Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường...

Tài liệu Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường

.PDF
80
106
82

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ---- oOo --- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NIÊN KHOÁ (2004-2008) Đề Tài: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Giáo viên hướng dẫn: Ths. KIM OANH NA Sinh viên thực hiện: HỨA VĂN HIỆP MSSV: 5043967 Lớp: LUẬT THƯƠNG MẠI - K30 Năm 2008 Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Lời Nói Đầu Trung Tình thế cấp thiết: Như chúng ta đã biết thì tình môi trường ở nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và đáng báo động chẳn những ô nhiễm ở đô thị mà còn ở cả nông thôn, ô nhiễm môi trường làm cho con người phải gánh chịu nhiều hậu quả như dịch bệnh, lao phổi, sốt suất huyết, ung thư, điếc, bệnh tai, mũi, họng,…làm cho sức khoẻ của con người yếu ớt và dễ bị bệnh hơn. Nạn ô nhiễm môi trường đã làm cho nguồn nước sạch bị cạn kiệt, ô nhiễm không khí trầm trọng, tiếng ồn và độ rung cũng vượt tiêu chuẩn cho phép, khí hậu ngày càng nóng lên,…sở dĩ có những hậu quả như thế là là do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, chính vì thế bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách và khẩn trương hơn bao giờ hết. Bảo vệ môi trường là một vấn đề không phải của riêng ai, mà của mọi người dân chúng ta cần phải làm, và đặc biệt là vai trò quản lý của nhà nước về lĩnh vực môi trường. Thật vậy trong hiến pháp 1992 của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại điều 29 có ghi rõ là “ cơ quan nhà nước đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” Chính sách môi trường nói chung cũng như chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp nói riêng, thống nhất các quan điểm cơ bản thể hiện trong chỉ thị số 36/CT/TW của Bộ Chính Trị ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước “ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là nội dung cơ bản không thể tách rời tâm ĐHtrương CầnvàThơ @ phát Tàitriển liệukinh học tập trongHọc đườngliệu lối chủ kế hoạch tế xã hộivà của nghiên tất cả các cứu cấp các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bần vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên, kết hợp phát triển huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” và quyết định số 64/2003/QĐ-Ttg của thủ tướng chính phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chỉ thị 37 của ban Bí Thư Trung Ương, Nghị quyết 41 ngày 15 tháng 11 năm 2004,… nhằm đề ra những phướng hướng, chính sách giúp bảo vệ môi truờng ngày càng hoàn thiện và trong lành hơn. Phạm vi nghiên cứu: Vì mục tiêu bảo vệ cho môi trường chúng ta ngày càng sạch hơn và làm giảm đến mức thấp nhất nạn ô nhiễm môi trường, nhằm làm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra những sản phẩm, và những tác động của họ đối với môi trường ngày càng than thiện hơn, chính vì thế phạm vi nghiên cứu của Tôi là nghiên cứu về pháp luật để xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường về xử phạt vi phạm hành chính, hình sự, bồi thường thiệt hại và cả về biện pháp khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường, và xem nhưng tồn tại của pháp luật Việt Nam về xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như thế nào và tìm ra những đề xuất cơ bản để góp phần xử lý triệt để hơn đối với các cơ sở gây ô nhiễm. Mục tiêu nghiên cứu: Trong quá trình ban hành pháp luật cũng như trong quá trình thực hiện ở mỗi địa phương có khác nhau từ đó không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế mục tiêu nghiên cứu của tôi là tìm ra những tồn tại và vướng mắt và đề ra những phương hướng giải quyết được hoàn thiện và tốt hơn. Trang 1 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp của tôi đi từ chi tiết đến tổng quát và kết hợp áp dụng nhiều phương pháp như phương pháp phân tích câu chữ, phương pháp luật viết, phương pháp so sánh, phương pháp duy vật,… Cơ cấu của luận văn: Cơ cấu của luận văn gồm hai chương: Chương 1: Tình hình môi trường và cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường Chương II: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường: Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Trang 2 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Chương 1: Khái quá về tình hình môi trường và cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường Trung 1. Một số khái niệm: 1.1 Khái niệm về môi trường: Mỗi cơ thể sống dù là cá nhân con người hay bất kỳ một sinh vật nào tồn tại trên trái đất ở trong mọi trạng thái điều bị bao quanh và bị chi phối bởi môi trường. Thuật ngữ môi trường có nguồn gốc từ tiếng pháp “environner” có nghĩa là bao quanh hay chu trình khép kín, thuật ngữ này cũng được các quốc gia sử dụng khá phổ biến trong những năm đầu thập niên 60 thế kỷ XX cụ thể như: “umwell” (German - Đức); “Mileu” (Dutch - Hà Lan); “Medio ambiente” (Spanish - Tây Ban Nha). Môi trường là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, cụ thể như sau: “Môi trường” là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ con người hay sinh vật ấy1 “Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội2 “Môi trường” được hiểu là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người3. Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác về môi trường ở phạm vi rộng hơn như: môi trường sinh vật, môi trường sinh học, môi tâm Học liệumôi ĐHtrường CầnxãThơ @trường Tài liệu tập lao và động nghiên truờng gia đình, hội, môi sống, học môi truờng ...Nói cứu chung các quốc gia có xây dựng khái niệm pháp lý về môi trường trên cơ sở những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao quanh con người. Ở Việt Nam khái niệm pháp lý về môi trường được ấn định trong đạo luật về môi trường, và tính đến thời điểm này thì có đến hai khí niệm được quy định trong luật bảo vệ môi trường 1993 và 2005 như sau: Tại đoạn 1 điều 1 luật bảo vệ môi trường 1993 “môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên”. Còn khái niệm môi trường được quy định trong luật bảo vệ môi trường 2005 thì ở khoản 1 điều 3 đã định nghĩa như sau “môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. 1.2 Khái niệm về ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học khái niệm này chỉ tình trạng môi trường trong đó nhữnh chỉ số hoá học, lý học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hoá học, sinh học, mà qua đó có thể gây tác 1 từ điển tiếng việt nhà xuất bản Đà Nẵng trang 618 trong quyển môi trường và tài nguyên Việt Nam NXB Khoa hoc và kinh tế Hà Nội,1994 3 tuyên ngôn 1981 của Unesco 2 Trang 3 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ con người, các loài động thực vật và cá điều kiện đời sống khác. Dưới góc độ pháp lý “ ô nhiễm môi trường là sự thay đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng đến con người, sinh vật4 ” Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về môi trường điều có đề cập đến sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu gây bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi của các thành phần môi trường có thể bắc nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ yếu là các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm thông thường các chất gây ô nhiễm là các chất thải tuy nhiên chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế phẩm, chế phẩm...và được phân thành các loại sau đây: Chất gây ô nhiễm tích luỹ chất dẻo, chất phóng xạ và chất ô nhiễm không tích luỹ (tiếng ồn). Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa axít) và trên phạm vi toàn cầu là (chất CEC). Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định ( chất thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn ( hoá chất dùng trong nông nghiệp). Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục ( chát thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh) và chất thải do phát thải không liên tục ( tràn dầu do sự cố tràn dầu). Môi trường có thể bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau như ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, và ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Mức đô ô nhiễm đối với các thành phần cụ thể thường được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường của các chất gây ô nhiễm có trong thành phần môi trường. Theo pháp luật hiện hành thì tại điều 92 Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005 quy định rằng: “ Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượngHọc một hoặc ô nhiễm tiêuhọc chuẩn về chất lượng môi cứu tâm liệunhiều ĐH chất CầngâyThơ @ vượt Tàiquá liệu tập và nghiên trường. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên”. 1.3 Khái niệm bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường tại sao chúng ta lại phải bảo vệ môi trường? Vậy môi trường là gì? Như chúng ta đã biết môi trường là như thế nào được nêu phần khái niệm phía trên thì môi trường cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, chúng ta sống phụ thuộc vào môi trường, môi trường trong sạch thì con người chúng ta thoải mái dễ chiu…và ngược lại môi trường bị ô nhiễm thì hậu quả của nó cực kỳ tệ hại khói, bụi, nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là những vũ khí giết người thầm lặng, nó có thể làm cho con người mất nhiều thứ bệnh như ung thư, lao phổi, phế quản,…vì vậy đòi hỏi mọi cá nhân, mỗi gia đình, và toàn xã hội và đặc biệt là vai trò của nhà nước phải tăng cường hơn nữa trong quá trình bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, bảo vệ môi trường không phải là của riêng ai mà là của tất cả mọi người, của gia đình, của xã hội và của quốc gia cũng như của toàn thế giới chính vì thế mới có ngày môi trường thế giới là ngày 5 tháng 6 hàng năm còn ở 4 khoản 6 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2005 Trang 4 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung Việt Nam chúng ta thì có rất nhiều những ngày bảo vệ môi trường như tuần lễ xanh- sạch- đẹp, tuần lễ vệ sinh môi trường và nhiều chương trình bảo vệ môi trường khác như chương trình nước sạch nông thôn và đặc biệt là nghị quyết 64 về xử lý các cơ sơ sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chỉ thị số 36/CT – TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính Trị cũng nhấn mạnh bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, cả nhân loại là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới, những vấn đề những biện pháp trong việc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội, bảo vệ môi trường không phải một ngày một bửa mà phải thường xuyên, liên tục có như thế thì môi trường chúng ta mới ổn định và muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường. Vậy bảo vệ môi trường phải làm như thế nào nó đã được nêu trong luật bảo vệ môi trường 2005 tại khoản 3 điều 3 như sau: “ Bảo vệ môi trường là hoạt động bảo vệ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa hạn chế, tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”. 1.4 Khái niệm cơ sở sản xuất: Cơ sở sản xuất là gì thì chưa có một ai định nghĩa được, cơ sở sản xuất có thể được hiểu là nơi sản xuất ra hàng hoá để bán, và phải trãi qua nhiều giai đoạn, và nó có một chu trình khép kín như cơ sở sản xuất nước mắm, cơ sở sản xuất nước tương, cơ sở sản xuất thức ăn gia súc…Và các cơ sở sản xuất này chủ yếu sản xuất ra sản phẩm để bán. Ngoài ra còn có thể hiểu là “sản xuất là để tạo ra tâm Học Cầnsản Thơ Tàithực, liệu và nghiên của cải vật liệu chất, ĐH nói chung xuất @ lương sảnhọc xuất tập vật phẩm tiêu dùng, cứu hoạt động sản xuất tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp5”. Cơ sở sản xuất là một phạm trù rất rộng, đối với cá nhân qui mô nhỏ như sản xuất bánh tráng, bánh in, bánh phòng, sản xuất nem. Còn qui mô lớn như sản xuất thuốc trừ sâu, sản xuất tôm giống, sản xuất nước đá…Còn đối với tổ chức như các khu công nghiệp, khu chế xuất có hoạt động sản xuất như sản xuất nhôm, sản xuất rượu bia, sản xuất thuốc trừ sâu…nói chung thì cơ sở sản xuất rất rộng tuy nhiên tôi chỉ đề cập đến các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đối tượng phải lập báo cáo đánh gía tác động môi trường được qui định trong luật bảo vệ môi trường 2005. Cụ thể như tại danh mục I các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ như: Dự án nhà máy sản xuất chất dẻo công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên, dự án nhà máy sản suất phân hoá học công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên và dự án nhà máy sản xuất sơn cơ bản, hoá chất công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên,… và tại mục II là danh mục các dự án liên ngàng, lên tỉnh thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Ban hành kèm theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ như: Dự án nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 5 trong từ điển tiếng việt trang 815 nhà xuất bản Đà Nẵng 1998 Trang 5 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung 100.000.000 m3 nước trở lên hoặc làm ảnh hướng đến nguồn cung cấp nước mặt và nước ngầm của từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên,… 2 Khái quát tình hình môi trường nước ta qua các thời kỳ: Ở Việt Nam đã có một quá trình biến đổi lâu dài theo thời gian, một điều khẳng định là môi trường nước ta lúc mới hình thành tốt đẹp hơn hiện nay rất nhiều lần, nguồn nước, bầu không khí, …rất trong sạch, các loài động thực vật phong phú và đa dạng theo tài liệu lịch sử ban đầu ở nước ta rừng phủ kín đất tự nhiên loài rỗ quý, nguồn đất trồng khi đó cũng rất giàu dinh dưỡng thuận lợi cho phát triển của nhiều loài thực vật. Ngay từ những ngày đầu của lịch sử tổ tiên người Việt đã có gắn bó với môi trường dựa vào môi trường tự nhiên để sinh sống. Từ hang động ra tổ tiên đã biết làm nhà để ở trồng lúa, rau đậu chăn nuôi, kết hợp thu nhặc săn bắn, hái lượm trong rừng để bổ sung cho các bữa ăn hang ngày tất cả mọi hành động để duy trì sự sinh tồn và phát triển con người điều phải tác động vào môi trường tự nhiên và thai thác tự nhiên làm cho môi trường tự nhiên có sự thai đổi. Trong suốt thời kỳ Hùng Vương dựng nước và hơn một nghìn năm bắc thụôc tổ tiên người Việt sinh sống hoà đồng với môi trường, trong quá trình sản xuất con người đã khai thác vật liệu của tự nhiên để làm ra những sản phẩm cần thiết cho mình và môi trường tự nhiên cũng có những thay đổi do sự tác động của con người tuy nhiên ở thời kỳ đầu mới hình thành cộng đồng người Việt còn rất ít người các yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên lại rất phong phú, hơn nữa các yếu tố cấu thành của môi trường tự nhiên lại rất lớn vì vậy không có vấn đề ô nhiễm môi trường. Dưới thời các triều vua nhà Nguyễn và chính sách đô hộ của thực dân pháp tâm Học liệu Thơ Tàiđịaliệu tậppháp vàđểnghiên (1884-1945), với ĐH chính Cần sách khai thác@ thuộc của học thực dân phục vụ cứu cho các tập đoàn tư bản, nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm của nước ta đã bị khai thác bừa bãi, các nhà tư bản pháp đã khai thác triệt để lợi dụng những điều kiện thuận lợi của Việt Nam về thời tiết khí hậu, đất đai để trồng các cây nông sản nhiệt đới, cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê…nhằm mục đích thu lợi nhuận cao, trong quá trình này một mặc chúng bóc lột sức lao động rẽ mạc ở nước ta, mặc khác chúng quan tâm tới lợi nhuận nên vấn đề môi trường không được chú trọng, đất đai bị vắc kiệt chất dinh dưỡng, nhiều chất độc hại ô nhiễm không qua xử lý được thải luôn vào môi trường làm cho môi trường không còn trong sạch như trước nữa. Trong hai cuộc kháng chiến môi trường nước ta bị tổn thương và ô nhiễm nặng, do chiến tranh nhiều khu rừng đã bị phá trịu, nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt bị ô nhiiễm điều đặc biệt nguy hại đối với chúng ta là Mỹ đã rãi chất độc hoá học ở nhiều vùng trên đất nước ta nhằm huỷ duyệt sự sống làm cho môi trường bị tàn phá rất nặng, nhiều sinh vật đã bị huỷ diệt, nguồn nước, bầu không khí, cũng bị ô nhiễm nặng mà hậu quả của nó còn để lại sau chiến tranh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất và đời sống. Môi trường nước ta trong điều kiện cơ chế hoá tập trung: Qua tổng kết đánh giá thì thực trạng ô nhiễm môi trường trong thời kỳ thực hiện cơ chế hoá tập trung ít nghiêm trọng hơn thời kỳ sau này, mặc khác vấn đề môi trường lại ít được quan tâm, tại sao vậy? phải chăng phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sẽ bảo vệ được môi trường hơn là theo hướng kinh tế thị trường? Có những biểu hiện như nhận xét trên là do trong điều kiện kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kinh tế quốc doanh là thành phần kinh tế nắm Trang 6 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung vững mọi lĩnh vực hoạt động khai thác sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường cũng bởi vì thế bên cạnh việc khai thác một cách lén lút tài nguyên phục vụ nhu cầu nhỏ trước mắc của nhân dân thì mọi sự khai thác đều lên kế hoạch và đặc dưới sự quản lý của nhà nước chỉ có thành phần kinh tế quốc doanh mới được khai thác, sơ chế và tiêu thụ tài nguyên. Không có thành phần kinh tế khác, không có sự tự do trong sản xuất như trong kinh tế thị trường nên việc khai thác rỗ, đánh, bắt động vật quý hiếm không xảy ra bừa bãi và thường xuyên như hiện nay. Thời kỳ phát triển kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, dân số nước ta còn ít so với bây giờ, đời sống còn hết sức khó khăn, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa nhiều và sản xuất chưa thật sự phát triển, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng phương pháp truyền trống. Bởi vậy giai đoạn này rác thải phần lớn là các chất hữu cơ dễ phân huỷ nên rất ít ô nhiễm môi trường, vì thế thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta thấp hơn hiện nay rất nhiều, thậm chí không đáng kể.Chính sách phát triển kinh tế công nghiệp nặng, sử dụng nhiều vốn và năng lượng coi nhẹ công nghiệp nhẹ và dịch vụ đã dẫn đến hậu quả là mỗi đơn vị sản phẩm quốc dân sử dụng nhiều tài nguyên hơn và gây ô nhiễm ở mức cao hơn, kinh tế kém phát triển đời sống khó khăn trong khi các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ lại của nhà nước nên nhân dân chỉ còn một cách duy nhất là khai thác tự nhiên không có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình, vì thế tài nguyên thiên nhiên bị cả nhà nước và nhâ dân thực hiện không có kế hoạch và ồ ạt. Thời kỳ này nhà nước đầu tư quá ít cho cơ sở hạ tầng cũng như cho việc phục hồi tài nguyên, bảo vệ môi trường. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung không có thông tin tuyên truyền đầy đủ, không có tranh luận công khai về môi trường và không tiếng hành giáo dục đào môi trường và bảo vệ môi trường, của nhà nước về môi còn cứu tạo về tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @thái Tàiđộliệu học tập và trường nghiên coi nhẹ, không có hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật quy định việc bảo vệ môi trường được xây dựng cụ thể, không có xác định rõ, ổn định về quyền sở hữu, nhất là đối với đất đai, tư liệu sản xuất, bảo tồn tự nhiên và bảo vệ môi trường, có rất nhiều hạn chế trong xây dựng và phát triển đất nước không quan tâm đến bảo vệ môi trường một trong những hạn chế đó mà hậu quả của nó đã để laị không chỉ là sự tàn phá môi trường lúc đó mà còn là sự coi nhẹ việc bỏ vệ môi trường trong ý thức người dân cho đến tận ngày hôm nay. 2.1 Tình hình môi trường nước ta hiện nay: Mặc dù có sự quản lý chặt trẽ của nhà nước và được các cơ sở sản xuất, kinh, dịch vụ cũng như được nhân dân ủng hộ nhiệt tình nhưng tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay bị ô nhiễm trầm trọng và vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang được các cấp các ngành khẩn trương thực hiện và tuyên truyền cũng như ban hành các văn bản dưới luật và luật bảo vệ môi trường 2005 thay thế cho luật bảo vệ môi tường 1993 nhằm để phòng ngừa, răng đe, trừng trị…những cơ sở, kinh doanh, dịch vụ song tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta vẫn không giảm mà có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường cả thành thị vẫn nông thôn đặc biệt là ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tất cả các cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, và cả đồng bằng sông Cửu Long…Và đặc biệt vừa qua tập đoàn tư vấn nguồn nhân lực Mercer đặc trụ sở tại NewYork của Mỹ đã công bố những Thành Phố có chất lượng và Việt Nam là 148 và 155 bảng xếp hạng dựa trên 39 tiêu chí trong đó có vấn đề môi trường xã hội và chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa…điều đó cho thấy tình hình môi trường ở nước ta đã bị ô nhiễm nghiêm trọng và ngày càng Trang 7 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung tăng lên rõ rệt. Ngoài ra tình hình ô nhiễm môi trường ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng không kém, Đồng Bằng Sông Cửu Long tình hình ô nhiễm môi trường cũng đang báo động, Cả Đồng Bằng Sông Cửu Long có 68 khu công nghiệp tập trung và 75 ngàn cơ sở công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chất thải rắn, lỏng, khói, bụi, tiếng ồn, độ rung…làm cho ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó thì các bệnh viện có chất thải y tế không qua xử lý đều cho thải ra môi trường, theo cơ sở y tế Tỉnh Vĩnh Long thì cả Tỉnh có 107 trạm y tế xã, phường trước đều có đốt rác thải y tế loại nhỏ hoặc lò thủ công nhưng nay đã xuống cấp chưa có kinh phí nên đốt lộ thiên làm cho môi trường xung quanh bệnh viện bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra ở Cần Thơ có khu công nghiệp Trà Nóc có nước thải trực tiếp ra bênh ngoài vượt tiêu chuẩn cho phép đến 92 lần. Các kết quả quan trắc trên địa bàn thành phố Cần Thơ cho thấy bên cạnh nước bị ô nhiễm, bầu không khí trong lành của vùng miệt vườn sông nước này cũng đang mất dần do khói bụi, tiếng ồn từ nhà máy sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Theo thống kê của phòng cảnh Sát Môi Trường Thành Phố Cần thơ, hiện nay trên địa phận Cần Thơ có 3050 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước, mùi hoi; 417 doanh nghiệp gây ô nhiễm khói bụi; 126 doanh nghiệp gây tiếng ồn, độ rung; 1301 doanh nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường,.. Hiện nay thì tình hình môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh thì còn rất tệ hại hơn mỗi ngày có 108 bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn thải ra khoảng 17000m khối nước thải y tế phần lớn không qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn hàm lượng sinh vật vượt tiêu chuẩn cho phép ít nhất 100 lần thậm chí đến 1000 lần. Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh có 1200 doanh nghiệp gây ô nhiễm phải đưa di dời từ nội thành đến các khu công nghiệp và các nông trường Phạm Văn Coi, Lê Minh XuânHọc trong liệu giai đoạn Hiện nồng độ các chấttập trongvà không khí đã cứu tâm ĐH2002Cần2004. Thơ @nayTài liệu học nghiên tăng từ 1,4 đến 2,4 lần so với 2005, lượng chất thải rắn là 6800 tấn/ngày, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh có 600000m khối nước thải ra sông rạch trong đó 5000m khối chất thải từ các nhà máy công nghiệp chưa được xử lý đã thải xuống sông Sài Gòn, thành phố di dời 1261 cơ sở sản xuất chiếm gần 90% các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm trọng khu dân cư ra ngoại thành nhưng tình hình ô nhiễm vẫn diễn biến xấu. Ngoài ra ô nhiễm môi trường ở làng sản xuất giấy Phong Khê ( Yên Phong – Bắc Ninh) mảnh đất chết có 1675 hộ dâ kêu cứu; 30% dân số mắc bệnh về da liễu, dường ruột, hô hấp; một cánh đồng 3 mẫu đất phải bỏ hoang; lượng bụi khổng lồ vượt tiêu chuẩn cho phép toàn xã có hơn 90 hộ sản xuất các loại giấy với khoảng 100 dây chuyền mỗi ngày công suất 400 tấn/năm trung bình một ngày đốt hết 40000 tấn than làm cho môi trường không khí xung quanh ô nhiễm trầm trọng mà những người dân ở đây phải gánh chịu hậu quả này. Còn ở Hà Nội thì ngày 5/11/2007 phòng Cảnh Sát môi trường phối hợp với thanh tra sở Tài nguyên Môi Trường Đống Đa Hà Nội kiểm tra phát hiện cơ sở mạ điện ở 83 ngõ xã đàn 2 quận Đóng Đa sử dụng hóa chất axít Sunfuric và Natriclorua dung dịch kiềm, xả thải khí axít độc hại, nước thải nguy hại ra môi trường xung quanh ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Theo thống kê của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường thì nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh nhà máy, xí nghiệp vượt tiêu chuẩn từ 1.5 đến 5 lần nồng độ bụi ở các khu vực thành phố, thị xã thông thường cao hơn tiêu chuẩn khoảng 1.2 đến 2 lần. Nồng độ khí độc ở một số đô thị cũng đạt đến mức báo động đặc biệt 2004 tại Hà Nội đã xuất hiện những đám xương mù độc do khói xăng của các phương tiện giao thông. Những nghiên cứu bước đầu gần đây cho thấy những bệnh viện liên quan đến ô nhiễm không Trang 8 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. khí ở các thành phố lớn của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh như hen, phế quản, dị ứng,..Thật là đáng sợ khi tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta ngày càng tăng thêm làm cho sức khỏe của người dân bị đe dọa. Nhìn chung thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên cả nước điều có gây ô nhiễm môi trường, hiện nay thì ô nhiễm môi trường trên các con sông cũng đáng báo động như sông Sài Gòn, sông Gấm, sông Trâu Bạc (Hải Phòng) sông Quan Lộ, sông Tắc Thủ (Cà Mau). Đặc biệt Việt Nam được quốc tế xếp vào lọai các quốc gia có tài nguyên suy thoái. Đáng báo động hiện nay là tình hình ô nhiễm trong sản xuất giấy, hiện nay nhiều nhà máy sản xuất giấy, bột giấy trên thế giới phải đóng cửu hoặc di dời địa điểm sang các nước khác do ngành này gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi đó sản xuất giấy ở nước ta và đầu tư từ nước ngoài vào lại tăng mạnh vì nó mang lại lợi ích rất lớn cho nhiều nhà đầu tư so với 2001 giá bột tăng 70% đồng thời tập chung được nguồn nguyên liệu rất rẽ của nông nghiệp như rơm, rạ, bã mía, võ đay, cây dâm bụt, các loại cỏ… công nghiệp giấy tăng trưởng nhanh chóng đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên ngành này là một trong những ngành rây ô nhiễm trọng nhất theo thống kê cả nước có gần 500 danh nghiệp sản xuất giấy, trong đó có khoảng 10% đạt tiêu chuẩn cho phép. Sau đây là một số hình ảnh cụ thể về tình hình ô nhiễm ở các khu công nghiệp và sông ở đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2.2 Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường: Chúng ta đã biết thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và ổn định nhưng rất là kinh khủng trong những năm gần đây đã rây ra những hậu quả nặng nề cho đời sống và sản xuất. Các chất thải của y tế và nước thải của các cơ Trang 9 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung sở sản xuất đã trực tiếp thải ra ngoài sông, rạch làm cho nguồn nước ô nhiễm dẫn đến nhiều loài cá chết, người dân sống gần sông họ có thói quen sử dụng nước dưới sông nên vô tình họ bị bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch, đặc biệt chất thải y tế rất nguy hiểm vì mang mầm móng của các vi khuẩn đọc hại của bệnh nhân còn khối, bụi, độ rung cũng vậy họ cho thải trực tiếp ra ngoài người dân sống gần đó trực tiếp bị ảnh hưởng và càng ngày sức khoẻ của họ bị giảm súc rõ rệt. Theo thống kê của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường thì nồng độ ở các khu dân cư sống bên cạnh nhà máy xí nghiệp vượt tiêu chuẩn từ 1,5 đến 3 lần nồng độ bụi ở khu vực thành phố, thị xã thông thường cao hơn tiêu chuẩn từ 1,2 đến 2 lần những nghiên cứu bước đầu cho thấy những ô nhiễm liên quan đến ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn có xu hướng tăng nhanh là các bệnh về đường hô hấp như hen, phế quản, lao phổi, dị ứng người dân sống gần các khu công nghiệp hít thở khí ô nhiễm nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học ở Hà Nội, Hải Phòng chứng minh tỷ lệ người mắc bệnh đường hô hấp, bệnh tinh thần, bệnh tim mạch ở các khu đô thị gần khu công nghiệp bị ô nhiễm không khí lớn gấp 2 đến 5 lần so với đô thị không bị ô nhiễm không khí. Ô nhiễm nguồn nước đã làm cho các loài cá bị giảm đi rõ rệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Ô nhiễm cũng làm cho môi trường làm việc của công nhân cũng ảnh hưởng nghiêm trọng, qua điều tra hơn 200 ngàn người lao động cho thấy 66.93% người lao động thấy mệt và rất mệt sau một ca làm việc, 27,5 % bình thường và 5,57% thoải mái. Mặc khác tác hại của ô nhiễm còn làm cho người dân và công nhân mắc nhiều loại bệnh hơn chúng ta biết như tai, mũi, họng, mắt…quả thật là đáng buồn khi mà tác hại của ô nhiễm môi trường chủ yếu là do con người gây ra, các sông rạch bị hôi thối, nước đen thui, còn làm tăng thêm nguy cơ dịch bệnh mỗi khi trời nắng mưaĐH thất Cần thường,Thơ tạo điều muỗi pháttập triểnvà làmnghiên cho tỷ lệ cứu tâm Học liệu @ kiện Tàicho liệu học người bị bệnh sốt xuất huyết, sốt rét cũng nhiều hơn mà nạn nhân chủ yếu là những đứa bé còn ngây thơ nhỏ dạy. Ô nhiễm không khí, nguồn nước đã làm cho xã Thạch Sơn xuất hiện làng ung thư. Còn ô nhiễm do tiếng ồn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người gây tổn hại hệ thần kinh, trí tuệ và năng lực làm việc của con người. Kết quả khảo sát ở 11 cơ sở công nghiệp có tiếng ồn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép cho thấy tỷ lệ người bị điếc nghề nghiệp lên tới 11%. Bên cạnh đó sự ô nhiễm ở các khu du lịch thì sẽ làm cho du khách một đi không trở lại, làm thất thu nghiêm trọng cho ngành du lịch, tác hại của ô nhiễm môi truờng do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra rất lớn, ô nhiễm làm cho sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng làm hạnh phúc của con người bị giảm xuống do đau ốm và chết yểu, do suy thoái của chất lượng không khí, nước và những nguy hiểm khác về môi trường. Các chất ô nhiễm có thể làm nảy sinh các vấn đề y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp do sự thay đổi môi trường vật lý tác động của nó trải rộng từ bức xạ mặc trời tăng lên tới việc giảm dinh dưỡng. Sức khoẻ con người yếu thì làm giảm năng xuất lao động và sư suy thoái môi trường làm giảm hiệu năng của nhiều nguồn tài nguyên mà còn sử dụng trực tiếp. Ở biển ô nhiễm nước biển ven đảo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường sinh thái ven đảo, trong đó có hệ sinh thái san hô, mặc dù vùng bãi biển và vùng biển ven đảo có nguồn lợi sinh vật phong phú và có giá trị kinh tế lớn như bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm, rùa…trước đây phân bố rộng rãi ven các đảo cô tô, thanh lam, bạch long vĩ, hòn mê, cồn cỏ …đến nay dường như đã cạn kiệt nguồn năng xuất đánh bắt và giá trị hàng hoá của cá, mực ngày càng giảm xuống.. Theo khảo sát về cuộc sống tốt nhất trên thế giới năm 2007 Mercer thu thập thông tin Trang 10 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2006 của 215 thành phố trên thế giới thì Việt Nam có Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xếp hạng vị trí 150 và 157 tụt 2 bậc so với bảng xếp hạng. Tóm lại tác động do ô nhiễm môi trường là rất lớn và không thể lường trước được nó ảnh hưởng đến sức khoẻ, tới mọi mặc đời sống kinh tế của con người. Vì vậy việc đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta cần phải đi đôi với việc bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của môi trường. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài, ổn định trong tương lai người dân mới có sức khoẻ tốt và ổn định trong sản xuất có như thế thì cuộc sống của người dân mới được ấm no hạnh phúc và đất nước mới ổn định và phát triển bền vững được. 3 Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường: Thực tế cho thấy thì tình hình môi trường ở nước ta hiện nay rất đáng lo ngại và nhà nước mặt dù có nhiều biện pháp như ban hành các văn bản dưới luật và đặc biệt là luật bảo vệ môi trường 2005 thay thế luật bảo vệ môi trường 1993 để quản lý tình hình ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chế tài mạnh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sơ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa cao, họ rất chủ quan và coi thường pháp luật, đến thời điểm này thì tất cả các cơ sơ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong cả nước có hệ thống xử lý nước thải, khói bụi,…rất ít hoặc có nhưng vượt tiêu chuẩn cho phép, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ họ có hệ thống xử lý nước thải nhằm để đối phó, họ chấp nhận chịu phạt chứ không chịu xử lý nước thải vì chi phí cho việc xử lý nước thải còn cao hơn mức xử phạt. Mặc dù trước khi thành lập họ điều có lập báo cáo môi trường chiến lược và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng khi đi vào hoạt động thì họ vi phạm, ý thức chấp tâm liệucủaĐH Cần Thơ Tài liệu tậpdovà nghiên hànhHọc pháp luật các cán bộ và công@ nhân chưa cao, học mặc khác pháp luật của cứu chúng ta chưa đủ nghiêm khắc nên họ cứ để mặc cho hậu quả xảy ra là ngày càng ô nhiểm nghiêm trọng và người chịu thiệt hại nhiều nhất chính là những người dân sống gần đó. Hầu như tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên cả nước điều có vi phạm ít hay nhiều điều có. Họ để mặc cho nước thải hoi thối, thải trực tiếp ra ngoài sông, kênh rạch,…mặc cho người dân phản ánh, báo chí cũng làm giữ dội, các cơ quan có thẩm quyền cũng xử phạt nhưng cuối cùng thì cũng qua và họ lại tiếp tục làm cho môi trường sông, nước, đất,…ô nhiễm tiếp, nhiều địa phương cũng bó tay luôn vì phạt rồi, lại cứ phạt, rồi thì cũng rồi. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ họ rất ỷ lại vì họ chỉ coi trọng lợi nhuận trước mắt mà không biết hậu quả về sau, mặc khác họ lợi dụng pháp luật nước ta chưa nghiêm khắc để họ vi phạm. Thật vậy ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa cao nên mới xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay và có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng. Cụ thể như 100% các mẫu nước thải của các làng nghề vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm ở làng nghề xảy ra dưới hai dạng là ô nhiễm nguồn nước và không khí. Ở làng nghề sản xuất giấy phong khê ( Yên Phong- Bắc Ninh) mảnh đất chết có 1675 hộ dân kêu cứu; 30% dân số mắc bệnh về da liễu, đường ruột, hô hấp; một cánh đồng 3 mẫu đất phải bỏ hoang, bụi khổng lồ vượt tiêu chuẩn cho phép dù đã được UBND thành phố yêu cầu di dời ra khỏi dân cư nhưng các cơ sở rây ô nhiễm hàng ngày vẫn thải ra môi trường khu dân cư nhiều chất thải độc hại địa phương tự nhận bất lực dân đe dọa sẽ thay thế chính quyền chặn xe vào nhà máy. Còn ở công ty bia sài gòn miền tây nhà máy có công suất 25 triệu tấn trên năm hoạt động từ 2001 đến nay vẫn không có hệ thống xử lý nước thải mà vẫn ngang nhiên hoạt động Trang 11 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung coi thường pháp luật. Đặc biệt có gần đến 70% cơ sở sản xuất trong tổng số 26 cơ sở sản xuất ở thành phố Cần Thơ được thu mẫu kiểm nghiệm về môi trường trong quý I 2007 vi phạm nghiêm trọng về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, tuy nhiên việc xử lý vẫn tiếp tục bỏ ngõ. Nhiều cơ sở sản suất, kinh doanh, dịch vụ yêu cầu họ di dời thì họ cho rằng không có vốn, không có địa điểm nhằm kéo dài thời gian hoạt động của cơ sở. Ví dụ cụ thể về ý thức không chấp hành pháp luật của công ty trách nhiệm Hữu Hạn Sông Xanh Thành Phố Vũng Tàu được báo Thanh Niên ngày 04/04/2008 phản ánh như sau: Chôn "lụi" rác thải thay vì xử lý! Nhiều năm qua, Công ty TNHH Sông Xanh (TP Vũng Tàu) liên tục chôn rác thải nguy hại không qua xử lý, có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường rất cao. Sự cố chìm tàu chở dầu Đức Trí đã làm một lượng lớn dầu tràn vào bờ biển trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau khi khối lượng dầu tràn được thu gom có lẫn cát, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã giao cho Công ty TNHH Sông Xanh xử lý. Toàn bộ lượng cát lẫn dầu được đưa về nhà máy xử lý chất thải công nghiệp của công ty này ở xã Phước Hòa, huyện Tân Thành phân loại xử lý. Thế nhưng, nhà máy này không xử lý mà cho công nhân chôn "lụi". Cụ thể, ngày 2.4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phát hiện khoảng 50m3 cát nhiễm dầu chưa qua xử lý được chôn dưới đất, phía trên lót gạch rất tỉ mỉ trong khuôn viên của nhà máy. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện: rác thải công nghiệp chủ yếu là bùn được lấy từ quá trình khoan thăm dò và xử lý dầu khí cũng được chôn lấp trên diện tích gần 1.000m2; gần 130m3 rác thải nguy hại, rác thải công nghiệp có màu nâu vàng lẫn ni-lon, giày bảo hộ, giẻ lau công nghiệp... cũng được chôn lấp mà không qua xử lý. Theo điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát môi trường, quản đốc Lê Văn Phước và đội trưởng sản xuất Phan thừa ĐH nhận chỉ đạoThơ công nhân cho chôn thải tập nguy và hại (cát nhiễm cứu Văn Học Tân đãliệu tâm Cần @ Tài liệuráchọc nghiên dầu do sự cố tràn dầu) để làm nền lót gạch và một diện tích khác khoảng 500m2 trong nhà máy ở phía dưới cũng chôn lấp rác thải nguy hại chưa qua xử lý.Trước đó, cuối năm 2006, Đoàn thanh tra Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành thanh tra tại nhà máy này và phát hiện khá nhiều sai phạm. Nhà máy này đã cố ý chôn lấp các loại chất thải nhiễm dầu tại nhà xưởng trên diệntích khoảng 900m2, gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm và nước mặt khu vực xung quanh; rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt không có kho chứa che chắn, cùng hàng chục tấn dung dịch mùn khoan nhiễm dầu chưa được xử lý để bên ngoài nhà máy gây ô nhiễm môi trường... Công ty TNHH Sông Xanh là đơn vị được Bộ Tài nguyên-Môi trường giao cho xử lý cát nhiễm dầu, cặn dầu thu gom từ các vụ tràn dầu trên vùng biển phía Nam. Thế nhưng, công ty này liên tục có những sai phạm nghiêm trọng gây nguy hại cho môi trường. Ngày 3.4, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có công văn đề nghị Sở Tài nguyên-Môi trường phối hợp để làm rõ và xử lý vi phạm của Công ty TNHH Sông Xanh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: Đề nghị đình chỉ hoạt động nhà máy xử lý chất thải của công ty để khắc phục hậu quả; kiểm tra để xác định toàn bộ khối lượng và thành phần rác thải đã chôn lấp trong khuôn viên nhà máy; đánh giá tính chất ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực nhà máy; thu thập, thống kê khối lượng chất thải nguy hại do chủ nguồn thải đã ký tiêu hủy với nhà máy trong thời gian qua. Trang 12 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đây là Khuôn viên Công ty TNHH Sông Xanh - Ảnh NL Trung Tóm lại vấn đề chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn rất kém vì đâu mà họ lại như vậy đây là một vấn đề cần phải được mổ xẻ, vì vậy đòi hỏi các nhà làm luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chống kịp thời tìm ra giải pháp làm sao cho họ có ý thức và tự nguyện tâm liệuvệ ĐH Cần được Thơtốt@ liệuNam học tậptavà chấpHọc hành bảo môi trường hơnTài để Việt chúng vừanghiên phát triển cứu kinh tế vừa bảo vệ được môi trường trong sạch, lành mạnh có như thế thì mới phát triển toàn diện được, cuộc sống của người dân mới không bị đe dọa! 4 Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rây ô nhiễm môi trường: Trước tình hình ô nhiễm môi trường như nước ta hiện nay thì đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp thỏa đáng để giải quyết, thật vậy trước tình hình ô nhiễm như hiện nay thì nhà nước đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường như ban hành luật bảo vệ môi trường 2005 thay thế luật bảo vệ môi trường 1993 và nghị định 81 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế nghị định 121 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường 2004 và nghị định 80 về hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ môi trường 2005 và Nghị Định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung môt số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường, và đặc biệt là nghị quyết về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 15/11/2004, nghị quyết 64/2003/NQ-Ttg của thủ tướng chính phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Chỉ thị số 36/Ct-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính Trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chỉ thị 37 của ban Bí Thư Trung Ương, Nghị quyết 41 ngày 15 tháng 11 năm 2004 cũng chỉ đạo và đề ra đường lối chính sách cho vấn đề bảo vệ môi trường được hoàn thiện hơn,...Cùng với việc bổ sung nhiều thông tư và nghị định khác, cụ thể như nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân tổ chức, cộng Trang 13 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, như nhà nước bỏ tiền ra để mua giống cây đước, cây mắm… trồng trên đất của người dân ven biển để cho người dân giữ và chia, hộ nào chăm sóc tốt sẽ được chọn đi du lịch. Nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở để chuyển đổi thay thế những công cụ lạc hậu rây ô nhiễm môi trường, mua sắm các trang thiết bị xử lý nước thải…Ngoài ra nhà nước còn đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động như phát động tuần lễ vệ sinh môi trường, hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2007 với chủ đề “khí hậu của chúng ta – hành động của chúng ta – tương lai của chúng ta” được đông đảo quần chúng, học sinh, sinh viên tham gia, đồng thời kết hợp với các biện pháp hành chính, kinh tế, và các biện pháp khác để xử phạt, răng đe, phòng ngừa, trừng trị những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nhằm tạo ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường tốt hơn, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, rừng, động vật… cũng được chú ý và tạo ý thức chấp hành theo pháp luật, ngoài ra còn phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đẩy mạnh tái chế những thứ còn sử dụng được nhằm tái sử dụng để nhằm làm giảm thiểu chất thải. Đặc biệt nhà nước ưu tiên giải quyết các vấn đề về môi trường. Bức xúc như vấn đề chất nhiễm chất thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không đáng giá tác động và không cam kết bảo vệ môi trường hoặc có cam kết có đánh giá tác động môi trường nhưng thực hiện không đúng, thải ra những chất thải vượt tiêu chuẩn cho phép, đồng thời tập chung xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phục hồi môi trường ở các khu vượt bị ô nhiễm suy thoái như chính phủ ban hành quết định số 64/2003/QĐ-Ttg của Thủ Tướng chính phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường như: Mục tiêu trước mắt đến năm 2007 tập trung xử lýHọc triệt để 439ĐH cơ sở gây Thơ ô nhiễm trường trọngvà trong tổng số cứu tâm liệu Cần @môi Tài liệunghiêm học tập nghiên 4.295 cơ sở gây ô nhiễm được rà soát, thống kê đến năm 2002, gồm: 284 cơ sở sản xuất kinh doanh; 52 bãi rác, 84 bệnh viện, 15 kho thuốc bảo vệ thực vật, 03 khu tồn lưu chất độc hóa học và 01 kho bom do chiến tranh để lại, nhằm giải quyết ngay những điểm nóng, bức xúc nhất về ô nhiễm môi trường ở những khu đô thị, đông dân và những vùng bị ô nhiễm nặng nề, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, từng bước kiểm soát và hạn chế tốc độ gia tăng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong phạm vi cả nước. Ngoài ra nhà nước chú rọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường hoặc buộc họ phải di dời các cơ sở xa khu dân cư phù hợp với sức chịu tải của môi trường hoặc có thể đình chỉ hoặc cấm hoạt động và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cơ sở cố tình vi phạm không chấp hành gây hậu quả nghiêm trọng ở các khu dân cư và đô thị, đồng thời tăng cường công tác môi trường đô thị, phát triển ngành công tác môi trường như: xe chở rác, xe ép rác, xe chuyên dụng chở chất thải nguy hại dạng lỏng, xe quét đường, xe hút bụi, xe hút gầm cầu, xe hút bùn,…tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyết khích nghiên cứu áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường. Ngoài ra 2007 là năm có nhiều đổi mới và tiếng bộ về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ về đào tạo, trong nước đã tổ chức 22 lớp với hơn 1000 người tham dự, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; 300 lượt cán bộ công chức học nghị quyết, chính sách pháp luật, một lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên với 60 người tham dự; một khóa bồi dưỡng kinh tế kỹ thuật cho 60 kỹ sư; nghiên cứu viên các đơn vị thuộc bộ công chức và 2 lớp Trang 14 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung tiếng anh chuyên ngành cho 55 cán bộ thuộc các chuyên ngành địa chất và môi trường, 3 lớp tin học nâng cao cho 80 cán bộ công chức, 1 lớp tin học địa chất cho 25 cán bộ; 15 cán bộ lãnh đạo đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị tại học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; 10 đồng chí lãnh đạo cấp vụ tham dự khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp,…một số đồng chí lãnh đạo cấp vụ đi đào tạo tiếng anh giao tiếp dành cho lãnh đạo tại Newzealand…Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi truờng và bố trí khoảng chi riêng trong sự nghiệp môi trường trong ngâ sách nhà nước hàng năm, hàng năm nhà nước đầu tư cho vấn đề phát triển và bảo vệ môi trường hàng trăm tỷ đồng cụ thể như chi cho việc đào tạo cán bộ môi trường, đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ và môi trường…Ngoài ra nhà nước còn có nhiều chính sách như ưu đãi về đất đai, thuế hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và ưu đãi về thuế đất đai cho các cơ sở nhằm tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhà nước còn có nhiều chính sách như mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế…Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm khai thác các nguồn lực của các tổ chức và cá nhân nước ngoài để thực hiện kế hoạch. Tóm lại chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước trong tình hình hiện nay là rất khẩn trương và đáng khen ngợi như chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, chính sách ngăn ngừa ô nhiễm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ đa dạng sinh học, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, chính sách quản lý chát thải rắn ở các khu đô thị và khu công nghiệp và cùng với chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt hiện nay Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường đang xây tâm liệu liệu tập 1999 và nghiên dựngHọc “ chiến lượcĐH quốc Cần gia về Thơ bảo vệ @ môi Tài trường đến học 2010 trong chính phủ cứu đã phê duyệt chiến lược quản lý chât thải rắn ở các khu đô thị và khu công nghiệp đến 2020, đặc biệt 1998 Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra chỉ thị 36/CT-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chỉ thị 37 của ban Bí thư Trung Ương và đáng chú trọng hơn là Bộ Chính Trị đã triển khai thực hiện nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính Trị và chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết 41- NQ/TW chúng ta có thể huy vọng rằng với chính sách của nhà nước trong thời buổi hiện nay sẽ đem lại những thành tựu vượt trội, để góp phần vào quá trình phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường được hoàn thiện hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa trong quá trình hội nhập. Trang 15 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Chương II: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường: Trung Pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định rất cụ thể ở từng thời kỳ với các hình thức Hiến Pháp, Luật và các văn bản dưới luật sau đây tôi sẽ đi từng cơ sở gây ô nhiễm môi trường và có các hình thức xử lý như sau: 1: Đối với cơ sở sản xuất: Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho tổ chức cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường 2005 và các quy định khác của các pháp luật có liên quan. 1.1: Cơ sở pháp lý điều chỉnh cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường: Trong quá trình đô thị hóa đã dẫn đến xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất và những cơ sở này đã góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước, xong nó đã gây ra những hậu quả nặng nề là ô nhiễm môi trường đáng báo động vì thế đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu như tại điều 29 của hiến pháp 1992 cũng có quy định như “ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” và ban hành luật bảo vệ Môi Trường 2005 thay thế luật bảo vệ Môi Trường 1993 và luật tài Nguyên Nước 1998; luật Thủy Sản 2003; luật Bảo Vệ và Phát Triển Rừng 2004; tâm HọcSựliệu @Nhân TàiDân liệu1989; học và nghiên luật Hình 1999;ĐH luật Cần bảo vệ Thơ sức khỏe bộ tập luật Hàng Hải 1990; cứu luật Đất Đai 2003; Bộ Luật Dân Sự 2005,…cùng với các văn bản dưới luuật như: nghị định 182/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; NĐ 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; NĐ 34/2005/NĐCP ngày 17/3/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; NĐ159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; NĐ158/2005NĐ-CP ngày 11/10/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; NĐ154/2006/NĐ-CP ngày 25/11/2006 sửa đổi bổ sung điều 17 nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; nghị định 80/2006/NĐ-CP 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ môi trường; Tiêu chuẩn về đất 9541-1995; Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt của Việt Nam TCVN 59421995; Tiêu chuẩn nước mặt ven bờ của Việt Nam TCVN 5943-1995; Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm của Việt Nam TCVN 5944-1995; Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp của Việt Nam TCVN 5945-1995; thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường …cùng với cac văn bản trên nhà nước ta đã tham gia cac điều ước quốc tế như Ramsar 1971 về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đặc biệt; công ước Marpol 1973 về chống ô nhiễm do tàu biển và nghị định thư 1978; công ước 1982 về luật biển quốc tế; hiệp định 1995 về hợp tác phát triển bền vững lưu vực Sông MêKông …nhìn chung các văn bản luật và các văn bản dưới luật đã góp phần tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi Trang 16 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung trường, trong hoạt động sản xuất góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nước ta. Tuy nhiên trong trường hợp có hậu quả do hành vi không tốt cho môi trường thì chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định. 1.2: Dấu hiệu cơ bản về trách nhiệm pháp lý của cơ sở sản xuất có hành vi, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hệ trống pháp luật Việt Nam: Trách nhiệm pháp lý của cơ sở sản xuất có những hành vi, vi phạm về bảo vệ môi trường được hiểu là chế tài mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng đối với cơ sở sản xuất có hành vi, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hay nói cách khác, việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với hành vi, vi phạm pháp luật về môi trường chính là những biện pháp bảo đảm tính cưỡng chế của pháp luật đối với cơ sở sản xuất có hành vi, vi phạm. Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cơ sở sản xuất có hành vi, vi phạm pháp luật về môi trường, phải xác định được cấu thành vi phạm pháp luật bao gồm mặc khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể. Về mặc khách quan: Phải xác định được chủ thể đã có hành vi trái pháp luật về bảo vệ môi trường, hành vi đó đã gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội đã gánh chịu và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt haị do hành vi đó gây ra. Về Mặc chủ quan: Phải xác định được lỗi, hình thức, tính chất lỗi hay nói cách khác phải xác định được được biểu hiện nhận thức, ý chí trạng thái tâm lý của chủ thể của hành vi vi phạm. Về chủ thể: Là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. Về mặc khách thể: Là môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, tính chất của khách thể phản ánh mức độ nguy hiểm cuủa hành vi vi phạm pháp luật. tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Những yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật nói trên được làm rõo khi nghiên cứu trách nhiệm pháp lý cụ thể. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đối với mỗi loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có loại trách nhiệm pháp lý tương ứng, đó là trách nhiệm pháp lý hình sự, trách nhiệm pháp lý hành chính, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường. 1.3: Trách nhiệm pháp lý đối với cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường: Trách nhiệm chính là quyền và nghĩa vụ để cơ sở sản xuất sử dụng, theo nghĩa rộng có thể mang được lợi ích từ việc sản xuất đồng thời phải gánh chịu những hậu quả nhất định trong quá trình thải ra những chất thải, bụi, tiếng ồn, độ rung…vượt tiêu chuẩn cho phép. Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường. - Phạt tiền và buộc thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi truờng - Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết. - Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật bảo vệ môi trường 2005 hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì Trang 17 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung ngoài việc bị xử lý các trường hợp vừa nói trên thì còn phải buộc khắc phục hậu quả ô nhiễm, phục hồi môi trường như: Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường, cấm hoạt động. Sau đây tôi sẽ đi từng trường hợp cụ thể như sau : 1.3.1: Xử lý vi phạm hành chính: Các điều khoản pháp lý quan trọng liên quan đến việc xác định trách nhiệm hành chính được ấn định tại điều 49 luật bảo vệ môi trường 2005; NĐ81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chinhá trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; và pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2002 và nghị định số 134/2003/N Đ-Cp ng ày 14 th áng 11 n ăm 2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2003, nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nghị định 128/2005NĐ-CP ngày 11/10/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, nghị định 154/2006/NĐ-CP ngày 25/11/2006 sửa đổi bổ sung điều 17 nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, nghị định 80/2006/NĐ-CP 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về đất chất lượng 9541-1995, tiêu chuẩn chất lượng nước mặt của Việt Nam TCVN 5942-1995, tiêu chuẩn nước mặt ven bờ của Việt Nam TCVN 5943-1995, tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm của Việt Nam TCVN 5944-1995, tiêu chuẩn nước tâm Họcnghiệp liệu của ĐHViệt Cần Tài liệu học tập và nghiên cứu thải công NamThơ TCVN@ 5945-1995,… Đây là những văn bản pháp luật quan trọng quy định những vấn đề có tính chất chung nhất trong xử lý vi phạm hành chính, cũng như những vấn đề liên quan đến nguyên tắc, hình thức, biện pháp, thủ tục, thẩm quyền …về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Về nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý hành chính hay nói cách khác là hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, được quy định tại điều 7 nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 như sau: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo, phạt tiền, mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70.000.000 đồng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường). Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Ngoài các hình thức xử phạt quy định vừa nêu ở trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc trong thời hạn nhất định phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. Buộc đưa ra khỏi lãnh Trang 18 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trung thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định cụ thể ở chương II nghị định 81 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và các văn bản khác. Tại điều 8 nghị định là vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã ghi trong Bản cam kết bảo vệ môi trường. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trường hợp phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Còn tại điều 9 nghị định thì nếu như vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược thì phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã tiến hành xây dựng hoặc đưa công trình vào hoạt động đối với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá môi trường với trường hợpliệu phải học lập báo cáovà đánh giá môi cứu tâm Học liệuchiến ĐH lược CầnđốiThơ @ Tài tập nghiên trường chiến lược. Còn tại điều 10 nếu cơ sở sản xuất nào mà vi phạm các quy định về xả nước thải thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày (24 giờ). Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên. Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải Trang 19 GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan