Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng sự hài lòng của người bệnh đái tháo đường về cung cấp suất ăn của kho...

Tài liệu Thực trạng sự hài lòng của người bệnh đái tháo đường về cung cấp suất ăn của khoa dinh dưỡng bệnh viện nội tiết trung ương

.PDF
57
1
106

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ THU TRANG THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỀ CUNG CẤP SUẤT ĂN CỦA KHOA DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ THU TRANG THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỀ CUNG CẤP SUẤT ĂN CỦA KHOA DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THS. ĐỖ THỊ THU HIỀN NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô hướng dẫn - Người đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Vũ Thu Trang ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Vũ Thu Trang iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………...ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương 1 .................................................................................................................. 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3 1.1.1. Sự hài lòng ................................................................................................ 3 1.1.2. Đái tháo đường ......................................................................................... 6 1.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác khảo sát hài lòng của người bệnh:................................................................................................................. 10 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 12 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 12 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 14 Chương 2 ................................................................................................................ 18 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................................... 18 2.1. Giới thiệu vệ Bệnh viện Nội tiết trung ương và Khoa dinh dưỡng ................. 18 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 20 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 20 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 20 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 20 2.2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................. 20 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 21 2.2.6. Các biến số nghiên cứu ........................................................................... 21 2.2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ......................................... 22 2.2.8. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 23 2.3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 23 2.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................... 23 iv 2.3.2. Sự hài lòng của người bệnh về cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng ... 24 Chương 3 ................................................................................................................ 30 BÀN LUẬN ............................................................................................................ 30 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. .................................................... 30 3.2. Sự hài lòng của người bệnh về cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng ......... 30 3.3. Những ưu điểm và nhược điểm tại Bệnh viện Nội tiêt Trung ương ............... 35 3.3.1. Ưu điểm .................................................................................................. 35 3.3.2. Hạn chế ................................................................................................... 36 3.3.3. Nguyên nhân của những việc chưa làm được .......................................... 36 3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường sự hài lòng của người bệnh đái tháo đường về cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng ................................................................ 37 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 39 4.1. Sự hài lòng của người bệnh đái tháo đường về cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng .................................................................................................................. 39 4.2. Các giải pháp để tăng cường sự hài lòng của người bệnh đái tháo đường về cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng ................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 41 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 45 Phụ lục 1 ................................................................................................................. 45 PHIẾU ĐỒNG THUẬN.......................................................................................... 45 Phụ lục 2 ................................................................................................................. 46 PHIẾU KHẢO SÁT ................................................................................................ 46 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSSK: Chăm sóc sức khỏe ĐD: Điều dưỡng ĐTĐ: Đái tháo đường ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu GDSK: Giáo dục sức khỏe NB: Người bệnh vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung (n=255) ....... 23 Bảng 2.2. Sự hài lòng của người bệnh về nhân viên phát suất ăn (n=255) ............... 24 Bảng 2.3. Sự hài lòng của người bệnh món ăn (n=255) ........................................... 25 Bảng 2.4. Sự hài lòng của người bệnh về nguồn gốc thực phẩm, cách chế biến và nhiệt độ suất ăn (n=255) .......................................................................................... 26 Bảng 2.5. Sự hài lòng của người bệnh về vệ sinh khay đựng món ăn (n=255) ........ 27 Bảng 2.6. Nhu cầu sử dụng lại suất ăn của Khoa dinh dưỡng (n=255) .................... 28 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=255) .............. 24 Biểu đồ 2.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc đái tháo đường (n=255) ................................................................................................................... 24 Biểu đồ 2.3. Sự hài lòng của người bệnh về giá tiền suất ăn (n=255) ....................... 25 Biểu đồ 2.4. Sự hài lòng của người bệnh về thời gian giao suất ăn (n=255) ............. 27 Biểu đồ 2.5. Đánh giá chung của người bệnh (n=255) ............................................. 28 Biểu đồ 2.6. Sự hài lòng của người bệnh về cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng (n=255) ................................................................................................................... 29 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu người dân ngày càng đa dạng trong đó có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe. Chất lượng chăm sóc không chỉ phụ thuộc vào máy móc, vật tư trang thiết bị mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đi kèm như kiến thức, thái độ nhân viên y tế, kỹ năng tay nghề, quy trình chăm sóc hiệu quả....Mức độ hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh là nguồn thông tin quan trọng góp phần phát triển bệnh viện. Sự hài lòng của người bệnh là tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế. Ngoài các tiêu chí về cơ sở vật chất, quy trình chuyên môn thì các ý kiến đóng góp của người bệnh là cơ sở và bằng chứng để cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh tại các cơ sở y tế [18]. Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng và hộ sinh cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tác động trực tiếp vào chất lượng điều trị. Chăm sóc tốt giúp nâng cao chất lượng điều trị, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm biến chứng và tử vong cho người bệnh và nâng cao uy tín của bệnh viện [26]. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng, trong đó có việc cung cấp suất ăn cho người bệnh. Sự hài lòng của người bệnh là ý kiến, cảm nhận, đánh giá của người bệnh về công tác chăm sóc mà họ nhận được khi đến khám, điều trị bệnh. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh với chăm sóc điều dưỡng nói chung và cung cấp suất ăn nói riêng có vai trò rất quan trọng đê kịp thời khắc phục những tồn tại giúp bệnh viện cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ. Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia do tốc độ phát triển nhanh chóng và mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Tuy nhiên, người bệnh có thể phòng ngừa các biến chứng bằng việc sử dụng thuốc kết hợp với hoạt động thể lực đều đặn và chế độ ăn khoa học, hợp lý. Bệnh viện Nội tiết Trung ương là một trong những cơ sở uy tín điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, trong đó có đái tháo đường. Khoa dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế của bệnh viện được thành lập vào năm 2012 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công tác dinh dưỡng lâm sàng trong phòng và điều trị 2 bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Do đó, việc khảo sát sự hài lòng của người bệnh đái tháo đường về cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng là một trong những nội dung quan trọng khi khảo sát sự hài lòng của người bệnh về các dịch vụ của bệnh viện. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hai mục tiêu như sau: 1. Mô tả mức độ hài lòng của người bệnh đái tháo đường về cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Nội tiết Trung ương 2. Đề xuất giải pháp để tăng cường sự hài lòng của người bệnh đái tháo đường về cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Sự hài lòng  Định nghĩa: Sự hài lòng của người bệnh là một nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng của một bệnh viện; là chỉ số đo lường sự đáp ứng chất lượng dịch vụ y tế của các cơ sở y tế với sự mong đợi của người bệnh và là mục tiêu mà nhiều bệnh viện mong muốn hướng tới Theo tác giả Burke J. K. và cộng sự năm 2013 cho rằng “Sự hài lòng của khách hàng được sử dụng phổ biến trong việc đo lường chất lượng dịch vụ y tế và đây là một cách thức để đánh giá dịch vụ thông qua đo lường nhận thức của khách hàng”. Khái niệm này của Burke J. K. đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là phù hợp bởi nó không chỉ mang tính khái quát mà còn thể hiện rõ ràng chức năng của sự hài lòng khách hàng và đặc tính tự nhiên của khái niệm này dựa trên “nhận thức của khách hàng” Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì “Sự hài lòng chủ yếu đánh giá trên bảy khía cạnh dịch vụ chăm sóc sức khỏe: sự hài lòng nói chung, sự hài lòng với chất lượng kỹ thuật, giữa các cá nhân, thông tin liên lạc, các khía cạnh tài chính, thời gian với bác sĩ và dễ dàng liên lạc Theo Nabbuye –Sekandi (2011): Sự hài lòng của người bệnh được xác định là một đánh giá chủ quan của người bệnh về các dịch vụ y tế nhận được so với kỳ vọng của họ [12].  Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người bệnh Sự hài lòng của người bệnh không chỉ phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ mà còn phụ thuộc vào sự mong đợi của người bệnh và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên việc hiểu biết những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh là rất quan trọng cho các nhà cung cấp dịch vụ. Có nhiều yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh tùy thuộc vào cách tiếp cận. Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu thì sự hài lòng của người bệnh bị ảnh hưởng bởi yếu tố và mối quan hệ của các yếu tố với mức độ hài lòng vẫn còn đang được tìm 4 hiểu. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh đó là các yểu tố từ phía người bệnh, các yếu tố từ cơ sở y tế… - Người bệnh có tuổi từ 50 trở lên, khám chữa bệnh nhiều hơn 2 lần trở lên không hài lòng với giao tiếp, tương tác với bác sỹ và yếu tố cơ sở vật chất/trang thiết bị nhiều hơn so với người bệnh dưới 50 tuổi và nười bệnh khám chữa lần đầu (p<0,05) [7]. - Sự hài lòng của người bệnh có liên quan chặt chẽ tích cực với giao tiếp của điều dưỡng (p<0,01) [16]. - Những người đăng kí khám theo yêu cầu có tỷ lệ hài lòng chung với dịch vụ khám chữa bệnh cao hơn những người đi khám thông thường 2,84 lần (p=0,001) [9] - Có mối liên quan mật thiết giữa tỷ lệ hài lòng chung về hoạt động khám bệnh với 5 yếu tố về sự thuận tiện khám bệnh, chi phí khám bệnh, thời gian chờ khám bệnh, cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh và thái độ hướng dẫn của nhân viên y tế. (p<0,001) [20]. - Nhóm tuổi càng cao thì có xu hướng có điểm trung bình hài lòng càng lớn (p<0,05). Điểm trung bình hài lòng của nhóm “nông dân” có xu hướng cao hơn các nhóm khác với sự khác biệt ở mức vừa phải (p<0,05) [11]. - Có mối liên quan mật thiết giữa tỷ lệ hài lòng về chất lượng chăm sóc sức khỏe với các yếu tố thời gian chờ đợi tiếp cận dịch vụ, giao tiếp và chăm sóc của nhân viên y tế, giao tiếp và chăm sóc của bac sỹ, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả chăm sóc sức khỏe (p<0,001) [19].  Những khía cạnh liên quan tới sự hài lòng của người bệnh - Tôn trọng giá trị, sở thích và nhu cầu tình cảm của người bệnh (bao gồm tác động của bệnh tật và điều trị trên chất lượng cuộc sống, liên quan đến ra quyết định, nhân phẩm, nhu cầu và tính tự chủ). - Sự phối hợp và thống nhất trong chăm sóc (bao gồm chăm sóc lâm sàng, những dịch vụ phụ thuộc và hỗ trợ, chăm sóc ngay tại cộng đồng). - Thông tin, truyền thông và giáo dục (bao gồm tình trạng lâm sàng, diễn tiến và tiên lượng, quá trình chăm sóc, điều kiện tự chủ, tự chăm sóc và nâng cao sức khỏe). - Hỗ trợ về thể chất (bao gồm kiểm soát đau, giúp đỡ những hoạt động đời sống hàng ngày, môi trường xung quanh và môi trường bệnh viện). 5 - Chia sẽ cảm xúc và làm giảm sự lo sợ (bao gồm tình trạng lâm sàng, điều trị và tiên lượng, tác động của bệnh tật đối với cá nhân và gia đình, tác động tài chính của bệnh tật). - Ảnh hưởng của gia đình và bạn bè (bao gồm những hỗ trợ về xã hội và tình cảm, ảnh hưởng về những quyết định, hỗ trợ chăm sóc, tác động trên động lực và nhiệm vụ của gia đình). - Thời kỳ theo dõi, duy trì (bao gồm thông tin về thuốc, các dấu hiệu nguy hiểm phải để ý sau khi rời bệnh viện, sự hợp tác và những hỗ trợ về theo dõi…) [21]  Đặc điểm của sự hài lòng của người bệnh - Tôn trọng con người: + Tôn trọng giá trị của con người. + Sự bí mật (xác định ai được xem xét hồ sơ y tế của người bệnh). + Tự chủ tham gia chọn lựa dịch vụ CSSK của chính mình - Định hướng người bệnh: + Quan tâm ngay đối với những trường hợp cấp cứu và thời gian chờ đợi hợp lý đối với trường hợp không cấp cứu. + Chất lượng dịch vụ đầy đủ như sạch sẽ, không gian rộng rãi…. + Tiếp nhận được những hỗ trợ từ bên ngoài: người bệnh có thể nhận được sự chăm sóc từ gia đình và bạn bè. + Tự do chọn lựa cá nhân hay tổ chức cung cấp dịch vụ. - Dựa trên những những nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh điều trị ngoại trú đã công bố trên y văn thế giới, các tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người bệnh bao gồm: + Sự hài lòng của người bệnh khi tiếp cận dịch vụ: Lịch hẹn, thời gian chờ đợi; Thủ tục thanh toán nhanh chóng. + Sự hài lòng của người bệnh khi giao tiếp và tương tác với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên cận lâm sàng, nhân viên hướng dẫn và đối với các bác sỹ: người bệnh được khám và điều trị, chăm sóc, thông tin và tư vấn với thái độ hòa nhã, thân thiện. Người bệnh được cảm thông và sẵn sàng được giúp đỡ. + Sự hài lòng của người bệnh về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế: sự hài lòng của người bệnh đối với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, y dụng cụ mà họ được sử dụng. 6 + Sự hài lòng của người bệnh đối với kết quả khám, chữa bệnh: người bệnh hài lòng với kết quả về khám và phát hiện bệnh. Sự hài lòng của người bệnh là một trong các nhân tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm. Đây là một trong những chỉ số giúp thúc đẩy sự cải tiến chất lượng dịch vụ chăm sóc [21] 1.1.2. Đái tháo đường  Định nghĩa: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.  Phân loại đái tháo đường Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính: - Đái tháo đường type 1 do tế bào beta bị phá hủy nên NB không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (type 1A), 5% vô căn (type 1 B). - Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin) chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này bao gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. - ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó. - Đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ + Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội tại tế bào beta. + Khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin + Các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác (Hội chứng Down, Klinefelter, Turner…) đôi khi cũng kết hợp với ĐTĐ. + Bệnh lý tụy: viêm tụy, chấn thương, u, cắt tụy, xơ sỏi tụy, nhiễm sắc tố sắt. + ĐTĐ do bệnh lý nội tiết + ĐTĐ do thuốc, hóa chất [4].  Yếu tố nguy cơ: 7 - Yếu tố tuổi: Nguy cơ ĐTĐ tăng dần theo quá trình lão hóa. - Yếu tố gia đình: Khoảng 10% NB mắc bệnh ĐTĐ type 2 có bà con thân thuộc cũng bị mắc bệnh ĐTĐ type 2. - Yếu tố chủng tộc: Tỷ lệ ĐTĐ type 2 gặp ở tất cả các dân tộc, nhưng với tỷ lệ và mức độ hoàn toàn khác nhau. - Yếu tố môi trường và lối sống: Ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến sự mất cân bằng và dư thừa năng lượng, kết hợp với lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh, làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 - Tiền sử sinh con nặng trên 4 kg: Trẻ mới sinh nặng > 4 kg là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ type 2 cho cả mẹ và con. - Tiền sử giảm dung nạp glucose: Những người có tiền sử giảm dung nạp glucose, thì khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ type 2 rất cao. - Tăng huyết áp: Tăng huyết áp (THA) được coi là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2. - Béo phì: là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng đề kháng Insulin, cùng các rối loạn chuyển hóa khác. - Chế độ ăn và hoạt động thể lực: dùng nhiều đường sacarose, ăn nhiều chất béo sẽ có nguy cơ bị ĐTĐ type 2 [2]. Hình 1.1. Yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường  Điều trị - Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống: không hút thuốc, không uống rượu bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực. 8 - Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng - Thuốc uống hạ đường huyết - Thuốc tiêm hạ đường huyết - Kiểm soát tăng huyết áp - Kiểm soát rối loạn lipid máu - Chống đông - Điều trị và kiểm soát biến chứng, bệnh đồng mắc.  Điều trị không dùng thuốc - Hoạt động thể lực + Tăng hoạt động thể lực giúp làm cải thiện đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Kết hợp luyện tập thể lực với can thiệp dinh dưỡng sẽ có hiệu quả giảm HbA1c nhiều hơn. + Nên tập thể dục 5 ngày mỗi tuần, tốt nhất là thể dục hết các ngày trong tuần. + Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây thun, nâng tạ). + Có thể thay thế bằng cách chia nhỏ thời gian tập thể dục trong ngày. Ví dụ: đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. + Tránh ngồi kéo dài và mỗi 20 tới 30 phút nên đứng dậy đi lại. + Một số hình thức thể dục khác có lợi ích như thể dục dưới nước phù hợp với người bị thoái hóa khớp: bơi lội, đi bộ nhanh trong nước. - Dinh dưỡng + Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng. + Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn. + Duy trì cân nặng hợp lý. + Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa Lipid máu. + Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn. + Lượng Glucid ăn vào nên chiếm 50 - 60% tổng số năng lượng, tối thiểu: 130g Glucid/ngày. 9 + Lượng Lipid chiếm 20 - 25% tổng năng lượng, trong đó: Chất béo bão hòa nên dưới 10% tổng năng lượng, Cholesterol nên dưới 300mg/ngày. + Lượng Protein chiếm 15 - 20% tổng năng lượng. Khuyến cáo mức cung cấp Protein là 1g-1,2g/kg cân nặng/ngày. + Người bệnh đái tháo đường cần được cung cấp các vi chất dinh dưỡng như người bình thường. + Muối: Nên ăn nhạt tương đối, < 5g muối/ngày (2,000 mg Na/ngày) + Các loại nước ngọt, nước giải khát có ga: chỉ sử dụng các loại nước không hoặc ít đường. + Chất xơ: 20 - 30g/ngày. + NB cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Bữa phụ của NB cần cá nhân hóa + Mức năng lượng bữa chiếm 10-15% tổng số năng lượng trong ngày. + Thời điểm bữa phụ: bữa phụ vào cuối buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ chỉ được thực hiện nếu có nguy cơ hạ đường huyết cuối buổi chiều hoặc nửa đêm [4]. Hình 1.2. Các biện pháp kiểm soát bệnh đái tháo đường  Suất ăn bệnh lý của người bệnh đái tháo đường Ưu điểm của suất ăn bệnh lý là khẩu phần ăn được tính toán đầy đủ với sự cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp năng lượng và phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh. Bên cạnh đó, toàn bộ thực phẩm đầu vào đều được kiểm tra, có hợp đồng mua bán, hóa đơn rõ ràng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình chế biến, cung cấp suất ăn theo nguyên tắc một chiều và các suất ăn sau khi chế biến được tiến hành lưu mẫu 24h theo đúng quy định. 10 Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 08/2011/TT-BYT hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện do Bộ Y tế ban hành, cụ thể: - Bác sĩ điều trị đánh giá và ghi nhận xét tình trạng dinh dưỡng của người bệnh lúc nhập viện và trong quá trình điều trị. - Bác sĩ chỉ định chế độ ăn hằng ngày phù hợp với bệnh của người bệnh và ghi mã số chế độ ăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế vào phiếu điều trị trong hồ sơ bệnh án. - Lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh suy dinh dưỡng hoặc người bệnh cần hỗ trợ dinh dưỡng. - Xây dựng thực đơn và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý của người bệnh và áp dụng chế độ ăn bệnh lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế [5]. Hình 1.3. Khẩu phần ăn khoa học cho người bệnh đái tháo đường 1.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác khảo sát hài lòng của người bệnh:  Năm 2019, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3869/QĐ-BYT Ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế [6] Mẫu phiếu số 1: Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh nội trú + Khả năng tiếp cận - Các sơ đồ, biển báo chỉ dẫn đường đến các khoa, phòng trong bệnh viện rõ ràng, dễ hiểu, dễ tìm. 11 - Thời gian vào thăm người bệnh được thông báo rõ ràng. - Các khối nhà, cầu thang, buồng bệnh được đánh số rõ ràng, dễ tìm. - Các lối đi trong bệnh viện, hành lang bằng phẳng, dễ đi. - Người bệnh hỏi và gọi được nhân viên y tế khi cần thiết. + Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị - Quy trình, thủ tục nhập viện rõ ràng, công khai, thuận tiện. - Được phổ biến về nội quy và những thông tin cần thiết khi nằm viện rõ ràng, đầy đủ. - Được giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp và thời gian dự kiến điều trị rõ ràng, đầy đủ. - Được giải thích, tư vấn trước khi yêu cầu làm các xét nghiệm, thăm dò, kỹ thuật cao rõ ràng, đầy đủ. - Được công khai và cập nhật thông tin về dùng thuốc và chi phí điều trị. + Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh - Buồng bệnh nằm điều trị khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ phù hợp như quạt, máy sưởi, hoặc điều hòa. - Giường bệnh, ga, gối đầy đủ cho mỗi người một giường, an toàn, chắc chắn, sử dụng tốt. - Nhà vệ sinh, nhà tắm thuận tiện, sạch sẽ, sử dụng tốt. - Được bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phòng ngừa trộm cắp, yên tâm khi nằm viện. - Được cung cấp quần áo đầy đủ, sạch sẽ. - Được cung cấp đầy đủ nước uống nóng, lạnh. - Được bảo đảm sự riêng tư khi nằm viện như thay quần áo, khám bệnh, đi vệ sinh tại giường... có rèm che, vách ngăn hoặc nằm riêng. - Căng-tin bệnh viện phục vụ ăn uống và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu đầy đủ và chất lượng. - Môi trường trong khuôn viên bệnh viện xanh, sạch, đẹp. + Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế - Bác sỹ, điều dưỡng có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan