Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh đ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện nội tiết trung ương

.PDF
48
1
88

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ NGỌC CHÂM THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ NGỌC CHÂM THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Trương Tuấn Anh NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viên Nội tiết Trung Ương đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy Trương Tuấn Anh - Người đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ VŨ NGỌC CHÂM ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Vũ Ngọc Châm iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................ Error! Bookmark not defined. LỜI CAM ĐOAN ........................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC ẢNH, BIỂU ĐỒ .............................. Error! Bookmark not defined. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1 Chương 1 ....................................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................... 3 1.1.Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 3 1.1.1. Đại cương về Đái tháo đường ............................................................................. 3 1.1.2. Hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ type 2. ....................................................... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 8 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................... 8 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................. 9 1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 10 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 11 1.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 11 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 11 1.3.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu........................................................................ 11 1.3.5. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 11 1.3.6. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................... 12 1.3.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .................................................. 12 1.3.8. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 13 1.3.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ........................................................................ 13 Chương 2 ..................................................................... Error! Bookmark not defined. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Giới thiệu sơ lược về BV Nội tiết Trung ương .... Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng HĐH ở người bệnh đang điều trị ĐTĐ type 2 tại Nội tiết Trung Ương. ............................................................. 14 Chương 3 ..................................................................................................................... 21 iv BÀN LUẬN ................................................................................................................ 21 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. .......................................................... 21 3.2. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị tại BV Nội tiết Trung ương. .............................................. 23 3.2.1. Kiến thức phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết. ......................................... 23 3.2.2. Thực hành phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết. ....................................... 25 3.3. Ưu nhược điểm và giải pháp khắc phục vấn đề tồn tại. ....................................... 28 3.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................ 28 3.3.2. Hạn chế ............................................................................................................. 28 3.3.3. Đề xuất giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại ............................................... 29 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 31 4.1. Thực trạng kiến thức về phòng biến chứng hạ đường huyết ............................... 31 4.2. Thực trạng thực hành phòng tránh biến chứng hạ đường huyết .......................... 31 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................................ 332 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTĐ: Đái tháo đường NB: Người bệnh ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu HĐH: Hạ đường huyết NVYT: Nhân viên y tế vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung……………. 14 Bảng 2.2. Nguồn tiếp cận thông tin của người bệnh ĐTĐ type 2……..……………15 Bảng 2.3. Phân bố ĐTNC theo trường hợp có ca HĐH tự ghi nhận………………..16 Bảng 2.4. Kiến thức phòng biến chứng HĐH của người bệnh……………………...17 Bảng 2.5. Thực hành phòng biến chứng HĐH của người bệnh……………..……...18 Bảng 2.6. Thực hành phòng và xử trí biến chứng HĐH của người bệnh…....……...18 Bảng 2.7. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng HĐH của người bệnh………………………………………………………………………………….18 Bảng 2.6. Tương quan giữa đặc điểm cá nhân với kiến thức phòng biến chứng HĐH của người bệnh ……………………………………………………………………...19 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian phát hiện bệnh……..….15 Biểu đồ 2.2. Nguyên nhân HĐH tự ghi nhận của người bệnh……………………...16 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp, đang trở thành căn bệnh phổ biến và gia tăng nhanh trên thế giới. Theo thống kê về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017, đái tháo đường (ĐTĐ) đã gây ra cái chết cho 1,37 triệu người, với số người mắc tăng gấp đôi so với năm 1990 (từ 11,3 triệu người năm 1990 lên 22,9 triệu người năm 2017). Đồng thời, ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 3 ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới trong số các nguyên nhân tư vong vì bệnh tật [17]. Năm 2019, ước tính trên thế giới có khoảng 463 triệu người (chiếm 9,3% dân số) mắc ĐTĐ, dự kiến đến năm 2030 sẽ là 578 triệu người (10,8%). Đặc biệt, có khoảng một nửa (50,1%) số người mắc ĐTĐ không biết mình bị bệnh. Tại Việt Nam, năm 2006, tỷ lệ ĐTĐ trên toàn quốc là 2,7%, khu vực thành phố là 4,4% [6]. Do đó, ĐTĐ đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, tăng gánh nặng cho ngành y tế, tổn thất về kinh tế và thời gian điều trị. Theo thống kê của bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2012, tại Việt Nam số người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta tăng 211% từ 2,7% dân số năm 2002 lên 5,7% dân số năm 2012, Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia có tốc độ gia tăng người mắc ĐTĐ cao nhất thế giới, đặc biệt là ĐTĐ type 2. Đến năm 2015, theo ước tính Việt Nam đã có khoảng 3,5 triệu người tương đương 6% dân số mắc ĐTĐ. Và dự kiến đến năm 2040 khoảng 6,1 triệu người trưởng thành có thể mắc ĐTĐ. Việc điều trị đái tháo đường type 2 đòi hỏi quá trình tốn kém cả về thời gian và kinh tế do đây là bệnh lý mạn tính. Không những thế, nếu kiểm soát không tốt ĐTĐ sẽ gây nhiều biến chứng cho người bệnh như biến chứng về tim mạch, huyết áp, mắt, thần kinh… và đôi khi người bệnh tỷ vong do biến chứng của ĐTĐ. Hạ đường huyết (HĐH) là một trong các biến chứng cấp tình nguy hiểm thường gặp, dễ gây tử vong nhanh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association: ADA) [14] cho thấy 2 - 4% số bệnh nhân ĐTĐ chết hàng năm có liên quan đến HĐH, có ít nhất 50% bệnh nhân bị HĐH trong quá trình điều trị, trong đó hơn 50% cơn HĐH không có triệu chứng. HĐH nặng xảy ra ở khoảng 30 - 40% người bệnh ĐTĐ type 1 và 10 - 30% người bệnh ĐTĐ type 2 đang dùng insulin. Tỷ lệ HĐH mức độ nhẹ rất khó đánh giá do thường chỉ thoáng 2 qua và bệnh nhân có thể tự điều trị khỏi. HĐH mức độ nặng làm tăng tỷ lệ tử vong lên 3,4 lần sau 5 năm theo dõi, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch hoặc suy gan, suy thận Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện tuyến cuối trong điều trị nội tiết, tỷ lệ người bệnh khám và điều trị ở đây là rất đông và thường ở mức độ nặng. Số ca cấp cứu vì hạ đường huyết tương đối nhiều và đa phần người bệnh chưa có đầy đủ kiến thức về biến chứng này. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về HĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tại các cơ sở y tế khác nhau cho thấy các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên vấn đề kiến thức và thực hành của người bệnh về việc phòng biến chứng hạ đường huyết chưa có nhiều nghiên cứu. Nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh trong vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Nội tiết trung ương” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Nội tiết trung ương. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành phòng biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đại cương về Đái tháo đường Khái niệm: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [17]. Tiêu chuẩn chẩn đoán: để chẩn đoán ĐTĐ, dựa vào một số tiêu chí sau[11].: 1. Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥126 mg/dL) 2. Hàm lượng glucose huyết tường ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống 3. HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế- IFCC). 4. Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL). Tại Việt Nam, thường sử dụng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần > 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Phân loại Đái tháo đường: ĐTĐ có thể phân ra thể bệnh theo cơ chế sinh bệnh là thiếu Isulin tuyết đối hoặc thiếu Isulin tương đối như sau[2]: - Đái thái đường type 1 Tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy do nguyên nhân tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân, gây nên thiếu Isulin tuyệt đối. ĐTĐ type 1 thường chiếm tỷ lệ ít, khoảng 5-10% tổng số ca ĐTĐ. - Đái thái đường type 2 Do tế bào của cơ thể kháng với insulin, dẫn tới thiếu insulin tương đối (insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể). ĐTĐ type 2 chiếm đa số trong các ca mắc ĐTĐ, khoảng 90 %. - Đái thái đường thai kỳ 4 Là tình trạng rối loạn đường huyết, đa phần xảy ra ở phụ nữ mang thai ở tuần thai 24-28. Điều trị ĐTĐ type 2 [2] : Mục đích: đánh giá toàn diện nên thực hiện vào lần khám bệnh đầu tiên nhằm mục đích. + Xác định chẩn đoán và phân loại ĐTĐ + Phát hiện các biến chứng ĐTĐ và các bệnh đồng mắc + Xem xét điều trị trước và việc kiểm soát yếu tố nguy cơ ở người bệnh ĐTĐ đã được thiết lập. + Bắt đầu sự tham gia của người bệnh trong việc xây dựng kế hoạch quản lý chăm sóc. + Xây dựng kế hoạch để chăm sóc liên tục. Nguyên tắc: + Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp điều trị người bệnh ĐTĐ. + Phải phối hợp điều trị glucose máu, điều chỉnh các rối laonj lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng chống các rối loạn đông máu. + Khi cần phải dùng Insulin (trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật) Biến chứng ở người bệnh ĐTĐ type 2 : ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa các biến chứng này bằng cách kiểm soát đường máu sớm và chặt chẽ. Biến chứng cấp tính: + Hạ đường huyết: xảy ra khi lượng đường trong máu xuống dưới 4mmol/l. Nguyên nhân do sử dụng quá liều thuốc hạ đường máu, ăn muộn giờ, ăn kiêng khem quá mức, luyện tập quá sức hay uống nhiều rượu. + Tăng đường huyết: đường máu tăng quá cao có thể gây hôn mê do nhiễm toan ceton hoặc do tăng áp lực thẩm thấu nặng. Biến chứng mạn tính: + Biến chứng tim mạch: hay gặp nhất là xơ vữa động mạch, từ đó gây ra các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu cục bộ như đau ngực, nhồi máu cơ tim…. 5 + Biến chứng ở mắt: hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương gây ra các vấn đề về thị lực. + Biến chứng ở thận: lượng đường trong máu cao kéo dài gây tổn thương các mạch máu nhỏ tại thận, suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận. + Biến chứng thần kinh, da, …. 1.1.2. Hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ type 2. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường giảm xuống dưới mức 3,9mmol/L. HĐH là tình trạng cấp tính nguy hiểm ở người bệnh đái tháo đường. Tình trạng này nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều, vì có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời[2]. Nguyên nhân gây HĐH ở người bệnh ĐTĐ[11]: - Người bệnh ĐTĐ đang được điều trị bằng tiêm Insulin hoặc các thuốc uống nhằm kích thích tụy bài tiết insulin. - Sự thay đổi các sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân đái tháo đường như chế độ ăn, luyện tập hoặc thay đổi liều insulin có thể gây hạ đường huyết. 6 - Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khác có thể gây hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ như nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, thuốc/rượu, các khối u, hoặc suy dinh dưỡng… - Trì hoãn việc ăn uống ngay sau khi tiêm insulin, suy dinh dưỡng, kém hấp thu do buồn nôn và nôn hoặc liệt ruột. - Hoạt động thể chất tăng. - Căng thẳng tâm lý do nhiễm khuẩn hoặc các thương tổn. - Thay đổi vị trí tiêm insulin (sự hấp thu insulin thay đổi theo các vị trí tiêm khác nhau đặc biệt là khi có suy thận. - Thay đổi điều trị, đặc biệt là tăng liều insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết, hoặc bổ sung thêm thuốc mới. - Người bệnh uống nhiều rượu. Dấu hiệu, triệu chứng HĐH ở người bệnh ĐTĐ: Hạ đường huyết gây ra các triệu chứng kích thích thần kinh và thiếu glucose não như: 7 - Các triệu chứng kích thích thần kinh bao gồm run rẩy, hồi hộp, lo âu, nhịp tim và huyết áp tăng nhưng không nhiều, vã mồ hôi, da tái nhợt, cảm giác đói, và dị cảm. Các biểu hiện này thường xuất hiện sớm và phổ biến. - Các triệu chứng do thiếu glucose não bao gồm tổn thương nhận thức, thay đổi hành vi, các bất thường vận động tâm thần và khi nồng độ glucose máu thấp hơn có thể có co giật và hôn mê. Cách cấp cứu khi bị HĐH đột ngột[11].: - Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc loại uống hạ đường huyết hoặc insulin. - Nếu trường hợp người bệnh ở mức độ nhẹ, vẫn tỉnh táo nên cho uống ngay nước đường,...hoặc bổ sung các loại thức uống chứa đường. Sau đó có thể dùng thêm các loại cháo, sữa, hoa quả, bánh ngọt. - Đối với trường hợp nặng người bệnh đã rơi vào trạng thái hôn mê , vì mât ý thức nên không có khả năng nuốt, nếu cho uống thì có thể gây sặc vào đường hô hấp .Những người bệnh này cần nhanh chóng tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml), sau đó kết hợp thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch Glucose có nồng độ 5-10% để tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết. Glucose sẽ tiếp tục chuyền cho đến khi người bệnh hồi phục hoàn toàn và có khả năng tự ăn, uống được. Cách phòng ngừa hạ đường huyết: Hạ đường huyết rất dễ gặp và có dấu hiệu tiến triển nhanh vì vậy ngoài việc khắc phục bệnh, người bệnh nên chủ động phòng ngừa, kiểm soát lượng đường trong cơ thể hàng ngày để bảo vệ sức khỏe bằng một số biện pháp đơn giản như: - Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết. - Ăn thêm các bữa phụ ngay khi lượng đường có dấu hiệu xuống thấp hoặc khi các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện. 8 - Thường xuyên kiểm tra đường huyết và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, không tự ý uống thuốc khi không có đơn hoặc ngưng thuốc khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm - Luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola trong túi trong cặp để phòng khi xảy ra hạ đường huyết mà có dùng ngay. 1.2. Cơ sở thực tiễn Mặc dù hạ đường huyết là tác dụng mong muốn trong điều trị đái tháo đường, tuy nhiên trong trường hợp đường huyết hạ quá mức gây đe dọa tính mạng đang bị bỏ qua hoặc bị coi là không nghiêm trọng. Có quan niệm sai lầm rằng người bệnh ĐTĐ hiếm khi bị HĐH quá mức, dẫn tới việc xử trí không kịp thời trong trường hợp HĐH cấp tính. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam chỉ ra rằng tình trạng HĐH nghiêm trọng làm tăng nguy cơ tử vong của người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, kiến thức và thực hành phòng tránh hạ đường huyết của người bệnh ĐTĐ vẫn đang là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Theo nghiên cứu Graveling AJ năm 2011 về bệnh đái tháo đường và tim mạch cho thấy hạ đường huyết nghiêm trọng có triệu chứng liên quan đến tăng nguy cơ tử vong của người bệnh ĐTĐ. Cụ thể, tỷ lệ tử vong trên nhóm người bệnh ĐTĐ có một hay nhiều đợt hạ đường huyết cần trợ giúp là 2,8%, cao hơn 2 lần tỷ lệ này (1,2%) trên nhóm người bệnh ĐTĐ không có đợt HĐH. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng HĐH nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim ở những người ĐTĐ có bệnh tim cơ bản[13]. Nghiên cứu của Sanjay Kala cùng cộng sự năm 2013 đã chỉ ra những ảnh hưởng nghiêm trọng của HĐH đối với người bệnh ĐTĐ nhưng lại thường xuyên bị bỏ qua. Số ca tử vong do ĐTĐ tăng gấp 6 lần do người bệnh bị hạ đường huyết nghiêm trọng so với những người bệnh không bị hạ đường huyết nghiêm trọng Các đợt hạ đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến suy giảm hệ thống điều tiết có khả năng phát triển hạ đường huyết mà không nhận biết được [19]. 9 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ đang dần trở thành vấn đề nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ nặng lên các biến chứng khác và tỷ lệ tử vong. Nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng mới chỉ tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố liên quan hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ. Riêng vấn đề đánh giá kiến thức và thực hành phòng tránh hạ đường huyết ở người bệnh ĐTĐ thì còn gặp nhiều khó khăn, và chưa được nghiên cứu sâu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 81 người bệnh ĐTĐ tại khoa Nội tiết – BV Bạch Mai của Phạm Thị Hồng năm 2021 cho thấy nguy cơ mắc HĐH cao ở nhóm đối tượng > 65 tuổi (OR: 2,9, p = 0,0448), mắc ĐTĐ > 10 năm, kiểm soát đường huyết bằng insulin (96,3%). Nguyên nhân HĐH chủ yếu của nhóm đối tượng nghiên cứu là ăn kém, chiếm 40,74%, sau đó là do tăng liều insulin, đổi thuốc viên thành insulin lần lượt chiếm 28,46 và 28,4%. 75,31% người bệnh phát hiện HĐH nhờ thử đường máu thường quy trước ăn, > 50% bệnh nhân HĐH không triệu chứng. Qua nghiên cứu, thấy rằng đa phần người bệnh kiểm soát đường huyết bằng cách sử dụng insulin, do đó cũng tăng nguy cơ HĐH do người bệnh khó kiểm soát lượng đường huyết sau tiêm. Nhiều trường hợp, người bệnh không nhận biết được dấu hiệu HĐH mà chủ yếu phát hiện ra do tình cờ trong khi thử đường huyết thường quy [5]. Nghiên cứu của Võ Tuấn Khoa trên 669 người bệnh ĐTĐ type 2 tại bệnh viện Nhân Dân 115, thành phố Hồ Chí Minh thu được kết quả có 58% người bệnh ngoại trú tự ghi nhận cơn HĐH và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với dùng Insulin (OR hiệu chỉnh bằng 6,46). Nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng tỷ lệ HĐH ở người bệnh ĐTĐ type 2 có thể được ngăn ngừa bằng việc gia tăng nhận thức của thày thuốc lẫn người bệnh về việc thận trọng điều trị cho những người có tiền sử hạ đường huyết trước đó và dùng nhóm thuốc kích thích tiết insulin [6]. Nghiên cứu của Lê Thị Hoa và cộng sự khảo sát sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ của người bệnh đái tháo đường type 2 trên đối tượng 200 người bệnh tại BVĐK Trung ương Thái Nguyên năm 2018 cho thấy có 91,5% hiểu biết về nguyên nhân gây hạ đường huyết và 92,5% biết về chỉ số glucose máu được kiểm soát. Kết quả nghiên cứu này là một điều tích cực trong việc điều trị người bệnh đái tháo đường và giúp họ phòng tránh các biến chứng của bệnh[4]. 10 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu về bệnh viện Nội tiết Trung Ương Được thành lập ngày 16/9/1969, bệnh viện Nội Tiết Trung Ương là cơ sở y tế tuyến cuối đi đầu trong công tác dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến nội tiết và rối loạn chuyển hóa như: Đái tháo đường, bệnh ở tuyến giáp, tuyến yên, bệnh thận, bệnh đường tiết niệu, hội chứng Cushing, rối loạn thiếu hụt iod, bệnh sinh sản hay các bệnh lý về mắt có liên quan đến nội tiết… Đến nay, trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với 2 cơ sở khám, chữa bệnh khang trang, tập trung nhiều chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Trong đó một cơ sở nằm ở huyện Thanh Trì là nơi khám và điều trị chính của bệnh viện, đồng thời tiếp nhận điều trị nội trú và phẫu thuật cho người bệnh. Cơ sở còn lại được đặt tại quận Đống Đa, chủ yếu khám chữa ngoại trú các bệnh lý nội tiết thông thường. Từ chỗ Bệnh viện chỉ có 30 giường bệnh với 4 dãy nhà cấp 4, đến nay Bệnh viện có hơn 1100 giường bệnh nội trú (theo kế hoạch) với gần 1000 thầy thuốc, nhân viên y tế, người lao động làm việc tại 42 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chức năng. Trang thiết bị hiện đại, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Bệnh viện còn là cơ sở thực hành cho các trường đại học, đào tạo hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đại học cho các cơ sở y tế tuyến dưới. 11 Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho hàng chục nghìn lượt người bệnh đái tháo đường. Ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc cho người bệnh, vấn đề hỗ trợ, tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh cũng đang được chú trọng. Mục tiêu đề ra là hỗ trợ người bệnh ĐTĐ tuân thủ điều trị, biết cách phòng và xử trí biến chứng. Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát trên 156 người bệnh ĐTĐ về vấn đề phòng biến chứng hạ đường huyết đã thu được một số kết quả: 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh mắc ĐTĐ type 2 điều trị tại BV Nội tiết Trung Ương từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022. Tiêu chuẩn lựa chọn: - Tất cả những người bệnh được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2 đang điều trị nội trú tại BV Nội tiết Trung ương. - Người bệnh có khả năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt bình thường). Tiêu chuẩn loại trừ - Những người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022 Địa điểm: Bệnh viện Nội tiết Trung ương Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Mẫu và phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu Áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ những đối tượng đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu Nhóm nghiên cứu lựa chọn được 156 người bệnh đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan