Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Thực trạng sức khỏe sinh sản ở phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi đến thăm khám tại trung ...

Tài liệu Thực trạng sức khỏe sinh sản ở phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi đến thăm khám tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh bình định từ năm 2016 2017

.DOCX
124
1
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VĂN THỊ MỸ HỒNG THỰC TRẠNG SỨC KHỎE SINH SẢN Ở PHỤ ••• NỮ 18 - 49 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH BÌNH ĐỊNH, NĂM 2016 - 2017 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC THỰC NGHIỆM ••••• Bình Định - Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VĂN THỊ MỸ HỒNG THỰC TRẠNG SỨC KHỎE SINH SẢN Ở PHỤ ••• NỮ 18 - 49 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH BÌNH ĐỊNH, NĂM 2016 - 2017 Chuyên ngành : SINH HỌC THỰC NGHIỆM Mà SỐ : 60 42 01 14 Người hướng dẫn: PGS.TS. VÕ VĂN TOÀN Bình Định - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên thực hiện luận văn Văn Thị Mỹ Hồng LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy: PGS.TS. Võ Văn Toàn, Giảng viên Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô: Thạc sỹ Ngô Thị Kim Thoa, Giảng viên Bộ môn Giải phẫu - Sinh lý người, Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn đã giúp tôi có được những tài liệu quý báu về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Tôi xin đồng cảm ơn Bác sỹ Nguyễn Thị Bích, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định đã giúp tôi trong quá trình thu số liệu và tư vấn chuyên môn y khoa liên quan đến luận văn; cảm ơn Thạc sỹ Bác sỹ Văn Hữu Tài, Giảng viên, Trưởng bộ môn Nội, Trường Đại học Y Tây Nguyên đã giúp tôi trong phương pháp chọn mẫu nghiên cứu và xử lý, phân tích số liệu của luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn, cùng quý Bác sỹ, cán bộ và nhân viên Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn những người thân trong gia đình tôi và bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả. Bình Định, tháng 7 năm 2017 Học viên thực hiện Văn Thị Mỹ Hồng MỤC LỤC •• Trang PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................4 1.1. Sơ lược về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.....................................................4 1.2. Một số bệnh lý thường gặp về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ...................7 1.3. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở phụ nữ .................. 19 1.4. Một số nghiên cứu trước đây về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ tối sinh đẻ 23 ... Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................32 2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................32 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................33 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................34 2.4. Y đức......................................................................................................43 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................... 44 3.1. Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu .................................................. 44 3.2. Thực trạng một số đặc điểm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 18 - 49 tuổi. .49 3.3. Một số yếu tố liên quan với viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi......................................................................................................64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 82 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT : Acquired Immune Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm AIDS miễn dịch mắc phải) : Human Immunodeficiency Virus (Virus suy giảm miễn dịch ở HIV người) : Human Papilloma Virus (Virus u nhú ở người) HPV KTC95% p : Khoảng tin cậy 95% : Probability (Xác suất) PR VNĐSDD : Prevalence Ratio (Tỷ số tỷ lệ hiện mắc) : Viêm nhiễm đường sinh dục dưới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tỷ lệ VNĐSDD trong các nghiên cứu trước đây .......................... 26 Bảng 3.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo một số biến số nền.........................46 Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ mẫu nghiên cứu theo một số yếu tố liên quan với VNĐSDD ....................................................................................................... 49 Bảng 3.3. Trung bình một số đặc điểm sinh đẻ ở phụ nữ............................... 51 Bảng 3.4. Tỷ lệ một số đặc điểm sinh đẻ ở phụ nữ........................................ 53 Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh VNĐSDD ở phụ nữ......................................................55 Bảng 3.6. Tỷ lệ vị trí VNĐSDD ở phụ nữ......................................................56 Bảng 3.7. Tỷ lệ tác nhân gây VNĐSDD ở phụ nữ ........................................ 58 Bảng 3.8. Tỷ lệ rối loạn kinh nguyệt và đau khi hành kinh ở phụ nữ ........... 59 Bảng 3.9. Tỷ lệ một số bệnh lý tử cung, buồng trứng, vú và vô sinh ở phụ nữ .. 60 Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ............................... 62 Bảng 3.11. Tỷ lệ nạo phá thai ở phụ nữ ........................................................ 63 Bảng 3.12. Tỷ lệ khám thai ở phụ nữ khi mang thai ..................................... 64 Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván ở phụ nữ, tiêm HPV và khám phụ khoa định kỳ ở phụ nữ .............................................................................................65 Bảng 3.14. Tỷ lệ VNĐSDD theo nhóm tuổi..................................................67 Bảng 3.15. Tỷ lệ VNĐSDD theo khu vực sống ............................................ 68 Bảng 3.16. Tỷ lệ VNĐSDD theo học vấn .....................................................68 Bảng 3.17. Tỷ lệ VNĐSDD theo nghề nghiệp .............................................. 70 Bảng 3.18. Tỷ lệ VNĐSDD theo tình trạng hôn nhân ................................... 71 Bảng 3.19. Tỷ lệ VNĐSDD theo tuổi kết hôn ............................................... 71 Bảng 3.20. Tỷ lệ VNĐSDD theo số con ....................................................... 73 Bảng 3.21. Tỷ lệ VNĐSDD theo nạo phá thai............................................... 74 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.22. Tỷ lệ VNĐSDD theo biện pháp tránh thai .................................. 75 Bảng 3.23. Tỷ lệ VNĐSDD dưới theo rối loạn kinh nguyệt ......................... 76 Bảng 3.24. Tỷ lệ VNĐSDD dưới theo khám phụ khoa định kỳ .................... 77 Bảng 3.25. Tỷ lệ VNĐSDD theo tiền sử VNĐSDD ..................................... 78 Bảng 3.26. Tỷ lệ VNĐSDD theo hành vi nguy cơ ở phụ nữ ......................... 79 Bảng 3.27. Tỷ lệ VNĐSDD theo điều kiện sống của phụ nữ ........................ 81 Bảng 3.28. Tỷ lệ VNĐSDD theo tiếp nhận thông tin về VNĐSDD ............. 83 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu âm đạo - cổ tử cung..........................................9 Hình 2.1. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định ............... 34 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh VNĐSDD ở phụ nữ ................................................ 55 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các vị trí VNĐSDD ở phụ nữ........................................... 57 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các tác nhân gây VNĐSDD ở phụ nữ...............................58 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vú, u vú và vô sinh ở phụ nữ ......................................................................................................... 60 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ ............................ 62 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván, tiêm HPV và khám phụ khoa định kỳ ở phụ nữ ......................................................................................................... 65 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ VNĐSDD theo nghề nghiệp ở phụ nữ ............................ 70 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ VNĐSDD theo số con ở phụ nữ ...................................... 73 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ VNĐSDD theo biện pháp tránh thai ở phụ nữ ................ 75 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ VNĐSDD theo rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ .............. 76 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ VNĐSDD theo tiền sử VNĐSDD ở phụ nữ .................. 78 Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ VNĐSDD theo tiếp nhận thông tin về VNĐSDD ......... 83 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994 tại Cairo cho thấy sức khỏe sinh sản là những khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống loài người. Đó là sự duy trì và bảo vệ giống nòi, vấn đề quan hệ tình dục, thai nghén sinh đẻ, viêm nhiễm sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm sự phối hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ để bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sức khỏe tình dục [14]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, vấn đề sức khỏe sinh sản chiếm 33% gánh nặng bệnh tật ở phụ nữ so với 12,3% ở nam giới và năm 2015; phụ nữ ở các nước đang phát triển đối mặt nguy cơ tử vong trong khi mang thai hoặc biến chứng liên quan đến sinh con cao gấp 15 lần so với phụ nữ ở các nước phát triển; thực trạng sức khoẻ sinh sản trên thế giới hiện nay có nhiều bất ổn: Hàng năm có khoảng 340 triệu phụ nữ mắc bệnh lây qua đường tình dục, 20 triệu người mắc bệnh phụ khoa, 60 - 80 triệu người vô sinh, 20 triệu phá thai không an toàn và mỗi ngày có khoảng 830 phụ nữ tử vong do biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh con [63],[65]. Tại Việt Nam, Quỹ dân số liên hợp quốc, Tổ chức y tế thế giới và Bộ y tế đã nêu ra các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản ở phụ nữ Việt Nam: Mặc dù các chỉ số sức khỏe sinh sản nói chung và các chỉ số về tử vong mẹ, tử vong sơ sinh nói riêng của Việt Nam là tương đối khả quan so với các quốc gia khác có cùng mức phát triển về kinh tế - xã hội, nhưng thực trạng về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh của Việt Nam vẫn còn là bức tranh chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng, nhất là ở vùng cao và đồng bào dân tộc thiểu số, với tỷ lệ mắc bệnh viêm sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục còn cao và nguyên nhân tử vong hàng đầu của bà mẹ là nhiễm trùng và ung thư đường sinh dục với phổ biến là ung thư cổ tử cung và ung thư vú [23],[34],[36],[40]. 2 Cho đến nay, nhiều nghiên cứu về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ tại Việt Nam cho thấy thực trạng sức khỏe sinh sản thay đổi theo từng vùng miền, theo điều kiện sinh sống, theo dân tộc với những thói quen sinh hoạt khác nhau [7], [34]. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới hay gặp hàng đầu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ với tỷ lệ khoảng 20 - 85% [3],[37],[56] với triệu chứng của bệnh có thể âm thầm nhưng nếu không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống vợ chồng, là nguyên nhân chính gây vô sinh, thai ngoài tử cung, sẩy thai, đẻ non, và điều kiện thuận lợi gây nên ung thư cổ tử cung về sau [16]. Bình Định là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam, trong những năm gần đây sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp, thương mại và du lịch đã thu hút rất nhiều công nhân lao động nữ. Đây chính là nơi tiềm ẩn những nguy cơ lây lan nhanh của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dễ vướng phải những vấn nạn xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa của nữ giới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với câu hỏi nghiên cứu đặt ra là tỷ lệ và trung bình một số đặc điểm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đến khám phụ khoa tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định năm 2016 - 2017 là bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ? 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi đến khám tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định năm 2016 - 2017. - Xác định một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 - 49 tuổi đến khám tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định năm 2016 - 2017 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 3.1. Ý nghĩa khoa học Xác định được thực trạng sức khỏe sinh sản ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi và các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 18 - 49 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong toàn tỉnh Bình Định. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở PHỤ NỮ 1.1.1 Định nghĩa Tại Cairo (Ai Cập) năm 1994, Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển đã định nghĩa: "Sức khỏe sinh sản là sự hoàn toàn thoải mái không chỉ về thể chất, tinh thần mà cả về những quan hệ xã hội. Đây không phải chỉ là tình trạng các bộ máy sinh sản không có bệnh tật, không bị bất lực mà còn là tiến trình hoạt động của các bộ máy này với đầy đủ chức năng. Do đó sức khỏe sinh sản có nghĩa là con người có thể hoạt động tình dục tự do và an toàn, tự quyết định khi nào có con và khoảng cách giữa các lần sinh. Điều này cũng có nghĩa là tất cả mọi người, kể cả nam và nữ, đều có quyền được nhận thông tin về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn và hữu hiệu, có thể chấp nhận các biện pháp này, có quyền tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo đảm cho người phụ nữ được có thai, sinh sản an toàn và cho những cặp vợ chồng cơ hội tốt nhất để có những đứa con khỏe mạnh với một khởi đầu tốt đẹp cho sự phát triển tinh thần và thể chất” [14],[23]. Theo định nghĩa trên thì sức khỏe sinh sản gồm hai khía cạnh, một khía cạnh là những vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, những chức năng và quá trình của nó như mang thai, sinh con... Mặt khác, sức khỏe sinh sản còn là vấn đề liên quan đến quyền lựa chọn các biện pháp, quyền được tiếp cận thông tin với những phương pháp khác mà cả hai lựa chọn. Như vậy, có thể nói khía cạnh thứ nhất hàm ý những vấn đề liên quan đến bản năng sinh học của con người đối với quá trình sinh sản, khía cạnh thứ hai đề cập đến quyền được quyết định của con người đối với quá trình đó. Sức khỏe sinh sản bàn đến những khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống loài người. Đó là sự duy trì và bảo vệ giống nòi, vấn đề quan hệ tình dục, thai nghén sinh đẻ, viêm nhiễm sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục...Như vậy, chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm sự phối hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ để bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sức khỏe tình dục [14],[23]. 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Bao gồm 4 yếu tố sau [14]: - Trình độ học vấn và văn hóa của người phụ nữ. - Vị trí của người phụ nữ trong xã hội như tôn giáo, tục lệ. - Sự phát triển kinh tế hay mức thu nhập. - Dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế. 1.1.3 Mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản • Mục tiêu 1: Tạo được sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như sự ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản trong mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo các cấp. • Mục tiêu 2: Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và lựa chọn các biện pháp tránh thai, lựa chọn các biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng, giảm có thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai. • Mục tiêu 3: Nâng cao tình trạng sức khỏe của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng và các đối tượng, đặc biệt chú ý đến các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách. • Mục tiêu 4: Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mới mắc và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS và tình trạng vô sinh. • Mục tiêu 5: Chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn cho phụ nữ cao tuổi, phát hiện và điều trị sớm các trường hợp ung thư vú và các ung thư khác của đường sinh sản. • Mục tiêu 6: Cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị thành niên thông qua giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi. • Mục tiêu 7: Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống [14]. 1.1.4 Các nội dung chính của chăm sóc sức khỏe sinh sản Nội dung chính của sức khỏe sinh sản được thể hiện rõ qua Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 2001 - 2010 chi tiết hoá thành 10 nội dung cụ thể như sau [14],[23]: • Nội dung 1. Làm mẹ an toàn • Nội dung 2. Kế hoạch hoá gia đình • Nội dung 3. Phá thai an toàn • Nội dung 4. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên • Nội dung 5. Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản • Nội dung 6. Phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục • Nội dung 7. Phòng ung thư vú và ung thư sinh dục • Nội dung 8. Vô sinh • Nội dung 9. Sức khoẻ về tình dục và giáo dục về tình dục • Nội dung 10. Thông tin, giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản Như vậy các vấn đề về sức khỏe sinh sản trở nên rất quan trọng đối với nữ giới vì nữ giới có vai trò rất quan trọng trong việc tái sản xuất xã hội. Cho nên, những kiến thức về sức khỏe sinh sản không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới gia đình và cuộc sống tương lai [14]. 1.2 MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở PHỤ NỮ Theo Tổ chức y tế thế giới, bệnh lý sức khỏe sinh sản được định nghĩa là tình trạng bệnh hoặc rối loạn đường sinh sản hoặc bệnh lý do hậu quả của hành vi sinh sản, bao gồm mang thai, sẩy thai, sinh đẻ và hành vi tình dục. Bệnh lý sức khỏe sinh sản ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ và nên cần được ưu tiên chú ý về phòng chống [63]. Một số bệnh lý thường gặp về sức khỏe sinh sản ở nữ giới như sau: 1.2.1 Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD): Bệnh rất phổ biến trong đời sống của người phụ nữ, nguyên nhân đa dạng, diễn biến phức tạp dẫn đến việc điều trị khó khăn và có thể để lại biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung, sẩy thai, đẻ non, viêm kết mạc mắt ở trẻ em... [16],[65]. Kí í1 i'-i f t 'ÌỊ- / w Jr? '■ 1 / Ị 'I ị ------------------- Phúc mac ---- Mac ngang Óng niêu rốn (dây chằng rốn giữa) y /' --------Mac rốn trước bâng quang _ ’ * - ị---------------- Tớ cung (đáy) / ___..—■ TÚI cung hang quang từ cung Đày Đính Thân LÓ ntêu quán Tam giác Cỏ’ Bàng quang ---------- Khớp mu --------- Khoang sau xương mu (trước báng quang) và đâm rốt Anh ma ch 1 Dây chầng cung khớp mu Tỉnh mach mu sâu cùa âm vát Dãy chằng ngang dãy chậu Cơ thắt niệu đao vã Cơ ngang dây châu sâu trong hoảnh niệu dục N»êu dao ^"Âm đao """ MỎI bé Trưc tràng Cơ thát ngoài hâu môn Trung tảm gân Môi lớn đáy chậu Hình 1.1 Đặc điểm giải phẫu âm đạo - cổ tử cung [1]. 1.2.1.1. Đặc điểm giải phẫu âm hộ, âm đạo và cổ tử cung: Bao gồm [1]: • Âm hộ: Âm hộ được cấu tạo gồm phần da ở ngoài và phần niêm mạc ở bên trong. Phía trong, bên trong âm hộ có tuyến Bartholin và hai bên lỗ niệu đạo, có tuyến Skène, các tuyến này tiết dịch tham gia một phần vào hệ thống chống nhiễm khuẩn tự nhiên của dịch âm đạo. • Âm đạo: Âm đạo là một ống đi từ cổ tử cung tới âm môn (Âm hộ). Âm đạo nằm sau bàng quang và niệu đạo, nằm trước trực tràng. Âm đạo và tử cung thường gấp theo một góc 90°. Âm đạo dài khoảng 8cm, chạy chếch ra trước và xuống dưới, tạo cùng với đường ngang một góc 70°. Âm đạo dẹt trước sau, bình thường thành trước gắn vào thành sau thành một khe có nhiều nếp gấp. • Cổ tử cung: Bao gồm phần trên âm đạo (Nằm trong ổ bụng và nằm ngoài phúc mạc) và phần trong âm đạo (Đoạn dưới cổ tử cung). Cổ tử cung ở phía sau dính vào 1/3 trên âm đạo, phía trước dính vào 1/3 dưới, nên phần trong âm đạo ở phía sau cao hơn phía trước. Lúc chưa đẻ, cổ tử cung trơn đều, lỗ tròn. Sau khi đẻ, càng đẻ nhiều lần, cổ tử cung càng dẹt và rút ngắn lại. 1.2.1.2 Khái niệm viêm nhiễm đường sinh dục dưới VNĐSDD là viêm đường sinh dục từ âm hộ đến cổ tử cung dưới vòng bám âm đạo gồm: Viêm cổ tử cung, viêm âm hộ, viêm âm đạo và tuyến sinh dục. Các thể bệnh bao gồm: Viêm âm hộ, âm đạo do tạp khuẩn; viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung do Trichomonas vaginalis; viêm âm đạo do nấm Candida albicans, trobicalis, krusei; viêm sinh dục do lậu; viêm tuyến Bartholin và viêm loét cổ tử cung [1]. Khái niệm VNĐSDD do Hiệp hội sức khoẻ phụ nữ thế giới đưa ra năm 1987, nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới, là một tập hợp gồm 3 nhóm bệnh [14]: - Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục: Giang mai, lậu, HIV/AIDS, nhiễm Chlamydia trachomatis... - Các nhiễm khuẩn nội sinh do phát triển quá mức các vi sinh vật sống cộng sinh trong đường sinh dục: Viêm âm đạo không đặc hiệu, nhiễm nấm Candida. - Các nhiễm khuẩn do vi sinh vật xâm nhập từ ngoài vào không qua đường tình dục, như thực hiện các kỹ thuật thăm khám phụ khoa, sinh đẻ hoặc kế hoạch hóa gia đình, từ môi trường tự nhiên do thiếu vệ sinh... 1.2.1.3 Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới • Nhóm yếu tố về nơi ở: Những vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau bởi các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hệ động thực vật, dân cư cùng các đặc trưng khác trong môi trường của một vùng địa lý nhất định luôn chi phối sự hình thành và duy trì bệnh tại nơi đó. • Nhóm yếu tố cá nhân: Tuổi và nghề nghiệp là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến tình trạng VNĐSDD ở phụ nữ. Tiếp xúc nghề nghiệp có ảnh hưởng rất rõ rệt tới sức khoẻ và bệnh tật. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thông qua các yếu tố có tính chất nghề nghiệp như tư thế và thời gian lao động, môi trường tiếp xúc với tiếng ồn, bụi, hoá chất, nước bẩn... Các vi sinh vật từ môi trường tự nhiên xâm nhập vào qua đường âm đạo, vì vậy nghề nghiệp ảnh hưởng càng rõ đến tỷ lệ và cơ cấu mắc bệnh. • Nhóm yếu tố vệ sinh: Tắm và sử dụng xà phòng trong tắm giặt, vệ sinh hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt là các hình thức thực hiện vệ sinh cần thiết đối với phụ nữ. Nguồn nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh như nhà tắm, nhà xí đều ảnh hưởng đến VNĐSDD ở phụ nữ. • Sinh đẻ, nạo hút thai: Phụ nữ sinh nhiều con và nạo hút thai thường có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn. • Các biện pháp tránh thai: Những phụ nữ dùng dụng cụ tử cung có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao hơn so với những phụ nữ không dùng biện pháp tránh thai hay các biện pháp tránh thai khác. Uống thuốc tránh thai kéo dài cũng là một điều kiện thuận lợi để nguy cơ bị viêm nhiễm đường sinh dục do mất cân bằng nội tiết làm thay đổi môi trường và tiết dịch âm đạo có thể gây viêm niệu đạo sinh dục [16]. 1.2.1.4 Sinh lý bệnh của VNĐSDD: VNĐSDD không chỉ là vấn đề vi khuẩn, đó là tương quan kết hợp của 3 yếu tố [16]: • Vật chủ: Cơ quan sinh dục nữ với các phương tiện bảo vệ. Bình thường âm đạo dễ dàng tự chống lại các tác nhân gây bệnh bằng nhiều cơ chế. Biểu mô niêm mạc âm đạo chứa nhiều glycogen. Các tế bào biểu mô âm đạo bẻ gãy glycogen thành các monosaccharid rồi sau đó được chuyển đổi thành acid lactic bởi bản thân tế bào và lactobaccilli (Trực khuẩn Doderlein) duy trì pH âm đạo dưới 5,5 không thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Mặt khác, ở niêm mạc âm đạo có dịch thấm từ mạng tĩnh mạch, bạch mạch có sẵn tính bảo vệ tự nhiên. • Vi khuẩn, virus: Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng... Gồm hai nhóm: - Tác nhân gây nhiễm khuẩn đặc hiệu: Các tác nhân này nói chung lây truyền bằng tiếp xúc tình dục và gây ra các thương tổn đặc hiệu, bao gồm: Neisseria Gonorhoeae, Chlamydia Trachomatis, Gardnerella Vaginalis, HIV, Trichomonas vaginalis, Nấm Candida. - Tác nhân gây nhiễm khuẩn không đặc hiệu: Mầm bệnh không gây ra thương tổn đặc hiệu, có thể tìm thấy ở cổ tử cung - âm đạo trong trạng thái bình thường với số lượng ít, khi môi trường âm đạo ở trạng thái không bình thường các tác nhân này mới có cơ hội gây nên tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục. • Yếu tố lan truyền: Bao gồm ba yếu tố: Quan hệ tình dục chỉ là yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn đặc hiệu. Thầy thuốc có thể gây ra nhiễm khuẩn với nhiều mầm bệnh không đặc hiệu khi làm các thủ thuật sản phụ khoa. Các yếu tố trong cơ thể người bệnh bao gồm: Dị dạng sinh dục; mang dụng cụ tử cung; các khối u lành tính hay ác tính; đái tháo đường, thiếu estrogen, suy giảm miễn dịch; suy kiệt, dinh dưỡng kém; môi trường sống, nhà ở, nguồn nước, ánh sáng, bụi; tuổi tác; sự thay đổi sinh lý như quan hệ tình dục, có thai... 1.2.1.5 Chẩn đoán: VNĐSDD thường biểu hiện bằng 4 triệu chứng lâm sàng chính [16]: Khí hư, ngứa, viêm loét và đau bụng dưới. Trong đó khí hư và viêm loét là hai triệu chứng quan trọng nhất: (1) Khí hư: Khi bị viêm, niêm mạc đường sinh dục phản ứng lại các tác nhân gây bệnh bằng phản ứng viêm. Khí hư chính là dịch viêm của đường sinh dục. Số lượng, màu sắc và mùi khí hư khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm riêng của tác nhân và mức độ viêm. (2) Ngứa, rát khó chịu: Tự nhiên hay khi quan hệ tình dục. (3) Viêm loét ở cơ quan sinh dục: Biểu hiện viêm đường sinh dục trên lâm sàng là tình trạng tấy đỏ, ngứa và có thể loét. (4) Đau bụng dưới: Đau âm ỉ và liên tục. Hiện nay, cách phổ biến nhất trong phân loại các phương pháp chẩn đoán gồm các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Về lâm sàng có 2 cách tiếp cận: Chẩn đoán theo căn nguyên và chẩn đoán theo hội chứng. Về cận lâm sàng có các phương pháp: Chẩn đoán vi sinh vật, chẩn đoán miễn dịch, chẩn đoán mô tế bào, chẩn đoán hình ảnh... Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng, có phạm vi ứng dụng khác nhau [14],[23]. 1.2.1.6 Các thể bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường gặp: VNĐSDD thường gặp các thể bệnh như sau [16]:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan