Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng phát triển nghề gốm truyền thống gắn với du lịch làng cổ phước tích (...

Tài liệu Thực trạng phát triển nghề gốm truyền thống gắn với du lịch làng cổ phước tích (tt)

.PDF
8
346
140

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, du lịch nước ta đã có nhiều bước tiến ngoạn mục, ngày càng thu hút nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam. Bởi đây có nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, đất nước yên bình, tình hình chính trị ổn định. Số lượt khách và doanh thu du lịch hàng năm đều tăng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy vậy, du lịch Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tốc độ tăng trưởng của du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển và sự nghiệp CNH, HĐH, khả năng hội nhập với bên ngoài còn nhiều hạn chế, cơ cấu các loại hình du lịch còn đơn điệu, du khách chưa thỏa mãn những nhu cầu cần thiết. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2015, Đảng ta đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao. Phát triển du lịch là một hướng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của du lịch trong và ngoài nước”. Đối với Thừa Thiên Huế, đây là một xứ sở đặc biệt của Việt Nam, một vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa rất rộng rất sâu với sự phong phú và đa dạng của các loại hình di sản văn hóa (DSVH), trong đó có không ít những DSVH vật thể và phi vật thể có giá trị quốc gia và quốc tế. Huế xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Trong một thời kì dài, Huế vốn là vùng đất của quốc gia Đại Việt, trở thành vùng đất ly khai, sau bao lần định đặt dinh phủ trên nhiều vùng đất khác nhau, quyết định chọn Phú Xuân, để rồi sau đó cố gắng xây dựng nó thành thủ phủ của chúa Nguyễn Phúc Trăn (1649 – 1691), đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo xứ Huế: “Huế chuyển dần từ tính chất cụm làng nghề như bao nơi khác ở đất miền Trung nhỏ hẹp thành nơi trung tâm tụ hội với phố chợ cản thị Thanh Hà tấp nập tàu bè giao lưu. Từ vai trò ấy của Huế, các ngành thủ công nghiệp trong lòng các làng xã nông nghiệp có những tác động ngoại tại, lần lượt chuyển mình, khai sinh và SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 1 Lớp: K43 - KTDL Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên phát triển có tính chất quy mô hơn một số nghề vốn có nhằm đáp ứng yêu cầu phố thị…”(Nguyễn Hữu Thông). Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phong Điền nói riêng đã đề ra các mục tiêu phát triển du lịch để góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế ở các tiểu vùng nông thôn trên địa bàn.Trong đó có Làng Cổ Phước Tích. Với tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, Phước Tích đang khai thác và phát triển các loại hình du lịch. Đặc biệt, Phước Tích là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa nhân văn đặc sắc của một làng nghề gốm truyền thống hình thành cách đây hơn 500 năm. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội làng xã, tập tục tín ngưỡng dân gian gắn với phương thức sản xuất gốm bằng nghề thủ công truyền thống. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên giá trị chung cho ngôi làng cổ. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Thông đã từng mô tả ngôi làng Phước Tích như sau: “Ngôi làng khiêm tốn trên đất Cồn Dương có mặt trong địa bạ đất xây dựng từ nửa sau thế kỉ XV. Dân làng từ ngày đặt chân tới đây đã sống và dựng xây cơ nghiệp bằng nghề gốm. Hình ảnh ngôi làng thủ công nhỏ nhắn, không sống bằng nghề nông, không có một mảnh ruộng, nhưng cảnh quan vẫn nhu hòa, êm đềm lẫn khuất trong những rặng tre xanh như bao ngôi làng khác. Dân làng đã có trên dưới 500 năm gắn bó với mảnh đất này, đã từng tồn tại và phát triển bằng những mặt hàng gốm được đi khắp các phố chợ miền Trung…” Làng nghề gốm truyền thống ở Phước Tích ra đời từ rất lâu với vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân các địa phương. Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế cho người dân địa phương mà còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống làng, xã, phường...Ngày nay, nhu cầu du lịch của con người ngày càng cao và du lịch tại các làng nghề thu hút sự quan tâm của du khách. Cho nên Đảng và Nhà Nước rất khuyến khích phát triển loại hình du lịch làng nghề. Tuy nhiên, sau những biến động về mặt lịch sử - xã hội cùng sự thay đổi nhu cầu của con người, rất nhiều làng nghề thủ công hiện nay đã và đang đứng trước nguy cơ mai một bởi nhiều lý do khác nhau. Và ngôi làng Phước Tích cùng nghề gốm cổ truyền cũng không loại bỏ quy luật đó. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 2 Lớp: K43 - KTDL Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên Với mong muốn phát triển nghề gốm truyền thống góp phần phát triển du lịch ở Phước Tích, cũng như góp phần giữ gìn và khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy tôi viết đề tài “Thực trạng phát triển nghề gốm truyền thống gắn với du lịch Làng Cổ Phước Tích” nhằm phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển của làng nghề gốm Phước Tích. Từ đó đề ra giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cở sở khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển của làng gốm Phước Tích để có thể xác định những ưu điểm và hạn chế. Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị, góp phần bổ sung và hoàn thiện những cơ sở lý luận nhằm khôi phục và phát triển nghề gốm truyền thống, góp phần phát triển du lịch Phước Tích một cách hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ - Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng phát triển nghề gốm truyền thống gắn với du lịch Làng Cổ Phước Tích. - Đưa ra giải pháp phát triển nghề gốm truyền thống gắn với du lịch Làng Cổ Phước Tích. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghề gốm truyền thống gắn với du lịch Làng Cổ Phước Tích. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Làng Cổ Phước Tích - Thời gian nghiên cứu: Trong khoảng thời gian từ tháng 2/2013 – 5/2013 sử dụng số liệu năm 2010-2012 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu * Dữ liệu thứ cấp - Các nguồn thu thập chính: + Internet SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 3 Lớp: K43 - KTDL Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên + Phòng văn hóa thông tin huyện Phong Điền + Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Thừa Thiên Huế * Dữ liệu sơ cấp - Phương pháp điều tra chọn mẫu: Điều tra, phỏng vấn về những mong muốn, cảm nhận của du khách sau khi tham quan du lịch tại làng gốm Phước Tích. Phỏng vấn người dân về tình hình sản xuất và sự phát triển nghề gốm gắn với du lịch Phước Tích. - Tiến hành lập phiếu điều tra để thu thập những thông tin của người dân đối với hoạt động sản xuất và sự phát triển du lịch của làng gốm Phước Tích. Qua kết quả điều tra đó làm căn cứ để đánh giá nhận xét. Trong phỏng vấn, ngoài bảng hỏi thì sự ghi chép cũng được sử dụng một cách tối đa. Thông tin từ những ghi chép này được sử dụng để đảm bảo tính chính xác. 5.2. Phương pháp điều tra quan sát - Phỏng vấn cung cấp cho chúng ta thông tin mà người dân nói không phải là cái họ làm cho nên phương pháp quan sát là phương pháp giúp cho chúng ta hiểu đúng vấn đề, giúp chúng ta biết được thông tin nào là chính xác để có sự điều chỉnh phù hợp. 5.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu bằng SPSS Việc xử lý tài liệu được tiến hành trên cơ sở phương pháp nhân tố thống kê. Ngoài ra, kết quả của bảng câu hỏi thu thập ý kiến đánh giá của người dân về gốm Phước Tích và được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài, tôi đã sử dụng thang đo 5 mức độ (thang điểm Likert) để lượng hóa các mức độ đánh giá của người dân và trở thành các biến định lượng. Bằng phần mềm SPSS phương pháp phân tích thống kê mô tả, Từ việc phân tích trên giúp đưa ra các nhận xét, kết luận một cách khách quan về những vấn đề liên quan đến nội dung và mục đích nghiên cứu. 6. Bố cục của khóa luận Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung nghiên cứu SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 4 Lớp: K43 - KTDL Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên - Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Chương II: Thực trạng phát triển nghề gốm truyền thống gắn với du lịch LCPT. - Chương III: Giải pháp phát triển nghề gốm truyền thống gắn với du lịch LCPT. Phần III. Kết luận và kiến nghị SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 5 Lớp: K43 - KTDL Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng ở mỗi vùng. Phát triển làng nghề gắn với du lịch là một định hướng đúng đắn đối với một tỉnh có tiềm năng du lịch như Thừa Thiên Huế. Thế nhưng, những năm qua, việc phát triển làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn vẫn chưa thực sự hiệu quả và tương xứng với tiềm năng. Điều này bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính như chưa có sự gắn kết chặt chẽ, thống nhất về mặt hành động và lợi ích giữa bốn “Nhà”: Nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp và chính người dân tại các làng nghề, ngoài ra ý thức cộng đồng làng nghề về phát triển du lịch vẫn còn hạn chế, cũng như lực lượng giới trẻ tiếp nối nghề truyền thống đang ngày càng giảm sút một cách đáng báo động… Vấn đề khôi phục, bảo tồn và phát huy nghề gốm cổ truyền, hiện không đơn thuần là của riêng làng di sản Phước Tích, mà là vấn đề chung của tỉnh Thừa Thiên Huế, bởi trên địa bàn của tỉnh hiện nay chưa có làng gốm mỹ thuật nào. Phước Tích trong lịch sử vốn là làng nghề nổi tiếng với loại sản phẩm vang danh khắp khu vực, việc không phục hồi, bảo tồn được nó sẽ là kém thế trong những đối sách mang tính vùng miền, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi du lịch trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Chúng ta không thể xem Phước Tích như là điểm dừng trong các tuyến du lịch nhằm giữ chân du khách, mà bằng mọi khả năng có thể, tạo điều kiện cho lực hút của nó lan tỏa. Có thể cần sự xắn tay của nhiều giới, nhiều cơ quan chức năng và bằng nhiều biện pháp khác nhau, đưa sản phẩm Phước Tích trở thành thương hiệu đứng vững trên thị trường. Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề trên, thông qua đề tài để xác lập những điều kiện cần thiết để phát triển làng nghề gắn với du lịch, đồng thời đánh giá tiềm năng phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Thừa Thiên Huế nói chung và Phước Tích nói riêng. Cuối cùng đưa ra một số giải pháp nhằm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 81 Lớp: K43 - KTDL Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên giúp Phước Tích khai thác hơn hiệu quả hơn tiềm năng phát triển làng nghề gắn với du lịch nhằm tăng cường thu hút du khách trong và ngoài nước. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Trung ương - Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hợp lý, ưu đãi để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực, kinh doanh hiệu quả, từ đó sẽ tác động tích cực đến việc phát triển làng nghề gắn với các hoạt động du lịch. - Nhà nước có sự chỉ đạo thống nhất và quan tâm hơn nữa để phát triển làng nghề, tuyến điểm tham quan du lịch, có ưu đãi về chính sách khuyến khích đầu tư vào các làng nghề. - Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn cho đổi mới công nghệ ở các làng nghề. Coi trọng công tác tư vấn, đào tạo và áp dụng mô hình chuyển giao công nghệ cho các làng nghề. 2.2. Đối với chính quyền địa phương và các tổ chức quản lý làng nghề - Cần có các phương án giữ gìn, khôi phục và phát triển làng nghề lâu dài, bền vững. Chính quyền địa phương cần có quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển các làng nghề tại địa phương mình quản lý. - Công tác đầu tư và khai thác dịch vụ làng nghề cần có định hướng rõ ràng, đề nghị phải có một đầu mối thống nhất, đầu tư phải đi liền với việc khai thác với kinh phí ban đầu tốn kém, mất nhiều thời gian nghiên cứu đầu tư để tạo sản phẩm. - Duy trì tổ chức các lễ hội thường xuyên để du khách có cơ hội tận hưởng và khám phá các vẻ đẹp của làng nghề. - Công tác quy hoạch, phát triển làng nghề cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, bãi đậu xe, khu vực tham quan… - Tuyên truyền và phổ cập các kiến thức chuyên môn về lịch sử, du lịch, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường cho từng người dân địa phương. Công tác giữ gìn an toàn, an ninh cho du khách cần được quan tâm chú trọng. - Tổ chức thường xuyên các đợt tham quan và học tập kinh nghiệm, tham gia các hội chợ thương mại hàng hóa để họ có dịp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 82 Lớp: K43 - KTDL Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên - Công tác quảng cáo tiếp thị được quan tâm và đầu tư có chiều sâu, nhất là thông qua hệ thống internet, email… 2.3. Đối với doanh nghiệp - Xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn đặc sắc, kết hợp giữa các yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa và lễ hội dân gian. Đặc biệt, cần tạo sự liên kết làng nghề trong một chương trình tham quan, đưa ra nhiều sự lựa chọn về loại chương trình, thời gian phù hợp cho du khách. - Du lịch làng nghề vẫn còn mô hình mới cho các công ty dịch vụ lữ hành dịch vụ khách sạn. Các công ty dịch vụ lữ hành cùng chung tay với người dân đầu tư phát triển để tạo ra chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch đồng thời quảng bá , tạo cơ hội cho người dân có kỹ năng nghề nghiệp, đầu tư phát triển nhứng sản phẩm du lịch làng nghề mới, hấp dẫn và vạch ra chiến lược chiêu thị có hiệu quả. - Xây dựng chính sách giá đoàn, khách lẻ, giá hợp tác với các lữ hành, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị và các hội chợ du lịch trong và ngoài nước. 2.4. Đối với người dân - Cần phát động mô hình làng du lịch đến cộng đồng địa phương để người dân cùng tham gia vào hoạt động du lịch này. Người dân cần năng động trong tiến trình phát triển toàn diện, từ việc tham gia các dự án, thiết lập tổ chức và quản lý để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm của chính làng nghề. Các buổi gặp mặt, thảo luận, người dân cũng cần tham gia. Các rào cản trong tiến trình phát triển du lịch cần phải được đem ra bàn bạc, thảo luận từ những kỹ năng, nghề nghiệp, mối liên kết các thị trường du lịch hay các đối tác. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 83 Lớp: K43 - KTDL
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan