Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục và các yếu tố liên quan trên phụ ...

Tài liệu Thực trạng nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục và các yếu tố liên quan trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến khám phụ khoa tại bệnh viện việt nam thuỵ điển uông bí từ tháng 4 đến tháng 5 n

.DOC
56
116
116

Mô tả:

BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG PHẠM THỊ LAN THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM, TRÙNG ROI ĐƯỜNG SINH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2016. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC HẢI DƯƠNG - 2016 BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG PHẠM THỊ LAN THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM, TRÙNG ROI ĐƯỜNG SINH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2016. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: THS. NGUYỄN THỊ THANH HẢI HẢI DƯƠNG - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Thanh Hải. Các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hải Dương, tháng 7 năm 2016 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Lan LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành là nhờ vào sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi đồng thời là sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Thị Thanh Hải về định hướng khoa học, cho tôi học hỏi thêm được nhiều bài học quý giá trong suốt quá trình tiến hành đề tài khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn trưởng khoa và các nhân viên của khoa Vi sinh bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Kính chúc Quý thầy cô và các bạn sức khỏe, thành công. Sinh viên thực hiện Phạm Thị Lan DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu AĐ Âm đạo AH Âm hộ CĐ Cao đẳng CTC Cổ tử cung DDVS Dung dịch vệ sinh ĐH Đại học TC Trung cấp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3 1.1.Giải phẫu sinh lý đường sinh dục. 3 1.1.1. Giải phẫu 3 1.1.2. Đặc điểm sinh lý âm đạo 4 1.2. Đặc điểm mầm bệnh nhiễm trùng âm đạo do nấm và trùng roi. 6 1.2.1.Đặc điểm chung 6 1.2.2 .Nguồn truyền nhiễm 8 1.2.3.Đường truyền nhiễm 8 1.2.4. Khối cảm nhiễm 9 1.3. Chẩn đoán nhiễm trùng đường sinh dục do nấm Candida và Trichomonas vaginalis. 9 1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng 9 1.3.2. Cận lâm sàng. 10 1.4. Điều trị 11 1.4.1. Điều trị nấm âm đạo 11 1.4.2. Điều trị trùng roi âm đạo 11 1.5. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục do nấm và trùng roi 11 1.6. Tình hình nhiễm trùng đường sinh dục do Candida và Trichomonas vaginalis 12 1.6.1. Trên thế giới 12 1.6.2. Tại Việt Nam 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............16 2.1.Đối tượng nghiên cứu 16 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 16 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 16 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 16 16 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 16 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 16 2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 2.4.1.Cách lấy bệnh phẩm 16 17 17 2.4.2. Xét nghiệm tìm Trichomonas vaginalis theo phương pháp soi tươi. 17 2.4.3. Xét nghiệm nấm Candida bằng phương pháp nhuộm gram 18 2.5. Xử lý và phân tích số liệu 19 2.6. Biện pháp khống chế sai số 19 2.7. Các biến số nghiên cứu 19 2.8. Đạo đức nghiên cứu 20 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................21 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 21 3.2. Xác định tỷ lệ nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục của đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí từ 4 - 5/2016. 22 3.3. Một số yếu tố liên quan tới viêm âm đạo do nấm và trùng roi ở đối tượng nghiên cứu. 23 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................32 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 32 4.2.Tỷ lệ nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (18-49) đến khám phụ khoa tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí từ tháng 4 – 5 năm 2016. 33 4.3. Các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo ở đối tượng nghiên cứu. 34 KẾT LUẬN.....................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................40 PHỤ LỤC............................................................................................................ DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...............................................21 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục của đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí..........................................22 Bảng 3.3. Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi với nhóm tuổi..................23 Bảng 3.4. Liên quan giữa nhiễm nấm đường sinh dục với trình độ................24 văn hóa.............................................................................................................24 Bảng 3.5. Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục với nơi ở của đối tượng...................................................................................................25 Bảng 3.6. Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục với nghề nghiệp của đối tượng.......................................................................................26 Bảng 3.7. Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục với tiền sử dùng thuốc kháng sinh.....................................................................................27 Bảng 3.8. Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi với thói quen thụt rửa âm đạo...................................................................................................................28 Bảng 3.9. Liên quan giữa nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục với tình trạng thai nghén của đối tượng.................................................................................29 Bảng 3.10. Liên quan giữa nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục với sử dụng thuốc tránh thai................................................................................................30 Bảng 3.11. Liên quan giữa nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục với thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh...............................................................................31 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Hình ảnh tử cung...............................................................................4 Hình 1.2: Hình ảnh nấm Candida......................................................................7 Hình 1.3: Hình ảnh Trichomonas vaginalis.......................................................8 Hình 1.4: Viêm âm đạo do nấm.........................................................................10 Hình 1.5: Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis.............................................10 Hình 2.1. Trùng roi Trichomonas vaginalis trong nước muối sinh lý.............18 Hình 2.2.Hình ảnh nấm Candida trên tiêu bản nhuộm gram...........................19 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm trùng đường sinh dục bao gồm các bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây qua đường tình dục. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và là nguyên nhân hàng đầu ở các phòng khám phụ khoa. Bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân trong đó mầm bệnh ký sinh trùng thường gặp và chiếm tỉ lệ tương đối cao như: nấm Candida, trùng roi Trichomonas vaginalis, tiếp theo là những vi khuẩn như E. coli, Enterobacter, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu,…[4] [13] [20]. Nấm Candida là nguyên nhân phổ biến thứ hai sau vi khuẩn trong viêm đường sinh dục mà chủ yếu gặp ở phụ nữ. Khoảng 75% phụ nữ trong đời có ít nhất một lần bị viêm âm đạo do nấm với triệu chứng nhiều khí hư, đặc, màu trắng, ngứa âm hộ âm đạo khi giao hợp [8]. Bệnh do nấm Candida thường xảy ra ở phụ nữ có thai, đái tháo đường, uống kháng sinh phổ rộng, thuốc tránh thai đường uống...[1]. Nguyên nhân tiếp theo gây bệnh là do trùng roi Trichomonas vaginalis. Bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hàng năm ước tính có 170 nghìn người nhiễm Trichomonas vaginalis trên thế giới. Nghiên cứu của Lê Văn Thân, Thân Trọng Quang trên đối tượng là phụ nữ đến khám phụ khoa tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS Bình Thuận có tỷ lệ nhiễm: nấm Candida là 19.75%, Trichomonas vaginalis 6.82%, nhiễm phối hợp là 1.95%[25]. Việc điều trị viêm sinh dục do nấm và trùng roi kéo dài và hay tái phát nên tốn nhiều chi phí thời gian đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ nhất là trong điều kiện nước ta còn nghèo, điều kiện vệ sinh, chăm sóc y tế chưa được tốt. Do đó vấn đề dự phòng cần được xem trọng. Hiện nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh đường sinh dục do nấm và trùng roi ở nhiều địa điểm khác nhau. 1 Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng nhiễm nấm, trùng roi và các yếu tố liên quan trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2016” với hai mục tiêu: 1/ Xác định tỷ lệ nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18 - 49) đến khám phụ khoa tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí tỉnh Quảng Ninh từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2016. 2/ Đánh giá một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm đường sinh dục do nấm và trùng roi trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí từ tháng 4 – 5/2016. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Giải phẫu sinh lý đường sinh dục. 1.1.1. Giải phẫu[16][12] - Âm hộ: Được cấu tạo gồm phần da ở ngoài và phần niêm mạc ở trong. Phía trong âm hộ (AH) có tuyến Bartholin và hai bên lỗ niệu đạo có tuyến skeine các tuyến này tiết dịch tham gia một phần vào hệ thống chống nhiễm khuẩn của dịch âm đạo. - Âm đạo: Là một ống đi từ cổ tử cung tới âm môn (âm hộ). Âm đạo nằm sau bàng quang và niệu đạo, nằm trước trực tràng. Âm đạo và tử cung thường gấp theo một góc 90º. Âm đạo dài khoảng 8 cm, chạy chếch ra trước và xuống dưới, tạo cùng với đường ngang một góc 70º. Âm đạo dẹt trước sau, bình thường thành trước dính vào thành sau thành một khe có nhiều nếp gấp. Biểu mô niêm mạc âm đạo (AĐ) là biểu mô lát tầng không sừng hóa có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Liên quan - Mặt trước âm đạo liên quan ở phía trên với bàng quang. Các tổ chức liên kết ở giữa âm đạo và các tạng xung quanh tạo thành các vách (vách bàng quang - âm đạo, vách niệu đạo - âm đạo). - Mặt sau chia ba đoạn: Đoạn trên liên quan với túi cùng Douglas và với vách trực tràng - âm đạo. Đoạn giữa là nơi âm đạo chạy qua hoành cơ nâng hậu môn. Đoạn dưới là nơi âm đạo tách xa khỏi trực tràng để đi ra trước. - Cổ tử cung: gồm CTC trong và CTC ngoài.  Cổ tử cung ngoài có cấu trúc biểu mô lát tầng giống biểu mô niêm mạc AĐ nên cũng có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.  Cổ tử cung trong có cấu trúc biểu mô tuyến có khả năng chế tiết chất nhày, trong chất nhày của CTC chứa một số enzym kháng khuẩn. 3 Hình 1.1: Hình ảnh tử cung[37] 1.1.2. Đặc điểm sinh lý âm đạo 1.1.2.1. Dịch âm đạo - Dịch âm đạo gồm các tế bào AĐ bong, chất tiết tuyến Bartholin, tuyến Skeine dịch thấm từ thành AĐ (tiết ra từ tổ chức và mao mạch của âm đạo đã trưởng thành ), dịch ở cổ tử cung, dịch từ buồng tử cung và vòi tử cung. Dịch nhày từ CTC kiềm tính, các tuyến của tử cung cũng tiết dịch nhày vào trong AĐ. - Trong dịch AĐ có một vài bạch cầu, các vi khuẩn, đặc biệt là trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli ), ngoài ra có thể thấy các vi khuẩn khác. Bình thường dịch âm đạo không màu, hoặc hơi trắng, hơi quánh và thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Vào thời gian phóng noãn, CTC mở rộng nhất, dịch tiết lấp đầy CTC, dịch AĐ loãng, nhiều. Dịch tiết sinh lý AĐ có đặc điểm là không gây triệu chứng cơ năng: Kích thích, ngứa, không chứa nhiều bạch cầu đoạn trung tính và không cần điều trị. - Khi viêm nhiễm, dịch âm đạo thay đổi. Xét nghiệm dịch âm đạo thấy vi khuẩn Gardnerella vaginalis và các vi khuẩn khác hay ký sinh trùng như nấm, trùng roi [14]. 4 1.1.2.2. Sinh hóa Dịch âm đạo chứa các phân tử Carbohydrat (glucose, maltose ), protein, ure, acid amin, acid béo, các ion K, Na, Cl. 1.1.2.3. Độ pH âm đạo.[14] - Môi trường âm đạo mang tính acid có pH từ 3,8- 4,6. Niêm mạc AĐ có khả năng tự bảo vệ chống lại vi khuẩn do AĐ có tính acid, pH AĐ được duy trì nhờ vi khuẩn Doderlein kỵ khí có sẵn trong âm đạo. Các trực khuẩn này sử dụng glycogen tích lũy trong tế bào biểu mô của AĐ và sinh ra acid Lactic khiến môi trường AĐ có tính acid. Nồng độ glycogen trong tế bào chịu ảnh hưởng của estrogen. Sự thay đổi của pH âm đạo pH âm đạo bình thường và sự thay đổi của pH âm đạo do tác nhân Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở tuổi hoạt động tình dục Tuổi vị thành niên cũng như sau khi mãn kinh Thai nghén bình thường pH âm đạo 3,5 7 5,5 Viêm âm đạo do Gardenella vaginalis > 4.5 Trichomonas vaginalis 6–7 Candida albicans 4–5 1.1.2.4. Một số yếu tố thuận lợi làm thay đổi hệ vi khuẩn của âm đạo. - Phụ nữ có thai: Biểu mô AĐ giải phóng ra nhiều glycogen, cùng với trực khuẩn Doderlein trong âm đạo phân hủy glycogen thành acid Lactic làm pH âm đạo xuống thấp, tạo điều kiện cho nấm phát triển. - Điều trị kháng sinh kéo dài, nhất là kháng sinh hoạt động phổ rộng sẽ gây loạn khuẩn âm đạo. - Điều trị liều cao hoặc kéo dài bằng corti-steroid. 5 - Điều trị các bệnh nấm. - Thuốc diệt virus. - Điều trị tia xạ. - Thụt rửa âm đạo. - Polyp, khối u trong âm đạo. - Các bệnh làm giảm miễn dịch - Thay đổi nội tiết theo tuổi, sử dụng thuốc tránh thai, điều trị bằng nội tiết, hoạt động tình dục. - Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lao, ung thư, HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Các can thiệp thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn như thủ thuật sản khoa, nạo hút thai, đặt dụng cụ tử cung [14]. 1.2. Đặc điểm mầm bệnh nhiễm trùng âm đạo do nấm và trùng roi. 1.2.1.Đặc điểm chung 1.2.1.1. Đặc điểm chung của nấm Nấm (fungi) là những sinh vật có nhân và thành tế bào thực vật, dị dưỡng, sinh sản bằng bào tử. Ước tính trên thế giới có 1 triệu loài nấm, hiện nay khoa học đã phát hiện 400 loài gây bệnh cho người, những loài nấm gây bệnh cho người thường gặp nhất là Candida sp gây các bệnh nấm nội tạng và nấm da - niêm mạc. Hiện nay có khoảng 200 loài nấm Candida tuy nhiên chỉ có một số ít gây bệnh cho người. Những loài gây bệnh cho người thường gặp là Candida albicans, Candida glabrata, Candida tropicalis, Candida parapsilosis, Candida krusei, Candida guilliermondii. Trên 90% trường hợp bệnh nấm hệ thống là do C.albicans, C.glabrata, C.parapsilosis, C.tropicalis, C.krusei [2] [9] [10] [27]. Candida là loại nấm men, khuẩn lạc thường nhẵn, có màu trắng hoặc màu kem, không sinh sắc tố. Các tế bào nấm men hình tròn hoặc bầu dục, kích thước 2 – 6 micromet, sinh sản vô tính theo kiểu nảy chồi. Trong một số 6 điều kiện nấm có thể tạo sợi nấm giả hay sợi thực. Hình 1.2: Hình ảnh nấm Candida[42] Nấm Candida có thể sống hội sinh ở người hay ở ngoại cảnh. Ở người có thể tìm thấy Candida trên da quanh hậu môn, đường tiêu hóa, trong phế quản, trong dịch âm đạo. Nhiễm nấm âm đạo thường ở người trẻ. Tỷ lệ nhiễm cao ở phụ nữ có thai đặc biệt là 3 tháng cuối và giảm đi sau khi sinh, có thể thay đổi do pH âm đạo, nồng độ glycogen và trạng thái tế bào biểu mô âm đạo đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Candida. Ở ngoại cảnh ta cũng có thể thấy nấm trong đất, thức ăn, môi trường bệnh viện…những nơi liên quan đến người, động vật [2][3][7][25]. 1.2.1.2. Đặc điểm chung của trùng roi Trichomonas vaginalis là đơn bào có nhân, có roi và chuyển động bằng roi, sinh sản vô tính, phân chia theo chiều dọc thân. Trùng roi T. vaginalis có từ 3 - 5 roi ở phía trước và một roi về phía sau đến giữa thân tạo thành màng vây. Trùng roi chỉ có một vật chủ duy nhất là người, ký sinh chủ yếu ở âm đạo, trong dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn của da, niêm mạc bộ phận sinh dục, gây nên triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục. Ở nam giới, trùng roi cũng có thể gây viêm sinh dục nhưng triệu chứng lâm sàng không rõ ràng mặc dù bị nhiễm ký sinh trùng. Ngoài âm đạo, trùng roi còn ký sinh ở những nơi khác như buồng trứng, vòi trứng, tử cung, niệu đạo, niệu quản bàng quang,…để gây bệnh. Mặc dù trùng roi có thể ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau nhưng ở 7 âm đạo chúng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Bệnh lây truyền trực tiếp do giao hợp là chủ yếu. Vấn đề vệ sinh cá nhân phụ nữ như tắm rửa ở nước ao hồ hoặc sử dụng các nguồn nước, đồ dùng, quần áo…bị nhiễm bẩn; trùng roi có thể xâm nhập vào đường sinh dục và gây bệnh [2][3][7][25]. Hình 1.3: Hình ảnh Trichomonas vaginalis[41] 1.2.2 .Nguồn truyền nhiễm Người là nguồn truyền nhiễm chủ yếu và là ổ chứa mầm bệnh của hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục nói chung và nhiễm ký sinh trùng đường sinh dục nói riêng bao gồm: Người bệnh, là những người đang có triệu chứng lâm sàng về bệnh hoặc đang điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng đường sinh dục và người mang mầm bệnh nhưng chưa có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Ngoài ra, ổ chứa mầm bệnh có trong một số môi trường như nước, đồ dùng sinh hoạt, đất, dụng cụ y tế…[7][19][22]. 1.2.3.Đường truyền nhiễm Có 3 đường truyền các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục ở phụ nữ bao gồm: - Lây truyền trực tiếp qua đường tình dục: Lậu, giang mai, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, nhiễm Chlamydia trachomatis, Candida sp và Trichomonas vaginalis. - Do phát triển quá mức của các vi sinh vật sống cộng sinh trong đường sinh sản: Viêm âm đạo không đặc hiệu do vi khuẩn, do nấm, chủ yếu là 8 Candida sp. - Do thăm khám phụ khoa hoặc đặt các dụng cụ kế hoạch hóa gia đình không được vô trùng an toàn hoặc từ môi trường tự nhiên: Thiếu vệ sinh, sử dụng nguồn nước bẩn, tiếp xúc với phân, đất, ngâm mình trong nước… căn nguyên thường gặp là nấm, đơn bào như: Candida sp và Trichomonas vaginalis…[2][3][7]. 1.2.4. Khối cảm nhiễm Mọi cơ thể khi chưa có miễn dịch đều có thể bị nhiễm bệnh. Những đối tượng có nguy cơ cao gồm: những người sinh hoạt tình dục không an toàn, người thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, đất, không khí ô nhiễm, người suy giảm miễn dịch tiên phát hay thứ phát thường hay mắc Candida sp, Herpes…[24]. 1.3. Chẩn đoán nhiễm trùng đường sinh dục do nấm Candida và Trichomonas vaginalis. 1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng 1.3.1.1. Bệnh viêm âm đạo do nấm Khí hư: Khí hư nhiều màu trắng như váng sữa, không hôi thành mảng dày dính vào thành âm đạo, ở dưới có vết trợt đỏ. Ngứa: Ngứa vùng sinh dục hậu môn, bệnh nhân thường bị ngứa nhiều và gãi làm xây xước vùng âm hộ và làm nấm lan rộng cả tầng sinh môn, bẹn đùi. Đau khi giao hợp: Khi giao hợp đau là triệu chứng hay gặp của bệnh nhân viêm âm hộ âm đạo do nấm, thường bệnh nhân có cảm giác đau nông, cần phân biệt với đau khi giao hợp do viêm tiểu khung thường có cảm giác đau sâu. Đi tiểu khó khi nước tiểu đi qua vùng sinh dục bị viêm.[15] 9 Hình 1.4.Viêm âm đạo do nấm[39] 1.3.1.2.Bệnh viêm âm đạo do trùng roi Nhiễm trùng roi có triệu chứng ngứa rát âm hộ, khiến phụ nữ gãi gây xây xước, vùng viêm âm hộ có thể lan đến bẹn, khí hư trắng bọt. Âm đạo viêm đỏ, đầy khí hư trắng, lổn nhổn như cặn sữa. Cổ tử cung viêm, chạm vào chảy máu, bôi lugol nham nhở [15][21]. Hình 1.5. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis[40] 1.3.2. Cận lâm sàng. Đối với nhiễm đơn bào Trichomonas vagilanis thường sử dụng phương pháp soi tươi với nước muối sinh lý. Đối với nhiễm Candida sp thường sử dụng nhiều phương pháp như: Soi tươi trong môi trường nước muối sinh lý, nhuộm gram, nuôi cấy trong 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất