Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng sinh kế và khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ chịu ản...

Tài liệu Thực trạng sinh kế và khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ chịu ảnh hưởng lũ tại huyện an phú tỉnh an giang

.PDF
78
325
128

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL --------  -------- LÊ VĂN AN THỰC TRẠNG SINH KẾ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ CHỊU ẢNH HƯỞNG LŨ TẠI HUYỆN AN PHÚ TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CẦN THƠ, 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL --------  -------- LÊ VĂN AN THỰC TRẠNG SINH KẾ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ CHỊU ẢNH HƯỞNG LŨ TẠI HUYỆN AN PHÚ TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã ngành: 52 62 01 01 Cán bộ hướng dẫn KS. VÕ HỒNG TÚ CẦN THƠ, 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tác giả Lê Văn An i NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày….tháng….năm….. Cán bộ hướng dẫn Võ Hồng Tú ii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày….tháng….năm….. Cán bộ phản biện iii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày….tháng….năm….. iv TIỂU SỬ CÁ NHÂN I – SƠ LƯỢC LÝ LỊCH Họ và Tên: Lê Văn An Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 20/02/1990 Dân tộc: Kinh Địa chỉ liên lạc: Ấp Phú Đông, Xã Phú Long, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang Điện thoại: 01225279991 II – QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 1. Cấp I Thời gian đào tạo: từ năm 1996 đến năm 2001 Trường tiểu học A Phú Long Địa chỉ: Xã Phú Long, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang 2. Cấp II Thời gian đào tạo: từ năm 2001 đến năm 2005 Trường trung học cơ sở Phú Long Địa chỉ: Xã Phú Long, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang 3. Cấp III Thời gian đào tạo: từ năm 2005 đến năm 2008 Trường trung học phổ thông Tân Châu Địa chỉ: Thị Xã Tân Châu Tỉnh An Giang Cần Thơ, ngày….tháng…năm….. Người khai ký tên v LỜI CẢM TẠ Qua bài luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin chân thành biết ơn quý Thầy Cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL đã hết lòng dạy dỗ và giúp đở tôi hoàn thành chương trình học tập tại trường. Xin gửi lời cảm ơn đến KS. Võ Hồng Tú đã tận tình giúp đở tôi hoàn thành xong bài luận văn này. Các anh chị cán bộ xã Phú Hữu, Huyện An Phú cùng tất cả những nông hộ tham gia trong quá trình nghiên cứu đã giúp đở tôi hoàn thành luận văn này. Cùng tất cả các bạn sinh viên của Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL đặc biệt là các bạn sinh viên lớp PTNT A2k34 đã giúp đở và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Văn An vi TÓM LƯỢC Huyện An Phú là địa phương đầu nguồn lũ của tỉnh An Giang, cuộc sống của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào mùa lũ. Sinh kế của người dân trong vài năm gần đây còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Các hoạt động sinh kế cũng không còn như trước và không còn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu “Thực trạng sinh kế và khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ chịu ảnh hưởng lũ tại huyện An Phú tỉnh An Giang” đã được thực hiện nhằm mục tiêu: (1)Xác định thực trạng sinh kế của những người dân chịu ảnh hưởng lũ hằng năm tại Huyện An Phú. (2)Tìm hiểu thực trạng các nguồn vốn sinh kế của người dân vùng nghiên cứu (vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật thể, vốn xã hội, vốn tài chính). (3)Đánh giá khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ trong vùng đặc biệt là vào mùa lũ. (4)Đề xuất một số giải pháp có thể để giúp cải thiện sinh kế của người dân trong vùng nghiên cứu. Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài đã tiến hành thu thập những thông tin số liệu thứ cấp qua các tài liệu có liên quan được xuất bản, các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, những số liệu được thu thập từ các cơ quan ban ngành trên địa bàn nghiên cứu, các trang website có liên quan. Bên cạnh đó tiến hành thu thập thông tin số liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi được soạn trước. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy: sinh kế của người dân trong vùng nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn thông qua tỷ lệ hộ trung bình, nghèo trên địa bàn nghiên cứu còn cao (trung bình 51,4%, nghèo 31,4%). Nguồn thu nhập chính của nông hộ trong vùng nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa (47.1%), trồng rẫy (24,3%) và làm thuê nông nghiệp (25,7%) trên tổng số hộ nghiên cứu còn các hoạt động sinh kế khác như làm thuê phi nông nghiệp, buôn bán nhỏ, chăn nuôi…chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu thu nhập của nông hộ trong vùng nghiên cứu. Các nguồn vốn sinh kế của nông hộ trong vùng nghiên cứu như vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội và vốn vật thể vẫn còn hạn chế và khả năng đáp ứng cho cuộc sống của người dân cũng chưa thật sự đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên với bản tính cần cù không ngại gian khó cùng với nguồn nhân lực tốt của nông hộ có thể giúp phát triển kinh tế gia đình, cải thiện sinh kế của nông hộ. vii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan..................................................................................................... i Nhận xét của cán bộ hướng dẫn ......................................................................... ii Nhận xét của cán bộ phản biện .......................................................................... iii Nhận xét của hội đồng ....................................................................................... iv Tiểu sử cá nhân ................................................................................................. v Lời cảm tạ ......................................................................................................... vi Tóm lượt ........................................................................................................... vii Mục lục ............................................................................................................. viii Danh sách bảng ................................................................................................. xi Danh sách hình.................................................................................................. xiii Danh mục chữ viết tắt........................................................................................ xiv CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................... 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................ 3 1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.4.1 Thời gian nghiên cứu........................................................... 3 1.4.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................... 3 1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI .................................................................... 3 1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG............................................................ 3 viii CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN VỀ LŨ LỤT Ở ĐBSCL............................................. 5 2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ LỤT ĐẾN VÙNG ĐBSCL........................ 7 2.2.1 Mặt tiêu cực ........................................................................ 7 2.2.2 Mặt tích cực ........................................................................ 8 2.3 HOẠT ĐỘNG MƯU SINH CỦA NGƯỜI DÂN TRONG MÙA LŨ 8 2.4 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ....................................... 10 2.4.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................... 10 2.4.2 Kinh tế xã hội...................................................................... 11 2.5 MỘT VÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.................................... 13 CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 17 3.1.1 Khái niệm sinh kế................................................................ 17 3.1.2 Sinh kế bền vững................................................................. 17 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 18 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 18 3.3.1 Phương pháp chọn vùng và mẫu nghiên cứu........................ 18 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................... 19 3.3.3 Phương pháp xữ lý số liệu ................................................... 20 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NHỮNG NÔNG HỘ TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 21 4.1.1 Hoạt động sinh kế của nông hộ trong mùa khô .................... 21 4.1.2 Hoạt động sinh kế của nông hộ trong mùa lũ ....................... 24 4.2 CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN CỦA NÔNG HỘ TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU......... 26 4.2.1 Vốn con người..................................................................... 26 ix 4.2.2 Vốn xã hội........................................................................... 34 4.2.3 Vốn tự nhiên ....................................................................... 36 4.2.4 Vốn vật thể.......................................................................... 39 4.2.4.1 Vốn vật thể phục vụ sản xuất ................................. 39 4.2.4.2 Vốn vật thể phục vụ sinh hoạt ................................ 40 4.2.5 Vốn tài chính....................................................................... 42 4.3 CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ NÔNG HỘ ...................... 45 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN ...................................................................................... 47 5.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................... 48 5.2.1 Đối với chính quyền địa phương ......................................... 48 5.2.2 Đối với nông hộ .................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 50 PHỤ LỤC x DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện An Phú qua các năm......... 11 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây màu chủ yếu của huyện An Phú qua các năm............................................................................... 12 Bảng 2.3: Các vốn sinh kế và chuyển hóa vốn .................................................. 15 Bảng 3.1: Đặc điểm nông hộ ............................................................................. 19 Bảng 3.2: Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 19 Bảng 4.1: Thu nhập nông hộ trong năm 2010 .................................................... 21 Bảng 4.2: Thu nhập nông hộ trong mùa lũ năm 2010......................................... 24 Bảng 4.3: Tỷ lệ số thành viên trong nông hộ ..................................................... 27 Bảng 4.4: Lực lượng lao động chính trong nông hộ trên địa bàn nghiên cứu .................................................................................................................... 27 Bảng 4.5: Tỷ lệ số lao động chính/ số thành viên trong nông hộ ........................ 28 Bảng 4.6: Tuổi của thành viên trong nông hộ .................................................... 29 Bảng 4.7: Nghề nghiệp của các thành viên trong nông hộ.................................. 31 Bảng 4.8: Kinh nghiệm sản xuất trong nghề của thành viên nông hộ ................. 32 Bảng 4.9: Số người tham gia các hoạt động mưu sinh của nông hộ.................... 32 Bảng 4.10: Số người tham gia hoạt động mưu sinh mùa lũ ................................ 33 Bảng 4.11: Số hộ tham gia cơ quan nhà nước .................................................... 34 Bảng 4.12: Tỷ lệ số hộ nhận giúp đỡ khi gặp khó khăn...................................... 35 Bảng 4.13: Tỷ lệ số hộ nhận trợ giúp từ mùa lũ ................................................. 36 Bảng 4.14: Diện tích đất sản xuất năm 2010 ...................................................... 37 Bảng 4.15 : Diện tích đất sản xuất của nông hộ năm 2010 ................................. 37 Bảng 4.16: Mô hình canh tác năm 2010 của nông hộ......................................... 38 Bảng 4.17: Vốn vật thể phục vụ cho sản xuất .................................................... 39 xi Bảng 4.18: Vốn vật thể phục vụ cho sinh hoạt ................................................... 41 Bảng 4.19: Đánh giá hiện trạng vốn vật thể của nông hộ nghiên cứu ................. 41 Bảng 4.20: Đặc điểm nhà ở của nông hộ............................................................ 42 Bảng 4.21: Đặc điểm nhà ở bị ngập vào mùa lũ................................................. 42 Bảng 4.22: Mức tiêu xài của nông hộ trong năm 2010 ....................................... 44 Bảng 4.23: Tỷ lệ nông hộ tham gia vay vốn năm 2010 ...................................... 44 Bảng 4.24 : Đặc điểm vay vốn của từng nhóm hộ năm 2010 ............................. 45 xii DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1: Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................... 5 Hình 2.2: Bản đồ ngập lụt vùng ĐBSCL............................................................ 7 Hình 3.1: Khung sinh kế bền vững .................................................................... 17 Hình 4.1: Nguồn thu nhập chính của nông hộ năm 2010.................................... 22 Hình 4.2: Tỷ lệ nông hộ tham gia vào các nguồn thu nhập năm 2010 ................ 24 Hình 4.3: Trình độ của các thành viên trong nông hộ......................................... 29 Hình 4.4: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và độ tuổi lao động của các thành viên trong nông hộ nghiên cứu................................................................. 30 Hình 4.5: Giản đồ Venn thể hiện mối quan hệ giữa nông hộ và các nguồn giúp đở nông hộ ứng phó với khó khăn............................................................. 45 xiii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long DFID Bộ Phát Triển Quốc Tế Anh GDP Tổng Sản Phẩm Quốc Nội NN - PTNT Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn PRA Đánh Giá Nông Thôn Có Sự Tham Gia xiv Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích đất cả nước, đóng góp 27% vào GDP của cả nước (Cục Thống Kê, 2008), là vùng trọng điểm về an ninh lương thực và thủy sản của cả nước. ĐBSCL có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. ĐBSCL có 9 trong tổng số 13 tỉnh thành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nước lũ với diện tích tương đương 1.4–1.9 triệu ha ngập sâu dao động từ 1-4m và thường kéo dài từ 2-6 tháng (Lê Xuân Sinh, 2005). Nước lũ từ thượng nguồn đổ vào nước ta theo hai nhánh Sông Tiền và Sông Hậu, mùa lũ bắt đầu từ tháng 7, gia tăng dần từ tháng 8 – 9, cao điểm vào tháng 10 và giảm dần vào tháng 11 -12 (Lê Anh Tuấn, 2010). Lũ lụt có thể có mặt tích cực (làm cho đất phì nhiêu) và cũng có tác động tiêu cực đối với động thực vật và cả hệ sinh thái (Koos Neefjes, 2003) mà đặt biệt là tác động đến sinh kế người dân nghèo. Lũ lụt ở ĐBSCL mang đến cho người dân nguồn sản vật tự nhiên vô cùng phong phú. Trong mùa lũ, hộ nghèo thì khai thác để cải thiện cuộc sống tăng thu nhập, những hộ khá có đất sản xuất thì tận dụng lao động nhàn rổi khai thác thủy sản để làm thực phẩm hằng ngày hoặc làm thức ăn cho nuôi các đối tượng thủy sản trong mùa nước nổi. Người dân thường mưu sinh bằng các hoạt động đánh bắt thủy hải sản, trồng cây thủy sinh, giăng câu, lưới, đặt dớn, nuôi tôm cá đăng quần…đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình, ổn định sinh kế của nông hộ trong mùa lũ (Huỳnh Văn Hiền, 2009). Bên cạnh đó, các làng nghề làm câu, lưới, đóng xuồng, ghe… cũng rất tất bật trong mùa lũ, ăn nên làm ra, tạo ra việc làm cho những người dân ở địa phương. Trong một vài năm gần đây, biến đổi khí hậu đang ngày cành ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân nhất là những hộ dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nước lũ. Người dân vùng nông thôn đặc biệt là người nghèo rất dễ bị tổn thương đến sinh kế khi mà họ thiếu đi những nguồn vốn sinh kế quan trọng. Theo Koos Neefjes (2003) cho rằng những người dễ tổn thương là người dễ gặp rũi ro, chấn động và căng thẳng, và với việc mất đi các tài sản vật chất trong lúc sự ủng hộ của xã hội là rất thấp. Đặc biệt là vào mùa lũ các hoạt động mưu sinh của người dân 1 từ nghề nông rất hạn chế và càng nguy hại hơn nữa là tình trạng biến đổi khí hậu đã làm cho sự dễ bị tổn thương của người dân càng tăng lên. Tình trạng lũ về chậm hơn so với chu kỳ con nước đã ảnh hưởng to lớn đến sản xuất nông nghiệp, xâm nhập mặn mà đặc biệt là sinh kế của người dân mưu sinh trong mùa lũ. Lũ về chậm và mực nước lũ thấp cũng có nghĩa là nguồn lợi thủy sản từ mùa nước nổi cũng không còn như trước. Hoạt động mưu sinh từ đánh bắt thủy sản, giăng câu, lưới… trong mùa lũ cũng dần mất đi. Các làng nghề sinh sống trong mùa lũ cũng không còn tất bật như trước. Điều này đang gây tổn thương to lớn đến sinh kế của người dân đặt biệt là người nghèo khi họ không được “sống chung với lũ”. Huyện An Phú Tỉnh An Giang là huyện đầu nguồn nằm giữa Sông Tiền và Sông Hậu là nơi đón nhận lũ đầu tiên trong vùng, cũng giống như hầu hết các địa phương khác trong vùng việc mưu sinh của người dân trong mùa lũ đang gặp rất nhiều khó khăn do lũ về chậm, mực nước lũ thấp, những nguồn lợi thủy sản từ mùa nước nổi đang ngày càng ít dần. Sinh kế của những hộ dân chịu ảnh hưởng lũ ở đây đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Từ những thực tế trên đề tài nghiên cứu “Thực trạng sinh kế và khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ chịu ảnh hưởng lũ tại Huyện An Phú Tỉnh An Giang” là một đề tài mang tính cấp thiết cần được nghiên cứu vì hiện tại chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Từ việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng sinh kế của người dân trong vùng nghiên cứu. Đồng thời đề tài cũng phân tích việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ vào mùa lũ, qua đó cũng có thể đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện sinh kế người dân, có thể giúp họ tận dụng hiệu quả các nguồn vốn sinh kế của mình để có thể mưu sinh, phát triển kinh tế nông hộ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng sinh kế và khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ chịu ảnh hưởng lũ tại Huyện An Phú Tỉnh An Giang để góp phần phát triển sinh kế bền vững. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Xác định thực trạng sinh kế của những người dân chịu ảnh hưởng lũ hằng năm tại Huyện An Phú. 2 • Tìm hiểu thực trạng các nguồn vốn sinh kế và khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ trong vùng nghiên cứu (vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật thể, vốn xã hội, vốn tài chính). • Đề xuất một số giải pháp có thể để giúp cải thiện sinh kế của người dân trong vùng nghiên cứu. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU • Thực trạng sinh kế của những hộ dân chịu ảnh hưởng lũ tại Huyện An Phú như thế nào? • Các nguồn vốn sinh kế của nông hộ trong vùng nghiên cứu ra sao? • Khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ vào cuộc sống và trong mùa lũ như thế nào? • Những giải pháp nào có thể giúp cải thiện sinh kế cho những hộ dân trong vùng nghiên cứu đặc biệt là vào mùa lũ? 1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2011 đến tháng 12/2011. 1.4.2 Địa điểm nghiên cứu Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu những hộ dân chịu ảnh hưởng lũ trên địa bàn huyện An Phú. Đây là địa phương chịu ảnh hưởng lũ nặng nề nhất và mang tính đại diện cao so với các địa phương khác trong tỉnh. 1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI Qua thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng sinh kế và khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ chịu ảnh hưởng lũ tại Huyện An Phú Tỉnh An Giang” có thể xác định được thực trạng sinh kế của nông hộ trong vùng. Đồng thời có thể phân tích được các nguồn vốn sinh kế của nông hộ trong mùa lũ và đánh giá được việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế đó vào cuộc sống. Qua đó có thể đề xuất một số giải pháp giúp người dân cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống nông hộ. 1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG 3 Đề tài nghiên cứu “Thực trạng sinh kế và khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ chịu ảnh hưởng lũ tại Huyện An Phú Tỉnh An Giang” có thể giúp nông hộ trong vùng nghiên cứu xác định rõ hơn sinh kế của họ, các nguồn vốn sinh kế mà họ có từ đó giúp họ nâng cao nhận thức về sinh kế của nông hộ và việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế một cách hiệu quả nhất. Đồng thời qua nghiên cứu này cũng có thể tham mưu cho lãnh đạo địa phương để có những phương án có thể giúp những hộ dân sống trong mùa lũ cải thiện cuộc sống và ổn định sinh kế. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan