Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng ô nhiễm môi trường, sức khoẻ người lao động và hiệu quả biện pháp can...

Tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường, sức khoẻ người lao động và hiệu quả biện pháp can thiệp tại làng nghề tái chế kim loại văn môn, yên phong, bắc ninh

.PDF
159
470
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------------*----------------------- TRẦN VĂN THIỆN THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI VĂN MÔN, YÊN PHONG, BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------------*----------------------- TRẦN VĂN THIỆN THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI VĂN MÔN, YÊN PHONG, BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 62 72 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Huy Nga 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Văn Thiện LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Huy Nga và PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh, là những người thầy hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Bộ môn Y tế Công cộng, Phòng Đào tạo sau đại học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ Bệnh viện Bưu điện, Trung tâm Y tế lao động Bưu điện, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính trong quá trình triển khai nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ Trung tâm Y tế tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Y tế huyện Yên Phong và TrạmY tế xã Văn Môn đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu, thu thập số liệu cho luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả thành viên trong các hội đồng khoa học chấm luận án đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thêm kiến thức và hoàn thiện luận án đạt chất lượng tốt hơn. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, vợ, các con và các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, đã hết lòng ủng hộ, động viên, chia sẻ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tốt nghiệp. Trần Văn Thiện MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ I   DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. II   DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... VII   ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1   CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3   1.1.   Một số đặc điểm của làng nghề tái chế kim loại ............................................. 3   1.2.   Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế kim loại ................... 7   1.2.1.  Tình hình ô nhiễm không khí tại các làng nghề tái chế kim loại .............. 8   1.2.2.  Tình hình ô nhiễm nước và đất tại các làng nghề tái chế kim loại ......... 10   1.3.   Tình hình sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của người lao động tái chế kim loại . 12   1.3.1.  Tác hại của một số yếu tố ô nhiễm trong tái chế kim loại ...................... 13   1.3.2.  Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và tai nạn, thương tích của người lao động tái chế kim loại ............................................................................. 16   1.4.   Các giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động làng nghề ........... 19   1.4.1.  Giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề .... 19   1.4.2.  Giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ..... 26   1.4.3. Quản lý môi trường ................................................................................ 29   1.4.4. Giải pháp vệ sinh và trang thiết bị bảo hộ cá nhân ................................ 33   1.4.5. Giải pháp tổ chức lao động và phục hồi sức khoẻ cho người lao động . 35   1.5.   Thông tin chung về làng nghề tái chế kim loại Văn Môn ............................. 36   1.5.1.  Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 36   1.5.2.  Đặc điểm kinh tế - xã hội, dân số, lao động, y tế và giáo dục ................ 37   1.5.3.  Tình hình sản xuất của làng nghề ........................................................... 38   1.5.4.  Quy trình sản xuất của làng nghề ........................................................... 39   1.6.   Khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 41   CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 42   2.1.   Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 42   _Toc457998899   2.2.   Địa điểm, thời gian và thiết kế nghiên cứu .................................................... 42   2.3.   Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu ............................................ 43   2.3.1. Điều tra cắt ngang trước can thiệp ......................................................... 43   2.3.2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng và điều tra cắt ngang sau can thiệp ... 44   2.3.3. Tóm tắt quy trình nghiên cứu................................................................. 45   2.4.   Nội dung chương trình can thiệp ................................................................... 45   2.4.1. Mục tiêu của mô hình ............................................................................ 45   2.4.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu can thiệp ......................... 46   2.4.3. Nội dung và các hoạt động can thiệp của mô hình ................................ 46   2.4.4. Tổ chức và điều hành hoạt động can thiệp của mô hình ........................ 50   2.5.   Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 50   2.6.   Quản lý và phân tích số liệu .......................................................................... 59   2.6.1. Nhập số liệu ........................................................................................... 59   2.6.2. Phân tích số liệu ..................................................................................... 59   2.7.   Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 59   CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 60   3.1.   Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................. 60   3.2.   Thực trạng môi trường lao động trong các cơ sở tái chế kim loại ................. 63   3.2.1.  Điều kiện vi khí hậu................................................................................ 63   3.2.2.  Cường độ tiếng ồn .................................................................................. 64   3.2.3.  Nồng độ bụi trong không khí .................................................................. 64   3.2.4.  Nồng độ hơi/khí độc trong không khí..................................................... 64   3.2.5.  Nồng độ kim loại trong không khí và nước thải công nghiệp ................ 65   3.2.6.  Chất lượng nguồn nước sinh hoạt ........................................................... 67   3.2.7.  Hệ thống xử lý chất thải.......................................................................... 68   3.2.8.  Đánh giá chủ quan của người lao động về môi trường lao động ............ 68   3.2.9.  Thực trạng trang bị và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân .................. 69   3.3.   Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và mức độ thấm nhiễm kim loại nặng ở người lao động ............................................................................................... 72   3.3.1.  Chỉ số hình thể và phân loại sức khoẻ .................................................... 72   3.3.2.  Cơ cấu bệnh tật ....................................................................................... 74   3.3.3.  Mức độ thấm nhiễm kim loại của người lao động tái chế kim loại ........ 80   3.3.4.  Một số vấn đề sức khoẻ thường gặp sau lao động của người lao động tái chế kim loại ........................................................................................... 81   3.3.5.  Tình hình sức khoẻ của người lao động tái chế kim loại qua phỏng vấn 87   3.4.   Đánh giá hiệu quả can thiệp của mô hình giáo dục, truyền thông và áp dụng công nghệ xử lý khí thải ................................................................................ 89   3.4.1.  Kết quả can thiệp cải thiện an toàn lao động củangười lao động tại cơ sở tái chế kim loại ...................................................................................... 96   3.4.2.  Sự thay đổi về sức khoẻ người lao động tái chế kim loại ....................... 98   CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 102   4.1.   Thực trạng môi trường lao động trong các cơ sở tái chế kim loại tại xã Văn Môn năm 2013 ............................................................................................. 102   4.1.1.  Chất lượng môi trường không khí ........................................................ 102   4.1.2.  Chất lượng môi trường nước ................................................................ 107   4.1.3.  Điều kiện vi khí hậu.............................................................................. 110   4.1.4.  Ô nhiễm tiếng ồn .................................................................................. 112   4.1.5.  Điều kiện vệ sinh an toàn lao động....................................................... 113   4.2.   Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và mức độ thấm nhiễm kim loại nặng ở người lao động tái chế kim loại tại xã Văn Môn năm 2013 ........................ 115   4.2.1.  Phân loại sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật ở người lao động tái chế kim loại ............................................................................................................. 115   4.2.2.  Tình hình sức khoẻ của người lao động tái chế kim loại ...................... 116   4.2.3.  Tình hình tai nạn lao động của người lao động tái chế kim loại .......... 119   4.2.4.  Tình trạng thấm nhiễm một số kim loại nặng ở người lao động tái chế kim loại ................................................................................................ 120   4.3.   Hiệu quả các biện pháp giáo dục, truyền thông và áp dụng công nghệ xử lý khí thải tiên tiến trong các cơ sở tái chế kim loại tại xã Văn Môn năm 2013 2014 124   4.3.1.  Đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường lao động trong cơ sở tái chế kim loại .................................................................................... 125   4.3.2.  Đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng thấm nhiễm kim loại của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại............................................................. 129   4.4.   Hạn chế của nghiên cứu............................................................................... 130   KẾT LUẬN ......................................................................................................... 132   KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 134   DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ..................... 135   TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 136   PHỤ LỤC............................................................................................................ 143   i DANH MỤC VIẾT TẮT BOD Nhu cầu Oxy sinh học COD Nhu cầu Oxy hoá học CT Can thiệp KGT Khoảng giá trị từ thấp nhất đến cao nhất SD Độ lệch chuẩn Giá trị trung bình TCCP Tiêu chuẩn cho phép ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Lượng sản phẩm tại một số làng nghề tái chế kim loại 4 Bảng 1.2 Các loại sản phẩm của làng nghề tái chế kim loại 5 Bảng 1.3 Tình hình sử dụng lao động tại một số làng nghề tái chế kim loại 6 Bảng 1.4 Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề tái chế 9 Bảng 1.5 Một số giải pháp sản xuất sạch hơn có thể áp dụng tại các làng nghề tái chế kim loại 21 Bảng 2.1 Các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ trên địa bàn nghiên cứu 46 Bảng 2.2 Các hoạt động theo dõi và quản lý sức khoẻ người lao động trên địa bàn nghiên cứu 48 Bảng 2.3 Các biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện vệ sinh môi trường và an toàn lao động tại cơ sở tái chế kim loại trên địa bàn nghiên cứu 49 Bảng 2.4 Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá một số chỉ tiêu môi trường 51 Bảng 2.5 Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành 54 Bảng 2.6 Phân độ tăng huyết áp theo JNC- VII (2003) 55 Bảng 2.7 Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá tình trạng thấm nhiễm kim loại ở người lao động 57 Bảng 3.1 Quy mô sản xuất của các cơ sở tái chế kim loại trong nghiên cứu 60 Bảng 3.2 Đặc điểm các cơ sở tái chế kim loại trong nghiên cứu 60 Bảng 3.3 Tuổi và thâm niên làm nghề của người lao động tái chế kim loại trong nghiên cứu 61 Bảng 3.4 Đặc điểm của người lao động tái chế kim loại trong nghiên cứu 61 Bảng 3.5 Thực trạng vi khí hậu tại nơi làm việc trong cơ sở tái chế 63 iii kim loại theo loại công việc Bảng 3.6 Tiếng ồn tại các vị trí lao động trong cơ sở tái chế kim loại 64 Bảng 3.7 Nồng độ bụi tại các vị trí lao động trong cơ sở tái chế kim loại 64 Bảng 3.8 Nồng độ hơi/khí độc tại các vị trí lao động trong cơ sở tái chế kim loại 64 Bảng 3.9 Nồng độ kim loại nặng trong không khí tại cơ sở tái chế kim loại 65 Bảng 3.10 Nồng độ kim loại nặng trong nước thải tại cơ sở tái chế kim loại 66 Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu chất lượng đánh giá nguồn nước sinh hoạt tại cơ sở tái chế kim loại 67 Bảng 3.12 Thực trạng xử lý chất thải tại cơ sở tái chế kim loại 68 Bảng 3.13 Kết quả người lao động tự đánh giá điều kiện lao động trong cơ sở tái chế kim loại 68 Bảng 3.14 Thực trạng trang bị bảo hộ lao động cho người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 70 Bảng 3.15 Số thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động được nhận tại cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 70 Bảng 3.16 Tần suất sử dụng thiết bị bảo hộ lao động của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 71 Bảng 3.17 Chỉ số hình thể của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 72 Bảng 3.18 Phân loại chỉ số hình thể và sức khoẻ của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 73 Bảng 3.19 Cơ cấu bệnh tật của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề và chuyên khoa 75 Bảng 3.20 Tỷ lệ nhiễm các bệnh Nội khoa của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 76 Bảng 3.21 Tỷ lệ mắc các bệnh thần kinh, tâm thần của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 77 iv Bảng 3.22 Tỷ lệ gặp các vấn đề liên quan đến ngoại khoa của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 77 Bảng 3.23 Tỷ lệ nhiễm các bệnh tai-mũi-họng của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 78 Bảng 3.24 Tỷ lệ nhiễm các bệnh da liễu của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 79 Bảng 3.25 Tỷ lệ mắc các bệnh răng-hàm-mặt của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 79 Bảng 3.26 Tỷ lệ nhiễm các bệnh về mắt của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 80 Bảng 3.27 Nồng độ một số kim loại nặng trong nước tiểu của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 81 Bảng 3.28 Một số vấn đề sức khoẻ thường gặp sau lao động của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 81 Bảng 3.29 Một số vấn đề sức khoẻ thường gặp sau lao động của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại theo giới tính 82 Bảng 3.30 Tình trạng nghỉ việc do ốm của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại trong vòng 12 tháng trước điều tra ban đầu theo nhóm nghề và giới tính 83 Bảng 3.31 Tình trạng rối loạn cơ xương trong vòng 12 tháng trước điều tra của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 84 Bảng 3.32 Tình trạng rối loạn cơ xương trong vòng 12 tháng trước điều tra của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại theo giới tính 84 Bảng 3.33 Tình trạng tai nạn lao động tại cơ sở tái chế kim loại trong vòng 12 tháng trước điều tra ban đầu theo nhóm nghề và giới tính 85 Bảng 3.34 Loại chấn thương do tai nạn lao động trong nhóm người lao động bị tai nạn lao động trong vòng 12 tháng trước điều tra tại cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 86 Bảng 3.35 Loại chấn thương do tai nạn lao động trong nhóm người lao động bị tai nạn lao động trong vòng 12 tháng trước điều tra 86 v tại cơ sở tái chế kim loại theo giới tính Bảng 3.36 Tình hình mắc bệnh cấp tính của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề 87 Bảng 3.37 Tình hình sức khoẻ người lao động tại cơ sở tái chế kim loại trong vòng 01 tháng trước điều tra theo nhóm nghề 88 Bảng 3.38 Tình hình mắc bệnh mạn tính của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại trong vòng 3 năm trước điều tra theo nhóm nghề 88 Bảng 3.39 Một số bệnh mạn tính thường gặp ở người lao động tại cơ sở tái chế kim loại trong vòng 3 năm trước điều tra theo nhóm nghề 89 Bảng 3.40 Kết quả cải thiện điều kiện vi khí hậu tại các vị trí lao động trong cơ sở tái chế kim loại 90 Bảng 3.41 Kết quả cải thiện tiếng ồn tại các vị trí lao động trong cơ sở tái chế kim loại 91 Bảng 3.42 Kết quả cải thiện nồng độ bụi trong không khí tại các vị trí lao động trong cơ sở tái chế kim loại 92 Bảng 3.43 Kết quả cải thiện nồng độ hơi, khí độc trong không khí tại các vị trí lao động trong cơ sở tái chế kim loại 93 Bảng 3.44 Kết quả cải thiện nồng độ kim loại nặng trong không khí tại cơ sở tái chế kim loại 94 Bảng 3.45 Kết quả cải thiện nồng độ kim loại nặng trong nước thải tại cơ sở tái chế kim loại 94 Bảng 3.46 Kết quả cải thiện môi trường lao động tại các cơ sở tái chế kim loại có triển khai hoạt động can thiệp theo nhận định của người lao động 95 Bảng 3.47 Kết quả cải thiện thực trạng trang bị bảo hộ lao động cho người lao động trong cơ sở tái chế kim loại có triển khai hoạt động can thiệp 96 Bảng 3.48 Kết quả cải thiện số lượng thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động được nhận tại cơ sở tái chế kim loại có triển khai hoạt động can thiệp 97 Bảng 3.49 Kết quả cải thiện hành vi sử dụng thiết bị bảo hộ lao động 98 vi của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại có triển khai hoạt động can thiệp Bảng 3.50 Kết quả cải thiện hướng dẫn sử dụng bảo hộ lao động đúng cách cho người lao động tại cơ sở tái chế kim loại có triển khai hoạt động can thiệp 98 Bảng 3.51 Cơ cấu bệnh tật của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại trước và sau can thiệp 98 Bảng 3.52 Phân loại sức khoẻ người lao động tại cơ sở tái chế kim loại trước và sau can thiệp 99 Bảng 3.53 Nồng độ kim loại nặng trong nước tiểu của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại trước và sau can thiệp 100 Bảng 3.54 Tình trạng rối loạn cơ xương của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại trước và sau can thiệp 100 Bảng 3.55 Tình trạng nghỉ ốm và tai nạn lao động của người lao động tại cơ sở tái chế kim loại trong vòng 12 tháng trước điều tra trước và sau can thiệp 101 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ người lao động được hướng dẫn về sử dụng trang bị bảo 71 hộ lao động tại cơ sở tái chế kim loại theo nhóm nghề Biểu đồ 3.2 Cơ cấu bệnh tật của của người lao động trong cơ sở tái chế kim loại 74 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1 Quy trình tái chế kim loại và yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động 12 Hình 2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bể mạ 24 Hình 3 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải xưởng cán 25 Hình 4 Quy trình cô đúc kim loại tại làng nghề Văn Môn 39 Hình 5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân tái chế kim loại 41 Hình 6 Tóm tắt quy trình nghiên cứu 45 Hình 7 Hệ thống xử lý khí thải lò tái chế kim loại 50 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, kinh tế nông nghiệp và cuộc sống nông thôn cũng có những bước phát triển đáng kể. Nhiều ngành nghề sản xuất quy mô nhỏ và vừa đang được khôi phục và phát triển, đã có tác dụng to lớn trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, vừa lưu giữ truyền thống và bản sắc văn hóa, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Các làng nghề đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia như kinh tế cá thể (72%), tập thể (18%), doanh nghiệp tư nhân (10%), thu hút tới 11 triệu lao động, chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn. Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng lao động trong độ tuổi của khu vực nông thôn là 80% [67]. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà các làng nghề mang lại thì hoạt động của một số làng nghề cũng đã gây ra nhiều tác động bất lợi cho môi trường, cảnh quan và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư [1]. Bắc Ninh là một tỉnh có rất nhiều làng nghề truyền thống, trong đó xã Văn Môn, huyện Yên Phong là một trong những làng nghề xuất hiện rất sớm ở Bắc Ninh, đã từ lâu nổi tiếng với nghề tái chế kim loại từ phế thải. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Văn Môn năm 2011, sản lượng thành phẩm các loại ở làng nghề đạt hơn 600 tấn/ngày; giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 1.000 lao động trong và ngoài địa phương. Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân nơi đây [34]. Cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường làng nghề Văn Môn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người dân, mà nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do sự phát triển làng nghề thiếu bền vững; công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa có sự đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải. Mặc dù các cơ quan Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã có những giải pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa thực sự cao, tình trạng ô nhiễm môi trường cải thiện còn chậm chạp. Kết quả quan trắc môi trường tại thôn Mẫn Xá, Văn Môn của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh 2011 cho thấy hàm lượng SO2 2 vượt QCVN 05:2009 3,9 lần, nồng độ NO2 cao hơn QCCP tới 3,8 lần do bị ô nhiễm bởi khí thải từ các lò sản xuất; nước thải có hàm lượng COD cao gấp QCVN 24:2009 2,3 lần, TSS vượt quy chuẩn 4,5 lần, đất và nước có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng [40]. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh da do tiếp xúc nghề nghiệp... cũng như tỷ lệ ốm, nghỉ việc của người trực tiếp tái chế kim loại cao hơn so với cộng đồng dân cư chung [59], [44]. Tại Việt Nam, và đặc biệt ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về môi trường và sức khỏe của người lao động tại các làng nghề nhưng chủ yếu chỉ dừng ở mức độ mô tả thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, sức khỏe người lao động. Các nghiên cứu áp dụng mô hình bao gồm các giải pháp can thiệp khác nhau làm giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng, cũng như đánh giá hiệu quả của các mô hình đó chưa nhiều. Với các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Thực trạng ô nhiễm môi trường, sức khoẻ người lao động và hiệu quả biện pháp can thiệp tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh" nhằm ba mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng môi trường lao động trong các cơ sở tái chế kim loại tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2013. 2. Mô tả tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và mức độ thấm nhiễm kim loại nặng ở người lao động trong các cơ sở tái chế kim loại tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2013. 3. Đánh giá hiệu quả các biện pháp giáo dục, truyền thông và áp dụng công nghệ xử lý khí thải tiên tiến trong các cơ sở tái chế kim loại tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 2014. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm của làng nghề tái chế kim loại Trong quá trình hình thành và phát triển, các làng nghề tái chế kim loại bắt nguồn từ sự chuyển đổi linh động tại các làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Làng nghề tái chế kim loại chiếm khoảng 6,2% làng nghề cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở các miền Bắc (miền Bắc chiếm 67,8% tổng số làng nghề tái chế kim loại trong nước) và các tỉnh xung quanh Hà Nội (như Hà Tây cũ: 8, Bắc Ninh: 10, Nam Định: 9, Hà Nội: 4, Thái Bình: 5) [29]. Qua tìm hiểu công nghệ sản xuất tại các làng nghề tái chế kim loại, có thể phân thành các nhóm công nghệ sau: - Nhóm công nghệ tái chế và gia công các mặt hàng sắt thép. - Nhóm công nghệ tái chế các kim loại màu. Trong những năm gần đây, do được sự hỗ trợ của Nhà nước mà cơ sở hạ tầng ở các làng nghề có nhiều cải thiện vì vậy các làng nghề tái chế kim loại đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, số hộ gia đình tham gia sản xuất ngày càng tăng, các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước. Điển hình cho loại hình này là làng nghề sắt thép Đa Hội (Bắc Ninh) là làng nghề có truyền thống sản xuất sắt thép từ hơn 400 năm và gắn liền với người dân Đa Hội qua nhiều thế hệ và ngày càng phát triển. Trước đây, chỉ có 20% số hộ làng nghề sản xuất sắt thép theo phương pháp nguội với các sản phẩm đơn giản như dao, cuốc, bản lề, then cửa,… đến nay có tới gần 95% số hộ làng nghề này. Đa Hội đã trở thành một trung tâm tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất các loại sản phẩm cơ khí, xây dựng và dân dụng từ các loại sắt thép phế liệu [69]. Làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) xưa có nghề đúc đồng truyền thống, nhưng sau đó nghề nay mai một dần do mất thị trường tiêu thụ. Từ năm 1985 – 1986, hàng trăm hộ chuyển sang nấu tái chế chì vì nghề này đem lại lợi nhuận lớn, nguyên liệu lại rẻ và kỹ thuật đơn giản. Trong thời gian đầu, nghề được phát triển mạnh, nhưng hiện nay do nhu cầu thị trường giảm, nguồn cung cấp nguyên liệu và vốn đầu tư hạn chế nên tốc độ xuất có giảm [8]. 4 Làng nghề đúc nhôm Bình Yên trung bình tái chế 1.400 tấn nhôm phế liệu mỗi tháng, với hiệu suất thu hồi khoảng 60%, tổng doanh thu đạt khoảng 53 tỷ đồng/năm. Với sản lượng trên 75.000 tấn sản phẩm một năm, làng nghề sắt thép Đa Hội tạo giá trị sản xuất trên 400 tỷ đồng một năm, nộp ngân sách Nhà nước từ 700 – 800 triệu đồng/năm [41]. Bảng 1.1. Lượng sản phẩm tại một số làng nghề tái chế kim loại [56] Tên làng nghề Loại sản phẩm chính Lượng sản phẩm (tấn/năm) Phôi(đúc):12.000-15.000tấn/năm Sắt cán (tấm): 450.000 – 500.000 Đa Hội, Bắc Ninh Luyện và tái chế sắt thép tấn/năm Lưới, dây thép các loại: 500tấn/năm Văn Môn, Bắc Ninh Sản phẩm đúc nhôm 200 – 250 tấn/năm Đại Bái, Bắc Ninh Sản phẩm đúc đồng: Đồ thờ cúng, Xoong, chậu 300 – 400 tấn/năm Vân Chàng, Nam Luyện và tái chế sắt Định thép, nhôm, mạ 17.000 tấn/năm Chỉ Đạo, Hưng Yên Sản phẩm đúc chì 300 tấn/năm Đồng Côi, Nam Định Cơ khí nhỏ, phụ tùng xe đạp 1.400 tấn/năm Hoạt động của các làng nghề tái chế kim loại đã góp phần tích cực trong việc tận dụng chất thải để tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội. Vì vậy có vai trò quan trọng không chỉ đối với phát triển kinh tế nông thôn mà còn góp phần cải thiện môi trường. Có thể thấy nổi bật trong các hoạt động sau đây: * Thu gom các loại chất thải Nguyên liệu sử dụng cho công nghệ tái chế kim loại đều từ phế liệu như sắt thép, đồng, chì, nhôm phế liệu, vỏ lon bia, nước giải khát; các đồ gia dụng bằng sắt thép cũ hỏng; các chi tiết máy móc thiết bị cũ hỏng; ac-quy phế thải; vỏ tàu biển, vỏ ô tô… Việc thu gom các loại chất thải đã góp phần tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế trong quản lý chất thải vì thu gom phế liệu để tái chế lại thành sản phẩm. Kết quả điều tra một số làng nghề tái chế kim loại điển hình ở các tỉnh phía Bắc cho thấy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan