Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH NGHỆ AN...

Tài liệu THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH NGHỆ AN

.PDF
9
273
106

Mô tả:

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH NGHỆ AN
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 152-160 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0071 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Trang Thanh Khoa Địa lí – Quản lí tài nguyên, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Nghệ An đã hình thành vùng chuyên canh chè gắn với công nghiệp chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng suất và sản lượng tăng nhanh. Hàng năm, tỉnh đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn chè sang các nước trên thế giới. Tuy nhiên, mối liên kết giữa sản xuất và chế biến chè chưa bền vững: số lượng cơ sở chế biến mini tăng nhanh, nguyên liệu mới chỉ đáp ứng được khoảng 45% công suất chế biến; hiện tượng tranh mua nguyên liệu vẫn xảy ra,. . . Vì vậy, để phát triển vùng chè bền vững, cần phải quy hoạch vùng và phân vùng nguyên liệu theo từng cơ sở chế biến; giám sát chất lượng sản phẩm từ sản xuất đến chế biến; mở rộng quy mô trồng chè của hộ nông dân; Ngoài liên kết 4 nhà, cần phải liên kết với ngân hàng để hỗ trợ vốn cho cả doanh nghiệp và người nông dân. . . Từ khóa: Liên kết kinh tế, sản xuất chè, chế biến chè, tỉnh Nghệ An. 1. Mở đầu Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên [2]. Liên kết trong sản xuất nông nghiệp có có vai trò hết sức quan trọng và có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu có tác giả Trần Văn Hiếu (2005) đã nghiên cứu về Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó chỉ ra rằng liên kết giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp nhà nước chính là tạo lập sức mạnh để tác động, hỗ trợ, giúp đỡ cho kinh tế hộ nông dân phát triển được năng lực bên trong và tạo lập được môi trường kinh tế xã hội bên ngoài thuận lợi, thúc đẩy và định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường [4]; Hồ Quế Hậu (2012) trong đề tài luận án tiến sĩ của mình về Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam đã phân tích làm rõ thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam thời gian qua, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam [3]. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Trang Thanh, e-mail: [email protected] 152 Thực trạng liên kết giữa sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Nghệ An Đối với cây chè, đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến từng khía cạnh sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, cụ thể như luận án tiến sĩ của Nguyễn Hữu Tài (1993), bàn về vấn đề giao đất và tư liệu sản xuất cho hộ gia đình trồng chè [8], hay những giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên của Trần Quang Huy (2010) [5], những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên của Phạm Thị Lý (2001) [7], Tạ Thị Thanh Huyền, 2011. Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông bắc Bắc Bộ theo hướng phát triển bền vững [6],. . . Ở Nghệ An, cây chè được xác định là một trong 12 cây công nghiệp chủ lực của tỉnh, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về chè ở Nghệ An chủ yếu là các quy hoạch phát triển chè trong đó dự kiến mở rộng vùng nguyên liệu và phát triển công nghiệp chế biến chè. Vì vậy, tìm hiểu thực trạng sản xuất, mối liên kết giữa sản xuất và chế biến trong sản xuất chè ở Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững sản phẩm chè ở Nghệ An là việc làm thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Tình hình sản xuất chè ở Nghệ An Chè Nghệ An được trồng tập trung ở 6 huyện miền núi phía Tây Nam: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quế Phong với tổng diện tích năm 2014 là 7.056 ha. Diện tích trồng chè tỉnh tăng nhanh từ 3.678 ha năm 2000 lên 7.851 ha năm 2010 và 7.056 ha năm 2014. Diện tích trồng chè tập trung nhiều nhất ở huyện Thanh Chương (4.136 ha), Anh Sơn (2.001 ha), Kỳ Sơn (423 ha), Con Cuông (334 ha). Diện tích thu hoạch chè công nghiệp năm 2014 là 5.610 ha. Bảng 1. Diện tích trồng chè của Nghệ An giai đoạn 2005 – 2014 (Đơn vị: ha) Huyện Toàn tỉnh Thanh Chương Anh Sơn Con Cuông Kỳ Sơn Quỳ Hợp Quế Phong 2005 2010 2012 2014 Diện Diện Diện Diện Diện Diện Diện Diện tích tích thu tích tích thu tích tích thu tích tích thu trồng hoạch trồng hoạch trồng hoạch trồng hoạch 4.743 7.851 7.851 3.759 7.006 5.302 7.056 5.610 2.836 4.408 4.408 2.451 3.718 2.988 4.136 3.317 1.283 1.907 1.907 925 1.870 1.298 2.001 1.466 236 567 567 198 698 489 334 267 141 580 580 12 398 378 423 400 218 320 320 170 232 100 150 150 25 57 57 57 76 45 (Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2010, 2014. Cục Thống kê Nghệ An) Diện tích trồng chè của tỉnh từ năm 2010 đến nay có xu hướng giảm do 1 số vườn chè đến thời kì đốn chặt. Một phần, do gặp nắng hạn, một số vườn chè bị cháy nên diện tích chè giảm sút. Năng suất chè tăng từ 56,7 tạ/ha năm 2002 tăng lên 66,4 tạ/ha năm 2005; 92,7 tạ/ha năm 2010 và đạt 113,2 tạ/ha năm 2014. Năng suất chè cao nhất ở huyện Con Cuông, đạt 125,1 tạ/ha, huyện Thanh Chương 119 tạ/ha. Một số vùng chè nguyên liệu có năng suất cao như vùng chè ở Hạnh Lâm, Ngọc Lâm, Bãi Phủ, Thanh Mai năng suất chè đạt 200 - 250 tạ/ha. Cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng chè cũng tăng hàng năm. Sản lượng chè tăng từ 11.984 tấn năm 2002 lên 55.028 tấn năm 2010 và đạt 63.480 tấn năm 2014. Tốc độ tăng sản lượng bình quân trong giai đoạn 2000 – 2014 là 16,5%/năm. Địa phương có sản 153 Nguyễn Thị Trang Thanh lượng chè nhiều nhất là huyện Thanh Chương, năm 2014, sản lượng chè của huyện là 39.472 tấn, chiếm 62,2% sản lượng chè toàn tỉnh. Tiếp đến huyện Anh Sơn 12.126 tấn, chiếm 19,1%. Huyện Bảng 2. Năng suất và sản lượng chè Nghệ An giai đoạn 2005 – 2014 Toàn tỉnh Thanh Chương Anh Sơn Con Cuông Kỳ Sơn Quỳ Hợp Quế Phong 2005 2010 2012 2014 Năng Sản Năng Sản Năng Sản Năng Sản suất lượng suất lượng suất lượng suất lượng (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) (tấn) 66,4 24.947 92,7 55.055 113,3 60.081 113,2 63.480 67,3 16.500 95,0 32.286 121,3 36.235 119,0 39.472 68,4 6.330 99,9 15.747 106,9 13.776 82,7 12.126 41,4 819 64,2 2.350 97,8 4.783 125,1 3.339 90,0 108 101,1 3.287 107,2 4.054 87,7 3.506 70,0 1.190 52,0 1.092 88,0 880 66,0 990 46,7 266 65,6 295 (Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2010, 2014. Cục Thống kê Nghệ An) Nhằm nâng cao năng suất và sản lượng chè, Tỉnh đã đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các giống mới cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Năm 2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 87/2014/QĐ- UBND ngày 17 tháng 11 năm 2014 về hỗ trợ sản xuất chè như sau: Hỗ trợ 1.500 đồng/bầu giống chè Tuyết Shan, mật độ 3.300 bầu/ha; Hỗ trợ giống chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao với mức 400 đồng/bầu, mật độ 1.600 cây/ha; Hỗ trợ chi phí trồng mới, làm đất chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết Shan với mức 5.000.000 đồng/ha đối với các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương và mức 2.000.000 đồng đối với các huyện còn lại. Bảng 3. Diện tích các loại chè ở Nghệ An phân theo huyện năm 2014 Huyện Toàn tỉnh Thanh Chương Anh Sơn Con Cuông Kỳ Sơn Quỳ Hợp Huyện khác Tổng diện tích 7.056 4136 2001 334 423 150 12 PH1 239,7 0 180 41,7 0 18 0 LDP1,2 Trung du Shan Giống khác 6216,99 129 423 47,31 4136 0 0 0 1.644,69 129 0 47,31 292,3 0 0 0 0 0 423 0 132 0 0 0 12 0 0 0 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An) Cơ cấu giống chè của tỉnh đã có sự thay đổi cơ bản, các giống chè có năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo được thay thế bằng các giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt và trồng bằng phương pháp dâm cành. Cơ cấu giống chè trước năm 2010 của tỉnh bao gồm: giống LDP1, LDP2 chiếm 57,5%; giống PH1 chiếm 31,45%, tập trung ở vùng Thanh Chương; giống chè Shan tuyết chiếm 5,21%; giống chè Trung du chiếm 5,83%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh phát triển giống chè chính là giống LDP1, LDP2 do giống này chịu hạn tốt, năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh. Năm 2014, giống chè LDP1,2 có diện tích trên 6.216,99 ha chiếm 88,1% tổng diện tích trồng chè toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Chương, Anh Sơn. Giống chè Shan chiếm 6% tổng diện tích trồng chè, chỉ trồng ở huyện Kỳ Sơn. Chè Shan cho năng suất cao, chất lượng tốt và đang được đầu tư phát triển. Còn giống PH1 với diện tích giảm nhanh, chỉ còn 239,7 ha, chiếm 3,4% diện tích trồng chè. Mặc dù năng suất của chè PH1 cũng khá cao, thích hợp 154 Thực trạng liên kết giữa sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Nghệ An cho chế biến chè đen. Tuy nhiên, do giống này khả năng chịu hạn và chịu nóng kém hơn giống LDP1,2 nên diện tích giảm nhanh. Từ năm 2006 sản xuất và thu hái chè bắt đầu được cơ giới hóa. Phần lớn diện tích trồng chè trên địa bàn huyện đã được cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch. Số lượng máy hái chè tăng nhanh. Năm 2011, cả tỉnh có khoảng 685 máy hái chè. Trong đó huyện Anh Sơn có 150 máy, huyện Thanh Chương có 200 máy. Các xí nghiệp chè có 300 máy. Tổng đội Thanh niên xung phong 1 (TNXP) có 20 máy, Tổng đội THXP 2 có 15 máy. Đến năm 2014 toàn tỉnh đã có trên 1100 máy hái chè, trong đó Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển chè Nghệ An có nhiều nhất với 950 máy. Công nghệ hái chè bằng máy đến nay đã thực sự được áp dụng rộng rãi, giúp người dân giải quyết được công lao động, hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt. 2.2. Thực trạng chế biến chè Toàn tỉnh hiện nay có 86 cơ sở chế biến với tổng công suất thiết kế 527 tấn/ngày, với nhu cầu cần lượng nguyên liệu chế biến là 120.000 tấn/năm (thời gian chế biến 230 ngày/năm). Trong đó: - Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển chè Nghệ An có công suất chế biến thiết kế là 243 tấn/ngày. Công ti có 4 dây chuyền chè CTC và 9 dây chuyền chè xanh với khả năng chế biến 55.000 – 60.000 tấn chè búp tươi/năm (thời gian chế biến 230 ngày/năm), tương đương 10.000 12.000 tấn chè khô/năm. Sản phẩm chè CTC chiếm 40%, chè xanh chiếm 60%. Thực tế chế biến hiện nay của công ti chỉ đạt có 58% công suất thiết kế, tương đương sản lượng chế biến 32.000 tấn búp tươi/năm. - Công ti TNHH Chè Trường Thịnh: Có 02 dây chuyền chế biến với công suất chế biến thiết kế là 28 tấn/ngày. Trong đó 01 dây chuyền chế biến chè xanh công suất 12 tấn/ngày và 01 dây chuyền chế biến chè đen công suất 16 tấn/ngày. - Công ti Cổ phần Rồng Phương Đông: Có 02 dây chuyền chế biến với công suất chế biến thiết kế là 24 tấn/ngày. Trong đó 01 dây chuyền chế biến chè xanh công suất 12 tấn/ngày và 01 dây chuyền chế biến chè đen công suất 12 tấn/ngày. Ngoài ra còn có 75 cơ sở chế biến mini với tổng công suất chế biến chè xanh thiết kế là 220 tấn/ngày (bình quân 01 cơ sở có công suất chế biến 03 tấn búp tươi/ngày). Thực tế hiện nay các cơ sở chế biến chè (trừ Công ti ĐTPT chè Nghệ An) chỉ đạt 40-45% công suất thiết kế. Bảng 4. Sản lượng và giá trị sản xuất sản phẩm chè giai đoạn 2010 – 2014 Tổng toàn tỉnh Các công ti, Tổng đội TNXP Các cơ sở chế biến mini Sản lượng (tấn) 10.010 2010 2012 Giá trị sản xuất (tr.đ) 228.963 Sản lượng (tấn) 11.542 133.246 7.157 2014 Giá trị sản xuất (tr.đ) 218.518 Sản lượng (tấn) 10.924 Giá trị sản xuất (tr.đ) 261.768 4.886 111.537 6.068 5.124 106.981 4.865 95.717 4.385 92.289 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An) 169.479 Sản lượng và giá trị sản xuất chè tăng lên không ngừng trong những năm qua. Năm 2010, sản lượng chè búp khô toàn tỉnh đạt 10.010 tấn, giá trị sản xuất đạt 218.518 triệu đồng. Năm 2014, sản lượng chè búp khô đạt 11.542 tấn, giá trị sản xuất đạt 261.768 triệu đồng, trong đó chế biến 155 Nguyễn Thị Trang Thanh chè tại các công ti và tổng đội chiếm 62% tổng sản lượng chè khô và 64,7% giá trị sản xuất chè toàn tỉnh, sản lượng còn lại thuộc các cơ sở chế biến mini. Sản phẩm chè ở Nghệ An được tiêu thụ chủ yếu thông qua kênh xuất khẩu đi một số nước như Pakitstan, Nga, Ba Lan, Trung Quốc và Phần Lan,. . . Tỉ trọng xuất khẩu chiếm 90% khối lượng sản xuất, còn 10% tiêu dùng nội địa. Sản lượng xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm 2007 đạt 5.500 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5,7 triệu USD; năm 2010 khối lượng xuất khẩu là 5.380 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,16 triệu USD; năm 2014, khối lượng xuất khẩu chè của Nghệ An là 4.447 tấn. 2.3. Liên kết giữa sản xuất và chế biến chè Trong sản xuất và chế biến chè của Nghệ An có các hình thức liên kết sau: Liên kết giữa các hộ nông trường viên với doanh nghiệp. Đặc trưng cơ bản của hình thức liên kết này là bên mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu hay sử dụng đất đai, còn bên bán sản phẩm là nông dân phụ thuộc chỉ thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp. Hình thức hợp đồng trong trường hợp này thường là hình thức khoán sản phẩm cho hộ gia đình với sự hỗ trợ đầu tư về khoa học kĩ thuật, về vật tư... từ phía doanh nghiệp. Đất đai thuộc quyền sử dụng đất của các xí nghiệp chế biến chè của Công ti (Công ti TNHH MTV Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An, Công ti TNHH MTV Nông Công nghiệp 3/2). Các hộ nông trường viên được giao khoán đất và trồng chè trên diện tích được giao. Toàn bộ khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm đều do doanh nghiệp Nhà nước lo, người sản xuất chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào sản xuất ra sản phẩm với năng suất và chất lượng cao. Chè được sản xuất theo kênh này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, phần tiêu thụ trong nước rất ít. Để nâng cao chất lượng, năng suất chè, Công ti hỗ trợ các hộ trồng chè về giống, phân bón, kĩ thuật trồng. Công ti đã tích cực thay thế những giống chè cũ bằng những giống chè mới, năng suất và chất lượng cao, như LDP1, LDP2, Hồng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, đồng bộ hóa các giải pháp kĩ thuật từ khâu trồng chè, hái chè cho đến chế biến; xây dựng hệ thống hồ đập thuỷ lợi để chống hạn và giữ ẩm cho cây chè. Vấn đề chất lượng được Công ti đặc biệt quan tâm ngay từ khâu chọn giống chè trồng, quá trình chăm sóc thâm canh, thu hái sản phẩm đến quy trình công nghệ chế biến. Công ti có mạng lưới cán bộ khuyến nông thường xuyên hướng dẫn kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, vận chuyển nguyên liệu và điều chỉnh phun thuốc vào giai đoạn thích hợp nhất, tạo điều kiện cho cho việc sản xuất chè sạch. Chú trọng đầu tư thâm canh chè; trồng cây bóng mát, xây dựng đập chứa nước tưới cho cây chè; công tác phòng trừ sâu bệnh được thực hiện kịp thời và đúng quy trình. - Các Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế: các đội viên được giao khoán đất để trồng chè. Tỉnh hỗ trợ kinh phí trồng chè, tổng đội chịu trách nhiệm về giống, hướng dẫn kĩ thuật và tiêu thụ đầu ra cho các hộ đội viên. Trong các Tổng đội TNXP của tỉnh có 2 Tổng đội có dây chuyền chế biến chè là Tổng đội TNXP 8 thuộc xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn và Tổng đội TNXP 10 thuộc xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn. Còn các Tổng đội TNXP khác phần lớn kí hợp đồng với các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân để tiêu thụ sản phẩm. Tổng đội TNXP 2 (huyện Thanh Chương) liên kết với Công ti Trường Thịnh bao tiêu sản phẩm cho các hộ đội viên. - Nông dân có quyền sử dụng đất kí hợp đồng với các công ti. Thỏa thuận trong liên kết này tương đối đa dạng. Có trường hợp công ti cung ứng vật tư đầu vào, hướng dẫn quy trình kĩ thuật và thu mua chè của nông dân theo giá thỏa thuận từ đầu vụ. Có trường hợp công ti chỉ kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo giá thỏa thuận và không cung cấp dịch vụ đầu vào. Các dịch vụ đầu vào thường do nông dân tự lo hoặc được sự hỗ trợ của các tổ chức quần chúng và chính 156 Thực trạng liên kết giữa sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Nghệ An quyền địa phương. Như vậy, có thể thấy tác nhân đóng vai trò chính trong chuỗi liên kết này là những doanh nghiệp chế biến lớn như các doanh nghiệp Nhà nước, công ti liên doanh, công ti trách nhiệm hữu hạn. Ngoài ra, tham gia vào sản xuất chè có các hộ nông dân tự do. Đây là những hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Việc tiếp thu và áp dụng kiến thức có phần hạn chế, sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống và tận dụng khai thác sự màu mỡ của đất. Ít hộ có điều kiện để mua máy móc chế biến thành chè khô. Các hộ chủ yếu là đi thuê chế biến hoặc chế biến theo phương pháp thủ công. Chất lượng chè chế biến thấp và không đồng đều. Họ thường bán chè tươi ngay sau khi thu hoạch. Chè chủ yếu bán chè cho các cơ sở chế biến mini. Các giao dịch mua bán trong hình thức này hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, không liên quan tới sự hợp tác cụ thể nào, chủ yếu dựa trên uy tín và sự quen biết nên cũng dễ gặp rủi ro. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Những thành tựu Sản xuất chè đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, khai thác có hiệu quả quỹ đất, hàng năm tạo việc làm ổn định cho khoảng trên 20.000 lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như trên địa bàn các huyện miền Tây. Phát triển vùng chuyên canh chè đã huy động được nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là việc phát huy vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các giống mới phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng được đưa vào sản xuất như: LDP1, LDP2 và chè Shan, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất chè ngày càng được đẩy mạnh, như sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, thủy lợi tưới, việc đưa cơ giới vào sản xuất, nhất là khâu thu hoạch chè, đổi mới công nghệ chế biến,...qua đó đã nâng cao năng suất, chất lượng chè, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và giá trị sản xuất. Trong sản xuất chè đã hình thành mối liên kết giữa sản xuất và chế biến, giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nhà nước tạo chuỗi giá trị sản xuất chè ổn định và sản lượng chè trong chuỗi này chủ yếu xuất khẩu sang nước ngoài. Vùng trồng chè tập trung ở những vùng đồi núi, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn rửa trôi bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác, phát triển vùng chuyên canh chè, thúc đẩy nông nghiệp miền núi phát triển, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân ở vùng đồi núi. 2.4.2. Tồn tại, hạn chế Tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng sản xuất chè ở Nghệ An đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế: Diện tích chè hiện nay đạt được còn thấp so với mục tiêu và quy hoạch phát triển chè đã được phê duyệt. Nguyên nhân do khí hậu thời tiết diễn biến bất thường; chi phí sản xuất tăng cao, trong khi hiệu quả sản xuất chè còn thấp nên người trồng chè không mặn mà trong việc đầu tư mở rộng diện tích; Một số diện tích quy hoạch trồng chè bị cạnh tranh bởi các cây trồng khác như mía, sắn và trồng rừng nguyên liệu; Quỹ đất của các doanh nghiệp không còn nhiều để mở rộng diện tích, trong khi việc liên kết giữa các doanh nghiệp với người trồng chè để đầu tư mở rộng diện 157 Nguyễn Thị Trang Thanh tích gặp khó khăn do thiếu cơ chế ràng buộc; Một số doanh nghiệp không thực hiện đầu tư vùng nguyên liệu như đã cam kết trong dự án đầu tư. Diện tích chè trong hộ dân manh mún, nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh. Việc tổ chức sản xuất và quản lí ngành chè còn nhiều bất cập. Trong đó vấn đề nổi cộm nhất là mất cân đối giữa công nghiệp chế biến và sản xuất nguyên liệu, phá vỡ các mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ đã được hình thành lâu nay. Nguyên nhân do vùng nguyên liệu phát triển chậm, trong khi các cơ sở chế biến mini trong vùng mọc lên ồ ạt không theo quy hoạch. Hiện tại, toàn tỉnh có 75 cơ sở chế biến mini với công suất 220 tấn/ngày. Thực tế hiện nay nguyên liệu chỉ đáp ứng được 40 - 45% công suất chế biến. Sự mất cân đối giữa công nghiệp chế biến và sản xuất nguyên liệu đã dẫn đến tranh mua, tranh bán nguyên liệu giữa các cơ sở chế biến làm bất ổn định thị trường. Các cơ sở chế biến mini không có vùng nguyên liệu, khi thị trường thuận lợi thì tranh mua nguyên liệu, đẩy giá thu mua lên cao, tại những thời điểm nhạy cảm tạo sự hỗn loạn trên thị trường; khi thị trường khó khăn thì không tham gia thu mua dẫn đến hiện tượng nguyên liệu chè dư thừa cục bộ gây khó khăn cho người sản xuất chè. Việc thu hái chè không đúng quy trình không những ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của vườn chè, ảnh hưởng trực tiếp đến các vụ thu hoạch sau. Các cơ sở chế biến mini không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, không đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định, nên sản phẩm chế biến ra có chất lượng thấp, dẫn đến thương hiệu sản phẩm chè Nghệ An có nguy cơ bị ảnh hưởng và giảm sút trên thị trường. Do đó, sản phẩm chè Nghệ An không chỉ khó xâm nhập vào các thị trường tiềm năng có giá trị cao như: Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ,... mà còn có nguy cơ bị mất thị phần các thị trường truyền thống như: Nga, các nước Đông Âu, Đài Loan,... do chất lượng chè thấp, không ổn định và thiếu đồng đều. Sự phối hợp giữa doanh nghiệp kinh doanh chè và một số đơn vị, địa phương chưa thật chặt chẽ trong cả việc thực hiện kế hoạch trồng mới cũng như tổ chức thu mua nguyên liệu nên kết quả còn hạn chế. Hình thức liên kết giữa người sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè vẫn bộc lộ những hạn chế. Các chế tài ràng buộc sự liên kết còn lỏng lẻo, quy mô liên kết còn nhỏ hẹp, một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và chia sẻ lợi ích với nông dân làm cho mối liên kết thiếu tính bền vững,... Một số hộ trồng chè vì lợi ích trước mắt sẵn sàng thu hái nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn và bán cho cơ sở chế biến không đầu tư vùng nguyên liệu để lấy tiền và trốn nợ đầu tư của các đơn vị đã đầu tư vùng nguyên liệu, làm cho chất lượng nguyên liệu, sản phẩm chè thấp. Dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp, làm mất ổn định của ngành chè. Trong những năm qua, Nghệ An đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cây chè và sản phẩm chè. Tuy nhiên, những chính sách vẫn chủ yếu hỗ trợ ở khâu đầu vào, chưa chú trọng đến sản phẩm đầu ra, nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. 2.5. Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất chè bền vững Để có thể sản xuất chè bền vững, tạo ra sản phẩm chè xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới: - Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển chè công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt. Rà soát quỹ đất, xây dựng dự án/kế hoạch chi tiết đầu tư phát triển 158 Thực trạng liên kết giữa sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Nghệ An vùng nguyên liệu chè trên địa bàn, đặc biệt là các vùng sản xuất chè an toàn. - Cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến chè, đảm bảo cân đối giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến; tiến hành phân vùng nguyên liệu cụ thể cho từng cơ sở chế biến. Hạn chế việc hình thành nhiều cơ sở chế biến chè mini không có vùng nguyên liệu và công nghệ chế biến không đồng đều, chất lượng sản phẩm không cao. - Rà soát từng cơ sở chế biến chè trên địa bàn theo các quy định tại Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về cơ sở chế biến chè theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật, những cơ sở không đáp ứng Quy chuẩn kĩ thuật mà trước hết là không có vùng nguyên liệu thì kiên quyết xử lí theo quy định của pháp luật; giám sát việc thu mua nguyên liệu của các cơ sở chế biến, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán chè như hiện nay. - Đẩy mạnh công tác khuyến nông, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đặc biệt là quy trình sản xuất, thủy lợi tưới, cơ giới hóa,... tập trung phát triển các vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao, sản xuất chè an toàn và sản xuất có chứng nhận Rainforest Alliance, VietGAP để nâng cao giá trị chè. - Để tạo mối liên kết bền vững giữa sản xuất và chế biến chè, ngoài sự liên kết 4 nhà (hộ nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước) cần có sự vào cuộc các ngân hàng để hỗ trợ vốn cho cả hộ nông dân và doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro do tác động của thiên tai và thị trường. - Tăng cường công tác quản lí nhà nước về sản xuất kinh doanh chè: Quản lí vùng nguyên liệu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp và các hộ dân trong việc sản xuất chè, nhất là việc thu mua nguyên liệu và giá cả thu mua; Kiểm tra, quản lí chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở chế biến chè; Kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè. 3. Kết luận Phát triển cây chè có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở vùng miền núi Nghệ An, tạo ra sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Qua nhiều năm phát triển, Nghệ An đã hình thành được vùng chè công nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ. Tuy nhiên sản xuất chè vẫn còn nhiều bất cập. Vùng nguyên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến, chất lượng sản phẩm còn thấp, . . . Vì vậy, để phát triển vùng nguyên liệu chè bền vững, cần quy hoạch, phân vùng nguyên liệu theo cơ sở chế biến, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hộ nông dân và các doanh nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa khọc kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè,. . . Để đạt được điều đó, cần Tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể trong khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, nhằm thúc đẩy vùng nguyên liệu chè phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Thống kê Nghệ An, 2015. Niên giám thống kê Nghệ An năm 2014. [2] Vũ Đức Hạnh, 2015. Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình. Luận án tiến sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. [3] Hồ Quế Hậu, 2012. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. [4] Trần Văn Hiếu, 2004. Thực trạng và giải pháp cho sự liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. [5] Trần Quang Huy, 2010. Những giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 159 Nguyễn Thị Trang Thanh [6] Tạ Thị Thanh Huyền, 2011. Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông bắc Bắc Bộ theo hướng phát triển bền vững. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. [7] Phạm Thị Lý, 2000. Những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [8] Nguyễn Hữu Tài, 2009. Tình hình sản xuất và một số biện pháp quản lí chất lượng của tổng công ti chè Việt Nam. Báo cáo tại hội nghị tổng kết của hiệp hội chè Việt Nam, Hà Nội. [9] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, 2009. Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [10] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, 2015. Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chè tỉnh Nghệ An. ABSTRACT The association between tea production and processing in Nghe An Province Nghe An is now a tea cultivation areas with its own processing industry. Yields have been increasing rapidly and the province now exports about 5,000 tons of tea. However, processing capacity now far exceeds tea production levels. The many new mini-processing facilities can obtain only enough raw tea to work at 45% capacity, and they are competing to buy raw tea. If there is to be regional sustainable tea production and processing, the entire area should be zoned and classified, raw material processing facilities must be limited, product quality from production to processing must be monitored and farmers should be encouraged to grow more tea. In addition, banks should be encouraged to provide low interest loans to tea farmers and processors. Keywords: Economic linkages, tea production, tea processing, Nghe An Province. 160
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan