Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thuc trang tang huyet ap ytdp o mon 2014...

Tài liệu Thuc trang tang huyet ap ytdp o mon 2014

.PDF
73
237
134

Mô tả:

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN Ô MÔN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN Ô MÔN, NĂM 2014 Ô Môn, 2014 SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN Ô MÔN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN Ô MÔN, NĂM 2014 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Việt Dũng Cộng sự : Nguyễn Thị Thanh Huyền Lê Hồng Tươi Nguyễn Minh Truyền Ô Môn, 2014 i MỤC LỤC Trang MỤC LỤC .......................................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................1 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3 1.1. Tăng huyết áp ............................................................................................................3 1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và ở Việt Nam ...............................................6 1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ....................................................................9 Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................12 2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................12 2.2. Tiêu chuẩn chọn vào và loại trừ..............................................................................12 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................................12 2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................12 2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.........................................................................12 2.6. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................12 2.7. Các biến số nghiên cứu ...........................................................................................13 2.8. Hạn chế, sai số và biện pháp khắc phục..................................................................21 2.9. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................22 2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................................22 Chương III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................................................................23 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ..............................................................23 3.2. Thực trạng tăng huyết áp của cán bộ, công nhân viên trung tâm ...........................26 3.3. Kiến thức về tăng huyết áp của cán bộ, công nhân viên trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn ................................................................................................28 ii 3.4. Thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp của cán bộ, công nhân viên trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn ........................................................................35 Chương IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................43 4.1. Kết luận ...................................................................................................................43 4.2. Kiến nghị .................................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn về tăng huyết áp ............................................................ Phụ lục 2: Bảng kiểm đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống tăng huyết áp. ........... Phụ lục 3: Cách đo các chỉ số nhân trắc............................................................................. Phụ lục 4: Cách đo huyết áp động mạch ............................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) BP : Béo phì CBYT : Cán bộ y tế CS : Cộng sự ĐTĐ : Đái tháo đường ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu ĐTV : Điều tra viên GSV : Giám sát viên HA : Huyết áp HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương JNC : Liên uỷ ban quốc gia Hoa Kỳ (United States Joint National Committee) TBMMN : Tai biến mạch máu não THA : Tăng huyết áp TS VB/VM : Tỷ số vòng bụng trên vòng mông VB : Vòng bụng VM : Vòng mông WHR : Tỷ số VB/VM (Waist/Hip Ratio) iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI [37]..............................................4 Bảng 1.2. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VII [12] ............................................4 Bảng 2.1. Phân loại béo phì cho người trưởng thành.....................................................18 Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ....................................................................23 Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu............24 Bảng 3.3. Đặc điểm về tiền sử của đối tượng nghiên cứu .............................................25 Bảng 3.4. Tỷ lệ tăng huyết áp đã được chẩn đoán của cán bộ, công nhân viên trung tâm tại thời điểm nghiên cứu ..........................................................................26 Bảng 3.5. Tỷ lệ tăng huyết áp của cán bộ, công nhân viên theo giới tính .....................26 Bảng 3.6. Phân bố tình trạng tăng huyết áp theo trình độ học vấn ................................27 Bảng 3.7. Phân bố tình trạng tăng huyết áp của cán bộ, công nhân viên trung tâm theo nhóm tuổi .................................................................................................27 Bảng 3.8. Mô tả một số hiểu biết của cán bộ, công nhân viên trung tâm về THA ........28 Bảng 3.9. Hiểu biết của cán bộ, công nhân viên trung tâm về các dấu hiệu tăng huyết áp..............................................................................................................29 Bảng 3.10. Hiểu biết của cán bộ, công nhân viên trung tâm về yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ....................................................................................................30 Bảng 3.11. Hiểu biết của cán bộ, công nhân viên trung tâm về các biến chứng của tăng huyết áp ....................................................................................................31 Bảng 3.12. Hiểu biết của cán bộ, công nhân viên về cách phòng tăng huyết áp ...........32 Bảng 3.13. Hiểu biết của cán bộ, công nhân viên trung tâm về nguyên tắc điều trị và theo dõi tăng huyết áp ..............................................................................33 Bảng 3.14. Hiểu biết của cán bộ, công nhân viên trung tâm về sự nguy hiểm của tăng huyết áp ....................................................................................................34 Bảng 3.15. Tình trạng kiểm tra huyết áp bản thân.........................................................35 Bảng 3.16. Cách theo dõi HA bản thân..........................................................................36 v Bảng 3.17. Thói quen trong sinh hoạt ăn uống ..............................................................37 Bảng 3.18. Thực hành trong điều trị tăng huyết áp của cán bộ, công nhân viên trung tâm có chẩn đoán tăng huyết áp...............................................................38 Bảng 3.19. Nguồn thông tin tiếp cận .............................................................................41 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cán bộ, công nhân viên hiểu biết về khả năng có thể phòng ngừa tăng huyết áp .........................................................................................32 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ kiến thức chung về tăng huyết áp của của cán bộ, công nhân viên trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn ..................................................35 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ thực hành phòng, chống tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân viên trung tâm không có tiền sử tăng huyết áp .............................................40 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thực hành phòng chống tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân viên trung tâm đã có tiền sử tăng huyết áp ...................................................40 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 80% các trường hợp tử vong do tăng huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp [38]. Tần suất tăng huyết áp trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức rất cao. Tại các nước đang phát triển có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây truyền là chính. Tăng huyết áp là một yếu tố quan trọng đứng hàng thứ 2 trong các yếu tố nguy cơ tăng gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển [43]. Tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% (1 tỷ người mắc) sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người mắc) vào năm 2025 [41, 42]. Tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp có xu hướng tăng: tại Miền Bắc, năm 2002 là 16,3% [14], thành phố Hà Nội năm 2002 là 23,2% [14], thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 20,5% [36], vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 1999 - 2000 là 18,26 % [20]. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, theo thời gian hoạt động tim mạch sẽ yếu dần và theo chứng minh của các nhà khoa học, tỷ lệ người bị đột quỵ và các bệnh về tim mạch tập trung ở những người bị THA [44]. Trước tình hình tăng huyết áp nói chung đang ngày càng gia tăng và có nhiều chuyển biến, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… thì tăng huyết áp đang là một vấn đề sức khoẻ cần được quan tâm. Mặt khác cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong ngành y tế dự phòng mà ở đây là trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn. Vậy thực sự tỷ lệ tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân, viên chức tại trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn như thế nào? Kiến thức, thực hành của cán bộ, công nhân, viên chức về phòng ngừa tăng huyết áp có tốt hay không? Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc cải thiện tình trạng tăng huyết áp ở 2 cán bộ, công nhân viên của trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Thực trạng tăng huyết áp, kiến thức và thực hành phòng bệnh tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân viên trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn, năm 2014”. Để từ đó đề xuất một số kiến nghị trong việc phòng, chống tăng huyết áp cho lực lượng cán bộ, công nhân viên của Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn nói riêng và cán bộ viên chức của quận Ô Môn nói chung. Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu như sau: 1. Xác định tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân viên của Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn năm 2014. 2. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân viên của Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn năm 2014. 3 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tăng huyết áp 1.1.1. Khái niệm huyết áp và tăng huyết áp 1.1.1.1. Khái niệm huyết áp Huyết áp (HA) là áp lực máu có trong động mạch, do tim co bóp đẩy máu từ thất trái vào hệ động mạch, đồng thời cũng do ảnh hưởng của lực cản thành động mạch. Kết quả làm cho máu được lưu thông đến các tế bào để cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng cho nhu cầu toàn cơ thể. Huyết áp tâm thu (HATT): Khi tim co bóp tống máu, áp lực động mạch tăng lên đạt mức cao nhất hay còn được gọi là huyết áp tối đa. Huyết áp tâm trương (HATTr): Khi tim nghỉ, áp lực đó xuống đến mức thấp nhất hay còn được gọi là HA tối thiểu [6] [8] [13] [15]. 1.1.1.2. Khái niệm tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) là khi trị số huyết áp đo được ở trên mức bình thường. THA có thể là tăng cả tâm thu và tâm trương hoặc chỉ tăng 1 trong 2 dạng đó [8, 18] THA là tình trạng huyết áp thường xuyên tăng trên mức bình thường. Theo WHO, THA khi HATT ≥ 140 mmHg và hoặc HATTr ≥ 90 mmHg [30] 1.1.2. Phân loại tăng huyết áp Đầu năm 1999, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên uỷ ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá, và điều trị bệnh THA lần thứ VI (JNC VI) có khuyến cáo mới về bệnh THA, vẫn khẳng định một người được coi là THA khi huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên và phân loại huyết áp như sau [37]: 4 Bảng 1.1. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI [37] Phân loại HA HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg) Huyết áp tối ưu < 120 < 80 Huyết áp bình thường < 130 < 85 Huyết áp bình thường cao 130 - 139 85 - 89 Phân nhóm: giới hạn 140 - 149 90 - 94 THA độ 1 140 - 159 90 - 99 THA độ 2 160 - 179 100 - 109 THA độ 3 ≥ 180 ≥ 110 Năm 2003, theo quy định của Liên uỷ ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện đánh giá và điều trị bệnh THA lần thứ VII (JNCVII), đã đưa ra một số chỉ dẫn về phân loại và xử trí huyết áp mới nhất [12, 40]. Bảng 1.2. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VII [12] Phân loại THA HATT (mmHg) HATTr(mmHg) HA bình thường < 120 và < 80 Tiền THA 120-139 hoặc 80-90 THA giai đoạn 1 140-159 hoặc 90-99 THA giai đoạn 2 ≥ 160 ≥ 100 Chỉ số HA bình thường trước kia là < 140/90 mmHg, nay hạ xuống nữa còn < 120/80 mmHg. Các HA 120 – 139/80 – 90 mmHg JNC VII không coi là bình thường nữa, mà gọi là “tiền tăng HA”, nghĩa là có nhiều nguy cơ trở thành THA thực sự sau này gấp 2 lần so với người có HA bình thường < 120/80 mmHg. THA giai đoạn 1 (trước đây gọi là độ 1) vẫn như cũ, nghĩa là HA 140 – 159/90 –99 mmHg. JNC VII bỏ khái niệm THA giới hạn. THA độ 2 và 3, nay được JNC VII gộp lại gọi là giai đoạn 2, HA tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 100 mmHg. Vì tỷ lệ biến chứng không khác nhau rõ và xử lý giống nhau [12]. 5 THA là một hiện tượng đo được nhưng nguyên nhân không phải là luôn luôn tìm thấy. Vì vậy người ta chia làm 2 loại: THA nguyên phát: Là các trường hợp THA không tìm thấy nguyên nhân, gọi là bệnh THA. Bệnh THA chiếm tới 90-95% số người bị THA. THA thứ phát: Là các trường hợp THA xảy ra do một bệnh khác, gọi là THA triệu chứng. Trong các trường hợp THA thứ phát, người ta tìm thấy nguyên nhân làm cho HA tăng cao, nếu được điều trị bệnh chính thì HA sẽ trở lại bình thường. Các bệnh thường gặp có triệu chứng THA là các bệnh về thận như viêm thận, suy thận, lao thận...[17]. 1.1.3. Thay đổi sinh lý của huyết áp Ở người bình thường không phải huyết áp lúc nào cũng ổn định. Huyết áp luôn thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong một thời gian nhất định. Đó là sự thay đổi sinh lý của HA [9, 17]. HA thay đổi theo nhịp ngày đêm: ở người bình thường trong một ngày HA được ghi nhận nhờ một máy đo HA tự động liên tục suốt 24h người ta nhận thấy HA ban ngày cao hơn ban đêm khoảng 20%, từ 22h00 đến 7h00 là thời gian HA thấp nhất trong ngày, khi tỉnh dậy tim làm việc mạnh hơn và HA tăng lên nhanh hơn. Người THA thì có tỷ lệ HA ban ngày cũng như HA ban đêm hoặc đảo ngược ban đêm cao hơn ban ngày. Trong ngày, HA dao động nhẹ và tăng cao vào một số thời điểm tạo thành các đỉnh cao, hiện tượng này gặp cả ở người bình thường và người THA [5],[11]. HA tăng giảm theo thời tiết: Khi thời tiết thay đổi HA cũng dao động theo. Trời lạnh, mạch máu ngoại vi co lại để làm giảm sự thải nhiệt, giữ nhiệt cho cơ thể, nên HA tăng lên. Ngược lại, khi trời nắng nóng, mạch máu ngoại vi giãn ra nhằm tăng sự thải nhiệt để điều hoà nhiệt độ cho cơ thể thì HA lại hạ xuống. HA thay đổi tuỳ theo sự hoạt động của cơ thể: Kể cả lao động trí óc lẫn chân tay. Khi cơ thể tăng cường vận động, nhu cầu ôxy và năng lượng đảm bảo cho hoạt động đó tăng lên, tim phải làm việc nhều hơn bằng cách tăng tần số và cường độ co bóp, do đó làm tăng huyết áp. Khi nghỉ ngơi, HA trở lại bình thường. Trong lao động 6 trí óc cũng vậy, khi lao động trí óc căng thẳng kéo dài liên tục, HA có thể tăng lên cao[9, 13, 17]. HA có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc: Một số thuốc không kể các loại chuyên điều trị tăng giảm HA cũng có thể làm tăng, giảm HA (ví dụ: thuốc tránh thai, corticosteroit, cam thảo...). HA thay đổi do trạng thái tâm lý: Như lo âu, bồn chồn, xúc động, thần kinh căng thẳng, stress dễ dàng làm cho tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm giải phóng nhiều adrenalin và no-adrenalin làm nhịp tim đập nhanh và gây tăng HA [13]. HA thay đổi theo giới: Nam cao hơn nữ khoảng 3 – 5 mmHg. HA thay đổi theo tư thế: Chuyển từ nằm sang đứng HA tăng nhẹ 10 – 20 mmHg để đảm bảo cung cấp máu tốt hơn cho các bộ phận trong cơ thể. Tất cả những thay đổi HA có tính chất sinh lý chỉ ở mức giới hạn bình thường hoặc cao hơn mức bình thường, sau đó cơ thể tự điều chỉnh về mức bình thường mà không cần điều trị gì cả. 1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Thế giới THA là một vấn đề lớn đối với sức khỏe con người trên toàn thế giới và trở thành mối quan tâm hàng đầu của Y học thế giới vì số người mắc THA ngày một tăng. Hàng năm có hàng triệu người trên hành tinh bị tử vong và tàn phế do THA gây ra. Vì vậy đã có nhiều nghên cứu về thực trạng THA như: Nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh THA được tiến hành trên 23.100 đối tượng từ 35 – 74 tuổi ở các nước với các vùng địa lý khác nhau và dân tộc khác nhau trên toàn thế giới. Kết quả tỷ lệ THA của các nước khác nhau. Tỷ lệ THA là 28% ở các nước Bắc Mỹ và 44% ở các nước châu Âu. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA ở châu Âu cao hơn 60% so với Hoa Kỳ và Canada và tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ [47]. Vấn đề tăng huyết áp không chỉ ở Châu Âu, mà còn đang tồn tại và phát triển ở các khu vực khác. 7 Tại các quốc gia châu Á, tỷ lệ THA thay đổi như Indonesia 6 – 15%, Malaysia 10 – 11%, Đài Loan 28% [23]; Philipines năm 2000 là 23%, Ấn Độ (2000) là 31%, Trung quốc (2002) là 27,2%, Malaysia năm 2004 là 32,9% [1]. Nhìn chung, tỷ lệ THA đang gia tăng theo thời gian tại các quốc gia châu Á. Nghiên cứu dịch tễ học tại Trung Quốc tiến hành trên 371 người Tây Tạng công dân trong thành phố Lhasa trong độ tuổi từ 30 – 70 tuổi được đưa vào nghiên cứu cắt ngang với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2006. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA là 40,2% (36,6% ở nam giới so với 40,9% ở phụ nữ, p = 0,921). Tỷ lệ THA tăng theo tuổi tác. Tỷ lệ người dân có nhận thức về THA là 70,9%, tỷ lệ điều trị THA là 38,1%, và tỷ lệ kiểm soát THA là 2,4%. Từ đó, Kết luận tỷ lệ mắc bệnh THA trong độ tuổi 30 – 70 tuổi công dân của Lhasa là cao[39]. 1.2.2. Việt Nam Ở các nước công nghiệp phát triển tỷ lệ mắc THA từ 15 – 20% ở người lớn. Ở Việt nam, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 6 – 12% và số người mắc bệnh vào khoảng trên dưới 5 – 6 triệu người mắc THA [27]. Cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc, cụ thể ở 27 điểm rãi rác khắp cả nước ở 20 tỉnh thành, qua 51.654 người, con số THA chiếm 11,8% dân số trên 15 tuổi. Vậy cả nước đã có 4,61 triệu người bị THA trên tổng số 39,3 triệu người trên 15 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nam bị nhiều hơn nữ, nhưng vì hiện tại dân số nữ đông hơn nam nên tổng số bệnh THA ở nữ đông hơn nam. Tỷ lệ THA cao nhất ở Thanh Hóa và Quảng Trị, ít nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng. Tuổi càng cao thì HA thường cao, nhất là HATT. Ở tuổi 35 thì cứ 20 người có 1 người THA (5%), ở tuổi từ 45 thì cứ 7 người có 1 người THA (14,3%), ở tuổi từ 65 trở lên cứ 3 người có 1 người THA (33,3%) [5]. Phạm Gia Khải và cộng sự nghiên cứu cho thấy ở độ tuổi 16 – 24 tỷ lệ THA là 2,78%; 45 – 54 là 22,95%; trên 75 tuổi tỷ lệ này lên 65,46% [34]. Theo báo cáo trên tạp chí THA. Việt Nam đã tiến hành điều tra cắt ngang phạm vi 8 tỉnh, thành phố Việt Nam trên 9.832 đối tượng từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ THA là 25,1% (28,3% ở nam giới và 23,1% ở nữ). Trong số THA, 48.4% nhận thức được tình trạng THA của họ, 29,6% đã 8 điều trị và 10,7% đạt được mục tiêu (<140/90 mm Hg) [48]. Theo nghiên cứu của Cao Thị Yến Thanh năm 2005, thực trạng và một số yếu tố liên quan đến THA ở người từ 25 tuổi trở lên tại ĐắkLăk cho thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng cao, cao nhất trên 65 tuổi là 47,6%, giảm dần ở nhóm 55 – 64 tuổi là 16,4% , nhóm 35 – 44 là 9,3% và đến nhóm tuổi 25 – 34 là 5,1% [32]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang khác từ 12/2004 – 3/2005 cũng được tiến hành tại xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội (cách trung tâm 20km). nhưng đối tượng nghiên cứu: là người trưởng thành độ tuổi từ ≥ 25 tuổi không phân biệt tuổi giới nghề nghiệp với cỡ mẫu là 2.328 người, trong đó nam là 891 người, nữ 1437 người. Tỷ lệ THA chung trong quần thể nghiên cứu của xã Xuân Canh là 20,5%, trong đó nam là 25,8% và nữ là 17,2%. Tỷ lệ THA của các đối tượng ở nhóm tuổi 25 – 34 là 3,7%; nhóm tuổi 35 – 44 là 7,1%; nhóm tuổi 45 – 54 là 21,7%; nhóm tuổi 55 – 64 là 32,7% và nhóm tuổi ≥ 65 là 45,1%. Nghiên cứu cho thấy nam giới bị THA ở nhóm tuổi trẻ cao hơn so với nữ giới; ở nam tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao ở nhóm tuổi 45 – 54: 29,1%; nhóm tuổi 55 – 64: 35,6%; nhóm tuổi > 65: 49,3%. Ở nữ tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao ở nhóm tuổi 55 – 64: 30,2%; nhóm tuổi > 65: 43,0% [19]. Vào năm 2001 tại Bạc Liêu: qua khảo sát 998 đối tượng ở tuổi từ 15 – 70 có tỷ lệ THA là 14,4% cao hơn thống kê cả nước. Độ tuổi càng cao thì THA càng gia tăng. Ở độ tuổi 40 trở lên tỷ lệ THA là 12,4%, ở tuổi từ 50 trở lên tỷ lệ THA là 26.5%, ở tuổi từ 60 trở lên tỷ lệ THA là 36,7% [4]. Nghiên cứu của Hồ Thanh Tùng năm 2004 tại thành phố Hồ Chí Minh, thì tỷ lệ THA là 20,5% [36]. Theo số liệu khác, năm 1992 –1993 thì tỷ lệ này là 15,74%. Trong vòng hơn 10 năm thì tỷ lệ THA đã thật sự tăng. Theo nghiên cứu năm 2004 ở thị xã Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, tỷ lệ mắc THA ở độ tuổi 30 – 75 là 40,8% [20]. Tại thành phố Cần thơ năm 2005, tỷ lệ THA ở độ tuổi từ 25 – 64 là 30, 3% [22], đây là tỷ lệ cao và cần đáng lưu tâm tại một thành phố đang có quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng phát 9 triển, sẽ kéo theo hệ quả làm thay đổi mô hình bệnh lý tim mạch và chuyển hóa trong thời gian tới. Từ thực trạng THA trên thế giới và Việt Nam đều có điểm chung là tỷ lệ THA đang có tăng theo tuổi. Và theo thời gian thì tỷ lệ THA cũng tăng. Đồng thời có sự khác biệt tỷ lệ THA giữa nam và nữ, cũng như sự phân bố cũng khác nhau giữa các khu vực. 1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp THA là một bệnh lý rất phức tạp, từng cơ thể có mức độ đáp ứng khác nhau với bệnh. Có rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh lý này, có thể làm bệnh dễ xuất hiện hơn và làm nặng hơn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên sự hình thành bệnh và thường xuyên tác động lẫn nhau, trong đó yếu tố môi trường và di truyền được đề cập nhiều nhất. Cần phải coi trọng và nhìn nhận chính xác đủ các yếu tố liên quan để phòng, chống THA bằng cách loại bỏ các yếu tố tác động xấu, các yếu tố đó bao gồm: 1.3.1. Tuổi và giới Tuổi bắt đầu có THA thông thường từ 30 trở lên [20]. Ở tuổi 35 thì cứ 20 người có 1 người THA (5%), ở tuổi từ 45 thì cứ 7 người có 1 người THA (14,3%), ở tuổi từ 65 trở lên cứ 3 người có 1 người THA (33,3%) [5]. Một nghiên cứu khác cho thấy tuổi càng tăng thì tỷ lệ THA càng cao, đặc biệt là lứa tuổi từ 55 trở lên [14]. 1.3.2. Yếu tố di truyền và tính gia đình Người ta thấy rõ các yếu tố di truyền trong THA. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy ở nhiều người THA thì trong gia đình, họ hàng của họ cũng có người THA. 1.3.3. Chế độ và tập quán ăn mặn Trên thế giới, người ta thấy những vùng địa lý mà dân chúng ăn quá nhiều sản phẩm có muối thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt so với các vùng khác. Trên thế giới người ta đã nghiên cứu sâu về vấn đề này và từ lâu đã khẳng định là chế độ ăn mặn làm HA tăng cao, nhưng về cơ chế cụ thể thì chưa rõ, người ta chỉ biết nồng độ natri máu tăng cao, thì thành mạch máu nhạy cảm với áp lực hơn, vì vậy 10 trong điều trị THA cần giảm muối trong chế độ ăn [15]. 1.3.4. Thói quen uống rượu, bia và THA Uống rượu nhiều là yếu tố nguy cơ làm THA, giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh THA, nghiện rượu lâu ngày làm rối loạn hoạt động của vỏ não, làm yếu quá trình ức chế dưới vỏ của vỏ não, làm nặng thên quá trình rối loạn thần kinh chức năng, bia tuy có độ cồn thấp hơn nhưng khi uống nhiều cũng có tác hại như uống rượu. 1.3.5. Thuốc lá Thuốc lá có chứa nicotin gây co mạch ngoại vi gây THA. Thuốc lá là một yếu tố liên quan với tỷ lệ bệnh THA. Hút 01 điếu thuốc: HATT tăng thêm 11mmHg và HATTr tăng lên 9mmHg trong vòng 25-30 phút [14]. 1.3.6. Thừa cân và béo phì 1.3.6.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI) Có mối liên quan chặt chẽ giữa HA và trọng lượng cơ thể. Người béo phì (BP) dễ bị THA hơn, người tăng cân nhiều hơn theo tuổi sẽ tăng nhanh huyết áp. Theo tiêu chuẩn phân loại BMI cho người Châu Á thì chỉ số BMI được xem là báo động khi BMI ≥ 23 kg/m2 và BP khi BMI ≥ 25 kg/m2 [2]. Tỷ lệ THA tăng theo nhóm có chỉ số BMI có trị số cao, BMI càng cao thì nguy cơ THA càng tăng, đặc biệt khi BMI ≥ 25kg/m2 [28]. Đã có nhiều nghiên cứu trước đây khẳng định rằng có mối liên quan rõ rệt giữa chỉ số BMI và THA. Tỷ lệ THA ở những người thừa cân, BP cao hơn hẳn so với nhóm không thừa cân, BP. Theo Bùi Minh Đức và Phan Thị Kim trong nhóm những người THA có 60% có trọng lượng cơ thể thừa cân trên 20%, mà thừa cân lại liên quan đến ăn uống không hợp lý. Hậu quả của thừa cân, BP trở thành gánh nặng sức khỏe quan trọng vì thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ các bệnh mãn tính không lây nhiễm như THA, đái tháo đường, bệnh tim mạch [3]. Tình hình BP có ảnh hưởng rõ rệt đến THA. So với người không BP thì người tiền BP đã có tỷ lệ THA gấp 2 lần ở nam và 1,5 lần ở nữ. Tỷ lệ này tăng gấp 3 lần ở 11 người BP độ 2 đối với cả nam và nữ. Như vậy, trong dự phòng và điều trị THA phải kết hợp chế độ ăn uống hợp lý chống BP vì BP có liên quan chặt chẽ đến THA. 1.3.6.2. Chỉ số WHR (tỷ số vòng eo/vòng mông) Nguy cơ THA ở người thừa cân, BP gấp 2 lần so với người bình thường và gấp 3 lần so với người nhẹ cân. Để đánh giá bất thường này người ta dùng tỷ lệ vòng eo/ vòng mông (VE/VM). Tăng tỷ lệ VE/VM là yếu tố nguy cơ quan trọng của THA, giảm cân là biện pháp hiệu quả làm giảm bệnh nhân THA có BP [29]. Theo Hà Huy Khôi thì tỷ lệ VE/VM > 0.8 là yếu tố nguy cơ của bênh mạch vành nói chung và THA nói riêng [16]. 1.3.7. Sống tĩnh lặng, ít hoạt động, không tập thể dục Rèn luyện thể lực là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với tất cả mọi người bình thường, để giữ vững và nâng cao sức khoẻ. Cơ thể có khoẻ mạnh thì giúp cho việc chống đỡ với bệnh tật tốt hơn, hoạt động thể lực và trí lực tốt hơn, có hiệu quả hơn, ăn khoẻ, ngủ ngon, tinh thần sảng khoái. Luyện tập đều đặn còn làm cho tim thích ứng được với yêu cầu cao về cung cấp máu khi gắng sức bất thường và làm tăng Lipoprotein HDL là loại Lipoprotein tốt phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Trong số những người được theo dõi tại trung tâm thể dục thể hình Cooper, người HA bình thường ít hoạt động có nguy cơ xuất hiện THA cao hơn 20 – 50% so với người được hoạt động nhiều, cân đối. Tương tự vậy, tỷ lệ THA sau 40 năm theo dõi giảm tới gần 50% ở những sinh viên y khoa thường xuyên hoạt đông thể lực nhiều [26]. 1.3.8. Mắc các bệnh kèm theo Bệnh THA hay đi cùng với các bệnh kèm theo, thúc đẩy sự phát triển của nhau và làm bệnh nặng thêm như đái tháo đường, xơ vữa động mạch [6]. Chính vì vậy việc theo dõi chặt chẽ THA là rất cần thiết. 12 Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc tại trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn. 2.2. Tiêu chuẩn chọn vào và loại trừ 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn vào Tất cả cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc tại trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn. 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu Không có khả năng nghe, hiểu và trả lời những câu hỏi. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2014 đến tháng 11/2014 Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ 2.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn toàn bộ cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc tại trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn. Có tất cả 44 cán bộ, công nhân viên chức, tính luôn cả hợp đồng lao động do trung tâm trả lương. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu 2.6.1. Công cụ thu thập số liệu Phiếu phỏng vấn: THA và một số yếu tố liên quan đến THA - Đo các chỉ số cơ thể A1→ A8b - Những câu hỏi về thông tin chung từ câu B1→ B10. - Những câu hỏi về kiến thức phòng chống THA từ C1→ C15.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan