Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện thanh nhàn năm 2022

.PDF
40
1
87

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ KIM ANH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH- BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ KIM ANH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH- BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. Mai Thị Lan Anh NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô hướng dẫn chuyên đề của tôi, Tiến sĩ Mai Thị Lan Anh, về sự hướng dẫn chuyên nghiệp, kiên nhẫn và tâm huyết của cô trong suốt quá trình làm chuyên đề. Cô là một phần quan trọng trong sự phát triển chuyên ngành và khoa học cá nhân tôi. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Hội đồng chuyên đề của tôi về những nhận xét và góp ý của các thành viên trong Hội đồng cho chuyên đề của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học và Bộ môn Điều dưỡng Nội người lớn trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã có đóng góp quý báu cho sự phát triển của tôi trong suốt thời gian học tập và làm chuyên đề tại Nhà trường. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tôi thực hiện chuyên đề.Tôi không thể hoàn thành được chương trình học và chuyên đề này nếu không có sự đóng góp to lớn của Ban Giám đốc cùng các khoa phòng BV Thanh Nhàn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người hy sinh thầm lặng, luôn bên cạnh, ủng hộ và động viên tôi trong suốt chặng đường gian nan, thử thách. Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo chuyên đề: “Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh- bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022.” là báo cáo tự bản thân tôi thực hiện, các số liệu khảo sát của tôi trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố ở bất kỳ báo cáo chuyên đề hay công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cảm ơn ............................................................................................…… i Lời cam đoan................................................................................................ ii Mục lục ....................................................................................................... iii Danh mục bảng, biểu .................................................................................... v Các chữ viết tắt ............................................................................................ iv Đặt vấn đề …………………………………………………………………1 Chương I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 3 1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 6 2.1. Trên thế giới ........................................................................................ 6 2.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 8 CHƯƠNG II: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................ 10 1. Giới thiệu về bệnh viện Thanh Nhàn ...................................................... 10 2. Khảo sát kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh ............ 12 2.1. Phương pháp khảo sát ........................................................................ 12 2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................ 12 CHƯƠNG III–ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...................................................... 17 CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN ......................................................................... 25 Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 26 Phụ lục iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại kiến thức tiêm 05 Bảng 1.2. Phân loại mức độ kỹ thuật tiêm của NB 05 Bảng 2.1: Đặc điểm trình độ học vấn, tình trạng chung sống 14 Bảng 2.2. Đặc điểm ĐTĐ của nhóm nghiên cứu 15 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1. Đặc điểm độ tuổi của nhóm nghiên cứu 13 Biểu đồ 2.2. Đặc điểm giới của nhóm nghiên cứu 13 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ BMI của nhóm nghiên cứu 14 Biểu đồ 2.4. Đánh giá kiến thức tiêm Insulin 16 Biểu đồ 2.5. Đánh giá thực hành tiêm Insulin chung 16 iv CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADA: American Diabetes Association (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ) BMI: Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) NB: Người bệnh CDC: Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật) FITTER Hội thảo khuyến nghị chuyên gia DKT Diabetes Knowledge Test (Kiểm tra kiến thức về đái tháo đường) ĐTĐ: Đái tháo đường EASD: European Association for the Study of Diabetes (Hiệp hội đái tháo đường châu Âu) HbA1c Hemoglobin A1c HĐH Hạ đường huyết IDF: International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái tháo đường thế giới) ITQ: Injection Technique Questionnaire (Bộ câu hỏi kỹ thuật tiêm) MDRC Michigan Diabetes resarch center (Trung tâm nghiên cứu đái tháo đường Michigan) PTTH Phổ thông trung học WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) XN: Xét nghiệm 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết bài tiết Insulin, khiếm khuyết hoạt động Insulin, hoặc cả hai, gây ra tổn thương biến chứng cấp và mạn tính ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu…có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [1]. Điều trị đái tháo đường gồm: phát hiện và điều trị biến chứng của đái tháo đường và kiểm soát đường huyết [2]. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập thể lực thì các người bệnh đều cần phải sử dụng thuốc viên hạ đường huyết và/hoặc tiêm Insulin [3], [4]. Insulin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị đái tháo đường type 1 và hầu hết các người bệnh đái tháo đường type 2 cuối cùng sẽ cần được điều trị bằng Insulin do mất chức năng tế bào β. Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Hội đái tháo đường Châu Âu (EASD) đều khuyến cáo các người bệnh đái tháo đường type 2 nên sử dụng Insulin sớm [5]. Theo nghiên cứu của trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) tỷ lệ người bệnh sử dụng Insulin vào năm 2011 ở Mỹ là 30,8%, trong đó 17,8% dùng Insulin đơn trị liệu và 13% dùng Insulin kết hợp với thuốc viên hạ đường máu [6]. Tại Việt Nam một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường như sau: tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên tỷ lệ người bệnh tiêm Insulin chiếm hơm 33% [7], tại các bệnh viện chuyên khoa thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam Việt Nam số người bệnh ĐTĐ type 2 sử dụng Insulin ở vào khoảng 10% đến 33% [8]. Thiếu hụt kiến thức tiêm Insulin và thực hành tiêm Insulin không đúng làm giảm hiệu quả kiểm soát đường huyết cũng như gây ra những phản ứng có hại do tiêm (ADR) như: hạ đường huyết, ngứa, loạn dưỡng mỡ dưới da, bầm tím vị trí tiê. Vì vậy, người bệnh cần được trang bị kiến thức đầy đủ về bệnh ĐTĐ và được hướng dẫn thực hành sử dụng Insulin đúng cách [9]. Khoa Khám bệnh Bệnh viện Thanh Nhàn hiện đang theo dõi điều trị cho hơn 6.000 người bệnh ĐTĐ trong đó số người bệnh tiêm Insulin chiếm tỷ lệ 45%. Quan tìm hiểu sơ bộ thấy rằng người bệnh có sự thiếu hụt về kiến thức và thực hành tiêm Insulin, do đó để làm rõ thực trạng kiến và thực hành của người bệnh về việc sử dụng Insulin, chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm 2 Insulin của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh - bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh – bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh - bệnh viện Thanh Nhàn. 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đái tháo đường: 1.1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường: ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất có đặc điểm tăng glucose máu do khiếm khuyết về tiết Insulin, về tác động của Insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbonhydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch [10]. 1.1.1.2. Chẩn đoán đái tháo đường: * Chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2016 về chẩn đoán ĐTĐ [11]: 1.1.1.3. Các thể ĐTĐ: Bệnh ĐTĐ type 1. Bệnh ĐTĐ type 2. ĐTĐ thai kỳ. Và các thể đặc hiệu do các nguyên nhân khác như: Hội chứng ĐTĐ đơn gien, bệnh của tụy ngoại tiết (xơ nang tụy), bệnh ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất. 1.1.2. Kiến thức, thực hành tiêm Insulin: 1.1.2.1. Định nghĩa Insulin: Insulin là hoocmon do tế bào β tuyến tụy tiết ra nhằm duy trì lượng glucose trong máu bình thường. Insulin có vai trò điều hòa chuyển hóa carbonhydrate, chuyển hóa lipid và protein, thúc đẩy sự phân chia và tăng trưởng tế bào [12]. 1.1.2.2. Phân loại Insulin: Có 3 loại: phân loại Insulin theo nồng độ, theo dạng dùng và theo thời gian tác dụng. 1.1.3. Kỹ thuật tiêm Insulin [13]: Hiện nay sử dụng bơm tiêm và bút tiêm đưa Insulin vào cơ thể có chi phí hợp lý và cách dùng đơn giản, do đó được đa số người bệnh sử dụng. 1.1.3.1. Đường dùng và vị trí tiêm: a. Đường dùng: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch và tiêm dưới da. b. Vị trí tiêm: Dưới da bụng quanh rốn, mặt ngoài cánh tay, mặt trước ngoài đùi và mông. c. Xoay vòng vị trí tiêm: cần đảm bảo 3 yếu tố: luân phiên nhất quán giữa các điểm tiêm, xoay vòng vị trí tiêm cách ít nhất 1 cm so với vị trí cũ, thay đổi vị trí tiêm. 2 1.1.3.2. Bảo quản Insulin: lọ đang sử dụng bảo quản nhiệt độ phòng không quá 1 tháng, lọ chưa sử dụng bảo quản từ 2o –8 o c, không để đóng đá. Không nên để Insulin tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ >30 độ C. 1.1.3.3. Kỹ thuật tiêm Insulin: a. Kỹ thuật tiêm Insulin bằng bơm tiêm: có 6 bước thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm Insulin bằng bơm tiêm (bảng kiểm phụ lục 4) b. Kỹ thuật tiêm Insulin bằng bút tiêm: có 6 bước thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm Insulin bằng bút tiêm (bảng kiểm phụ lục 3) 1.1.3.4. Bộ câu hỏi ITQ đánh giá kiến thức tiêm Insulin của người bệnh (bảng kiểm phụ lục 2): Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá thực hành tiêm Insulin bằng bơm tiêm và bút tiêm. ITQ (Injection Technique Questionnaire) là một bộ câu hỏi được thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu về đái tháo đường, ITQ được thực hiện bốn lần vào năm 1995, 2000, 2009, 2016. Tất cả các cuộc khảo sát đều được thực hiện trên quy mô lớn, đa trung tâm, đa quốc gia, các cuộc khảo sát sau có số lượng NB tham gia ngày càng tăng. Sự giống nhau về từ ngữ và thiết kế bảng câu hỏi trong 4 khảo sát cho phép so sánh thực hành tiêm theo thời gian và vị trí địa lý. Các kết quả của ITQ hiện tại đã được trình bày tại Diễn đàn về Kỹ thuật và Liệu pháp tiêm: Hội thảo khuyến nghị chuyên gia (FITTER). Tại Việt Nam, đã xây dựng bộ câu hỏi khảo sát kiến thức sử dụng Insulin bao gồm kiến thức về sử dụng bơm hoặc bút tiêm Insulin dựa trên bộ câu hỏi ITQ đã được thông qua tại Hội thảo khuyến nghị chuyên gia (FITTER), bộ câu hỏi đã được chỉnh sửa giảm lược bớt cho phù hợp với tình hình của Việt Nam theo ý kiến của chuyên gia [14]. Bộ câu hỏi gồm 28 câu hỏi chia làm 5 nội dung chính (kiến thức về loại bơm tiêm/ bút tiêm, vị trí tiêm, cách xoay vòng vị trí tiêm, bảo quản Insulin, thải bỏ kim tiêm sau sử dụng). Bảng 1.1. Phân loại kiến thức tiêm: Nhóm Phân loại kiến thức tiêm Insulin Đánh giá Nhóm I Trả lời đúng ≤ 50% câu hỏi Không đạt Nhóm II Trả lời đúng >50% câu hỏi Đạt 3 Dựa vào bộ câu hỏi tương ứng với những ô trống tích điểm sẽ chấm điểm từ 1 28, trả lời được 50% số điểm ( ≥ 14 điểm) trở lên được coi là đạt, < 50% số điểm (< 14 điểm) được coi là chưa đạt, từ đó có giải pháp khắc phục để nâng cao khả năng tự tiêm Insulin của BN. 1.1.3.5. Bảng kiểm đánh giá thực hành tiêm Insulin của NB ĐTĐ (Phụ lục 3, 4) Bảng 1.2. Phân loại mức độ kỹ thuật tiêm của NB Đặc điểm Không biết Kỹ thuật kém Kỹ thuật vừa đủ Kỹ thuật tối ưu Định nghĩa Sai tất cả các thao tác Sai các thao tác quan trọng nhưng không phải tất cả các thao tác Đúng các thao tác quan trọng nhưng không phải tất cả các thao tác Đúng tất cả các thao tác Phân loại Không đúng tất cả các thao tác quan trọng Đúng tất cả các thao tác quan trọng Bảng kiểm đánh giá thực hành sử dụng bơm tiêm và bút tiêm insulin bước được xây dựng dựa trên hướng dẫn do nhà sản xuất khuyến cáo và theo quy trình của Bộ Y tế. Phân loại thực hành làm 4 mức: không biết tiêm (sai toàn bộ các thao tác)/ kỹ thuật kém (sai một trong các thao tác quan trọng)/ kỹ thuật vừa phải (đúng các thao tác quan trọng)/kỹ thuật tối ưu (đúng toàn bộ các thao tác). Các thao tác quan trọng là các thao tác có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thuốc đưa vào cơ thể. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Trên thế giới Mục tiêu chính của quản lý bệnh tiểu đường là đạt được mức đường huyết trong phạm vi mục tiêu. Để đạt được mục tiêu này, việc cung cấp Insulin thích hợp là điều cần thiết [1]. Người bệnh tiểu đường rất có thể được hưởng lợi nếu tuân thủ tốt và thực hiện đúng các khuyến cáo cụ thể. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá kiến thức và mức độ thiếu hụt kiến thức của người bệnh ĐTĐ bằng bộ câu hỏi ITQ. Tại Trung Quốc cũng tiến hành một cuộc khảo sát với 380 người bệnh từ 20 trung tâm y tế trên cả nước cho kết quả kỹ thuật tiêm Insulin của người bệnh còn rất hạn chế, tỷ lê chảy máu chiếm 38%, loạn dưỡng mỡ 33%, tái sử dụng kim tiêm nhiều lần còn cao 79%, đuổi khí cũng chỉ chiếm 39% [15]. Một nghiên cứu khác ở Parkistan năm 2012 về vấn đề thải bỏ kim tiêm, bơm tiêm và đầu kim bút tiêm sau khi sử dụng ở người 4 bệnh ĐTĐ cho thấy đa số người bệnh thải bỏ các vật dụng này trong thùng rác sinh hoạt gia đình (90%), tái sử dụng kim tiêm chiếm tỷ lệ 71% [16]. Theo nghiên cứu của tác giả Ramesh Sharma Poudel và cộng sự tại Nepal (2017), đánh giá về thực hành tự tiêm Insulin trên 43 NB ĐTĐ tại trung tâm chăm sóc sức khỏe, có khoảng 69,8% người bệnh biết xoay chuyển vị trí tiêm, 72,1% NB thực hành rửa tay trước khi tiêm; 74,42% NB đã gấp da khi tiêm; 79,1% NB tiêm Insulin gần góc 90 độ, [17]. Trong một nghiên cứu khác của tác giả Angamo MT và cộng sự (2012) trên NB ĐTĐ được điều trị bằng Insulin ở Tây Nam Ethiopia cho thấy 52% BN không luân chuyển các vị trí tiêm Insulin, 95% NB sử dụng lại ống tiêm dùng một lần năm đến bảy ngày cho đến khi không còn thoải mái, 76% đã sử dụng góc 90 độ để tiêm; 83,5% NB gấp da trước khi tiêm và 72,5% NB không làm sạch vị trí tiêm trước khi tiêm [18]. Khảo sát các biến chứng tại vị trí tiêm ghi nhận: chỉ có 1 trường hợp (2,5%) bị loạn dưỡng mỡ. Partanen nghiên cứu trên 100 NB ĐTĐ type 1 ghi nhận biến chứng loạn dưỡng mỡ chiếm 30%, ngoài ra còn phù (46%), ban (8%), chảy máu vùng tiêm chiếm tỷ lệ 39% . Người tiêm Insulin: NB tự tiêm chiếm 17 trường hợp (42,5%), người nhà tiêm chiếm 23 trường hợp (57,5%), Partenen ghi nhận đau chiếm đến 78% NB tiêm Insulin. Do trong nghiên cứu, NB dùng kim có chiều dài trung bình 12,7mm [19]. Theo các tác giả Korytkowski, M., et al.(2003). A multicenter các yếu tố tâm lý ảnh hưởng NB có thể là: sợ Insulin, sợ hạ đường huyết, tăng cân, mất kiểm soát, kém tự tin, tự ám thị, Korytkowski ghi nhận Flexpen được ưa chuộng hơn tiêm Insulin bằng bơm tiêm thông thường, NB dễ sử dụng hơn và đạt hiệu quả điều trị tốt hơn [20]. Trong nghiên cứu của tác giả E. Sabaté (2003), trước khi có tư vấn, phần lớn NB chưa biết cách sử dụng đúng Insulin dạng kim tiêm và bút tiêm, tập trung vào các bước chuẩn bị thuốc trước khi lấy chính xác liều và việc giữ kim tiêm trong da 6s sau khi tiêm. Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về chuẩn bị vị trí tiêm và cách tiêm Insulin cao hơn, tuy nhiên vẫn dưới mức 50%. Việc đẩy không khí từ xilanh vào lọ chứa Insulin giúp cho việc lấy Insulin dễ dàng hơn và NB có thể lấy được chính xác liều Insulin cần dùng. Khi tiêm Insulin, hầu hết NB có thói quen rút ngay kim tiêm có thể làm cho lượng thuốc chưa được tiêm hết hoặc lượng thuốc tiêm trào ra ngoài do tiêm Insulin chỉ là tiêm dưới da. Sử dụng sai các bước trên có thể ảnh hưởng đến liều Insulin tiêm không chính xác dẫn tới việc không kiểm soát tốt chỉ số glucose máu của NB, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị. [21] Theo nghiên cứu của tác giả Bhosale A và cộng 5 sự tại Ấn Độ trên 60 NB được chọn từ các bệnh viện cho thấy: điểm trung bình của kiến thức về tự sử dụng Insulin ở NB ĐTĐ là 19.81 ± 3.25 cho thấy kiến thức tốt, điểm trung bình về kiến thức tự sử dụng Insulin ở người bệnh ĐTĐ là 7.85 ± 1.81 cho thấy thực hành trung bình, và giá trị p > 0.05 nên không thấy mối liên hệ nào giữa tất cả các biến nhân khẩu ở mức độ trung bình. [22]. Không quan tâm hoặc không biết đến các hướng dẫn về kỹ thuật xử lý và phân phối Insulin có thể là kết quả của kiến thức, kỹ năng và hành vi thực hành kém. Do đó, điều này có thể tạo điều kiện cho tác dụng của thuốc bị trì hoãn (thiếu tính ổn định và hiệu lực của Insulin), thất bại trong điều trị và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe [3, 5, 7,8, 9]. Các kỹ năng dựa trên bằng chứng và thực hành tốt về kỹ thuật xử lý Insulin được đảm bảo để có kết quả điều trị tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường hạn chế tài nguyên; những người bệnh như vậy dựa vào các khuyến nghị cơ sở khoa học ở một mức độ nhỏ, nếu có, và phụ thuộc vào hành vi và phong tục tập quán làm bằng chứng [2]. Ở các cộng đồng có thu nhập thấp như ở khu vực Đông Phi; ngoài ra, việc tiếp cận hạn chế các hướng dẫn và khuyến nghị cập nhật [10], việc dịch các hướng dẫn và khuyến nghị sang ngôn ngữ địa phương để người bệnh sử dụng tốt hơn là một thách thức. Hơn nữa, khả năng chi trả và không thể tiếp cận các thiết bị lưu trữ quan trọng cùng với điều kiện thời tiết bất lợi ở khu vực này có thể làm tổn hại thêm chất lượng tổng thể của Insulin. 1.2.2. Tại Việt Nam Trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 40 NB được chỉ định tiêm Insulin tại nhà tại khoa Khám bệnh, BV Tim mạch An Giang từ 04/2011 đến 09/2011 của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hân. Sau khi được hướng dẫn, khả năng thực hiện khá chính xác/chính xác của NB lần lượt 80% (vị trí tiêm), 45% (thời gian tiêm), 82,5% (kỹ thuật tiêm). 42,5% NB tự tiêm Insulin, 57,5% người nhà tiêm Insulin cho NB. Trở ngại khi tiêm Insulin tại nhà mức độ thường xuyên/ đôi khi gồm: đau (2,5%), sợ (75%), khó sử dụng (20%). Kết luận: đa số NB phải tiêm Insulin tại nhà có thể thực hiện khá chính xác kỹ thuật tiêm, trở ngại chủ yếu là sợ tiêm [23]. Khả năng tự tiêm Insulin tốt và khá có tỷ lệ lần lượt là 34,25%, 47.75% trong nghiên cứu của Phùng Văn Lợi, Đào Thanh Xuyên, bệnh viện trung ương Thái Nguyên [7]. Trong nghiên cứu của tác giả Lưu Gia Hạnh (2015) tại bệnh viện Xanh Pôn, tỷ lệ BN luân chuyển vị trí tiêm thuốc chỉ chiếm 37.5%, tỷ lệ NB không biết cách phòng 6 tránh hạ đường huyết khi tiêm Insulin trước bữa ăn 30 phút chiếm 40.8% [24]. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hằng : trước khi có tư vấn, tỷ lệ NB biết cách sử dụng đúng các thuốc có dạng bào chế đặc biệt còn khá thấp: khoảng 50% đối với thuốc giải phóng kéo dài và 20% - 40% đối với các dụng cụ tiêm Insulin. Sau khi nhận được tư vấn sử dụng thuốc từ dược sĩ lâm sàng qua các tờ thông tin sản phẩm, mô tả trực quan và theo dõi video; tỷ lệ NB có kiến thức sử dụng các thuốc có dạng bào chế đặc biệt tăng lên đáng kể, đạt tỷ lệ xấp xỉ 90%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tới việc thực hiện thuốc trên thực tế của NB, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị trên lâm sàng, chuẩn bị vị trí tiêm và sau khi bơm hết thuốc, còn khá thấp (16% - 26%). Tỷ lệ NB tiêm Insulin đúng chỉ ở mức 40.5%, sau khi tư vấn: tỷ lệ NB có kiến thức đúng về cách chuẩn bị thuốc về dạng hỗn dịch và vị trí tiêm tăng lên 88.9%. Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về cách tiêm Insulin và thao tác sau khi bơm hết thuốc đạt tỷ lệ 94.4% và 91.7%. Tỷ lệ NB sử dụng đúng Insulin lọ và kim tiêm ở thời điểm chưa tư vấn về thao tác trước khi rút Insulin và sau khi bơm hết thuốc tương đối thấp, lần lượt là 12.2% và 8.5%. Tỷ lệ NB có kiến thức đúng khi đưa thuốc về dạng hỗn dịch trước khi sử dụng và tiêm Insulin qua da là 23.1% và 39.0%. Tại thời điểm sau hướng dẫn 3 tháng, tỷ lệ NB có kiến thức đúng về chuẩn bị thuốc về dạng hỗn dịch, thao tác trước khi tiêm, trong khi tiêm và sau khi tiêm tăng lên lần lượt là 87.8%, 91.9%, 93.2% và 82.4%. [25]. Kiến thức về tác dụng phụ khi tiêm Insulin, 100% NB biết khi tiêm Insulin có thể gây ra tác dụng phụ hạ đường huyết, trong khi đó có khoảng 41% NB biết về tác dụng phụ loạn dưỡng mỡ; nhiễm khuẩn nơi tiêm 41,9%; dị ứng ban đỏ, ngứa ở chỗ tiêm được biết đến với tỷ lệ là 53%. Tỷ lệ NB biết cách phòng tránh hạ đường huyết khi tiêm Insulin đó là tiêm trước bữa ăn 30 phút chiếm 51,3% theo nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Huyền, Lê Thị Hường tại bệnh viện Lão khoa Trung ương (2013) [26]. Trong một nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hân, Trần Thị Bích Đào đại học Điều dưỡng Nam Định có khoảng 62,4% NB có kiến thức đạt; 37,6 % NB có kiến thức chưa đạt. Kiến thức về kỹ thuật tiêm Insulin của nghiên cứu cho kết quả NB ít chú ý đến bước rửa tay sạch bằng xà phòng trước mỗi lần tiêm thuốc với tỷ lệ là 42,7%. Hầu hết NB đều biết sát trùng vị trí tiêm trước mỗi lần tiêm, kẹp véo da, đâm kim tiêm đúng góc độ với tỷ lệ tương đối cao lần lượt là 91,5%; 82,1% và 92,3%. Tuy nhiên, sau khi tiêm xong, có khoảng 55,6% NB sát khuẩn lại vị trí tiêm; 100% NB đều biết hủy bơm tiêm đã dùng [27]. 1 CHƯƠNG 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu về bệnh viện Thanh Nhàn và sơ lược NB sử dụng Insulin tại khoa Khám bệnh: Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa hạng I của thủ đô Hà Nội. Trong những năm gần đây, bệnh viện ngày càng chú trọng đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng khám chữa bệnh, do vậy lượng NB cũng tăng dần lên. Bệnh viện Thanh Nhàn là một trong 3 bệnh viện nằm trong dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2016-2020 (gồm Bệnh viện Nhi Hà Nội; nâng cấp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và nâng cấp Bệnh viện Thanh Nhàn). Điều này cho thấy Bệnh viện Thanh Nhàn ngày càng được thành phố quan tâm, chú trọng nâng cấp và cải tạo. Bệnh viện có quy mô 600 giường bệnh nhưng thực kê là có đến 900 giường. Hiện nay Bệnh viện có 49 khoa phòng, đơn nguyên, trung bình năm gần đây thực hiện trên 8000 ca phẫu thuật. Bệnh viện Thanh Nhàn đã và đang phát triển bền vững, tạo được sự tin cậy, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe người dân. Bệnh viện Thanh Nhàn trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. Bệnh viện cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật mới nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Điển hình phải kể đến một số kỹ thuật nổi bật như: Chụp CT đại tràng nội soi đại tràng ảo. Với những người quá yếu, không thể chịu được nội soi đại tràng hoặc không phù hợp để nội soi vì lý do nào đó, thì có thể thay thế bằng chụp CT nội soi đại tràng ảo. Qua đó có thể phát hiện các khối u, polyp đại trực tràng và tầm soát ung thư đại tràng sớm. Đốt sóng cao tần điều trị u lành tiền liệt tuyến và K tiền liệt tuyến. Nội soi ảo khí - phế quản: bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT-Scanner 128 dãy. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách chụp CT toàn bộ lồng ngực trước và sau tiêm thuốc đối quang i-ốt. Sàng lọc ung thư phổi sớm bằng phần mềm Lung VCAR: Máy 128 dãy tại Bệnh viện Thanh nhàn có phần mềm Lung VCAR giúp chẩn đoán, đánh giá và theo dõi nốt mờ một cách hiệu quả. Ứng dụng Laser Thulium trong điều trị tăng sinh lành tuyến tiền liệt: an toàn, hiệu quả và ít biến chứng, có khả năng áp dụng rộng rãi. Đây là phương pháp đầy hứa hẹn có thể thay thế phẫu thuật cắt đốt nội soi tiêu chuẩn. 2 Điều trị ho ra máu bằng kỹ thuật nút động mạch phế quản: là phương pháp điều trị can thiệp nội mạch được các bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Thanh Nhàn sử dụng để điều trị ho ra máu nặng hoặc ho ra máu nhẹ, trung bình tái phát. Nội soi tán sỏi thận qua da với đường hầm nhỏ: qua 28 trường hợp cho thấy tỷ lệ sạch sỏi là 85,7%, không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở. Không có biến chứng lớn nào xảy ra. Hệ thống chụp Mamo trong tầm soát ung thư vú. Robot sinh thiết được dùng trong chẩn đoán khối gan, mật, tụy. Máy đốt sóng cao tần kết hợp hàn mạch trong phẫu thuật. Hệ thống Monitor theo dõi tình trạng NB cho tất cả các phòng bệnh cấp cứu. Bệnh viện Thanh Nhàn đã hoạt động gần 60 năm với đội ngũ bác sĩ dạn dày kinh nghiệm, có uy tín, đã và đang công tác trên nhiều lĩnh vực. Ngoài các bác sĩ chính thức, Bệnh viện còn mời các bác sĩ giỏi là những Giáo sư, Phó Giáo sư, chuyên gia đầu ngành về thăm khám tại Phòng khám theo yêu cầu, Phòng khám Giáo sư. Với chuyên khoa đầu ngành về Nội tiết và các bệnh chuyển hóa, bệnh viện có khoa Nội tiết điều trị NB nội trú và khoa Khám bệnh điều trị người bệnh ngoại trú. Hiện khoa Khám bệnh đang quản lý khoảng 6000 hồ sơ ĐTĐ ngoại trú, trong đó có khoảng 45% NB tiêm Insulin. NB đến khám bệnh theo thẻ Bảo hiểm y tế và dịch vụ được xét nghiệm hàng tháng và lấy thuốc đều đặn. Thuốc uống và thuốc tiêm đều có đơn ghi rõ liều lượng và đường dùng. Người bệnh sử dụng Insulin hàng tháng không có thắc mắc gì, cứ thế tiêm và nghĩ là đúng và đủ. Qua khảo sát thực trạng NB ĐTĐ type 2 cho thấy: khoảng 34% sức khỏe NB đi xuống hoặc không được cải thiện. Sau khi tìm hiểu một số nguyên nhân, chúng tôi xác định 1 trong số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quy trình thực hiện tiêm Insulin của người bệnh có nhiều bất cập. Khi người bệnh được chỉ định dùng Insulin, vì số lượng người bệnh đến khám đông, quá trình hướng dẫn sử dụng Insulin của điều dưỡng cho người bệnh còn nhiều hạn chế, không đủ quy trình, chưa được cẩn thận, tỉ mỉ ..., bệnh viện chưa có quy trình kỹ thuật tiêm Insulin dành riêng cho NB. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của NB ĐTĐ ngoại trú tại khoa Khám bệnh. Khảo sát kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh: 2.2. Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh- bệnh viện thanh nhàn năm 2022 3 2.2.1. Phương pháp khảo sát Đối tượng được chọn là những NB ≥ 18 tuổi đã được chẩn đoán xác định ĐTĐ type 1 hoặc ĐTĐ type 2 đang được chỉ định điều trị Insulin và theo dõi điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh bệnh viện Thanh Nhàn. Thời gian khảo sát từ tháng 02/2022 đến tháng 07/2022 tại khoa Khám bệnh. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện, tính cỡ mẫu theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ ra kết quả n = 169 (lấy p = 0,49 theo nghiên cứu của ĐD Vũ Thùy Linh [9]). Quy trình khảo sát: Thu thập thông tin về đặc điểm của NB thông qua bệnh án và qua phỏng vấn trực tiếp NB khi đến khám và được cấp phát thuốc bao gồm: các thông tin về nhân khẩu học, thông tin sức khỏe, kết quả xét nghiệm, các thông tin theo phụ lục 1. Thu thập thông tin về kiến thức tiêm Insulin của NB thông qua bộ 28 câu hỏi ITQ với 28 câu hỏi nhiều phương án trả lời, NB trả lời đúng từ hai phương án trở lên mới được tính là đúng. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời tính 0 điểm. Điểm kiến thức của NB là tổng điểm của các câu trả lời (phụ lục 2). Bảng kiểm đánh giá thực hành sử dụng bơm tiêm và bút tiêm Insulin gồm 10 bước (phụ lục 3, phụ lục 4). Tương ứng với mỗi bước là đạt hay không đạt, từ đó phân loại làm 4 mức: Kỹ thuật tối ưu/ Kỹ thuật vừa phải/ Kỹ thuật kém/ Không biết tiêm. Các thao tác quan trọng là các thao tác ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thuốc đưa vào cơ thể. 2.2.2. Kết quả khảo sát 84 (49.7%) 90 80 70 60 46 (27.2%) 50 40 30 20 (11.85%) 12 (7.1%) 20 10 2(1,2%) 5 (2,95%) 0 30-39 tuổi 40-49 tuổi 50-59 tuổi 60-69 tuổi 70-79 tuổi 80-89 tuổi Biểu đồ 2.1. Đặc điểm độ tuổi của nhóm nghiên cứu: 4 Kết quả thu được sau khảo sát: Nhóm tuổi 30 - 39 chiếm tỷ lệ thấp nhất 1.2% (2 NB). Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm 60- 69 tuổi chiếm 49.7% (84 NB). Nam Nữ 37.90% (64) 62.10% (105) Biểu đồ 2.2. Đặc điểm giới của nhóm nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ NB nữ chiếm 62,1% (105 NB), nam chiếm 37,9% (64 NB). 5.30%(9) 37.90% (64) 56.80%(96) Thiếu cân (<18,5) Bình thường (18,5-23) Thừa cân và béo phì (>23) Biểu đồ 2.3. Biểu đồ BMI của nhóm nghiên cứu BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là 23.54 ± 2,88. Tỷ lệ NB thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất 56.8% (96 NB). Kết quả cho thấy phần lớn người bệnh mắc ĐTĐ đều trong tình trạng thừa cân. Bảng 2.1: Đặc điểm trình độ học vấn, tình trạng chung sống (n = 169) Đặc điểm Số lượng (n) Tỉ lệ (%) 5 Tình trạng chung sống Trình độ học vấn Cùng gia đình (vợ/chồng/con) 147 86.9% Sống với người chăm sóc 5 3% Sống một mình 17 10.1% < PTTH 128 75.7% PTTH 35 20.7% 6 3.6% TC/CĐ/ĐH/SĐH Tỷ lệ NB có trình độ học vấn dưới PTTH và PTTH chiếm tỷ lệ cao nhất là 75,7% (128 NB), trình độ TC/CĐ/ĐH/SĐH chiếm tỷ lệ thấp 3.6%, còn lại là PTTH chiếm 20.7%. Tỷ lệ NB đang sống cùng với gia đình là 86.9% (147 NB), tỷ lệ NB sống một mình chiếm 10.1% (17 NB), người bệnh sống cùng người chăm sóc chỉ chiếm 3%. Bảng 2.2. Đặc điểm ĐTĐ của nhóm nghiên cứu (n = 169) Đặc điểm của người bệnh Số lượng Tỷ lệ % Thời gian mắc bệnh ĐTĐ (giá trị trung bình: 12.3 ± 6.6 năm) < 5 năm 24 14.3% 5 -10 năm 62 36.6% > 10 năm 83 49.1% Glucose máu lúc đói (giá trị trung bình: 8.93 ± 4,15 mmol/l) T hời gia n < 7.2 mmol/l 61 36.1% mắ ≥ 7.2 mmol/l 108 63.9% c HbA1c (giá trị trung bình: 8.4 ± 1,63 %) bện < 7.0% 35 20.8% h ≥ 7.0% 134 79.2% ĐT Đ trung bình của nhóm nghiên cứu là 12.3 ± 6.6 năm, trong đó NB mắc ĐTĐ > 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 49.1% (83 NB), thấp nhất là tỷ lệ NB mắc ĐTĐ < 5 năm chiếm 14.3% (24 NB). Tỷ lệ kiểm soát đường huyết < 7.2 mmol/l là 31.1% (61 NB). Tỷ lệ kiểm soát đường huyết ≥ 7.2 mmol/l là 63.9% (108 NB). Tỷ lệ kiểm soát HbA1c < 7.0% là 20.8% (35 NB). Tỷ lệ kiểm soát HbA1c ≥ 7.0% là 79.2% (134 NB).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng