Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở ĐỊA BÀN PHƯỜNG NGHĨA TÂN - QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI...

Tài liệu THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở ĐỊA BÀN PHƯỜNG NGHĨA TÂN - QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI

.DOC
56
3666
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT =====***===== NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THỰC TRẠNG TRẺ EM LAO ĐỘNG Ở ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI NGÀNH: Công tác xã hội Mã số: 609 Hà Nội, 5-2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT =====***===== NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THỰC TRẠNG TRẺ EM LAO ĐỘNG Ở ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI NGÀNH: Công tác xã hội Mã số: 609 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Hải GV Chu Thị Kim Ngân Hà Nội, 5-2011 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở ĐỊA BÀN PHƯỜNG NGHĨA TÂN - QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, động viên kịp thời và chia sẻ của gia đình, thầy cô, bạn bè. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Giáo dục đặc biệt và thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tiến sỹ Nguyễn Xuân Hải – Trưởng Khoa Giáo dục đặc biệt; giảng viên Chu Thị Kim Ngân - Tổ bộ môn Công tác xã hội - Khoa Giáo dục đặc biệt đã luôn theo sát, chỉ bảo tận tình và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất UBND phường Nghĩa Tân, Viện nghiên cứu phát triển xã hội đã giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình trong quá trình thực hiện đề tài của mình. Vì thời gian và lượng kiến thức còn hạn chế nên trong đề tài còn nhiều điểm thiếu sót, rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTXH: Công tác xã hội ILO: International Labour Organization LĐ-TB&XH: Lao động - Thương Binh và Xã hội SC: Save the Children Alliance UBND: Uỷ ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lao động trẻ em là một hiện tượng tồn tại từ lâu ở tất cả các xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, phải đến đầu những năm 80 của thế kỉ thứ XX vấn đề lao động trẻ em mới được coi là vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Ở nước ta hiện nay, vấn đề tự do hoá thị trường, sức lao động gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay, lao động trẻ em đã mang lại lợi nhuận cho chủ sử dụng lao động. Trong một nền kinh tế như nền kinh tế của Việt Nam hiện nay với tỷ lệ hành nghề tự do đáng kể, sự phân chia về giới, tuổi người lao động có nghĩa mọi sức lao động sẵn có đều được sử dụng. Chưa có một con số thống kê đầy đủ tỉ lệ lao động trẻ em trong cả nước, nhưng theo thống kê của các cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992 – 1993 và 1997 – 1998, trẻ em thường tham gia các hoạt động kinh tế từ nhỏ, trong đó, nhóm trẻ từ 15 – 17 tuổi tham gia nhiều nhất với tỉ lệ 62,3% tổng số trẻ em tham gia hoạt động kinh tế. Phần lớn trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế gia đình, nhưng tỉ lệ trẻ em làm thuê kiếm sống ngày càng tăng lên. Đáng chú ý, có khoảng 15% trong số trẻ em làm thuê phải làm các công việc nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ và vật liệu xây dựng1. Hiện trạng lao động trẻ em rất cần sự quan tâm của nhà nước và toàn xã hội. Công ước số 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã quy định: tuổi tối thiểu được làm việc trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi. Còn ở nước ta, Bộ luật Lao động cũng đã nói rõ: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc (những trường hợp ngoại lệ có quy định riêng). Như vậy xét trên phương diện pháp lý, trẻ em dưới 16 tuổi mới chỉ được phép làm việc với tư cách là rèn luyện trong quá trình phát triển thể chất, nhân cách và tinh thần; chưa được phép tham gia lao động với ý nghĩa là một thành tố của lực lượng sản xuất xã hội và đem lại nguồn thu nhập chính đối với gia đình. Theo các số liệu điều tra dân số định kỳ các năm 1979, 1989, 1999 và điều tra chọn mẫu giữa các kỳ cho thấy, số trẻ em 1314 tuổi tham gia lao động (hoạt động kinh tế) ở thành thị khoảng 18%, ở nông thôn khoảng 38%, như vậy có thể nói, một bộ phận trẻ em nước ta 1 Bộ lao động thương binh xã hội, UNICEF, Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, Hà Nội, Văn hóa thông tin, 2009, tr. 63. chưa được hưởng đúng quyền bảo vệ và chăm sóc trẻ em do pháp luật quy định. Vấn đề là những trẻ em lao động đều xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn, bắt buộc các em phải lao động giúp đỡ bố mẹ, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Trong đó, đáng lưu ý nhất là các em từ nông thôn lên thành phố tìm việc làm. Trẻ em lao động ở thành thị sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về đời sống sinh hoạt bình thường, đặc biệt việc sử dụng lao động trẻ em hiện nay đang biến tướng dưới nhiều hình thức, các em dễ bị lợi dụng và lạm dụng sức lao động, thậm chí còn đối mặt với nguy cơ bị đánh đập, đối xử tàn tệ. Bên cạnh đó, sống xa gia đình, thiếu sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, không được giáo dục trong trường học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức, cũng như sự hình thành nhân cách của các em. Trong khi nhận thức về lao động trẻ em của nhiều người còn chưa đúng, thái độ và cách đối xử của những người dân với lao động trẻ em thường có ý đề phòng, tránh xa, càng làm sâu thêm sự mặc cảm trong tâm hồn trẻ. Những vấn đề mà trẻ em lao động ở thành thị có thể gặp phải cần được xã hội quan tâm nhiều hơn nữa và đồng thời có những biện pháp hỗ trợ phù hợp để giúp các em tránh gặp phải những rủi ro trong quá trình lao động ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất cũng như tâm lý, tình cảm. Vì thế bản thân tôi lựa chọn đề tài: ”Thực trạng trẻ em lao động địa bàn Phường Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy – Hà Nội” nhằm nghiên cứu vấn đề này, tìm hiều rõ thực trạng đang xảy ra thông qua khảo sát tại một địa bàn cụ thể. Từ đó, tìm ra những hướng giải pháp cho vấn đề, tạo cơ hội cho nhóm trẻ này có sự phát triển tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu thực trạng lao động trẻ em trên địa bàn phường Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy nhằm bổ sung thêm thông tin về trẻ em làm việc và lao động trẻ em; từ đó đưa ra một số đề xuất dưới góc độ công tác xã hội nhằm hạn chế tình trạng lao động trẻ em. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về lao động trẻ em. - Điều tra thực trạng, phân tích và đánh giá thực trạng lao động trẻ em trên địa bàn phường Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy. - Đề xuất các giải pháp nhằm hướng tới hạn chế tình trạng lao động trẻ em và góp phần thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức của cộng đồng với vấn đề lao động trẻ em. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: : Lao động trẻ em ở phường Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng lao động trẻ em ở Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy 5. Giả thuyết khoa học Trẻ em lao động phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ nhưng chưa nhận được những biện pháp hỗ trợ phù hợp. 6. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Khu vực phường Nghĩa Tân (phố Nghĩa Tân và phố Tô Hiệu). - Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Lao động của những trẻ em đang làm trong các quán ăn, cửa hàng và bán hàng rong. - Giới hạn khách thể điều tra: 20 lao động trẻ em trên địa bàn. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Tổng hợp, phân tích các văn bản pháp luật, quy định, tài liệu… có liên quan đến lao động trẻ em làm cơ sở lý luận trong quá trình nghiên cứu và để so sánh, đối chiếu, vận dụng vào thực tiễn; giúp tìm hiểu vấn đề còn tồn tại, nhu cầu được đặt ra. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng trong điều tra tình hình các lao động trẻ em. + Phương pháp nghiên cứu định lượng: thực hiện phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi + Phương pháp nghiên cứu định tính: thực hiện phỏng vấn sâu và quan sát tham dự. Cụ thể: phỏng vấn sâu những đối tượng: trẻ em, chủ sử dụng lao động, những người làm công tác quản lý ở cấp cơ sở - phường Nghĩa Tân. Quan sát tham dự: quan sát được công việc của trẻ, môi trường làm việc của trẻ, hành vi, thái độ của trẻ và của chủ, để kiểm chứng được thông tin từ phỏng vấn có chính xác hay không. 7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp xử lý số liệu thống kê: dùng phần mềm SPSS. - Mục đích: khai thác có hiệu quả các số liệu sau khi thực hiện bảng hỏi; rút ra được những nhận xét, kết luận khoa học khách quan đối với vấn đề nghiên cứu. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Trên thế giới Lao động trẻ em đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm trong nhiều năm qua, đặc biệt là đối với các chính phủ. Trên thế giới có rất nhiều những nghiên cứu đã được xây dựng, thực hiện; các dự án được phát triển và chương trình hành động, các chiến dịch đã được phát động nhằm trao đổi thông tin và giải quyết tình trạng lao động trẻ em. Hội nghị quốc tế Ôx-lô (tháng 6/1999) về lao động trẻ em thể hiện sự quan tâm quốc tế ngày càng tăng về lao động trẻ em. Hội nghị dựa trên cơ sở các văn kiện quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là Công ước về Quyền trẻ em; Công ước 138 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu năm 1973; Công ước số 29 về lao động cưỡng bức năm 1930 và trong khuôn khổ Kế hoạch hành động của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990. Hội nghị này là sự tiếp nối Hội nghị Am-xec-dam về lao động trẻ em năm 1997. Các đại biểu tại hội nghị Ôx-lô công nhận tầm quan trọng của nhiều hội nghị quốc tế và khu vực liên quan tới vấn đề lao động trẻ em. Đặc biệt đã đề cập đến: - Tuyên bố và chương trình hành động của Hội nghị quốc tế Viên về quyền con người năm 1993. - Chương trình hành động của hội nghị Cai-rô về Dân số và phát triển năm 1994. - Tuyên bố và chương trình hành động của Hội nghị cấp cao thế giới Cô-pen-ha-ghen về phát triển xã hội năm 1995. - Tuyên bố và chương trình hành động của Hội nghị thế giới Stốckhôm chống bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại năm 1996. - Kết luận của hội nghị Am-xéc-dam về lao động trẻ em. - Tuyên bố của Hội nghị cấp cao lần thứ 9 Hiệp hội các nước hợp tác khu vực Nam Á tại Ma-lê tháng 5 năm 1997. - Tuyên bố Takagen về xóa bỏ lao động trẻ em tháng 5 năm 1997. - Khuyến nghị của hội nghị cấp cao các nước Tổ chức thống nhất châu Phi ở Ha-ra-nê tháng 6 năm 1997. Mục đích chính của Hội nghị Ôx-lô là xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em. Mục tiêu là bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột về kinh tế và khỏi làm bất kì công việc nào có thể độc hại hoặc gây ảnh hưởng tới sự giáo dục hoặc có hại đối với sức khỏe, sự phát triển thể lực, trí lực, đạo đức, tinh thần hay hội của trẻ em. Năm 2008, theo báo cáo của Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết trên thế giới hiện có 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó 126 triệu em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu em lao động như nô lệ. Tổ chức Cứu trợ trẻ em nhấn mạnh sự cần thiết để trẻ em được lao động trong những điều kiện xứng đáng, bảo đảm an ninh và vệ sinh, hưởng lương phù hợp và có thể kết hợp lao động với học hành. Tuy nhiên, nạn bóc lột trẻ em đang diễn ra phổ biến và trầm trọng. Theo bà Pepa Horno, một chuyên gia của Tổ chức Cứu trợ trẻ em, hiện có 8,5 triệu trẻ em đang phải làm những công việc bất hợp pháp, nặng nhọc và nguy hiểm đối với tuổi thơ. Một trong những hình thức nô dịch trẻ em là việc buôn bán trẻ em, hay bóc lột tình dục từ các thương vụ du lịch "sex" với sự tham gia của 1,8 triệu trẻ vị thành niên. Bản báo cáo của Tổ chức Cứu trợ trẻ em còn cho biết hiện nay 300.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị bắt đi lính và dính vào các cuộc xung đột vũ trang. Điều tồi tệ nhất là các em bị buộc phải chứng kiến hoặc tiến hành các vụ thảm sát ngay tại làng quê mình để không còn đường trở về nhà hoặc tái hoà nhập xã hội. Ngoài ra, 1 triệu trẻ em phải làm việc tại các mỏ để khai thác vàng hoặc kim cương. Tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Lao động Nam Phi công bố ngày 11/6, hiện nước này có hơn 4,8 triệu lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Mặc dù tại Nam Phi, việc sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm và độc hại như pha trộn hoặc phun thuốc trừ sâu, điều khiển các loại máy móc dễ xảy ra tai nạn, máy móc có động cơ lớn và nặng hoặc làm việc trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đều bị cấm. Trẻ em thường làm việc trong điều kiện hà khắc như phải vào trong các hầm sâu dưới lòng đất để khuân vác những thứ nhiều khi còn nặng hơn cả trọng lượng cơ thể của các em. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố các số liệu cho thấy, thế giới có 246 triệu trẻ em làm những nghề nguy hiểm đến tính mạng, 73 triệu lao động trẻ em chưa tới 10 tuổi. Ở các nước phát triển có 2,5 triệu trẻ em phải làm việc trong khi 127 triệu trẻ em dưới 14 tuổi làm việc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 22.000 trẻ em chết mỗi năm do các tai nạn lao động. Ở Ấn Độ, Nêpal, nhiều trẻ em phải kiếm sống bằng nghề đập đá. Ở khu vực cận sa mạc Saraha châu Phi với tỷ lệ 1/4 số trẻ em ở khu vực này bị bóc lột sức lao động. Khoảng 60% số lao động trẻ em trên thế giới làm việc trong nông nghiệp và không có cơ hội được học hành. Trước thực trạng lao động trẻ em, đặc biệt là những hình thức lao động trẻ em tồi tệ hiện nay, ngày 8/5, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã kêu gọi cộng đồng thế giới hành động mạnh mẽ hơn nữa để tiếp tục giảm và tiến tới loại trừ tình trạng lao động trẻ em trên toàn cầu vào năm 2016. 1.1.2.Tại Việt Nam Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tình trạng lao động trẻ em xuất hiện từ khá lâu trong lịch sử. Gần đây vấn đề này càng trở nên bức xúc khi số lượng lao động trẻ em không ngừng tăng lên, bên cạnh đó là một số biểu hiện của mặt trái của nền kinh tế thị trường, đặt ra và tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội nan giải, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. - Gần 60% trẻ em trong diện điều tra phải làm việc sau giờ đi học, gần 40% làm việc cả trước và sau giờ đi học và hầu hết trẻ em phải làm việc quanh năm. Đó là một vài kết quả từ cuộc khảo sát tình trạng trẻ em lao động sớm, do Sở LĐTBXH Hà Nội thực hiện tại một số quận, huyện giai đoạn 2009-2010. Kết quả khảo sát được công bố mới đây cho thấy kết quả đáng báo động, khi có gần 85% trẻ em tham gia lao động cho biết phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại khi đang đi học, đặc biệt trong đó có 18,3% đang học tiểu học, 54,57% đang học THCS và 27% đang học THPT. Kết quả trên cho thấy, số học sinh từ 6-14 tuổi chiếm phần lớn trong số trẻ em phải lao động sớm hiện nay. Hình 1.1. Trẻ đánh giày tại thành phố Hà Nội Về nguyên nhân khiến trẻ bỏ học để lao động được lý giải một phần do cha mẹ khi hầu hết các gia đình vì hoàn cảnh nghèo khó nên bắt các con phải lao động để đóng góp vào chi tiêu cho gia đình. Bằng chứng là có tới 2/3 trẻ em (62%) trong số được điều tra cho biết tiền kiếm được từ lao động được sử dụng góp vào chi tiêu chung của gia đình, khoảng 19% sử dụng tiền vào chi tiêu riêng hoặc tiết kiệm riêng và chỉ có 8% sử dụng tiền lương để mua sắm đồ dùng học tập. Đáng lưu tâm là có khoảng 4% trẻ em không nhận trực tiếp lương từ chủ sử dụng lao động vì “họ đưa thẳng cho bố mẹ chúng em”. Những con số kể trên cho thấy, phần lớn trẻ em phải tham gia lao động chịu áp lực rất lớn từ phía cha mẹ và gia đình. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hải Hữu- Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) thì các ông bố, bà mẹ vẫn chưa ý thức được việc bắt con lao động kiếm tiền sớm là sai phạm, mà nếu có biết đó là sai thì cũng chưa có luật nào quy định bắt phạt bố mẹ vì tội bắt con phải lao động. - Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2016 xóa bỏ lao động trẻ em, nhưng để thực hiện được mục tiêu này không dễ. Bởi vậy, từ nay đến khi xóa bỏ được tình trạng trẻ em phải tham gia vào các hoạt động kinh tế quá sớm, một đề xuất đáng chú ý là: Chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương chủ động tham gia vào quá trình đàm phán, thỏa thuận tiền lương, tiền công giữa chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và người lao động bởi nếu thực hiện được thì các em sẽ được hưởng sự công bằng từ sức lao động của mình. 1.2. Một số khái niệm có liên quan 1.2.1. Khái niệm trẻ em Trẻ em là thành viên trong xã hội nhưng khác với người lớn, trẻ đang phát triển và cần có được điều kiện tối ưu để phát triển. Điều kiện này thay đổi theo mỗi hoàn cảnh, có mặt mạnh mặt yếu, mặt mạnh sẽ giảm bớt thiệt hại do mặt yếu gây ra. Thí dụ: Con nhà nghèo không được cha mẹ thương yêu quan tâm, mồ côi nhưng được cha mẹ nuôi hết lòng chăm sóc, khuyết tật nhưng được nhà nước, cộng đồng và gia đình kết hợp tốt nên cuộc sống được an ủi thoải mái. Trong “Công ước Quyền trẻ em” có nêu: Điều 1: Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Điều 31: 1. Các Quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi vào các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật. 2. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và thúc đẩy quyền của trẻ em được tham gia đầy đủ vào sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật, và khuyến khích việc dành những cơ hội bình đẳng và thích hợp cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí và tiêu khiển. Điều 32: 1. Các Quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và làm bất kỳ công việc gì có thể nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khoẻ hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em. 2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục nhằm đảm bảo việc thực hiện điều này. Để đạt mục tiêu này và lưu ý đến các điều khoản thích hợp của các văn kiện quốc tế khác, các Quốc gia thành viên phải: a) Quy định một hay nhiều hạn tuổi tối thiểu được phép thu nhận vào làm công; b) Có quy định thích hợp về giờ giấc và điều kiện lao động; c) Quy định những hình phạt thích hợp hay các hình thức phạt khác để đảm bảo việc thực hiện điều khoản này. 1.2.2. Khái niệm lao động - Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay một hàng hóa. - Theo quan điểm của C. Mác, lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, là cơ sở thực tiễn tạo ra mọi vấn đề và phương hướng giải quyết những vấn đề nói trên2. 1.2.3. Khái niệm việc làm - Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm3. 1.2.4. Khái niệm lao động trẻ em - Theo ILO, lao động trẻ em (Child labour) là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em, những người dưới 18 tuổi phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm các công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ, hoặc phải làm quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để vui chơi, học tập4. 1.2.5. Phân biệt “lao động trẻ em”; “trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế” và “trẻ em tham gia làm việc” Trên thực tế, vì nhiều lí do khác nhau mà người ta vô tình hoặc cố tình không hiểu rõ khái niệm “lao động trẻ em ”. Hai khái niệm gây ra nhiều tranh cãi là “trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế” và “trẻ em tham gia làm việc”. - “Trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các báo cáo thống kê, các cuộc điều tra xã hội học về việc làm và lao động nói chung hoặc lao động trẻ em nói riêng ỏ nhiều quốc gia trên thế giới, có thể hiểu đơn giản là các hoạt động sinh lợi do trẻ em thực hiện cho dù công việc đó có là hợp pháp hay là bất hợp pháp, thời gian lao động ngắn hay dài, có hợp đồng lao động hay không. Nội hàm của khái niệm này không bao gồm các hoạt động không sinh lời như làm việc giúp gia đình. - “Trẻ em tham gia làm việc” là thuật ngữ hay dùng trong các hội thảo, hội nghị quốc tế và khu vực về vấn đề lao động trẻ em. Một cách chung nhất, đây là một khái niệm để chỉ rằng trẻ em có thể làm các công việc này và đối lập với khái niệm lao động trẻ em. 2 C. MÁC: Tư bản, Tập I, Phần I, Tiến bộ, Matxcơva và Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 231 Điều 13, Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 4 ILO, Ngăn ngừa, cấm và xóa bỏ lao động trẻ em, 2004 3 - Như vậy khái niệm lao động trẻ em hoàn toàn khác biệt với hai khái niệm trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và trẻ em tham gia làm việc tại một số điểm cơ bản: + Về phạm vi: khái niệm lao động trẻ em là rộng nhất so với hai khái niệm còn lại. + Về tính chất: khái niệm trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế rộng hơn. + Về chủ thể: khái niệm lao động trẻ em sẽ được xác định căn cứ vào những độ tuổi của trẻ khi tham gia lao động. - Thuật ngữ về lao động trẻ em được xuất hiện tại điều 40 của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em của Việt Nam. Luật này xếp lao động trẻ em vào 2 trong số 11 dạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm: trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật. 1.3. Một số vấn đề chung về lao động trẻ em 1.3.1 Quan điểm về lao động trẻ em Từ bao đời nay ở Việt Nam, trẻ em tham gia làm việc hay lao động và lao động trẻ em không phải là hiện tượng mới lạ. Trẻ em có những đóng góp quan trọng trong lao động gia đình. Ở nông thôn, do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp và điều kiện kinh tế lao động của các hộ gia đình, nên trẻ em ngay từ khi còn bé thường ngày cũng tham gia phụ việc cho người lớn trong các công việc cùng gia đình như chăn trâu, cắt cỏ, làm công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm ruộng, làm vườn…ngoài việc trông em, lo cơm nước. Trẻ em còn có thể trở thành lao động chính trong những gia đình có nghề phụ. Nhiều làng nghề, vùng nghề của Việt Nam phát triển thu hút nhiều đối tượng lao động, trong đó có trẻ em. Trong nhận thức của người lớn, trẻ em tham gia làm việc hay lao động cùng cha mẹ trong gia đình là hoàn toàn cần thiết và đây là nghĩa vụ. Lao động không chỉ nhằm tăng thu nhập cho gia đình, cho bản thân mà còn được coi là quá trình xã hội hoá để giúp các em trưởng thành, vững vàng, có thêm kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp, phát triển trí lực, thể lực và nhân cách chuẩn bị cho cuộc sống ngày mai. Chúng ta thường quan niệm khác nhau về trẻ em lao động, thậm chí có những quan niệm trái ngược nhau. Cụ thể hiện nay có những quan niệm phổ biến như sau:  Trẻ em cần (có nghĩa vụ) phải lao động để sống còn/là điều bình thường. Nhất là khi các em không có điều kiện học lên (hoặc không thể tiếp tục học/học dốt) thì đương nhiên phải đi làm.  Luật pháp (của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam) quy định trẻ em từ 15 tuổi đã có quyền ký kết hợp đồng lao động. Vì chưa có sẵn tài nguyên nhân lực lao động.  Trẻ lao động chứng tỏ khả năng tháo vát, trưởng thành sớm.  Trẻ em phải lao động là đáng thương, là bị lạm dụng. 1.3.2 Phân biệt những công việc có thể và không thể chấp nhận được với trẻ em5 Bảng 1.1. Phân biệt những công việc có thể và không thể chấp nhận được với trẻ em TT 1 Tiêu chí Có thể chấp nhận được nếu Tính chất Phù hợp với độ tuổi và công việc khả năng thể chất,tinh thần của trẻ Lương thiện, hợp pháp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội 2 5 Điều kiện Được người lớn kèm cặp, và môi giúp đỡ trong quá trình trường làm làm việc Thời gian làm việc ngắn, việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí Điều kiện làm việc an Không thể chấp nhận được nếu Quá nặng nhọc hoặc phức tạp so với khả năng thể chất và tinh thần của trẻ Không lương thiện hoặc bất hợp pháp, xâm pahmj an ninh, trật tự hoặc đạo đức xã hội Bị người lớn giám sát, kìm kẹp hoặc khống chế trong quá trình làm việc Trong thời gian làm việc dài nên thiếu hoặc có thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí Điều kiện làm việc nguy Vấn đề lao động trẻ em - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội - 2000 toàn, môi trường làm việc không độc hại, ô nhiễm Môi trường xã hội ở nơi làm việc lành mạnh, không ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần, đạo đức, xã hội 3 Tâm lý, hoàn cảnh & mức độ trường thành của trẻ Được bù đắp thích đáng về vật chất và tinh thần Làm việc trên cơ sở tự nguyện, nhằm rèn luyện bản thân và giúp đỡ gia đình Tham gia làm việc ở độ tuổi thích hợp theo quy định của pháp luật hiểm, môi trường làm việc độc hại, ô nhiễm Môi trường xã hội ở nơi làm việc không lành mạnh, đễ bị lạm dụng thể xác, tình cảm hoặc tha hóa về đạo đức, tinh thần Không được động viên và trả công thích đáng Làm việc do bị người khác hoặc hoàn cảnh bắt buộc, nhằm kiếm sống cho mình hoặc gia đình Phải làm việc quá sớm, ở độ tuổi quá nhỏ, thấp hơn tuổi lao động tối thiểu trong pháp luật 1.3.3 Phân loại lao động trẻ em Theo tổ chức Lao động quốc tế, hiện nay tồn tại bảy dạng lao động trẻ em chính bao gồm: - Lao động kiếm sống trên đường phố - Lao động cưỡng bức, cầm cố hoặc gán nợ - Lao động trong công nghiệp và đồn điền - Lao động quá mức và bất bình đẳng của trẻ em gái - Lao động quá mức trong khuôn khổ gia đình - Đi ở - Bóc lột tình dục Ở Việt Nam, dự theo tính chất, trẻ em lao động có thể phân thành ba loại chính sau: - Trẻ em làm các công việc (bao gồm cả các công việc kinh doanh) trong khuôn khổ gia đình một cách tự nguyện hoặc theo sự phân công của cha mẹ - Trẻ em lang thang tự kiếm sống, có thể chịu hoặc không chịu sự chỉ huy của người lớn, ví dụ như trẻ đánh giày, bán báo, bới rác, ăn xin… ở đô thị - Trẻ làm thuê cho các chủ sử dụng lao động Xét về điều kiện lao động, những công việc mà trẻ em hiện làm ở Việt Nam có thể chia thành những nhóm chính như sau: - Nhóm1: Gồm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của trẻ: ví dụ như đào đãi khoáng sản tại các mỏ ở các khu vực miền núi, làm thợ hoặc phụ nghề xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng... - Nhóm 2: gồm các công việc và điều kiện làm việc có thể ảnh hưởng xấu tới sự phất triển đến nhân cách, thậm chí có thể bị xâm hại về tình dục , ví dụ : phục vụ trong các nhà hàng , mát xa .... - Nhóm 3: Cùng các công việc thường không nguy hiểm, độc hại nhưng có thời gian làm việc dài ảnh hưởng đến việc học tập, ví dụ như: làm việc ở các làng nghề truyền thống (mộc, thêu, đan lát, dệt, làm các mặt hàng thủ công); các công việc ở các lĩnh vực nông sản, thực phẩm... - Nhóm 4: Gồm các công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ, có sự hướng dẫn, giám sát của người lớn; ví dụ như tập luyện và biểu diễn các môn năng khiếu (thể thao, nghệ thuật...); học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề chính thức; làm các công việc vặt trong gia đình. 1.3.3 Nguyên nhân của lao động trẻ em Lao động trẻ em bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chính gồm: - Nghèo đói, thất nghiệp, thiếu các nguồn trợ cấp xã hội - Giáo dục khó tiếp cận, không phù hợp - Tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự cấu trúc lại nền kinh tế - Thiên tai, xung đột vũ trang, bệnh dịch - Sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính - Chính sách pháp luật thiếu, không phù hợp, kém hiệu quả - Tính chất kinh tế dễ phục tùng, dễ bóc lột của lao động trẻ em - Quan niệm truyền thống lạc hậu - Quy mô, tính chất và quan hệ gia đình 1.3.4 Hậu qủa của lao động trẻ em Lao động trẻ em không chỉ để lại những hậu quả đối với bản thân trẻ mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực không nhỏ đối với gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Lao động trẻ em tồn tại song hành với tình trạng đói nghèo và kém phát triển: * Đối với trẻ: - Thường bị thất học hoặc phải bỏ học sớm nên không có cơ hội phát triển, thu nhập thấp - Có thể bị tai nạn lao động, suy dinh dưỡng, còi cọc, già trước tuổi - Dễ bị khủng hoảng tinh thần, mất niềm tin vào cuộc sống - Dễ bị tha hóa về đạo đức, lối sống hay sa vào các tệ nạn xã hội hoặc phạm pháp * Đối với gia đình - Tương lai con cái mờ mịt, gia đình không phát triển - Kinh tế gia đình không vững chắc, có thể phải chịu nhiều rủi ro - Dễ khủng hoảng hoặc tan vỡ nếu con cái sa vào các tệ nạn xã hội * Đối với cộng đồng - Đời sống vật chất thấp kém, nghèo đói và tệ nạn xã hội phổ biến - Các giá trị đạo đức tinh thần chung phai nhạt, sức mạnh và sự đoàn kết giảm sút. * Đối với xã hội - Lực lượng lao động què quặt, không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, đầu tư giảm sút - Gánh nặng về việc làm, đào tạo nghề và giải quyết các vấn đề xã hội. 1.3.5 Quan điểm và hướng tiếp cận của ILO về giải quyết vấn đề Lao động trẻ em Trước thực trạng lao động trẻ em phổ biến khắp các châu lục, tổ chức ILO đưa ra các quan điểm và hướng tiếp cận nhằm từng bước đẩy lùi và tiến đến xóa bỏ lao động trẻ em: - Quy định độ tuổi tối thiểu được tham gia lao động hay làm việc - Cấm sử dụng trẻ em làm việc ban đêm - Quy định tiêu chuẩn và kiểm tra sức khỏe đối với một số công việc - Quy định các điều kiện sử dụng trẻ em làm việc dưới lòng đất - Xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ Kết luận chương 1. Trẻ em là tương lai của đất nước, lực lượng lao động chính trong tương lai, bất kì quốc gia nào cũng hướng tới các chương trình giáo dục và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trẻ em được học tập, phát triển một cách toàn diện. Trong các văn bản luật pháp quốc tế cũng như của Việt Nam đề thể hiện rõ trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức chính trị xã hội phải đảm bảo quyền lợi của trẻ em. Trong khi đó tình trạng lao động trẻ em ngày càng gia tăng và diễn biến một cách phức tạp, được cả thế giới và Việt Nam quan tâm, nghiên cứu và tìm cách giải quyết trong nhiều năm qua. Hiểu được rõ các khái niệm về “trẻ em”, “quyền trẻ em”, “lao động”, “việc làm”, “lao động trẻ em”; “trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế” và “trẻ em tham gia làm việc” chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng lao động trẻ em và những nguy cơ sẽ gặp phải đối với trẻ em. Từ đó, có thể tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất nhằm chấm dứt tình trạng lao động trẻ em.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan