dương 26,661 43 26,682 42 26,662 42 ( Nguồn: FAO 2013) Nên cùng với sự đi lên của ngành nuôi dê và tận dụng kinh nghiệm chăn 7 nuôi dê của các nước khác nhau đồng thời hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên toàn thế giới, Hội chăn nuôi dê thế giới đã được thành lập từ năm 1976 (International goat association) và cứ 4 năm họp một lần. 2.1.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam Bảng 2.3. Tổng đàn dê, cừu từ năm 2007 – 2011 Đơn vị tính: 1000 con Năm Dê , Cừu 2007 2008 2009 2010 2011(sơ bộ) 1777,7 1483,4 1375,1 1288,4 1267,8 Nguồn: Tổng cục thống kê GSO (2013) Do có sự hỗ trợ của nhà nước cũng như người dân tiếp cận được với những tiến bộ khoa học trong việc chăn nuôi dê nên số lượng đàn dê có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2001–2007. Và trong giai đoạn tăng lên về số lượng từ 2001-2009 thì tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 21,59% tăng 3,11 lần so với năm 2001. [11] Đồng thời theo thống kê mới nhất của Tổng cục thống kê GSO 2013 được nêu ở bảng 2.3 ta thấy vào năm 2007, cả nước có 1777,7000 con thì đến năm 2011 tổng đàn dê cừu nước ta chỉ còn 1267,8000 con. Tuy có sự sụt giảm về số lượng nhưng vẫn ở mức cao. Trong đó số lượng đàn dê chiếm đa số so với cừu. Bảng 2.4. Phân bố đàn dê theo vùng sinh thái Đơn vị tính: 1000 con Năm 2009 TD và MNPB 545,96 ĐBSH 573,00 Bắc TB và DHMT Tây Đông ĐBSCL Nguyên Nam Bộ 249,45 104,95 302,26 127,53 Cả nước 1375,10 Nguồn: Cục Chăn nuôi năm 2011 Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng như thời tiết nên có sự phân bố không đồng đều đàn dê giữa các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta (biểu đồ 2.1). 8 Với điều kiện tự nhiên thích hợp bãi chăn thả rộng nên đàn dê được phát triển mạnh ở khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ, miền núi Tây Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Còn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ điều kiện thời tiết thất thường cũng như đồi núi đâm thẳng ra biển, diện tích chăn thả hẹp nên việc chăn nuôi còn ít và chưa phát triển. Các tỉnh có số lượng dê nhiều nhất là Hà Giang, Nghệ An, Ninh Thuận. TD và MNPB ĐBSH Bắc TB và DHMT Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL 7% 29% 16% 5% 13% 30% Biểu đồ 2.1. Phân bố vùng sinh thái của đàn dê Cùng với sự phát triển nhanh chóng của đàn dê trong giai đoạn 2001–2007 và các sản phẩm từ dê luôn được xã hội chấp nhận ở mức cao. Nên tốc độ tăng sản lượng thịt hơi bình quân hàng năm là 22,8% cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng thịt bò (7,08 %/năm). Sản phẩm thịt hơi tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đàn do chất lượng giống và trình độ thâm canh ngày càng được cải thiện, khối lượng xuất chuồng cao hơn. Tuy có phát triển, nhưng sản lượng thịt dê còn thấp so với sản lượng thịt trâu bò và so với khả năng phát triển của ngành chăn nuôi. Sản lượng thịt xẻ tính bình quân trên đầu người tăng dần, năm 2007 là 0,063 kg/người/năm nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu về thực phẩm của người dân. [10] Phương thức chăn nuôi Người dân chủ yếu nuôi với phương thức bán chăn thả tận dụng nguồn sinh 9 khối lớn từ thức ăn sẵn có ở các khu vực đồi núi các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Với lợi thế về đồi núi trống thức ăn nhiều và thời tiết phù hợp tuy nhiên phần lớn với quy mô nhỏ từ 5 - 25 con, một số nông hộ có quy mô 30 - 50 con, còn lại số ít nông trại có qui mô 60 - 150 con. Không nhiều những trang trại có quy mô lớn khai thác theo phương thức chăn nuôi dê sinh sản, dê sữa, dê thịt được hình thành và phát triển ở các địa phương. Tập trung nhiều nhất là Hà Giang, Nghệ An, Gia Lai, Tiền Giang. 2.1.2.3. Tiềm năng và thách thức của việc phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam Tiềm năng - Dê thích nghi tốt với điều kiện thời tiết ở nước ta, đồi núi trống bãi chăn thả rộng nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào giúp người chăn nuôi giảm thấp chi phí về thức ăn cho dê. So với nuôi bò, nuôi dê cần vốn ban đầu ít hơn nhưng thời gian quay vòng nhanh hơn lại tận dụng được tối đa điều kiện tự nhiên và cả các loại lá cây vườn nhà mà trâu bò không ăn được và người dân có kinh nghiệm chăn nuôi lâu đời. - Những năm gần đây ngành chăn nuôi dê ở nước ta đã tăng lên cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, thịt dê được xem là loại có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng cholesterol thấp rất tốt cho sức khỏe con người. - Sự tăng lên về giá thịt dê hơi trên thị trường do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước ngày càng tăng. Tập quán sử dụng sản phẩm từ chăn nuôi dê đã được hình thành. Đây là động lực mới nhằm thúc đẩy mạnh tiến trình cải tạo đàn, tăng quy mô đàn, số lượng đàn và công nghệ chế biến sản phẩm. - Hội nhập kinh thế thới giới tạo điều kiện cho ngành nuôi dê tiếp cận với những tiến bộ khoa học cũng như thị trường về đầu ra cũng được mở rộng. Thách thức - Công tác quy hoạch của các cơ quan chức năng còn chậm, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Phần lớn các địa phương đều chưa quy hoạch hoặc thực hiện chậm quy hoạch vùng chăn nuôi dê hàng hóa. - Công tác lai tạo giống dê và phát triển trồng cỏ có năng suất cao chịu hạn, chịu rét tốt làm thức ăn cho dê phù hợp với từng vùng sinh thái còn rất chậm và nhiều bất cập. Hệ thống giống dê chưa hình thành, thiếu trầm trọng con giống có chất lượng tốt, năng suất chăn nuôi chưa cao. 10 - Người dân chủ yếu vẫn nuôi dê theo tập quán chăn thả quảng canh, bán thâm canh tận dụng rừng, gò đồi, công lao động và vốn nhàn rỗi. Chăn nuôi dê chủ yếu theo hướng lấy thịt, hướng khai thác sữa và kiêm dụng còn ít. Do thiếu quy hoạch đồng bộ nên tốc độ mở rộng vùng chăn nuôi dê còn chậm, hướng khai thác giống ít, các hướng khác như sữa hầu như không có. - Hệ thống giết mổ tập trung và công nghệ chế biến thịt dê chưa có. Chủ yếu vẫn sử dụng dạng tươi sống tại các nhà hàng, công nghệ chế biến thủ công và sản phẩm kém phong phú. - Dịch bệnh vẫn thường xuyên diễn ra trong khi công tác phòng chống còn yếu kém. Chưa có hệ tiêm phòng, kiểm dịch đồng bộ. Người dân thường thiếu các thông tin cần thiết trong việc chăn nuôi dê như: giá cả, con giống. 2.1.2.4. Định hướng phát triển chăn nuôi dê ở nước ta đến năm 2020 Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có những phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng nhưng ngành chăn nuôi gia súc nhai lại ở nước ta vẫn đang còn nhiều khó khăn và hạn chế. Từ những thực tế về điều kiện chăn nuôi dê cũng như yêu cầu của xã hội, đồng thời phân tích cả về thuận lợi, khó khăn của ngành. Cũng như để đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê trên cả nước, tăng thu nhập cho người dân. Góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo tính đột biến để tăng nhanh năng suất nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi. Để đạt được những mục tiêu đó, Bộ NN & PTNT đã định hướng phát triển chăn nuôi dê của nước ta đến năm 2020 cơ bản như sau: Tốc độ tăng trưởng: Phấn đấu đưa đàn dê từ 1,52 triệu con năm 2006 lên 2,24 triệu con năm 2010; 3,18 triệu con năm 2015 và 3,89 triệu con năm 2020. Đạt tốc độ tăng đàn dê tương ứng là 16,06 %/năm; 8,5 %/năm; 7,0 %/năm và 4,6 %/năm. Đưa sản lượng thịt dê từ 11,12 nghìn tấn năm 2006 lên 16,23 nghìn tấn năm 2010; 24,89 nghìn tấn năm 2015 và 32,74 nghìn tấn năm 2020, tương ứng với tốc độ tăng 16,88 %/năm vào năm 2010 và 5,88 %/năm vào năm 2020. Góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi lên 30% trong sản xuất nông, lâm nghiệp vào năm 2010. Công tác giống: Song song với việc nhân thuần các giống dê đã có, tiếp tục cải tạo đàn dê Cỏ, Bách Thảo, chọn tạo đàn cái nền lai hướng thịt, sữa, kiêm dụng để nhân giống dê chuyên thịt và chuyên sữa Việt Nam. Biện pháp chủ yếu là thụ 11 tinh nhân tạo, cấy truyền phôi ở các vùng chăn nuôi tập trung, xây dựng, quản lý các vùng nhân giống trọng điểm và cung cấp con đực để phối trực tiếp, luân chuyển cho các vùng xa phát triển đàn dê thịt, sữa chất lượng cao. Thức ăn: Nghiên cứu xây dựng được các khẩu phần ăn phù hợp cho từng loại dê trên cơ sở sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương. Nghiên cứu và sản xuất một số loại thức ăn công nghiệp cân đối dinh dưỡng cho các giống dê chuyên dụng cao sản. Trồng thêm các loại cây đa mục đích tạo nguồn thức ăn đầy đủ, đều quanh năm cân đối về lượng và chất cho đàn dê cả nước. Nhập khẩu các loại thức ăn, quy trình chế biến bảo quản nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho đàn dê. Giết mổ, chế biến: Hình thành các cơ sở giết mổ tập trung với quy mô khác nhau và ứng dụng công nghệ tiến tiến cập nhật về chế biến các sản phẩm phong phú, đa dạng đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong nước. Quy hoạch: Hình thành các vùng chăn nuôi dê với quy mô khác nhau phù hợp với nội lực của từng địa phương. Hình thành dây chuyền thu gom, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phương thức chăn nuôi: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăn nuôi dê theo hướng bán thâm canh, thâm canh phù hợp với từng loại giống và từng vùng cụ thể. Giảm dần phương thức chăn thả tự do, quảng canh, tận dụng để đảm bảo môi trường sinh thái. Thử nghiệm chăn nuôi thâm canh công nghiệp đối với các giống dê cao sản chuyên thịt, sữa. Xây dựng các mô hình chăn nuôi dê, cừu nông, lâm, thủy sản, công nghiệp kết hợp - vành đai thức ăn - vùng chế biến sản phẩm hàng hóa làm nền tảng cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Chính sách: Thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển chăn nuôi dê thông qua việc cấp đất sử dụng lâu dài, miễn giảm thuế sử dụng đất, giảm lãi suất vay vốn, hỗ trợ giống cỏ, cây thức ăn thô xanh. Chú trọng chính sách đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật, ưu đãi công tác khuyến nông, tuyên truyền quảng bá chăn nuôi dê và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Khuyến khích phát triển chăn nuôi qui mô trang trại có sự quản lý của nhà nước. Tăng cường công tác thú y, phòng bệnh, miễn phí vacxin đậu dê và lở mồm long móng. [8] 12 2.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 2.2.1. Một số giống dê Dê Cỏ (dê địa phương): Là giống dê được người dân nuôi lâu năm nhất. Đặc điểm ngoại hình: thân hình nhỏ và thấp, tai nhỏ và đứng sững. Cả dê đực và cái đều có râu. Có màu lông khá khác nhau, đa số màu vàng, đen hoặc đen loang trắng, trọng lượng trưởng thành khoảng 25-30kg, sơ sinh 1,7-1,9 kg, 6 tháng tuổi 1112kg, khả năng cho sữa 350- 370g/ngày. Đặc điểm sinh sản, tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng, dê mang thai 5 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm, 1,3 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65-70%, được người dân chủ yếu nuôi quảng canh với mục đích lấy thịt [9]. Tuy năng suất thấp nhưng phù hợp với điều kiện chăn thả quảng canh. Để cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của dê Cỏ chúng ta nên cho lai tạo với dê đực Bách Thảo tạo giống lai Bách Thảo Cỏ. Hình 2.1. Dê Cỏ Dê Bách Thảo: Đa số người dân đều thích nuôi loại dê Bách Thảo này. Đây là giống dê kiêm dụng thịt sữa, tính hiền phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam. Cho đến nay người ta cũng chưa xác định được rõ nguồn gốc của nó. Giống dê này có màu lông đen loang sọc trắng, cẳng chân và đuôi màu trắng, tai to cụp xuống. Tầm vóc to, đầu thô, dài, miệng rộng và thô, phần lớn không có râu cằm và sừng, bầu vú hình bát úp, núm vú dài. Trọng lượng trưởng thành 40-45kg dê cái, dê đực 60-85kg, sơ sinh 2,6-2,8kg, khả năng cho sữa là 1,1-1,4 kg/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 7-8 tháng, đẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm. [4] Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn, hoặc nhốt kết hợp chăn thả 13 ở các vùng và đều cho kết quả chăn nuôi tốt. Hiện được nuôi chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hình 2.2. Dê Bách Thảo Dê Lai: Được tiến hành lai tạo bởi Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây với hàng loạt các công thức lai giữa các giống dê khác nhau. Tiến hành cho Dê Bách Thảo đực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 và F2. Con lai sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa đều cao hơn dê cỏ từ 25-30%, nâng cao khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi ở nhiều vùng nước ta. Đồng thời với những con lai sử dụng dê đực 3 giống dê Ấn Độ lai với dê Cỏ và dê Bách Thảo, cho con lai cũng có khả năng sản xuất cao hơn so với dê Cỏ và dê Bách Thảo thuần. [9] 14 Hình 2.3. Dê lai Dê Bore: Là giống dê có trọng lượng lớn chuyên thịt, tính thuần, kháng bệnh tốt, phù hợp với nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Có nguồn gốc từ châu Phi. Giống dê này có màu lông nâu, có vòng trắng hoặc vòng nâu quanh cổ. Con đực nặng tới 100-160kg, con cái nặng tới 90-110kg, tuổi động dục từ 5-7 tháng tuổi. Phối lần đâu khi dê được 15 tháng, thời gian mang thai từ 145-155 ngày, trung bình mỗi lứa đẻ từ 2-3 con. Dê này có cơ bắp rất đầy đặn phát triển tốt, sinh trưởng nhanh. Với ưu điểm nổi trội nước ta đã nhập dê Bore nhằm nhân thuần phát triển sản xuất giống dê chuyên thịt cao sản và sử dụng con đực lai cải tạo, lai kinh tế nâng cao năng suất thịt các giống dê hiện có, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với mục đích chăn nuôi của đất nước . [9] 15 Hình 2.4. Dê Bore Dê Jumnapari: Có xuất xứ từ Ấn Độ thân hình cao to như be con, lông màu trắng tuyền, trọng lượng con cái trưởng thành 42-46 kg, con đực 70-80 kg, sơ sinh 2,8-3,5 kg, 6 tháng 22-24 kg, khả năng cho sữa 1,4- 1,6 kg với chu kỳ 180 - 185 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 8-9 tháng, đẻ 1,3 con/lứa, 1,3 lứa/năm. Dê ăn tạp và có thể chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam. . [9] Hình 2.5. Dê Jumnapari 16 Dê Alpine: Là giống dê có nguồn gốc từ Pháp chuyên sản xuất sữa đã được nhập vào nước ta với số lượng ban đầu là 35 con đang được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và tỉnh Ninh Thuận, màu lông chủ yếu màu vàng, có khi đốm trắng, tai nhỏ thẳng hơi giống dê Cỏ (dê địa phương), trọng lượng trưởng thành 40-42kg, con đực 50-55kg, sản lượng sữa 900-1000 lít/1 chu kỳ cho sữa 240-250 ngày. Dê Alpine tinh cọng rạ của giống dê này cũng được nhập về từ Pháp để tiến hành lai tạo đàn dê trong nước ban đầu đã cho kết quả tốt. [9] . Hình 2.6. Dê Alpine 2.2.2. Tập tính của dê và một số điều cần biết Phàm trong chăn nuôi muốn gặt hái được thành công chúng ta phải có kiến thức có những kinh nghiệm và phải thật am hiểu về đối tượng chăn nuôi trong đó việc hiểu được tập tính là một điều hết sức quan trọng. Vậy tập tính là gì?. Tập tính là chuỗi các phản xạ được hình thành trong đời sống động vật để thích nghi với môi trường sống. Ở nước ta hiện không có nhiều những nhà khoa học nghiên cứu về môn khoa học này. Năm 1997, một thí nghiệm về tập tính ăn có ý nghĩa khoa học rất lớn lần đầu tiên được triển khai ở nước ta do Đàm Văn Tiện thuộc Đại Học Nông Lâm Huế thực hiện trên cừu về mùi và vị cỏ tự nhiên Cyperlus rotondus L, Cynodon dactylon (L) Pers và Brachiaria distachya (L.) Stapf để giảm ảnh hưởng của phản ứng sợ những cái gì mới, khi cừu Phang Rang tập ăn rơm và cám. Cuối cùng kết quả được công bố sau đó 2 năm. Công trình của tác giả được được đăng trên một tạp chí thế giới có tên là Small Ruminant Research, được rất 17 nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. 2.2.2.1. Một số tập tính của động vật Tập tính hoạt động bầy đàn (allelomimetic) Hoạt động theo bầy đàn thường gặp ở đa phần các loài động vật trừ mèo. Tập tính này có ý nghĩa đối với những bầy thú sống hoang dã và bán hoang dã để hỗ trợ nhau khi gặp phải những mối đe dọa từ kẻ thù. Thật vậy khi thả dê cỏ lên bãi chăn chúng ta quan sát thấy bầy dê không đi theo cách tự do chúng ăn thành tùng tốp và hướng sự vận chuyển của dê trên bãi chăn phụ thuộc vào những con đầu đàn dê trưởng thành. Ngay cả trong điều kiện được bảo vệ tốt như việc sau một ngày dài đi ăn ở bãi chăn, dê khi về chuồng vẫn nằm tập trung thành bầy vào ban đêm kể cả khi trời nóng bức thì tập tính hoạt động bầy đàn là do sự chỉ dẫn của các tín hiệu hóa học, ánh sáng và đều mang những ý nghĩa sinh tồn của nòi giống. [2] Tập tính ăn (ingestive behavior) Tập tính ăn được coi là tập tính quan trọng, dê rất tò mò và thường xuyên đi xa để tìm thức ăn, chúng ăn thì ít nhưng phá cây cỏ thì nhiều đồng thời chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Bên cạnh đó đáng chú ý là tập tính chọn lựa thức ăn, dê thường ăn lá, đột non, những thức ăn sạch và không bị ẩm ước. Tập tính sợ cái mới (neophobia) Ngược lại với tập tính khám phá là tập tính sợ cái mới, sợ khi đến nơi ở mới, sợ khi có xuất hiện người lạ, vật lạ, sợ thức ăn mới. . [2] Tập tính húc lộn nhau Dê thường húc nhau và điều này thường xảy ra nhiều lần trong ngày. Tập tính này không những chỉ có ở dê đực mà dê cái cũng vậy. Có khi chúng húc nhau chỉ vì đi gần chúng vì bắt nạt nhau, vì tranh thức ăn cũng có khi chỉ vì giỡn nhau thôi. Có đôi khi chúng húc nhau đơn giản nhưng cũng có lúc sống mái với nhau đặc biệt là những con đực có tính ghen rất cao nên ít khi trong bầy người ta nuôi hai con đực giống cùng lúc. Thường thì dê chỉ húc nhau những lúc đã ăn no nê. [2] Tính sợ nước Bản tính dê rất sợ nước, những vùng trũng ngập nước dù cỏ mọc tốt đến đâu thì dê cũng tránh xa. Lúc đang ăn ngoài bãi chăn khi phát hiện có mưa kéo đến cả 18 đàn liền tức tốc chạy về đàn như ma đuổi, trong trường hợp về không kịp thì chúng hốt hoảng mạnh con nào chạy con nấy tìm bụi cây để núp. Chỉ khi nào mưa tạnh thì chúng mới đi ra kéo lại thành bầy. Vì vậy vào mùa mưa nếu không có thức ăn dự trữ thì hầu như dê đều bị đói. . [2] Tính sợ chó cắn Dê rất sợ chó chỉ cần nghe nó tiếng chó sủa thì chúng hoảng loạn chạy trốn hầu như rất ít con chống lại. Có một đặc điểm là khi bị chó cắn hầu như mười con thì đều chết cả mười. . [2] 2.2.2.2. Phân loại tập tính Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của (Hatez và ctv, 1969; Kilgour và Dalton, 1984; Đàm Văn Tiện, 2002) tập tính của dê được phân loại và tóm tắt trong bảng 2.5. Bảng 2.5. Phân loại tập tính Phân loại Tên tập tính Tập tính ăn Gặm cỏ, ngắt lá cây, nhai lại, liếm muối, uống nước, bú sữa, cọ sừng, vẫy đuôi Tập tính tìm chỗ ở Trú nắng dưới tán cây, tìm về chuồng, nằm chui đầu vào nhau để tự bảo vệ thú khác ăn thịt, tập trung thành bầy đông để chống rét, cào đất và năm dài xuống đất Tập tính tìm kiếm và Ngẩng cao đầu tìm kiếm, thăm dò, nhìn thẳng vào đối vật thăm dò để thăm dò, nghe ngóng và ngửi vu vơ vật để thăm dò, ngửi đối vật hoặc con khác Tập tính nhóm họp Đi lại thành bầy, chạy thành bầy, gặm cỏ từng bầy, nằm số đông nghỉ thành bầy Tập tính tấn công Cào, tấn công kẻ xâm phạm lãnh địa, đẩy con khác bằng hoặc bỏ chạy để tự vai, co cụp thành bầy để tự vệ hay bỏ chạy theo bầy vệ Tập tính tiết niệu Tư thế cong lưng tiểu tiện, vẫy đuôi Tập tính chăm sóc Liếm nhau thai, cong lưng cho con bú, ngửi con non con Tập tính sinh sản của Theo con cái, ngửi cơ quan sinh dục con cái, ngửi nước tiểu con đực con cái, ngẩng cổ xoè môi khi tiếp cận với con cái, lùa con 19 cái tách xa con đực khác, đái xón để đánh dấu (dê), vẫy đuôi khi tiếp cận với con cái, nhảy lên con cái, xô đẩy phía sau con cái Tập tính sinh sản của Nhảy lên con khác, chạy nhảy đùa giỡn với con khác, nhảy con cái lên thành chuồng, lùng tìm con đực và muốn chung sống gần đực Tập tính ăn (theo Ngửi thăm dò, nếm thử để thăm dò, cào bới húc mõm vào Đàm Văn Tiện) đối thức ăn, hướng chú ý vào khối thức ăn để thăm dò, đi đi lại với thức ăn không lại quanh khối thức ăn quen thuộc: Đối với thức ăn quen Vẫy đuôi chờ đón thức ăn, chèn đẩy con khác về một phía thuộc của máng ăn, tha thức ăn khỏi đám đông, vẫy tai sục mỗm vào khối thức ăn 2.2.2.3. Vai trò của tập tính trong nuôi dê Năm 1995 Ferble đã đưa ra một kết luận có ý nghĩa thực tiễn khoa học rất lớn đó là: Năng xuất và hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào việc gia súc ăn loại thức ăn gì, và ăn bao nhiêu do tập tính kiểm soát. Thật vậy đối với dê nói riêng và động vật nhai lại nói chung có một số loại thức ăn được nghiên cứu ở phòng thí nghiệm rất phù hợp với bộ máy tiêu hóa. Tuy nhiên khi đưa vào thực tế lượng ăn vào của gia sức rất thấp. Như vậy có thể nói rằng tập tính ăn là một tập tính có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăn nuôi dê, đảm bảo khả năng tăng trưởng và phát triển mạnh của đàn. 2.2.2.4. Mục đích của ăn uống Trong tự nhiên muốn có sự sống thì cần phải có năng lượng cung cấp. Vì vậy mục đích của việc ăn uống là cung cấp năng lượng cho cơ thể phát triển. Nhưng làm thế nào vật nuôi biết được nó phải ăn loại thức gì để thỏa mãn các nhu cầu trên. Hay nói cách khác cơ chế nào của cơ thể điều khiển được việc đó. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng theo Emman thì cho rằng lượng ăn vào của động vật là phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng cho các hoạt động sống của nó “ăn vì mục đích năng lượng”. Điều này được nhiều nhà khoa học đồng ý nhưng vẫn có một vấn đề chưa giải thích được đó là lý do vì sao khi đưa ra loại thức ăn có cùng giá trị năng lượng nhưng vật nuôi lại thích ăn loại này thay vì loại kia. Và làm thế nào động vật lại biết chọn những thức ăn có hàm chứa năng lượng hoặc protein 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan