Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam...

Tài liệu Thực trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

.DOC
46
227
74

Mô tả:

Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 2.1.l. Quá trình phát triển DNNVV ở Việt Nam Một điểm mốc nổi bật trong lịch sử phát triển doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là DNNVV ở Việt Nam là thời điểm năm 2001, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP vào ngày 23-11-2001 về trợ giúp phát triển DNNVV, đây là văn bản pháp lý chính thức đầu tiên dành toàn bộ nội dung để quy định trực tiếp đối với các DNNVV. Ngày 30-6-2009, Chính phủ ban hành Nghị định 56 về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế Nghị định 90. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về quá trình phát triển DNNVV ở Việt Nam thông thường người nghiên cứu đi vào ba giai đoạn: 2.1.11. Giai đoạn trước năm 2001 * Giai đoạn trước năm 1986 Trước năm 1975, đất nước vẫn đang còn chiến tranh nhưng đã bắt đầu thời kỳ xây dựng và phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thời kỳ này, các doanh nghiệp chủ yếu tồn tại dưới hình thức xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã và các xí nghiệp công tư họp doanh. Tuy nhiên, trong đó chỉ có các doanh nghiệp nhà nước và các họp tác xã là được khuyến khích phát triển, còn các doanh nghiệp thuộc loại hình khác phát triển cầm chừng. Năm 1975, đất nước được thống nhất. Tại thời điểm này, cả nước có khoảng 1.913 xí nghiệp quốc doanh và công ty hợp doanh, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp có số vốn nhỏ và lượng lao động ít hầu hết các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Nền kinh tế tập trung tỏ ra thích hợp trong thời chiến bắt đầu bộc lộ rất nhiều điểm yếu trong thời bình. Trước thực tế đó, năm 1979, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khoá IV đã đề xuất một số định hướng cho cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc xử lý các vấn đề bức xúc lúc đó (lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng). Thời gian này xuất hiện một loạt biện pháp cải cách như: “khoán 100”, “khoán 10” trong nông nghiệp; Quyết định số 217/HĐBT vó'i “kế hoạch ba phần”; Quyết định số 38/HĐBT với đẩy mạnh liên kết kinh tế trong công nghiệp quốc doanh, các biện pháp xoá bỏ ngăn sông, cấm chợ, mở rộng giao lưu hàng hoá... Đó cũng chính là điểm khởi đầu cho quá trình hồi phục khu vực kinh tế dân doanh. Như vậy, đến cuối năm 1980, trong nền kinh tế Việt Nam bên cạnh kinh tế quốc doanh, đã xuất hiện thành phần kinh tế tư nhân. Sự ra đời của thành phần này do chính nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, hoạt động còn manh mún, quy mô vốn còn nhỏ. Điều quan trọng hơn chưa có văn bản đảm bảo sự phát triển lâu dài của thành phần kinh tế này. * Giai đoạn sau năm 1986 đến trước năm 2001 Đại hội Đảng CSVN Khoá VI (năm 1986) đã chủ trương đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa tạo động lực thúc đẩy đáng kể đối với sự tăng trưởng nền kinh tế, trong đó có khu vực ngoài quốc doanh mà lực lượng chính là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với những cải cách về chính sách kinh tế là xây dựng một Nhà nước pháp quyền, với một nỗ lực to lớn trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết nhằm thực hiện thành công những chuyển đổi trong các chính sách kinh tế. Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đó, văn bản quan trọng nhất là Hiến pháp 1992. Hiến pháp 1992 đã khẳng định vai trò và tính hợp pháp của các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần. Ngoài ra, còn có nhiều văn bản pháp luật được ban hành để thực hiện nguyên tắc cơ bản này như Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, Luật đất đai (1988), Luật đầu tư nước ngoài (1987) Luật Thuế Xuất khẩu Nhập khẩu (1992), Luật Thương mại, Bộ Luật lao động, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (1995), Luật Phá sản (1994), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1994), Luật thuế Doanh thu (1993), Luật Công ty Sửa đổi (1994), Luật DN tư nhân sửa đổi (1994), Nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992 về Hộ kinh doanh cá thể... Nhờ những cải cách kinh tế và pháp lý, đặc biệt là việc cơ cấu lại cấu trúc của nền kinh tế, nên đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu các thành phần kinh tế phát sinh trong những năm 1980 đã giảm bớt; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã đạt trên 7% từ năm 1990; tỷ lệ lạm phát đã giảm từ gần 70% năm 1990 xuống dưới 5% vào năm 1997; tỷ lệ tiết kiệm trong nước trong nước đã tăng đáng kể từ 7,4% năm 1990 lên 17% năm 1996. Và hệ quả của những thay đổi trên là số lượng doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã giảm mạnh, song tính chung cho toàn bộ nền kinh tế thì DNNVV lại có bước tăng trưởng đáng kể về số lượng và chất lượng, chiếm tỷ lệ áp đảo trong tất cả các DN Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng và tỷ trọng các DNNVV giai đoạn này được thể hiện qua hai bảng dưới đây (tiêu chí phân loại DNNVV là lao động bình quân dưới 200 người và vốn dưới 5 tỷ đồng- theo Công văn số 681-CP/KTN của Văn phòng Chính phủ, ngày 22 tháng 6 năm 1998): Bảng 2.1. DNNVV theo tiêu chí lao động (khu vực vốn trong nước) Năm 1995 Khu vực kinh tế Tổng số Năm 1999 DNNVV Tổng số DNNVV Số DN Tỷ lệ % DN Số DN Nhà nước 5.873 4.277 73,0 5.718 5.244 91,7 Ngoài nhà nước 17.143 12.895 75,0 42.415 41.590 98,0 Tổng 23.016 17.172 75,0 48.133 Nguồn: [22.tr.69] 46.834 97,0 2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008 Ngày 23-11-2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐCP về trợ giúp phát triển DNNVV, đây chính là điểm tựa để thúc đẩy các DNNVV phát triển. Kể từ năm 2001 đến năm 2008, cả nước có 310.112 doanh nghiệp được thành lập mới, gấp khoảng 5 lần số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh(61.245) của 10 năm trước (giai đoạn 1991- 2000). Thêm vào đó, tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế còn có các hộ gia đình, làng nghề và họp tác xã. GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là các DNNVV) chiếm 47% năm 2008, tạo ra 50,2% việc làm của toàn nền kinh tế. Trong giai đoạn 2001- 2007, kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là các DNNVV) đóng góp khoảng 24.3% giá trị sản xuất công nghiệp, 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong tổng vốn đầu tư xã hội tăng lên hơn 40% năm 2008. Hình 2.2: Tỷ trọng DNNVV trong các ngành Tỷ trọng các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp đã có sự giảm chút. Sự gia tăng tỷ trọng trong các ngành xây dựng và đặc biệt là sự gia tăng trong ngành thương mại, dịch vụ (từ 57,34% năm 2001 lên 61,01% năm 2008) cho thấy các DNNVV đang chuyển dịch sang các lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn, bao gồm các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao như dịch vụ tài chinh, phần mềm và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Doanh thu thuần của các DNNVV tư nhân đã tăng đáng kể trong giai đoạn này tăng từ 203.155 tỷ năm 2000 lên 2.973.456 tỷ năm 2008. Lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2008 đạt 35.566 tỷ. Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 Đơn vị: Tỷ VND Năm Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế 2000 203.155 2.041 2001 273.879 3.679 2002 364.844 5.486 2003 485.104 7.236 2004 644.087 8.050 2005 860.338 10.433 2006 2007 1.679.8 2008 1.142.571 19.822 46.887 2.973.456 36.566 Nguồn:. [53] 2.1.1.3. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay Sự ra đời của Nghị định 56/2009/NĐ- CP ban hành ngày 30/6/2009 với nhiều thay đổi so với Nghị định 90/2001/NĐ-CP số lượng các doanh nghiệp đăng ký mới cũng đã tăng lên đáng kể. Theo nguồn số liệu của Trung tâm thông tin doanh nghiệp, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm có 84.531 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và năm 2010 có 89.189 doanh nghiệp đăng- ký thành lập mới [6. tr. 32 ] Hình 2.3: Số lượng DN thành lập mói năm 2009, 2010 Năm 2009, tổng nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 31% tồng vốn đầu tư toàn xã hội (ước 708,5 nghìn tỷ đồng). GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là các DNNVV) dự kiến đạt khoảng 48% GDP năm 2010. Hình 2.4: Tỷ trọng DNNVV trong các ngành Năm 2009, ngành thương mại, dịch vụ vẫn là ngành có tỷ trọng DNNVV cao nhất (62,25%), sau đó là đến ngành công nghiệp (19,64%), ngành xây dựng (14,23%), ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng thấp chỉ có 3,88% [ 52] Sau những khó khăn kinh tế năm 2008, kinh tế dần được phục hồi vào năm 2009. Do đó các chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn này cũng có sự gia tăng khá. Tổng vốn tăng từ trên 4.197 nghìn tỷ năm 2009 lên trên 6.338 nghìn tỷ năm 2010 (ước tính). Doanh thu thuần ước tính tăng từ trên 3.351 nghìn tỷ năm 2009 lên trên 4. 859 nghìn tỷ năm 2010 và lợi nhuận trước thuế ước tính tăng từ trên 78 nghìn tỷ năm 2009 lên trên 105 nghìn tỷ vào năm 2010. Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010 Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế 2009 3.351.404 78.385,8 2010(UT) 4.859.535,80 105.820,83 Nguồn: [51,53] 2.1.2. Đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam - Phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên quy mô vốn rất hạn hẹp . Theo số liệu của tảng cục thống kê [51; 53] năm 2010 trong các DNNVV doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm đại bộ phận tới 86,29%, doanh nghiệp vừa chiếm 13,71%. Với số lượng lớn các DN là nhỏ và siêu nhỏ thì quy vốn ít là điều dễ hiểu. Năm 2007 số vốn bình quân là 8.616 triệu đồng, đến 2010 thì số vốn bình quân là 16.920 triệu đồng, ước tính năm 2011 là 18.458 triệu đồng [54] gây khó khăn cho các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khó tiếp cận đến những cơ hội đầu tư lớn và đặc biệt chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh hơn các doanh nghiệp quy mô lớn...Đồng thời, dễ dàng bị thâu tóm, hoặc bị cạnh tranh lớn nên dễ bị thua thiệt trong cạnh tranh dẫn đến phá sản. - Số lao động trong một doanh nghiệp vừa ít, vừa có xu hướng giảm dân. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, số doanh nghiệp có quy mô lao động từ 5-9 người chiếm 37,31%, cao nhất so với các nhóm khác. Nhóm doanh nghiệp có quy mô lao động từ 10-49 người đứng thứ hai, với tỷ lệ 31,30%. Nhóm doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 5 người đứng thứ 3, với 22,04%. Số doanh nghiệp có quy mô từ 200-299, 300-499, 500-999, 1000-4999 và 5000 người trở lên đều chiếm tỷ lệ thấp[7.tr.33]. Tồng số lao động làm việc trong các DNNVV không ngừng tăng lên theo thời gian nhưng số lao động bình quân làm việc trong 1 DNNVV có xu hướng giảm. Năm 2007 trung bình một doanh nghiệp có 27 lao động nhưng đến năm 2010 con số này đã giảm xuống chỉ còn 20 người và ước tính năm 2011 chỉ còn 18 người[54]. Hình 2.5: Số lượng lao động bình quân trong một DNNVV - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia hoạt động đa ngành nhưng chủ yếu tập trung vào ngành thương mại, dịch vụ. Kết quả điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong các ngành bán sỉ, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (39% tổng số doanh nghiệp đăng ký trong các năm 2006, 2007, 2008 và 2009). Các ngành công nghiệp (sơ chế) và xây dựng lần lượt chiếm 17,69% và 14,29% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động vào 1-1-2010 [52]. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong mọi vùng miền nhưng chủ yếu tập trung tại đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ Các DNNVV tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng. Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ là nơi tập trung phần lớn các DNNVV của Việt Nam, lần lượt chiếm tỷ lệ 29,21% và 39,08% vào năm 2009. Bảng 2.4: Phân bố DNNVV hoạt động 2005-2009 theo vùng Đơn vị tính: DN 2005 2006 2007 2008 2009 Cả nước 131.318 155.771 205.732 248.842 Đồng bằng sông Hông 31.965 37.514 43.707 61.093 72.676. 7.175 7.802 9.153 11.564 11.627 16.223 19,344 23.476 31.033 36.608 3.564 4.039 6.576 7.294 Đông Nam Bộ 39.601 47.130 57.022 73.877 97.253 Đông bằng sông Cửu Long 14.258 15.325 17.652 21.425 23.220 Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Tây Nguyên Nguồn: [52] Những khu vực khác có mật độ doanh nghiệp thấp. Vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Phía Bắc có số doanh nghiệp hoạt động thấp nhất, chỉ với 7.294 và 11.627 doanh nghiệp, lần lượt chiếm tỷ lệ 2,93% và 4,67% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động vào cuối năm 2009. - Trình độ quản lý còn thấp, thiếu lao động có tay nghề cao Theo đánh giá của các chuyên gia thì một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp không thể phát triển nhanh vì thiếu cán bộ giỏi. Trình độ quản lý và tay nghề của lực lượng lao động còn thấp. Do nhiều DNNVV phát triền lên từ kinh doanh hộ gia đình nên giám đốc, chủ doanh nghiệp, và cán bộ quản lý còn rất nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Một bộ phận lớn các chủ doanh nghiệp và giám đốc chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế và xã hội. Các chủ doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh theo kinh nghiệm, chỉ chú trọng vào khâu sản xuất và bán hàng, không có tầm nhìn chiến lược trong dài hạn, thiếu kiến thức về thị trường, CNTT. Những khái niệm về phát triển thương hiệu và chiến lược cạnh tranh là hoàn toàn mới đối với đa số doanh nghiệp. Đến gần 50% các chủ DNNVV mới tốt nghiệp phổ thông trung học nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các công cụ quản lý mới. Thêm vào đó, DNNVV thường gặp khó khăn trong tuyển dụng và giữ người tài ở lại làm việc cho doanh nghiệp vì nhiều lao động có trình độ cao đều có tâm lý làm việc cho các công ty lớn, có danh tiếng. Một vấn đề cũng cần phải bàn tới là chất lượng của nguồn lao động Việt Nam. Chúng ta có một lực lượng lao động khá dồi dào, người lao động Việt Nam được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là cần cù, chịu khó, thông minh và có khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại... Tuy nhiên, có một trở ngại rất lớn là nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp nên người lao động Việt Nam thiếu một tác phong công nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng việc. Tuy đã đạt được rất nhiều thành tựu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nhưng nhìn chung chất lượng đào tạo vẫn chưa cao, điều này được thể hiện trong hiệu quả làm việc, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ tạo ra. Năm 2009 có tới 62,93% lao động chưa qua đào tạo. Nhiều doanh nghiệp 100% lao động chưa qua đào tạo nghề ở trường lớp. Hình 2.6: Phân loại trình độ lao động trong doanh nghiệp năm 2009 - Khoa học công nghệ còn lạc hậu, việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai, còn rất thấp Trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong các DNNVV của Việt Nam còn thấp, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ mới chỉ có 150 doanh nghiệp vào cuối năm 2008. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80-90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980-1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao [6S.tr.55]. Trong nhiều trường hợp, năng lực KH&CN của DNNVV còn thấp là do doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng của nó. Với trình độ công nghệ và thiết bị như vậy, có thể nói các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Về mặt chuyền giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp phép cho 701 hợp đồng chuyển giao công nghệ từ năm 1993 đến 2009. Nhưng đa số những họp đồng này là của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Rất ít DNNVV tư nhân có các hợp đồng chuyến giao công nghệ. Các hợp đồng chuyến giao công nghệ có bao gồm điều khoản bảo vệ thiết kế công nghiệp là rất hạn chế về mặt số lượng, chỉ chiếm 5% tổng số hợp đồng. Hầu hết các hợp đồng này là nằm trong lĩnh vực chế tạo và lắp ráp xe máy. Từ năm 2001 tới 2009, Bộ Khoa học và Công nghệ mới chỉ cấp được chứng nhận cho 12 doanh nghiệp là doanh nghiệp công nghệ cao. 2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA DNNVV VIỆT NAM 2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn Vốn bình quân một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Từ năm đến nay mức độ tăng trưởng vốn đều ở mức trên hai con số. Ba năm 2009, 2011(UT) mức độ tăng trưởng lần lượt là 18,28%; 43,65% và 10,09%. Năm 2010 mức vốn bình quân một DNNVV là 16.920 triệu đồng. Ước tính năm 2011 mức vốn bình quân này sẽ đạt 18.458 triệu đồng tăng 114,23% so với năm 2007. Trong các ngành, ngành công nghiệp và xây dựng có số vốn bình quân một DNNVV là cao hơn. Năm 2010, bình quân một DNNVV trong ngành công nghiệp có số vốn là 23.337 triệu đồng ước tính năm 2011 sẽ đạt 25.267 triệu đồng, trong ngành xây dựng lần lượt là 16.814 triệu đồng và 17.788 triệu đồng. Ngành thương mại dịch vụ có sự gia tăng vốn mạnh mẽ trong năm 2010 đưa số vốn bình quân lên 15.370 triệu đồng và ước tính năm 2011 sẽ đạt mức 17.536 triệu đồng gần với mức vốn bình quân của ngành xây dựng. Trong khi đó, ngành NN,LN và TS có số vốn nhỏ hơn nhiều chỉ có 6.681 triệu đồng năm 2010 và khoảng 6.938 triệu đồng năm 2011. Hình 2.7 : Quy mô vốn bình quân trong các DNNVV Việt Nam Nguồn: [54] Cũng giống như xem xét chỉ tiêu vốn bình quân một DNNVV quy mô vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng trên hai con số. Từ vốn chủ sở hữu bình quân một DNNVV là 3.845 triệu đồng năm 2007 với tốc độ tăng của các năm lần lượt là 13,36%; 18,46%; 46%; 10,34%, ước tính đến năm 2011 sẽ đạt mức 8.317 triệu đồng tăng 116,32% so với năm 2007. Khi xem xét quy mô vốn chủ sở hữu bình quân trong cho thấy ngành CN có quy mô vốn chủ sở hữu cao nhất (năm 2010 là 9.434 triệu đồng, năm 2011 ước đạt khoảng 10.134 triệu đồng), sau đó là ngành XD (năm 2011 ước đạt 9.258 triệu đồng) và ngành TM,DV (năm 2011 ước đạt 7.944 triệu đồng). Thấp nhất là trong ngành NN.LN &TS quy mô vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 khoảng 5.106 triệu đồng. Hình 2.8 : Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân trong các DNNVV Việt Nam Nguồn: [54] So sánh quy mô vốn của DNNVV với DN lớn cho thấy quy mô vốn bình quân nói chung và quy mô vốn chủ sở hữu bình quân nói riêng của DN lớn cao hơn rất nhiều lần so với DNNVV. Quy mô vốn bình quân của DN lớn gấp 138,8 lần (năm 2007), gấp 99,54 lần (năm 2010) và gấp khoảng 97,75 lần năm 2011 so với DNNVV. Khoảng cách này có hẹp hơn khi so sánh vốn chủ sở hữu bình quân của DN lớn với DNNVV nhưng vẫn ở mức rất cao là gấp 80,54 lần năm 2007, gấp 65,62 lần năm 2010 và gấp khoảng 62.24 lần năm 2011 [54]. Điều này cho thấy với lợi thế về vốn của DN lớn sẽ tạo cho các DN này có nhiều cơ hội kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận hon các DNNVV. Đồng thời với quy mô vốn CSH cao hơn rất nhiều lần so với các DNNVV, nghĩa là mức độ bảo đảm cao hơn nhò' đó DN lớn sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính so với các DNNVV. Bảng 2.5 : Quy mô vốn và vốn CSH bình quân của DN Việt Nam (2007-2011) Chỉ tiêu Đon vị - Quy mô vốn bình tính triệu quân 1 DNNVV Quy mô vốn bình đồng triệu quân 1 DN lớn đồng 3.8454.3585.1637.538 8.317Quy mô vốn lần bình quân 1 DN lớn /1 Quy mô vốn CSH triệu bình quân 1 DN Quy lớntriệu mô vốn bình quân 1 DN lớn /1 đồng lần 2007 2008 2009 2010 2011* 8.616 9.959 11.779 16.920 18.458 1.195.952 1.401.101 1.571.930 1.684.226 1.804.262 138,80 .140,69 133,46 99,54 97,75 309.661 389.345 435.606 494.639 517.640 80,54 89,33 84,37 65,62 62,24 DNNVV Nguồn: [54] Ghi chú: Năm 2011 là số liêu ước tính. Quy mô vốn bình quân có sự tăng trưởng qua các năm với mức tăng trưởng cao thuộc về ngành thương mại dịch vụ nhưng vốn bình quân một DNNVV còn thấp. Điều này cho thấy năng lực tài chính của các DNNVV chưa cao. Trong các ngành, quy mô vốn bình quân ngành công nghiệp và xây dựng cao hơn hai ngành còn lại, vốn bình quân trong ngành NN,LN & TS là thấp nhất. Đồng thời, khi xem xét thấy quy mô vốn chủ sở hữu bình quân trong các DNNVV nói chung và từng ngcmh nói riêng đều thấp cho thấy năng lực tài chính chủ sở hữu chưa cao ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng huy động vốn bằng nguồn vay nợ từ đó ảnh hưởng đến năng lực tài chính tổng thể của các DNNVV. Bên cạnh đó, khi so sánh quy mô vốn và quy mô vốn CSH của các DNNVV so với các DN lớn cho thấy quy mô vốn nói chung và quy mỏ vốn CSH nói riêng của 1 DNNVV quá nhỏ bé so với DN lớn. Cho thấy dấu hiệu năng lực tài chính chủ sở hữu nói riêng cũng như năng lực tài chính tổ thể của DNNVV thấp hơn so với DN lớn. Điều này gây cho DNNVV rất nhiều khó khăn trong việc chớp các cơ hội kinh doanh và tiếp cận các nguồn tài chính so với các DN lớn 2.2.2. Khả năng tụ tài trợ và khả năng huy động vốn nợ 2.2.2.1. Khả năng tự tài trợ Khả năng tự tài trợ là khả năng doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn vốn của chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là tiêu chí đánh giá năng lực tài chính chủ sở hữu. Khả năng tự tài trợ của các DNNVV Việt nam có xu hướng tăng nhẹ (xem hình 2.9). Trong 100 đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp có 44,62 đồng lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu (năm 2007), đến năm 2008 giảm nhẹ còn 43,77 đồng. Sau đó gia tăng trở lại đạt mức 44,55 đồng năm 2010 và khoảng 45,06 đồng năm 2011. Theo phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính của một số ngân hàng trong nước như: Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam; Ngân hàng V I P , . khả năng tự tài trợ của các DNNVV thuộc mức yếu và trung bình yếu (45% đến cận 55%). Xét riêng trong từng ngành, ngành NL,NN và TS có khả năng tự tài trợ cao nhất trong các. năm từ 2007 đến 2011 tuy có sự biến động về mức độ tự tài trợ nhưng lúc nào khả năng tự tài trợ của ngành này cũng trên 60% (năm 2011 khoảng 73,59%) đạt mức khá và tốt. Ngành công nghiệp duy trì khả năng tự tài trợ trên năng tự tài trợ trên 40%. tuy nhiên từ năm 2007 đến nay khả năng tự tài trợ có xu hướng giảm sút (từ 48,82% năm 2007 xuống 40,43% năm 2011 và 40,11% năm 2011) chỉ ở mức yếu và kém. Ngành TMDV có xu hướng giảm sút trong năm và tăng trở lại trong các năm sau đạt mức 44,42% năm 2010 và khoảng 45,3% năm 2011 ở mức yếu. Ngành xây dựng có xu hướng tăng khả năng tự tài trợ từ 41,58% năm 2007 lên mức 47,25% năm 2010 và 48,02% năm 2011 với xu hướng gia tăng, này khả năng tự tài trợ đạt mức trung bình khá. Hình 2.9: Khả năng tự tài trợ của các DNNVV Việt Nam Nguồn: [54] Thực trạng khả năng tự tài trợ của DNNVV Việt Nam như trên là sự tổng hợp khả năng huy động vốn làm tăng vốn chủ sở hữu từ đó làm tăng năng lực tài chính chủ sở hữu với những phương thức khác nhau, cụ thể: * Sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư: Đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với các DNNVV nói riêng và các DN nói chung vì nó sẽ bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu, làm vững chắc thêm tình hình tài chính của mỗi DN. Thực tế trong những năm vừa qua, hoạt động SXKD của các DNVVN chưa có hiệu quả cao. Theo số liệu của VCCI năm 2009[61], trong 8 ngành nghiên cứu là sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất hóa chất và sản phẩm có hóa chất, sản xuất và phân phối điện, xây dựng, vận tải đường thủy, viễn thông, bảo hiểm nhìn chung đều có tỷ lệ thua lỗ khá cao: cao nhất là sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic với tỷ lệ trên 50%. Ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm có hóa chất, vận tải đường thủy với tỷ lệ doanh nghiệp lỗ lần lượt là 40,9% và 39,2%. Các ngành như bảo hiểm, xây dựng, viễn thông có tỷ lệ doanh nghiệp lỗ ít hơn lần lượt là 32,9%, 31% và 23%. Tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ thấp nhất là trong sản xuất phân phối điện với tỷ lệ 12%. Qua tính toán cho thấy lợi nhuận sau thuế bình quân một DNNVV có sự biến động qua các năm gắn với tình hình của nền kinh tế. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế bình quân một DNNVV là 255,69 triệu đồng. Cùng với xu hướng khủng hoảng của nền kinh tế trong năm 2008 lợi nhuận sau thuế bình quân một DNNVV giảm 37,97% xuống 158,61 triệu đồng. Khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục vào năm 2009, chỉ tiêu này tăng 111,74% và đạt mức 335,84 triệu đồng. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế bình quân lại tiếp tục giảm và chỉ còn ở mức 60,75 triệu đồng. Phần lớn lợi nhuận sau thuế của các DNNVV không lớn nhưng ngoài việc có thể tăng vốn còn phải sử dụng vào nhiều mục đích khác như: trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi. Chính vì thế, lượng vốn huy động được từ nguồn này của các DNNVV là không đáng kể. Nếu xét theo từng ngành, ngành TMDV là ngành duy nhất thu lợi nhuận trong tất cả các năm, năm 2010 lợi nhuận sau thuế binh quân trong ngành này là 170,82 triệu đồng và năm 2011 ước đạt 216,24 triệu đồng. Trước năm 2010, lợi nhuận sau thuế bình quân một DNNVV trong ngành công nghiệp là cao nhất duy trì ở mức trên 550 triệu đồng nhưng với tình hình khủng hoảng ngày càng sâu rộng năm 2010, 2011 không chỉ ngành NN,LN&TS; XD, ngành CN cũng bị thua lỗ. Lợi nhuận sau thuế bình quân của ngành xây dựng là thấp nhất trong các ngành và liên tục trong bốn năm từ năm 2008 đến năm 2011 đều thua lỗ. Việc thua lỗ này chủ yếu do khủng hoảng kinh tế kéo dài, lạm phát tăng cao các yếu tố đầu vào tăng lên trong khi các DNNVV khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Hình 2.10: Lợi nhuận sau thuế bình quân trong các DNNVV Việt Nam Nguồn: [54] Bên cạnh đó, khi so sánh với các DN lởn càng thấy lợi nhuận sau thuế bình quân của các DNNVV rất thấp. Lợi nhuận sau thuế bình quân của DN lớn so với các DNNVV gấp 202,82 lần năm 2007 và gấp 806,25 lần trong năm 2011. Với quy mô vốn lớn, các DN lớn có nhiều cơ hội kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận hơn các DNNVV do đó lợi nhuận thu được cũng cao hơn rất nhiều so với các DNNVV. Bảng 2.6 : Lợi nhuận sau thuế bình quân của DN Việt Nam (2007-2011) Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế bình quân 1 DNNVV Lợi nhuận sau thuế Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 335,84 60,75 75,24 51.858 46.762 72.351 56.696 60.659 202,82 294,83 215,43 933,29 806,25 Triệu 255,69 đồng 158,61 Triệu bình quân 1 DN lớn Lợi nhuận sau thuế đồng bình quân 1 DN Lần 2011 lớn/ 1 DNNVV Nguồn [54] (Ghi chú: số liệu năm 2011 là số liệu ước tính). Qua khảo sát 55 DNNVV Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2011 ta thấy tỷ lệ lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong các DNNVV Việt Nam bắt đầu từ năm 2008 tỷ lệ này đã có sự gia tăng trở lại từ 13,29% năm 2008 lên 13,38% năm 2009 và tăng 16,74% để đạt mức 15,61% năm 2010. Xu hướng này thể hiện rất rõ ở ngành xây dựng. Các ngành NN.LN&TS; CN biến động theo xu hướng giảm; ngành TMDV có xu hướng giảm từ 2007 đến 2009 và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2010. Dù sự biến động của mỗi ngành có sự khác biệt nhưng vẫn có điểm chung đó là tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư không cao đều ở mức dưới 20%. Lợi nhuận sau thuế của các DNNVV llìấp, tỷ lệ lợi nhuận để lại để tái đầu tư không cao nên lượng vốn huy động từ nguồn vốn bên trong thấp ảnh hưởng đến tăng trưởng của doanh nghiệp đặc biệt là tăng trưởng nội sinh. Hình 2.11: Tỷ lệ lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong DNNVV Việt nam Nguồn [54] * Huy động vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm: Hiện nhiều Quỹ đầu tư coi thị trường vốn nước ta là thị trường ưu tiên số 1 để đầu tư trong thời gian tới. Đã có tới 8 quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Các Quỹ đầu tư sẽ dành một phần đáng kể cho khu vực DNVVN. Trong số này nổi lên 2 Quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam đó là: Quỹ (VEIL) và Quỹ doanh nghiệp Mekong (MEF). Hiện hai Quỹ này có tồng vốn đầu tư là 71,5 triệu USD. Trong đó VEIL chuyên đầu tư cổ phần vào công tv cổ phần và cả công ty tư nhân thuần túy còn MEF đặc biệt chuyên đầu tư cổ phần vào công ty tư nhân. Quỹ Mekong Capital quản lý với vốn đầu tư 18,5 triệu đô la Mỹ, quỹ này đầu tư vào các công ty tư nhân nhằm mục tiêu đạt được tỷ lệ lợi nhuận từ đầu tư cao nhất có thể. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các công ty trong khoảng thời gian quỹ đầu tư đến giữa năm 2005 lả 32,5%. Bởi vì DNNVV Việt Nam phần lớn là có quy mô tài chính bé nên không đủ khả nằng tiếp nhận hiệu quả vốn đầu tư của các quỹ này. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể mua tối đa 30% cổ phiếu phát hành của một công ty không niêm yếu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nên sự huy động vốn của các DNNVV Việt Nam ở các quỹ này và các nhà đầu tư nước ngoài rất kém hiệu quả. Huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm có ưu điểm là nhà đầu tư không chỉ bơm vốn vào DNNVV mà còn cung cấp các trợ giúp hậu đầu tư: chiến lược kinh doanh, nguồn nhân lực, bán hàng và tiếp thị,. ể.Đây là một công cụ tài chính hữu ích cho các DNNVV đặc biệt là đối với các DNNVV đang có tốc độ tăng trưởng cao. * Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu: Từ năm 2005 trung tâm GDCK Hà Nội đi vào hoạt động, cổ phiếu của các DNVVN có qui mô vốn trên 5 tỷ đồng nếu có đủ điều kiện được giao dịch tại đây. Như vậy những DNNVV có vốn dưới mức này sẽ không thể huy động vốn từ đây. Suốt một thời gian dài theo điều kiện của NĐ 90 (DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ VND hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người) gần như không có DNNVV nào có đủ điều kiện để phát hành cố phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chính vì vậy những công ty cố phần có quy mô vốn nhổ này chỉ có thể phát hành chứng khoán và giao dịch qua thị trường OTC, một thị trường thiếu sự kiểm soát của nhà nước đầy tính may rủi và hiệu quả thu hút vốn không cao. Theo Nghị định 56, điều kiện là DNNVV đã được mở rộng hơn so với trước. Ví dụ như quy mô vốn từ 100 tỷ trở xuống đối với ngành nông lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng. Riêng đối với thương mại dịch vụ là tv 50 tỷ trở xuống. Đồng thời thị trường UPCOM - sàn giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24/6/2009. Tại UPCOM, công ty chứng khoán trở thành một thành phần không thể thiếu khi đóng vai trò là tổ chức cam kết hỗ trợ, đơn vị trung gian kết nối giữa nhà đầu tư, công ty với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Thông qua UPCOM, nhà đầu tư sẽ giảm thiểu thời gian tìm kiếm đối tác, giảm thiểu các rủi ro, tiết kiệm chi phí giao dịch, đảm bảo công khai giá và khối lượng giao dịch. Quy trình quản lý rủi ro của “sàn” này có độ an toàn, theo đó người mua cổ phiếu phải đảm bảo có tiền, người bán cổ phiếu phải đảm bảo có cổ phiếu. Khi giao dịch mua bán thành công, số dư chứng khoán sẽ được chuyển ngay vào tài khoản của người mua. Tiền cũng được chuyên ngay vào tài khoản của người bán. Còn các công ty có cơ hội quảng bá rộng rãi về mặt thương hiệu, tăng thị phần, tạo thuận lợi trong việc huy động vốn khi công ty có nhu cầu. Như vậy tại UPCOM sẽ an toàn hơn khi công ty phát hành cổ phiếu qua thị trường OTC. Tính tới thời điểm 10/12/ 2011 có 136 công ty tham gia vào thị trường UPCOM . Nhưng số này là quá nhỏ so với tổng số DNNVV nói chung, DNNVV là công ty cổ phần nói riêng (Tổng số công ty cổ phần là-DNNVV tính tại thời điểm 01/01/ 2010 vào khoảng 40.000). Những DNNVV đáp ứng được điều kiện để huy động vốn từ thị trường chứng khoán là chưa nhiều, số vốn thu hút được từ việc huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu trên hai sở GDCK Hà Nội và TP HCM trong những năm 2006, 2007 là ấn tượng (7.896 tỷ đồng và 33.295 tỷ đồng) nhưng do khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, con số này bắt đầu giảm mạnh từ năm 2008 và đến 2011 thì chỉ còn hơn 2.610 tỷ đồng (xem bảng số liệu dưới). Trong khi đó, những doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán cơ bản là những doanh nghiệp lớn, có tồng vốn trên 100 tỷ đồng. Như vậy, phần lớn các công ty cổ phần của DNNVV tham gia trên thị trường OTC. Từ năm 2008 đến nay thị trường chứng khoán chính thức không ngừng giảm điểm, giao dịch ảm đạm. Giao dịch trên thị trường OTC càng khó khăn hơn. Như vậy, việc huy động vốn của các DNNVV trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là rất nhỏ và gặp nhiều khó khăn. Bảng 2.7: Giá trị cố phiếu phát hành ra công chúng tại hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh SGD HN TT Năm 1' 28 2 2006 5.515.90 40 5 2007 4 Sô đợt Giá trị thành công (đ) 2.039.21 SGD HCM Sô đọt Giá trị thành công 7.746.140.938.760 8 150.062.870.000 53 14.847.720.279.200 74 18.448.999.944.900 2008 31 1.032.324.947.340 28 7.247.032.143.000 5 2009 19 1.546.855.795.520 18 535.028.100.000 6 2010 30 1.021.435.748.600 32 1.737.925.202.600 7 2011 10 1.939.869.985.100 11 671.928.012.600 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Khả năng tự tài trợ của các DNNVV Việt nam có xu hướng tăng nhẹ và đạt mức trung bình yếu. Trong từng ngành khả năng tự tài trợ có sự biến động khác nhau, ngành có tỷ lệ tự tài trợ rất cao và đạt mức tốt là ngành NNtLN và TS trên 60% vốn đầu tư vào tài sản, công nghiệp đang có xu hướng giảm khả năng tự tài trợ và chỉ ở mức yếu, kém. Ngành TMDV và ngành XD đang gia tăng khả năng tự tài trợ trở lại tuy nhiên đang ở mức yếu và trung bình khá. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu các DNNVV huy động được còn rất nhỏ, tỷ lệ lợi nhuận để lại để tái đần tư thấp. Điều này làm cho năng lực tài chính chủ sở hữu của các DNNVV không cao và ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn nợ của DNNVV. 2.2.2.2. Khả năng huy động vốn nợ: Khả năng huy động vốn nợ là khả năng doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn vốn nợ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là tiêu chí đánh giá năng lực tài chính từ vốn nợ của DNNVV. Khả năng huy động vốn nợ của các DNNVV Việt Nam có xu hướng thay đổi không đáng kể (xem hình 2.11). Trong 100 đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp có 55,38 đồng lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu (năm 2007), năm 2008 giảm nhẹ xuống còn 56,23 đồng, năm 2009 tăng lên mức 56,17 đồng và tiếp tục giảm trong 2 năm 2010 và 2011 chỉ còn 55,45 đồng và 54,94 đồng. Xét riêng trong từng ngành, các ngành đều có xu hướng giảm khả năng huy động vốn nợ trừ ngành CN. Ngành CN không ngừng gia tăng khả năng huy động vốn nợ qua các năm từ mức 51,18% năm 2007 đã tăng 17% đạt mức 59,89% năm 2011. Ngành NL,NN &TS có khả năng huy động vốn nợ thấp nhất trong các ngành, tuy có sự biến động không lớn về mức độ huy động vốn nợ nhưng lúc nào khả năng này của ngành cũng dưới 40% (năm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng