Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng sơ cấp cứu tai nạn thương tích của cộng tác viên y tế tại 36 xã tại t...

Tài liệu Thực trạng sơ cấp cứu tai nạn thương tích của cộng tác viên y tế tại 36 xã tại thành phố hà nội, thừa thiên huế và hồ chí minh năm 2014

.PDF
106
278
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ___________________________________________ TRẦN LỆ MAI THỰC TRẠNG SƠ CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA CỘNG TÁC VIÊN Y TẾ Ở 36 XÃ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THỪA THIÊN HUẾ VÀ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ____________________________________________ TRẦN LỆ MAI THỰC TRẠNG SƠ CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA CỘNG TÁC VIÊN Y TẾ Ở 36 XÃ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THỪA THIÊN HUẾ VÀ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 TS. LƯƠNG MAI ANH ThS. TRẦN THỊ THU THỦY HÀ NỘI, 2014 i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...................................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1 MỤC TIÊU ..................................................................................................................... 3 Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4 1.1. Thông tin cơ bản về chăm sóc TNTT trước bệnh viện ........................................ 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 4 1.1.2. Sự cần thiết của công tác chăm sóc TNTT trước bệnh viện ............................. 6 1.1.3. Các mô hình hệ thống chăm sóc tai nạn thương tích trước viện ....................... 7 1.1.4. Hoạt động chăm sóc tai nạn thương tích trước viện ......................................... 8 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống chăm sóc TNTT trước viện..................... 10 1.2. Bối cảnh về tình hình TNTT trên thế giới và Việt Nam .................................... 11 1.2.1. Tình hình TNTT trên thế giới ......................................................................... 11 1.2.2. Tình hình TNTT tại Việt Nam ........................................................................ 12 1.3. Một số nghiên cứu về công tác chăm sóc tai nạn thương tích trước viện trên thế giới và tại Việt Nam ........................................................................................... 13 1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 13 1.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................... 16 1.4. Giới thiệu về dự án “Tăng cường dịch vụ chăm sóc tai nạn thương tích trước viện trước viện tại Việt Nam” và báo cáo đánh giá tác động của dự án .................... 19 ii 1.5. Vai trò của học viên trong báo cáo đánh giá tác động của dự án....................... 20 Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 22 2.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 22 2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 22 2.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 22 2.4. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 22 2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 23 2.5.1. Hồi cứu thông tin............................................................................................. 23 2.5.2. Điều tra định lượng ......................................................................................... 24 2.6. Biến số đánh giá ................................................................................................. 25 2.7. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu TNTT ............................... 26 2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức sơ cấp cứu TNTT ........................................... 26 2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng sơ cấp cứu TNTT ............................................. 27 2.8. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................................... 28 2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ......................................................................... 28 2.10. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 29 Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 30 3.1. Thực trạng TNTT tại địa bàn nghiên cứu trong năm 2013 ................................ 30 3.2. Thực trạng sơ cấp cứu của CTV tại địa bàn nghiên cứu trong năm 2013 ......... 35 3.3. Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu của CTV . 38 3.3.1. Thông tin chung về các CTV .......................................................................... 38 3.3.2. Kiến thức trong công tác sơ cấp cứu của CTV và một số yếu tố liên quan ... 42 3.3.3. Kỹ năng sơ cấp cứu của các CTV và yếu tố liên quan ................................... 47 Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 51 iii 4.1. Thực trạng tình hình TNTT tại địa bàn nghiên cứu ........................................... 51 4.2. Thực trạng sơ cấp cứu của CTV tại địa bàn nghiên cứu .................................... 53 4.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, kỹ năng SCC của CTV.......................... 54 4.3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ................................................................. 54 4.3.2. Kiến thức, kỹ năng trong công tác sơ cấp cứu của CTV và một số yếu tố liên quan............... ..................................................................................................... 56 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 58 1. Thực trạng tai nạn thương tích tại địa bàn nghiên cứu trong năm 2013 ............... 58 2. Thực trạng sơ cấp cứu của cộng tác viên trên địa bàn nghiên cứu: ...................... 58 3. Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu của cộng tác viên ..................................................................................................................... 59 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 61 TIẾNG VIỆT ............................................................................................................. 61 TIẾNG ANH ............................................................................................................. 63 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1 Phụ lục 1. Phiếu đánh giá xử trí tai nạn thương tích trước viện ................................. 1 Phụ lục 2. Bộ câu hỏi phóng vấn công tác viên .......................................................... 4 Phụ lục 3. Biến số nghiên cứu ................................................................................... 18 Phụ lục 4: Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn................................... 28 iv LỜI CẢM ƠN Hai năm học cao học tại trường Đại học Y tế công cộng đã kết thúc với biết bao kiến thức và kỹ năng thực tiễn được các thầy cô nhiệt tình truyền đạt. Cuốn luận văn này là một phần kết quả của quá trình hai năm ấy và chắc chắn rằng, cuốn luận văn sẽ không thể được hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía thầy cô và nhà trường. Trước tiên, em xin được phép gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Lương Mai Anh và ThS. Trần Thị Thu Thủy, hai cô giáo đã luôn sát cánh, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình làm luận văn của em. Em xin được cảm ơn PGS.TS. Phạm Việt Cường và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thương trường Đại học Y tế Công Cộng đã cho phép em được tham gia vào nghiên cứu đánh giá dự án “Tăng cường công tác chăm sóc tai nạn thương tích trước bệnh viện tại Việt Nam “ và hỗ trợ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Các kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án là những kình nghiệm vô cùng quý báu mà em có được. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường, phòng Đào tạo sau đại học cùng các thầy cô giáo đã luôn quan tâm, giúp đỡ và nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trân trọng! Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014 Trần Lệ Mai v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Danh sách các xã/phường nghiên cứu ............................................................... 22 Bảng 2.2 Số liệu thứ cấp cần thu thập............................................................................... 23 Bảng 2.3 Bảng điểm đánh giá kiến thức sơ cấp cứu ......................................................... 26 Bảng 2.4 Bảng đánh giá kỹ năng sơ cấp cứu của CTV ..................................................... 27 Bảng 3.1 Thực trạng TNTT theo nhóm tuổi ...................................................................... 30 Bảng 3.2 Thực trạng TNTT theo giới tính và nguyên nhân............................................... 32 Bảng 3.3 Các loại TNTT được CTV sơ cấp cứu ................................................................ 33 Bảng 3.4 Tình hình xử trí sơ cấp cứu của CTV ................................................................. 35 Bảng 3.5 Phương tiện vận chuyển nạn nhân TNTT .......................................................... 36 Bảng 3.6 Tình hình sử dụng túi cứu thương của CTV ....................................................... 36 Bảng 3.7 Thông tin chung về các CTV .............................................................................. 38 Bảng 3.8 Phân loại CTV có kiến thức đạt theo một số yếu tố liên quan ........................... 44 Bảng 3.9 Mối liên hệ giữa kiến thức của CTV và việc tham gia SCC .............................. 46 Bảng 3.10 Mối liên hệ giữa kiến thức và các kỹ năng xử trí SCC .................................... 48 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hiệu quả của hệ thống CSCTTBV .................... 11 Biểu đồ 3.1 Thực trạng TNTT theo giới tính ..................................................................... 30 Biểu đồ 3.2 Thực trạng TNTT theo địa điểm xảy ra TNTT ............................................... 33 Biểu đồ 3.3 Tình hình TNTT theo bộ phận bị thương........................................................ 35 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ trường hợp TNTT được SCC đúng cách ............................................... 37 Biểu đồ 3.5 Sự tham gia của CTV trong hoạt động SCC (đơn vị %) ................................ 40 Biểu đồ 3.6 Tỉ lệ CTV tự tin trong công tác SCC (%) ....................................................... 41 Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ CTV có kiến thức đạt.............................................................................. 42 Biểu đồ 3.8 Tỉ lệ CTV có kiến thức đạt theo giới và địa bàn ............................................ 43 Hình 3.9 Kỹ năng xử trí đúng của CTV trong các tình huống .......................................... 47 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AP Atlantic Philanthropies CSTNTTBV Chăm sóc tai nạn thương tích trước bệnh viện CTV Cộng tác viên DALY Số năm sống tàn tật hiệu chỉnh (Disability Adjusted Life Year) ICD 10 Phân loại bệnh tật quốc tế lần 10 (International Statistical Classification of Diseases) SCC Sơ cấp cứu TNGT Tai nạn giao thông TNTT Tai nạn thương tích TYT Trạm Y tế VMIS Điều tra liên trường về tai nạn thương tích tại Việt Nam VNIS Điều tra quốc gia về tai nạn thương tích YTTG Tổ chức Y tế Thế giới YLD Số năm sống mất đi do tàn tật (Years Lost to Disability) YLL Số năm sống mất đi do tử vong sớm Year of Life Lost vii TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tại Việt Nam, tai nạn thương tích đang trở nên trầm trọng hơn, mặc dù vậy, số dự án về chăm sóc tai nạn thương tích trước viện vẫn còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng. Việc đánh giá kết quả của dự án và khả năng nhân rộng là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong công cuộc phòng chống tai nạn thương tích nói chung và công tác CSTNTTTBV nói riêng tại Việt Nam. Nhằm góp phần trong công tác đánh giá này, cũng như tìm hiểu thực trạng TNTT tại địa bàn các xã có can thiệp, thực trạng hoạt động sơ cấp cứu của các cộng tác viên dự án, kiến thức, kỹ năng của các cộng tác viên sau can thiệp và những yếu tố có liên quan tới kiến thức, kỹ năng của họ, học viên thực hiện nghiên cứu "Thực trạng sơ cấp cứu tai nạn thương tích của CTV y tế ở 36 xã tại thành phố Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Hồ Chí Minh năm 2014" Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang kết hợp với nghiên cứu hồi cứu. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 214 cộng tác viên vào tháng 5 năm 2014. Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên các báo cáo, số liệu có từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2013. Kết quả phân tích số liệu cho thấy trong năm 2013, trên địa bàn có dự án đã xảy ra tổng cộng 3482 trường hợp tai nạn thương tích, nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông (35%). Thao tác sơ cấp cứu mà cộng tác viên hay gặp nhất là băng bó (94,9%) và cầm máu (90,6%). Xử trí băng bó và xử trí cầm máu cũng là hai thao tác sơ cấp cứu của cộng tác viên được các y bác sĩ tại trạm y tế đánh giá cao. Tỉ lệ kiến thức đạt của cộng tác viên là 66,8%. Kiến thức này của cộng tác viên có mối liên quan với số năm công tác (p<0,05; 2= 6,570), bằng cấp chuyên môn (p<0,05; 2= 11,257) và việc cộng tác viên có tham gia sơ cấp cứu trong năm trước hay không (p<0,05, 2= 6,334). Dựa trên những kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị về việc tổ chức đào tạo cho các cộng tác viên, tập trung vào các kỹ năng xử trí chưa được đánh giá cao và các thao tác mà cộng tác viên ít thực hành trên thực tế. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn thương thích (TNTT) đã và đang là một hiểm họa đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của mọi người dân trong mọi độ tuổi. TNTT là gánh nặng ảnh hưởng tới nền kinh tế và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, mỗi năm có trên 5 triệu người tử vong do TNTT, chiếm hơn 9% tổng số tử vong toàn cầu và gần bằng tổng số tử vong do HIV/AIDS, bệnh sốt rét và bệnh lao cộng lại [45]. Rất nhiều trong số đó xảy ra trước khi bệnh nhân đến được bệnh viện (20-86%) [3] [33] [47]. Rất nhiều nạn nhân thậm chí không thể sống sót cho tới khi cán bộ y tế tới hiện trường, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, nơi mà hệ thống giao thông không thuận tiện, thời gian di chuyển của xe cứu thương thường rất lâu [33] [43]. Chính vì vậy, việc tăng cường dịch vụ chăm sóc trước viện và tận dụng tối đa những người dân không chuyên-những người thường có khả năng có mặt tại hiện trường TNTT một cách nhanh nhất, là một phương án đã và đang được áp dụng ở nhiều nước đề phòng chống tử vong và giảm thiểu tối đa hậu quả của TNTT. Tại Việt Nam, TNTT là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và thương tích trong nhiều năm qua. Chỉ tính riêng tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ mỗi năm cũng gây ra hơn 11.000 trường hợp tử vong và hàng trăm ngàn lượt cấp cứu và điều trị tại các cơ sở y tế trên toàn quốc. Tầm quan trọng của công tác chăm sóc TNTT trước bệnh viện (CSCTTBV) trong những năm gần đây đã dần được quan tâm ngày một nhiều hơn. Mặc dù đã và đang được triển khải nhưng hầu hết các dự án CSTNTTTBV mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm hoặc trên quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng [11]. Việc đánh giá những dự án này sẽ giúp thấy được sự khả thi trong việc sử dụng nguồn lực trong công tác chăm sóc TNTT trước viện. Dự án “Tăng cường dịch vụ chăm sóc tai nạn thương tích trước bệnh viện” do tổ chức Atlantic Philanthropies, thông qua Tổ chức Y Tế Thế Giới, là một dự án mang tính thí điểm như vậy. Đây cũng là dự án đầu tiên trong lĩnh vực chăm sóc tai nạn 2 thương tích trước viện được thí điểm rộng rãi trên cả ba miền tổ quốc, với một số lượng lớn các cộng tác viên được đào tạo. Việc đánh giá kết quả của dự án và khả năng nhân rộng là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong công cuộc phòng chống tai nạn thương tích nói chung và công tác CSTNTTTBV nói riêng tại Việt Nam. Nhằm góp phần trong công tác đánh giá này, cũng như tìm hiểu thực trạng TNTT tại địa bàn các xã có can thiệp, thực trạng hoạt động sơ cấp cứu của các cộng tác viên dự án, kiến thức, kỹ năng của các cộng tác viên sau can thiệp và những yếu tố có liên quan tới kiến thức, kỹ năng của họ, học viên thực hiện nghiên cứu "Thực trạng sơ cấp cứu tai nạn thương tích của CTV y tế ở 36 xã tại thành phố Hà nội, Thừa Thiên Huế và Hồ Chí Minh năm 2014". 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả tình hình tai nạn thương tích trên địa bàn nghiên cứu trong năm 2013. 2. Mô tả thực trạng sơ cấp cứu của cộng tác viên trên địa bàn nghiên cứu trong năm 2013. 3. Mô tả kiến thức, kỹ năng của cộng tác viên trong địa bàn nghiên cứu và một số yếu tố liên quan trong năm 2014. 4 Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thông tin cơ bản về chăm sóc TNTT trước bệnh viện 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Tai nạn: Là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không rõ nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được, do một tác nhân bên ngoài gây nên hoặc có tiềm năng gây nên các tổn thương/ thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân [9] Tai nạn thương tích (TNTT): Là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của những năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hóa học, hoặc phóng xạ) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá sức chịu đựng của cơ thể con người. Ngoài ra tai nạn thương tích còn là những sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống (ví dụ như thiếu oxy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, hoặc giảm nhiệt trong đông lạnh). TNTT thường được phân thành hai nhóm lớn, bao gồm tai nạn thương tích có chủ định và tai nạn thương tích không có chủ định [9] Tai nạn thương tích không có chủ định: là những TNTT gây nên do sự vô ý hay không có sự chủ ý của người bị TNTT hoặc của những người khác. Các trường hợp thường gặp là: TNTT do tai nạn giao thông (tai nạn ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, người đi bộ); do bị ngã, lửa cháy, nghẹt thở, đuối nước, ngộ độc… [9] Tai nạn thương tích có chủ định: là những TNTT gây nên do chủ ý của người bị tai nạn thương tích hoặc của những người khác. Một vài ví dụ cho TNTT có chủ định là: tự tử, bạo lực thành nhóm (chiến tranh), giết người, đánh nhau, hành hạ trẻ em, hành hạ người già, bạo lực học đường, hiếp dâm…[9] Trường hợp tai nạn thương tích: là những TNTT gây ra tử vong hoặc những tổn thương cần có sự chăm sóc y tế, khiến nạn nhân bị hạn chế trong sinh hoạt bình thường tối thiểu một ngày. Phân loại tai nạn thương tích: TNTT được chia ra ba loại, bao gồm tử vong, nhập viện và các trường hợp khác (ví dụ: điều trị tại phòng khám tư, tại nhà hoặc không được điều trị) [9]. 5 Phòng chống tai nạn thương tích: là các hoạt động để phòng tránh và giảm thiểu các hậu quả do TNTT gây nên. Hoạt động phòng chống TNTT bao gồm cả dự phòng cấp 1-Dự phòng trước khi xảy ra tai nạn thương tích; dự phòng cấp 2-Dự phòng trong khi xảy ra tai nạn thương tích và dự phòng cấp 3-Giảm thiểu hậu quả sau khi xảy ra tai nạn thương tích [9]. Chăm sóc sau khi xảy ra tai nạn thương tích: bao gồm các công tác chăm sóc tai nạn thương tích trước viện, chăm sóc trong bệnh viện và phục hồi chức năng sau ra viện [10]. Chăm sóc TNTT trước bệnh viện (CSCTTBV) : là một chuỗi các hoạt động tối thiểu bao gồm thông tin liên lạc và kích hoạt hệ thống ngay lập tức, đáp ứng tức thời, đánh giá, xử trí cấp cứu ban đầu và vận chuyển người bị thương tới cơ sở y tế nếu cần, nhằm đảm bảo được việc chăm sóc, duy trì chức năng sống cho nạn nhân ngay sau khi xảy ra tai nạn [10]. Chăm sóc TNTT thiết yếu: là một trong những dịch vụ tối thiểu cần phải có và được xem như là nhu cầu của bệnh nhân TNTT nhằm phòng tránh tử vong và tàn tật, được thực hiện bởi những các cá nhân ứng phó tại hiện trường - những người đã được đào tạo để thực hiện chăm sóc cấp cứu cơ bản ban đầu. Hoạt động này nhằm đạt được các mục tiêu y tế cụ thể, rõ ràng với phạm vi nguồn lực hiện có: (1) Giải phóng tắc và duy trì đường thở thông thoáng nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy gây tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn (2) Hỗ trợ hô hấp bị suy giảm cho đến khi người bệnh có thể tự thở được bình thường (3) Phát hiện và xử lý kịp thời tràn khí màng phổi và tràn máu màng phổi (4) Cầm máu kịp thời đối với chảy máu (cả trong và ngoài) (5) Nhận biết và điều trị sốc bằng bù dịch tĩnh mạch trước khi xảy ra các biến chứng không hồi phục (6) Giảm nhẹ các hậu quả từ thương tổn não do chấn thương nhờ việc giảm áp 6 kịp thời các khối choán chỗ và ngăn ngừa thương tổn não thứ cấp (7) Phát hiện và điều trị kịp thời thương tổn về đường tiêu hóa và ổ bụng (8) Xử trí ngay các tổn thương chi có nguy cơ gây tàn tật (9) Phát hiện và xử trí thích hợp các thương tổn cột sống, bao gồm sớm bất động bệnh nhân (10) Giảm thiểu hậu quả của các thương tổn gây hạn chế nhờ các hoạt động phục hồi chức năng phù hợp [10] Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ ngay tại địa điểm có người bị tai nạn hay đột ngột bị bệnh cấp tính, bằng việc sử dụng những phương tiện sẵn có tại chỗ. Cấp cứu ban đầu có thể đơn giản với một người thực hiện nhưng có thể phức tạp khi có nhiều người bị tai nạn và đòi hỏi có sự can thiệp của các đội cấp cứu với trang bị, phương tiện cấp cứu chuyên dụng [10]. 1.1.2. Sự cần thiết của công tác chăm sóc TNTT trước bệnh viện Với sự lớn mạnh của nền khoa học y học, con người đã và đang tạo ra rất nhiều bước tiến vượt bậc về chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt trong hồi sức và cấp cứu cho nạn nhân TNTT tại các cơ sở y tế, mang lại cơ hội sống sót và phục hồi lớn hơn cho những người bị TNTT. Tuy nhiên, tại nhiều nước, nhiều vùng miền trên thế giới, rất nhiều nạn nhân TNTT đã tử vong trước khi được chuyển tới bệnh viện vì không được sơ cấp cứu đúng cách và kịp thời, tỉ lệ này thậm chí lên tới hơn 80% [3] [33] [47]. Do đó, một yếu tố không thể không kể đến, góp phần quan trọng trong việc mang lại cơ hội sống sót cho nạn nhân, giảm thiểu tối đa hậu quả của TNTT là công tác chăm sóc TNTT trước bệnh viện (CSCTTBV), hay còn gọi là chăm sóc TNTT ngoại viện. Hiệu quả của công tác này trong việc giảm tỉ lệ tử vong do TNTT cũng đã được đề cập đến trong các nghiên cứu trên thế giới [22] [24] [29]. Theo tổ chức YTTG, tử vong do TNTT nghiêm trọng xảy ra theo 3 giai đoạn: (1) Tử vong ngay lập tức: hay xảy ra rất nhanh, gây ra bởi những tai nạn thương tích quá nặng. 7 (2) Tử vong trong giai đoạn trung gian hoặc bán cấp: các trường hợp tử vong này xảy ra tròng vòng vài tiếng sau tai nạn, thường là những trường hợp có thể chữa trị được (3) Tử vong xảy ra muộn: các trường hợp tử vong này thường xảy ra trong vòng vài ngày hoặc vài tuần kể từ khi tai nạn xảy ra, thường là do nhiễm trùng, suy giảm chức năng của nhiều hệ cơ quan hoặc các biến chứng muộn của TNTT. Lợi ích của công tác CSTNTTTBV được thể hiện rõ trong loại tử vong thứ 2, khi mà việc nhận được chăm sóc kịp thời sẽ giảm nguy cơ tử vong nhanh hoặc tàn phế sau này. Hầu hết các trường hợp tử vong trong vài tiếng đầu tiên sau tai nạn thương tích là do tổn thương đường dẫn khí, suy giảm chức năng hô hấp hoặc chảy máu quá nhiều. Cả 3 tình trạng này đều có thể được điều trị với các phương pháp sơ cấp cứu cơ bản. Thậm chí, công tác CSTNTTTBV đúng cách kịp thời cũng có thể ngăn ngừa một số trường hợp tử vong xảy ra muộn. Ví dụ như: sơ cấp cứu bỏng và tổn thương đúng cách, cố định chỗ gãy, hỗ trợ xử lý bằng oxy và huyết áp… [44] 1.1.3. Các mô hình hệ thống chăm sóc tai nạn thương tích trước viện Đối với từng phạm vi khác nhau (như cộng đồng, vùng hay miền, v..v..), hệ thống CSCTTV có cách tiếp cận khác nhau, nhằm xây dựng, tổ chức và quản lý hệ thống này. Các mô hình phổ biến đang được thực hiện: Hệ thống cấp quốc gia: Hệ thống này có thể được thiết kế, phát triển và kiểm soát bởi các cơ quan trung ương của một quốc gia [10]. Hệ thống địa phương và khu vực: Cùng với các tổ chức an toàn công cộng khác, hệ thống cứu thương ngoài bệnh viện của thành phố được quản lý bởi chính quyền địa phương hay khu vực. Hệ thống này có thể sử dụng nguồn lực hiện có như công an, cứu hoả, y tế hoặc các cơ sở phi lợi nhuận khác để cung cấp dịch vụ CSCTTBV [10]. Hệ thống tư nhân: Các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ y tế hoạt động dưới dạng các tổ chức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận, có thể kí kết hợp đồng với cơ quan chức 8 năng để thực hiện dịch vụ này [10]. Hệ thống dựa vào bệnh viện: Các hệ thống này thường đơn giản nhất để thiết lập và duy trì vì các hệ thống này sử dụng nhân lực, nguồn lực và hạ tầng của một bệnh viện trung ương hay bệnh viện tiếp nhận. Bệnh viện và cán bộ y tế sẽ điều hành mọi cấu phần của hệ thống [10]. Hệ thống kết hợp: Nhiều hệ thống kết hợp các thành phần khác nhau của mô hình mô tả trên để cung cấp các dịch vụ CSTNTTTBV cho một cộng đồng cụ thể nào đó. Quyết định có kết hợp các mô hình khác nhau phụ thuộc vào các khía cạnh chính trị, tài chính và hành chính của địa phương [10]. 1.1.4. Hoạt động chăm sóc tai nạn thương tích trước viện Theo hướng dẫn của Tổ chức YTTG, hệ thống CSTNTTTBV hoạt động hiệu quả là khi có sự nhuần nhuyễn nhịp nhàng trong liên kết và phối hợp của ba nhóm đối tượng: (1) Người thực hiện chăm sóc tai nạn thương tích; (2) Hệ thống thông tin về tai nạn thương tích; (3) Hệ thống tư vấn và điều phối thông tin liên lạc [44]. 1.1.4.1. Đối tượng thực hiện chăm sóc tai nạn thương tích trước bệnh viện Những người tham gia thực hiện chăm sóc tai nạn thương tích trước khi nhập viện đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống CSTNTTTBV. Đây là nhóm những người có khả năng hiện diện ở hiện trường tai nạn hoặc có thể đến hiện trường tai nạn trong một thời gian rất ngắn. Hướng dẫn cho hệ thống chăm sóc trước bệnh viện của tổ chức YTTG đã chia ra ba loại: (1) Người đứng đầu một cộng đồng, thầy thuốc truyền thống, người lái xe, giáo viên, người đứng đầu một nhóm tôn giáo… được xem là những người thực hiện chăm sóc tầng một (first tier). Nhóm này bao gồm những người thỉnh thoảng liên quan vào việc chăm sóc một người bị thương. (2) Nhóm người thực hiện chăm sóc tầng hai (second tier) bao gồm cảnh sát, lính cứu hỏa người lái xe cấp cứu-những người có khả năng sẽ gặp một trường hợp thương tích trong công việc hàng ngày của mình. 9 (3) Cuối cùng, nhóm thực hiện chăm sóc trước viện tầng ba (third tier) là những chuyên viên chăm sóc sức khỏe, những người đã được đào tạo trong chăm sóc tai nạn thương tích và đây cũng là công việc chính của họ [43] [44]. Xét theo cấp độ hay trình độ, kỹ năng chăm sóc tai nạn thương tích trước bệnh viện, tổ chức YTTG cũng đã đưa ra phân loại như sau: (1) Sơ cấp cứu ban đầu: Đây là những tình nguyện viên từ cộng đồng, được đào tạo để thực hiện sơ cấp cứu cho nạn nhân một cách nhanh nhất tại hiện trường. Hoạt động mà những tình nguyện viên này thực hiện bao gồm: sẵn sàng tham gia, gọi cứu trợ, đánh giá an toàn của hiện trường, xem xét nạn nhân, xác định được mức độ nghiêm trọng của tình huống và thực hiện sơ chăm sóc ban đầu (2) Chăm sóc tai nạn thương tích trước viện cơ bản: việc chăm sóc này được thực hiện bởi các thành viên trong cộng đồng, đã trải qua đào tạo chính thống về hỗ trợ cứu sống cơ bản. (3) Chăm sóc tai nạn thương tích trước viện nâng cao: công tác hỗ trợ mạng sống chuyên nghiệp trong chăm sóc tai nạn thương tích trước viện được thực hiển bởi nhân viên y tế có kỹ năng cao. Tuy nhiên việc cung cấp nhóm chăm sóc này cần phải xét đến yếu tố hiệu quả-chi phí trước khi triển khai [44] Ở nhiều nước, nơi mà hệ thống xe cấp cứu chưa được phát triển rộng rãi, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn chưa thuận lợi, để chủ động thưc hiện dịch vụ chăm sóc tai nạn thương tích trước bệnh viện, ngoài các cán bộ y tế, người dân tại cộng động, mạng lưới tình nguyện viện, nhân viên y tế thôn bản đã được huy động và tham gia công tác chăm sóc tai nạn thương tích cho nạn nhân ngay sau khi xảy ra tai nạn [44] 1.1.4.2. Vận chuyển cấp cứu Sau khi thương tích xảy ra, việc vận chuyển nạn nhân từ nơi xảy ra TNTT đến cơ sở y tế như bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh trong thời gian nhanh và an toàn nhất là nhân tố thiết yếu để giảm thiểu khả năng tử vong và di chứng không đáng có do tiếp cận được dịch vụ chăm sóc y tế chuyên sâu. Trong điều kiện khả thi, phương tiện vận 10 chuyển tốt và chuyên nghiệp nhất là xe cứu thương được thiết kế phù hợp, và đầy đủ nguồn nhân lực và phương tiện. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và đang phát triển, cách duy nhất để nạn nhân tiếp cận cơ sở y tế là tự di chuyển bằng mọi phương tiện sẵn có như xe tải, xe máy hay xe ngựa. Ở khu vực nông thôn thường không sẵn có hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu do không đủ phương tiện giao thông, thiếu kinh phí, thực thi pháp luật không đầy đủ, quá nhiều yêu cầu cần đáp ứng vận chuyển, giao thông lộn xộn (tắc đường, không có làn đường ưu tiên cho xe cứu thương)... Đặc biệt là không có sự điều phối giữa dịch vụ y tế với trung tâm cấp cứu và thông tin liên lạc hạn chế trong toàn hệ thống [44] 1.1.4.3. Mạng lưới điều phối thông tin liên lạc Kêu gọi sự giúp đỡ là bước đầu tiên để đảm bảo hỗ trợ cho nạn nhân. Trong hầu hết các trường hợp, việc này được thực hiện một cách tự phát bởi người chứng kiến. Sự phát triển của mạng điện thoại di động hay công nghệ thông tin vệ tinh đang làm thay đổi một cách nhanh chóng bản chất của thông tin liên lạc cấp cứu, đặc biệt là hệ thống chăm sóc tai nạn thương tích ngoài bệnh viện. Vai trò chính của hệ thống thông tin liên lạc là truyền tải thông tin về sự kiện và tình trạng bệnh nhân. Tất cả các cuộc gọi cấp cứu yêu cầu các nguồn lực cần thiết từ công an, cứu hoả và y tế... được chuyển qua một trung tâm tiếp nhận cuộc gọi, từ đó tới người thực hiện chăm sóc tai nạn thương tích để nhanh chóng tiếp cận, đánh giá và chăm sóc tai nạn thương tích. Sau khi cán bộ y tế tiếp cận nạn nhân tại hiện trường và chăm sóc tai nạn thương tích, công nghệ thông tin cho phép truyền tải thông tin về tình trạng nạn nhân đến cơ sở y tế tiếp nhận. Nhờ thông tin liên lạc đầy đủ mà cơ sở y tế tiếp nhận tiên lượng được nguồn lực cần có để đáp ứng nhu cầu chăm sóc chuyên sâu trước khi nạn nhân được chở đến cơ sở điều trị [44] 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống chăm sóc TNTT trước viện: Công tác chăm sóc TNTT hiệu quả là sự tổng hòa của 4 nhân tố: nhận biết sớm, ứng phó sớm, chăm sóc tại hiện trường tốt, vận chuyển đúng cách, kịp thời. Việc thực 11 hiện tốt các nhân tố kể trên chịu tác động của 7 nhân tố, đó là: quản lý và tổ chức; năng lực và trình độ của nhân viên; sự sẵn có và phân phối các nguồn lực; quản lý và tổ chức; các tổ chức có liên quan; các cá nhân có mặt tại hiện trường và hệ thống cơ sở hạ tầng (biểu đồ 1.1) [23] Các yếu tố bên trong hệ thống cấp cứu Quản lý và tổ chức Tai nạn xảy ra Nhận biết sớm Năng lực và trình độ của nhân viên Sự sẵn có và phân phối các nguồn lực Ứng phó sớm Các tổ chức có liên quan Chăm sóc tại hiện trường tốt Các cá nhân có mặt ở hiện trường Quản lý và tổ chức Vận chuyển đúng, kịp thời Chăm sóc TNTT trong bệnh viện Hệ thống cơ sở hạ tầng Biểu đồ 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hiệu quả của hệ thống CSTNTTTBV 1.2. Bối cảnh về tình hình TNTT trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình TNTT trên thế giới Theo tổ chức Y tế thế giới (YTTG), mỗi năm có trên 5 triệu người tử vong do TNTT, chiếm hơn 9% tổng số tử vong toàn cầu và gần bằng tổng số tử vong do HIV/AIDS, bệnh sốt rét và bệnh lao cộng lại [37]. Tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu do TNTT gây ra lên tới 296,9 triệu DALY (số năm sống tàn tật hiệu chỉnh), trong đó gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm là 250,6 triệu YLL (số năm sống bị mất đi do tử vong sớm) và gánh nặng bệnh tật do tàn tật là 46,3 triệu YLD (số năm sống bình thường bị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất