Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng thị trường xe máy việt nam...

Tài liệu Thực trạng thị trường xe máy việt nam

.PDF
16
211
135

Mô tả:

Đề tài Kinh tế học quốc tế: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XE MÁY VIỆT NAM Danh sách nhóm 2: Phan Nguyên Vũ Nguyễn Trang Anh Trần Duy Mỹ Trần Thị Mỹ Nhi Vũ Thị Phương Thảo Phạm Nhật Khánh Lê Thị Mỹ Phượng Trương Hoàng Hải Yến Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Đức TPHCM, tháng 5 năm 2012 K104040557 K104040566 K104040614 K104040626 K104040653 K104050853 K104050889 K104040935 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam MỞ ĐẦU Với sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngày càng có nhiều người sở hữu xe hơi như một phương tiện di chuyển cá nhân. Đây không còn là một nhu cầu xa xỉ và nó đang có xu hướng ngày một tăng. Tuy nhiên có một thực tế không thể phủ nhận được là tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu. Ở nước ta hiện nay, lưu lượng xe ngày càng tăng, các chủng loại ngày càng đa dạng chứng tỏ Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng đối với các nhà sản xuất xe máy. Đánh giá được Việt Nam là một thị trường tiềm năng, các tên tuổi lớn trong làng sản xuất xe máy như Honda, Yamaha, Suzuki hay Piaggio cũng đã lần lượt đặt nhà máy tại Việt Nam. Điều này đã đẩy số lượng xe sản xuất và tiêu thụ tại chỗ tăng lên trong thời gian qua, tuy nhiên, với nhu cầu lớn của Việt Nam hiện nay, sản xuất trong nước vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và Việt Nam vẫn đang là nước nhập khẩu xe máy. Nhằm đánh giá mức độ, thực trạng của thị trường Việt Nam về mặt hàng xe máy cũng như xem xét những lợi thế so sánh của mặt hàng này và từ đó có thể đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mức độ cạnh tranh của xe máy Việt Nam trên thị trường thế giới, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam”. Cấu trúc đề tài gồm 2 phần: - Phần 1: Thị trường xe máy trong nước. - Phần 2: Chính sách và đề xuất. Nhóm 2 Trang 1 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam MỤC LỤC PHẦN I: THỊ TRƯỜNG XE MÁY TRONG NƯỚC .......................................................................... 3 1. Thị trường thế giới: ............................................................................................................... 3 2. 1.1. Sản lượng: ........................................................................................................................ 3 1.2. Tình hình xuất – nhập khẩu các quốc gia trên thế giới: ................................................... 3 1.3. Tình hình tiêu thụ: ............................................................................................................ 4 Thị trường trong nước: ........................................................................................................ 4 2.1. Tình hình sản xuất: ........................................................................................................... 4 2.2. Tình hình tiêu thụ: ............................................................................................................ 5 2.3. Tình hình giá trong nước: ................................................................................................. 5 2.4. Tình hình xuất – nhập khẩu: ............................................................................................. 6 2.5. Đánh giá thị trường xe máy Việt Nam: ............................................................................ 7 2.6. Các tình huống đặc trưng thực tế trên thị trường: ............................................................ 8 PHẦN II: CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................................. 11 1. Chính sách: .......................................................................................................................... 11 2. 1.1. Mục tiêu tổng thể:........................................................................................................... 11 1.2. Chính sách thuế và hạn ngạch xuất nhập khẩu: ............................................................. 11 1.3. Chính sách đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xe máy:............................. 12 1.4. Nhận xét về chính sách: ................................................................................................. 12 Một số đề xuất: .................................................................................................................... 13 2.1. Về định hướng đầu tư: ................................................................................................... 13 2.2. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: ............................................................................. 13 2.3. Phát triển năng lực khoa học công nghệ: ....................................................................... 13 2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hiệp hội ngành: ....................................... 13 2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường: .................................................. 14 2.6. Phát triển thị trường: ...................................................................................................... 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 15 Nhóm 2 Trang 2 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam PHẦN I: THỊ TRƯỜNG XE MÁY TRONG NƯỚC 1. Thị trường thế giới: 1.1. Sản lượng: Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp ( Bộ Công thương), sản lượng xe máy thế giới đạt 43 triệu xe/năm, trong đó Trung Quốc chiếm 42%, Ấn Độ 15%, khu vực Đông Nam Á 22% (năm 2007). 1.2. Tình hình xuất – nhập khẩu các quốc gia trên thế giới: a. Xuất khẩu: Quốc gia Số lượng xe máy (chiếc) Nhật Bản 1,604,000 Đài Loan 648,000 Italy 525,000 Pháp 291,000 Tây Ban Nha 220,000 Hoa Kỳ 115,000 Trung Quốc 100,000 Hàn Quốc 68,000 Đức 55,000 Bảng 1: 9 quốc gia xuất khẩu xe máy lớn nhất thế giới (1998) Có thể thấy Nhật Bản là quốc gia xuất khẩu xe máy nhiều nhất thế giới. Các nhà sản xuất xe máy Nhật Bản như Honda, Yamaha, Suzuki cũng là những doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu trên thị trường toàn cầu. Xe máy Nhật Bản cũng được nhập nhiều vào thị trường Việt Nam. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong nước đã liên doanh với các nhà sản xuất của Nhật để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu. b. Nhập khẩu: Nhóm 2 Quốc gia Số lượng xe máy (chiếc) Đức 379,047 Hoa Kỳ 325,396 Pháp 247,663 Trang 3 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam Anh 171,435 Hà Lan 155,363 Đan Mạch 84,776 Bỉ 79,485 Thụy Sĩ 56,869 Canada 47,233 Úc 45,300 Singapore 32,275 Bảng 2: 11 quốc gia nhập khẩu xe máy lớn nhất thế giới (1998) Từ bảng 2, ta kết luận được rằng các quốc gia nhập khẩu xe máy lớn trên thế giới là các quốc gia phát triển, vì các quốc gia này tập trung vào ngành sản xuất ô tô hơn là xe máy. Mặc dù Đức, Hoa Kỳ, Pháp cũng xuất khẩu một lượng lớn xe máy (chủ yếu là xe mô tô, xe phân khối lớn) nhưng vẫn phải nhập khẩu xe máy, vì các dòng xe do các nước này sản xuất không phù hợp với phần lớn người tiêu dùng. Xe nhập khẩu chủ yếu là từ Nhật Bản do giá cả, mẫu mã, chất lượng xe máy Nhật tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 1.3. Tình hình tiêu thụ: Châu Á hiện là thị trường tiêu thụ xe máy lớn nhất, chiếm hơn 80% toàn thế giới, trong đó Trung Quốc khoảng 10 triệu xe/năm, Ấn Độ 5 triệu xe/năm, Indonexia 5 triệu xe/năm, Thái Lan 2 triệu xe/năm, Việt Nam 3 triệu xe/năm, Nhật Bản và Đài Loan khoảng 10 triệu xe/năm. Hơn thế nữa, thị trường xe máy thế giới vẫn đang tăng trưởng với mức từ 5-6%/năm, các nước đang phát triển là khu vực sản xuất và tiêu thụ xe máy lớn nhất. 2. Thị trường trong nước: 2.1. Tình hình sản xuất: Ở nước ta hiện nay, xe máy vẫn là phương tiện đi lại chính của người dân. Lưu lượng xe ngày càng tăng, các chủng loại ngày càng đa dạng chứng tỏ Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng đối với các nhà sản xuất xe máy. Tuy nhiên, các nhà sản xuất xe máy trong nước vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê của Hiệp hội Ô tô - xe máy - xe đạp Việt Nam cho thấy, hiện cả nước có 56 doanh nghiệp xe máy 100% vốn trong nước đang hoạt động. Thực tế, chỉ có từ 5 đến 10 doanh nghiệp đang hoạt động thực sự. Các doanh nghiệp xe máy trong nước đang đứng trước những khó khăn rất lớn. Xe sản xuất ra không Nhóm 2 Trang 4 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam cạnh tranh được nên hầu hết các doanh nghiệp này đều trong trạng thái hoạt động cầm chừng. Cạnh tranh gay gắt cũng khiến số lượng doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực xe máy ngày càng giảm. Ngược lại, trong những năm gần đây, để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ và tiếp cận với thị trường rộng lớn tại chỗ, các hãng sản xuất xe máy lớn (như Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio) đều đã lần lượt đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam, đồng thời liên tục mở rộng sản xuất qua các năm, tiêu biểu nhất là Honda.Honda đặt 2 nhà máy sản xuất tại Vĩnh Phúc, chiếm 64% thị phần trong nước. Nhìn chung, cộng gộp cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước và doanh nghiệp liên doanh, sản xuất trong nước liên tục tăng qua các năm. Theo số liệu của tổng cục thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành sản xuất xe máy đều tăng qua các năm từ 2007 đến 2011. Trong năm 2011, có khoảng 4 triệu chiếc xe máy được sản xuất. Thời gian Chỉ số SXCN ngành xe máy (so với năm trước) 2008 100.4% 2009 117.0% 2010 115.3% 2011 119.6% Bảng 3: Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành xe máy (2008 – 2011) 2.2. Tình hình tiêu thụ: Nhu cầu tiêu thụ xe của người Việt tăng trung bình trên 10%/năm. Năm 2000, số lượng xe tiêu thụ là 1.4 triệu xe, thì đến năm 2010, con số này đã lên đến 3.1 triệu xe. Năm 2011, chỉ số tiêu thụ xe máy đã tăng 17.3% so với 2010. Tuy tiêu thụ tăng nhưng do tăng chậm hơn sản xuất nên tỉ lệ hàng tốn kho đã tăng mạnh (41.7%) trong năm 2011 so với năm trước. Về thị hiếu tiêu dùng, có sự chuyển hướng từ các dòng xe số sang các dòng xe tay ga đắt tiền. 2.3. Tình hình giá trong nước: Do tình hình kinh tế trong nước khó khăn, nhu cầu mua sắm của người dân giảm, đồng thời thị trường trong nước đã gần đạt mức bão hòa, giá xe trong nước trong thời gian qua nhìn chung có xu hướng giảm. Nhóm 2 Trang 5 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam Các loại xe máy sản xuất trong nước hiện đang bán dưới giá đề nghị của các hãng từ vài trăm ngàn đồng đến gần 1 triệu đồng/xe. Ví dụ, xe Nozza của Yamaha có lúc “nhảy” lên 37 triệu đồng/chiếc thì nay chỉ còn 34 triệu đồng/chiếc. Xe nhập khẩu cũng có chiều hướng giảm giá mạnh. Hiện xe SH đời 2012 còn khoảng 170 triệu đồng/chiếc, giảm gần 20 triệu đồng so với đầu năm. Các loại xe máy nhập từ Trung Quốc cũng giảm giá 2 - 3 triệu đồng/chiếc. Hãng sản xuất Tên xe Giá cả Yamaha Sirius 17,200,000 đ Nouvo 33,900,000 đ Mio Classic 22,500,000 đ Nozza 33,900,000 đ Suzuki Sky Drive 24,500,000 đ Hayate 24,590,000 đ Wave α 13,300,000 đ Wave RSX 18,900,000 đ Air Blade 32,990,000 đ Super Dream 15,900,000 đ Click 25,500,000 đ Lead 31,490,000 đ Suzuki Honda Bảng 4: Giá một số loại xe của Yamaha, Suzuki, Honda. 2.4. Tình hình xuất – nhập khẩu: a. Tình hình nhập khẩu: Do nhu cầu trong nước còn khá lớn và sự thiếu hụt nguồn cung trong nước, Việt Nam hiện vẫn đang là nước nhập khẩu xe máy. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc các doanh nghiệp xe máy có thương hiệu trên thế giới đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, tình hình nhập khẩu xe máy đã có những chuyển biến tích cực. Theo số liệu của tổng cục thống kê, cả số lượng xe nguyên chiếc và tổng giá trị nhập khẩu đều giảm qua các năm. Cụ thể, trong vòng 4 năm từ 2007 đến 2011, lượng xe nhập khẩu đã giảm 2.15 lần, còn giá trị cũng giảm 1.55 lần. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của một chiếc xe nhập khẩu cũng có xu hướng tăng dần qua các năm (từ $1,025 năm 2007 lên $1,417 năm 2011). Điều này cho thấy, do có sự Nhóm 2 Trang 6 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam xuất hiện của các hãng xe máy FDI tại Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu của người tiêu dùng trong nước đã chuyển từ các loại xe gắn máy thông thường sang các loại xe thể thao, xe phân khối lớn, các dòng xe ở phân khúc cao cấp hơn từ các doanh nghiệp chưa có cơ sở sản xuất trong nước như Harley Davidson, Ducati, Kawasaki... Thời Lượng xe nhập khẩu gian (chiếc) 2007 141.443 144.969 1.025 2008 129.056 139.160 1.078 2009 111.466 132.806 1.191 2010 95.655 123.405 1.290 2011 65.814 93.289 1.417 Giá trị (1000 USD) Giá trị trung bình (USD/chiếc) Bảng 5: Tình hình nhập khẩu xe máy tại Việt Nam (2007 – 2011) b. Xu hướng xuất khẩu trong tương lai: Theo các hãng, vào năm 2013, tổng sản lượng xe máy sẽ đạt hơn 5 triệu xe/năm trong khi thị trường trong nước chỉ tiêu thụ khoảng 3-3,5 triệu xe/năm. Điều này cho phép các doanh nghiệp tính đến phương án xuất khẩu trong những năm tới. Hơn nữa, thị trường xe máy trong nước sẽ đạt mức bão hòa trong những năm sắp tới. Bộ Công Thương từng tính toán vào năm 2020 số xe máy lưu hành trên cả nước sẽ đạt khoảng 33,5 triệu chiếc, dân số đạt khoảng 99,6 triệu người, đưa tỷ lệ sử dụng xe máy ở Việt Nam lên tới 2,97 người/xe.Như vậy, trong tương lai gần, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng xuất khẩu xe máy, trước hết là ra các nước trong khu vực. Hiện tại, một số doanh nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu. 2.5. Đánh giá thị trường xe máy Việt Nam: a. Lợi thế so sánh xe máy Việt Nam: Sản xuất xe máy là ngành thâm dụng tư bản (vốn) và lao động có kỹ năng. Việt Nam được xếp thứ tư trong những nước được đánh giá cao (sau Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ) theo điều tra vào cuối năm 2004 của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) về phương hướng lựa chọn môi trường đầu tư của các công ty lớn sản xuất hàng công nghiệp của Nhật Bản. Các chuyên gia Nhật Bản thuộc JICA (Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ) cho rằng, với tỷ lệ nội địa hoá trên 90%, sản phẩm có chất lượng tốt và quy mô về thị trường lớn thứ 5 thế giới, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam có thể tận Nhóm 2 Trang 7 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam dụng lợi thế này để trở thành trung tâm công nghiệp xe máy hàng đầu châu Á, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà xuất khẩu với sản lượng lớn. Theo số liệu trên, cả sản xuất lẫn tiêu dùng xe máy trong năm 2011 đều tăng so với năm trước, cho thấy tín hiệu đáng mừng đối với ngành công nghiệp xe máy. Một mặt, các nhà sản xuất (chủ yếu là liên doanh) đánh giá cao tiềm năng nguồn nhân lực có trình độ cao của lao động Việt Nam (về sự lĩnh hội các tri thức cơ bản và cách thao tác máy móc, lao động Việt Nam bằng hoặc hơn nhiều nước xung quanh), đánh giá cao tương lai của mình tại Việt Nam, minh chứng rõ nét là các dự án mới được công bố và thực hiện ngay trong năm 2011. Qua đó có thể trở thành một điểm tựa để xuất khẩu sang thị trường khu vực. Lợi thế so sánh của một nước còn được đánh giá qua cơ cấu xuất khẩu, biểu lộ qua lợi thế so sánh biểu hiện RCA. Năm 2007, sản phẩm xe máy chiếm 0.7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chỉ số RCA là 1.9. Qua đó, ta có thể rút ra kết luận Việt Nam có lợi thế so sánh đối với sản phẩm xe máy, vì xuất khẩu sản phẩm này với cường độ trên mức trung bình thế giới. b. Độ lớn của thị trường xe máy Việt Nam: Mặc dù những nhà sản xuất Nhật đã liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để xây dựng nhà máy sản xuất, phục vụ nhu cầu trong nước nhưng do lượng cầu xe máy trong nước vẫn còn cao nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu xe máy. Nhất là thời gian gần đây, nhu cầu về dòng xe cao cấp của các doanh nghiệp chưa có cơ sở sản xuất tại Việt Nam như Harley Davidson, Ducati, Kawasaki... Vì vậy, Việt Nam vẫn là một quốc gia nhỏ trên thị trường xe máy. c. Mức độ tương đồng của thị trường sản phẩm xe máy so với lý thuyết: Thống kê của Hiệp hội Ô tô - xe máy - xe đạp Việt Nam cho thấy, hiện cả nước có 56 doanh nghiệp xe máy 100% vốn trong nước đang hoạt động. Thực tế, chỉ có từ 5 đến 10 doanh nghiệp đang hoạt động thực sự. Cạnh tranh gay gắt khiến số lượng doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực xe máy ngày càng giảm.Thị trường chỉ còn lại vài doanh nghiệp lớn như Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio… Vì vậy, thị trường xe máy Việt Nam là thị trường độc quyền nhóm. 2.6. Các tình huống đặc trưng thực tế trên thị trường: a) Truy thu thuế nhập khẩu: Nhóm 2 Trang 8 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam Tháng 8/2002 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định truy thu thuế nhập khẩu linh kiện xe máy. Theo đó, toàn bộ 52 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy trong nước có nghĩa vụ thực hiện việc truy thu, truy hoàn thuế nhập khẩu năm 2001. Việc áp dụng truy thu thuế xe máy đã gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu xe máy. Cụ thể là gần 16.000 bộ linh kiện xe máy bị ách tại cảng Hải Phòng vào thời gian cuối tháng 2/2003. b) Thị trường xe máy đang đến thời điểm bão hòa Theo con số thống kê của các bộ, ngành thì lượng xe máy lưu hành trên thị trường hiện nay đã ở mức gần 35 triệu chiếc, đã chạm ngưỡng bão hòa. Năm 2011, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp xe máy đã tăng đến 41,7% so với năm 2010, tăng gấp đôi so với mức tăng của chỉ số sản xuất và tiêu thụ. Điều này cho thấy sức mua của thị trường đang thụt lùi dần so với tốc độ tăng trưởng sản xuất, nhưng các nhà sản xuất trong nước lại thi nhau mở rộng nhà máy, nâng công suất. Theo Tổng cục Thống kê, năm vừa qua, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam tăng 19.6% so với năm trước đó. Bên cạnh đó, thị trường nhập khẩu xe máy cũng ảm đạm không kém. So với năm 2010, kim ngạch nhập khẩu xe máy nguyên chiếc năm 2011 đã giảm mạnh. Cụ thể, tổng lượng xe máy nhập khẩu chỉ đạt 66.000 chiếc, tương ứng với giá trị kim ngạch 94 triệu USD, giảm đến 38,9% về lượng và 27,8% về giá trị. c) Một số vụ việc điển hình của lỗi xe máy: (cháy nổ xe, lỗi bình xăng…)  Một số thực trạng trên thị trường xe máy hiện nay đang gây ra những lo ngại lớn cho người tiêu dùng, nổi bật nhất và tình trạng cháy nổ xe máy hãng Honda khi đang vận hành trên đường giao thông gây ra không ít thương vong cho người điều khiển xe vào cuối năm ngoái.  Ngoài việc cháy nổ xe hãng Honda gây hoang mang trong người tiêu dùng thời gian gần đây, trước đó cách đây hơn 1 năm, sự kiện Honda Việt Nam âm thầm thu hồi hàng ngàn xe Honda Lead bị lỗi bình xăng cũng từng khiến người tiêu dùng lo lắng. Đây cũng là vụ thu hồi xe máy chính thức đầu tiên tại Việt Nam. Việc thông tin chậm trễ và chưa thật rõ ràng của Honda đã khiến hàng nghìn người sử dụng Honda Lead bất bình và hoang mang.  Sự việc trên đã gây nên tác động lớn đối với hãng xe Honda. Sức mua dòng xe hãng này giảm đáng kể, mặc dù Honda liên tiếp đưa ra thị trường những mẫu mã mới. Một số Nhóm 2 Trang 9 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam lượng lớn khách hàng mua xe máy đã chuyển sang các loại xe dòng khác. Trước sức mua ảm đạm của thị trường, các đại lý đành phải tự hạ giá bán từ vài trăm nghìn tới hơn 1 triệu đồng so với giá của nhà sản xuất để kích thích nhu cầu của khách hàng.  Tuy nhiên, sức mua người dân trước giá giảm và khuyến mãi vẫn thấp; nhu cầu mua xe của khách hàng thời điểm này trầm hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù thời điểm ấy giá xe rất cao. Một số cửa hàng bán xe gắn máy hiệu Yamaha, SYM, Suzuki cho biết lượng xe bán ra thời điểm này chỉ bằng 60-80% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, thị trường xe máy chịu tác động chung của nền kinh tế nên sức mua sụt giảm, hàng tồn kho tăng lên, kéo theo chi phí thuê kho bãi chứa hàng tăng, chi phí bảo quản tăng nên đại lý bán lẻ thật sự gặp khó khăn, buộc phải hạ giá để tăng sức mua, giảm lượng hàng trong kho. * Biểu đồ minh họa Các vụ cháy nổ xe máy chưa rõ nguyên nhân xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn khiến người tiêu dùng lo sợ khi sử dụng xe máy, làm cầu xe máy giảm. Cùng lúc đó, giá xăng dầu tăng cao và thông tin Bộ Giao thông vận tải có thể thu phí tham gia giao thông của một số phương tiện cũng có tác động làm giảm cầu xe máy. Cầu giảm khiến các hãng và các đại lý phải giảm giá bán, nhưng thị trường vẫn trầm lắng hơn so với trước đây, biểu hiện ở số lượng xe bán ra và số lượng xe nhập khẩu đều giảm. Nhóm 2 Trang 10 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam PHẦN II: CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT 1. Chính sách: 1.1. Mục tiêu tổng thể: Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 về việc giao Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xem xét, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu tổng thể là xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xe máy để đến năm 2015 Việt Nam trở thành một Trung tâm thiết kế, sản xuất và lắp ráp xe máy quy mô lớn, có tính cạnh tranh trong khu vực, hội nhập đầy đủ vào thị trường khu vực và quốc tế. 1.2. Chính sách thuế và hạn ngạch xuất nhập khẩu:  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2003, thực hiện chính sách thuế đối với xe máy và phụ tùng xe máy như sau :  Mức thuế suất thuế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc và động cơ nguyên chiếc tối thiểu là 100%.  Giữ nguyên mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành đối với phụ tùng xe máy và linh kiện động cơ xe máy.  Cụ thể, với các loại xe hiệu Honda, giá tính thuế sẽ là 600 USD với bộ linh kiện loại 50 cc (phân khối), 750 USD/bộ loại 70 và 90 cc, 900 USD/bộ loại 100 và 110 cc, 1.200 USD/bộ loại 125 cc trở lên...  Các bộ linh kiện xe hiệu Yamaha và Suzuki có giá tính thuế rẻ hơn: loại 50 cc là 530 USD/bộ, loain 70 và 90 cc là 630 USD/bộ, loại 100 và 110 cc là 780 USD/bộ, loại 125 cc trở lên áp dụng giá tính thuế là 1.030 USD/bộ.  Thực hiện đàm phán với ASEAN theo hướng không đưa xe máy vào danh mục cắt giảm thuế và chỉ cắt giảm thuế đối với phụ tùng xe máy kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.  Bộ Tài chính cho biết, thực hiện theo cam kết gia nhập WTO, kể từ tháng 8/2007, Việt Nam chính thức cho phép nhập khẩu mặt hàng xe máy phân khối lớn, với thuế suất tạm thời là 90% giống như các loại xe gắn máy thông thường.Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) Quách Đức Pháp, ngoài thuế nhập khẩu, xe máy phân khối lớn phải gánh thêm thuế VAT 10%, nhưng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.  Hạn chế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc. Nhóm 2 Trang 11 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam  Ban hành Bảng giá tối thiểu giá tính thuế nhập khẩu (Ban hành kèm theo Quyết định số 164/2000/QĐ/BTC ngày 10/10/2000 Của Bộ trưởng Bộ Tài chính).  Chính sách ưu đãi thuế tính theo tỉ lệ nội địa hóa:  Từ ngày 1/1/2002, những công ty lắp ráp có tỷ lệ nội địa hoá càng cao thì càng được hưởng thuế suất thấp khi nhập khẩu linh kiện, bộ phận. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã có công văn gửi các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy về việc thực hiện Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, từ ngày 1/1/2003, chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hóa đối với xe hai bánh gắn máy, động cơ xe hai bánh gắn máy sẽ không còn được áp dụng. 1.3. Chính sách đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xe máy:  Doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô và xe hai bánh gắn máy phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về nội địa hóa, về quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và quốc tế và về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn phương tiện.  Theo thông tư hướng dẫn việc thực hiện đầu tư sản xuất, lắp ráp động cơ xe gắn máy hai bánh của các doanh nghiệp trong nước:  Doanh nghiệp phải thực hiện chương trình nội địa hóa động cơ xe gắn máy theo mục tiêu và tiến độ cụ thể hàng năm như sau (bắt đầu tính từ năm thứ 1 sau khi dự án đã đi vào sản xuất), đến năm thứ 4 tỷ lệ nội địa hóa động cơ >= 60%. 1.4. Nhận xét về chính sách:  Xếp xe máy vào danh mục nhóm hàng hóa hạn chế nhập khẩu vì đây là hàng hóa thuộc nhóm những mặt hàng xa xỉ, là yếu tố làm tăng tỷ lệ nhập siêu. Việc hạn chế nhập khẩu xe máy bằng chính sách thuế và phi thuế sẽ giúp kiềm chế nhập siêu và bảo đảm cân đối giá cả các mặt hàng thiết yếu.  Việc ban hành biểu giá tính thuế tối thiểu là để nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Đồng thời, cách làm này sẽ hạn chế khả năng các đơn vị nhập khẩu dùng thủ đoạn gian lận qua giá để trốn một phần thuế nhập khẩu.  Về việc áp dụng mức thuế nhập khẩu theo tỉ lệ nội địa nhằm khuyến khích các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất xe máy tăng cường đầu tư, huy động nội lực trong nước là chính sách có hiệu quả. Nhưng thực tế, thời gian qua, nhiều đơn vị đã lợi dụng chính sách này để gian lận, khai cao hơn tỷ lệ nội hóa, trốn thuế nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Vì vậy, bãi Nhóm 2 Trang 12 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam bỏ việc thực hiện thuế theo tỷ lệ nội địa hóa là phù hợp với yêu cầu hội nhập, khi Việt Nam gia nhập WTO (vì không thể có chính sách đối xử phân biệt đối với các công ty lắp ráp cùng hoạt động tại Việt Nam). 2. Một số đề xuất: 2.1. Về định hướng đầu tư:  Khuyến khích hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lặp.  Dự án đầu tư mới phải phù hợp với định hướng của Quy hoạch và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp xe gắn máy đã được phê duyệt, có công nghệ tiên tiến, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ và đạt tiêu chuẩn khí thải, đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. 2.2. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ:  Tăng cường thu hút đầu tư vào 5 ngành mục tiêu của công nghiệp hỗ trợ là gia công áp lực, đúc, hàn, nhiệt luyện và sản xuất khuôn mẫu.  Trước năm 2010, Bộ Công Thương chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành công nghiệp hỗ trợ;  Quảng bá và khai thác hiệu quả các chương trình đào tạo do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện và tài trợ thực hiện.  Khuyến khích phát triển các chương trình đào tạo liên kết có sự tham gia của cả doanh nghiệp FDI và các nhà cung cấp nội địa. 2.3. Phát triển năng lực khoa học công nghệ:  Tăng cường hỗ trợ bằng nguồn vốn khoa học công nghệ cho các dự án phát triển năng lực nghiên cứu triển khai, nâng cao năng lực sản xuất linh phụ kiện, phát triển sản xuất các loại động cơ và xe máy sử dụng năng lượng “sạch” của các doanh nghiệp.  Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm riêng thông qua hỗ trợ chi phí mua bản quyền sản xuất hoặc chi phí thiết kế kiểu dáng sản phẩm. 2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hiệp hội ngành:  Hoàn thiện và phát huy vai trò đầu mối của Hiệp hội ngành trong việc tập hợp và nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phát triển sản xuất của tất cả các nhà lắp ráp và cung cấp linh phụ kiện xe máy ở Việt Nam. Nhóm 2 Trang 13 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam 2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường:  Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng, an toàn và môi trường tương thích với quốc tế.  Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển hệ thống kiểm định và bảo dưỡng phương tiện xe máy.  Kiểm tra và lắp đặt thiết bị xử lý khí thải đối với các xe cũ đã lưu hành trên 5 năm. 2.6. Phát triển thị trường:  Các Hiệp hội ngành nghề phát huy vai trò tạo dựng các liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ.  Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao hợp tác quốc tế trong tìm kiếm và khai thác thị trường xuất khẩu.  Tăng cường hợp tác với các Hiệp hội quốc tế, với các tập đoàn sản xuất xe máy đa quốc gia nhằm thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp linh kiện, phụ tùng. Nhóm 2 Trang 14 Thực trạng thị trường xe máy tại Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trang thông tin của Tổng cục Thống kê. 2. Các trang web: VnEconomy – Tương lai ngành xe máy: “Ẩn ý của các con số”. VEF – Việt Nam: Trung tâm công nghiệp xe máy châu Á? Saigon Times – Các nhà sản xuất xe máy tính chuyện tiến vào thị trường khu vực. 3. Các văn bản luật quy định mức thuế và hạn ngạch nhập khẩu xe máy. Nhóm 2 Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan