Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm da cơ địa tại bệnh viện da ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm da cơ địa tại bệnh viện da liễu trung ương năm 2022

.PDF
48
1
93

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN THỊ HUẾ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Nam Định - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN THỊ HUẾ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Ngành: Điều Dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Thùy Dương Nam Định - 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng Đào tạo quản lý sau Đại học, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương- là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng và điều dưỡng Bệnh viện Da liễu Trung Ương đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất.Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được.Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 năm 2022 Học viên Trần Thị Huế ii LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình của học viên, do học viên trực tiếp thực hiện, các dữ liệu về kết quả của chuyên đề này là trung thực và chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu, học tập. Học viên xin thừa nhận và cảm ơn những giúp đỡ cho việc thực hiện chuyên đề này về các thông tin được trích dẫn trong chuyên đề được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Người làm báo cáo Trần Thi Huế MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮA VIẾT TẮT ................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................... 3 1.1.Cơ sở lý luận.......................................................................................................... 3 1.2.Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 10 Chương 2:LIÊN HỆ THỰC TIỄN ............................................................................. 13 2.1.Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Da liễu Trung Ương .......................................... 13 2.2.Thực trạng kiến thứctự chăm sóc của người bệnh VDCĐ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2022 ............................................................................................... 15 2.3.Kết quảkiến thức tự chăm sóc của người bệnh VDCĐ tại bệnh viện da liễu Trung ương .......................................................................................................................... 18 Chương 3:BÀN LUẬN .............................................................................................. 22 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................... 22 3.2. Kiến thức thức tự chăm sóc của ĐTNC ............................................................... 23 3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tự chăm sóc của ĐTNC ................. 27 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 30 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒNG THUẬN PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH iii DANH MỤC CHỮA VIẾT TẮT ĐTNC Đối tượng nghiên cứu NB Người bệnh VDCĐ Viêm da cơ địa iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Thông tin chung của ĐTNC ..................................................................... 18 Bảng 2. 2. Kiến thức vệ sinh da hàng ngày ............................................................... 19 Bảng 2. 3. Kiến thức về sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm chăm sóc da ..................... 20 Bảng 2. 4. Kiến thức về việc hạn chế tác động của các yếu tố tiếp xúc ...................... 20 Bảng 2. 5. Kiến thức sử dụng thuốc khi bị bệnh ........................................................ 20 Bảng 2. 6. Kiến thức về chế độ ăn uống .................................................................... 21 Bảng 2. 7. Chế độ theo dõi, tái khám theo lịch hẹn ................................................... 21 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Đặc điểm giới tính của ĐTNC .............................................................. 18 Biểu đồ 2. 2. Đặc điểm trình độ học học vấn ĐTNC ................................................. 19 HÌNH ẢNH Hình ảnh 1. 1.Viêm da cơ địa người lớn ...................................................................... 3 Hình ảnh 1. 2. Viêm da cơ địa trẻ em ........................................................................... 3 Hình ảnh 1. 3. Viêm da cơ địa bội nhiễm ..................................................................... 4 Hình 2. 1. Nhân viên khoa điều trị bệnh da nam giới ................................................. 14 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm dị ứng, là một tình trạng viêm da mãn tính tái phát. Tỷ lệ mắc viêm da cơ địa đã tăng gấp 2-3 lần ở các nước công nghiệp phát triển, ảnh hưởng đến khoảng 15% đến 20% trẻ em và 1% đến 3% người lớn trên toàn thế giới [8]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa 26,6% ở trẻ nhũ nhi và 16% trẻ dưới 5 tuổi [5]. Bệnh tiến triển dai dẳng, thành từng đợt cấp tính, mãn tính, tái phát nhiều lần. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnhcó thể tồn tại đến già, với 1 thời gian bệnh kéo dài liên tục như vậy kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội đã gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm thần. Ngoài ra các triệu chứng ngứa dấm dứt, nổi mụn thành từng đám làm cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống cá nhân, gia đình và hoạt động hằng ngày các mối quan hệ trong xã hội và chất lượng cuộc sống của họ bị giảm sút rất nhiều. Bệnh có tác động trên phạm vi rộng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gánh nặng từ chi phí trực tiếp và gián tiếp (khoảng 37,7 tỷ USD chi phí tự trả) được chia sẻ bởi gia đình và những người chăm sóc người bệnh [8]. Do đó việc tự chăm sóc của người bệnh ở nhà là chủ yếu góp phần giảm tỷ lệ tái phát bệnh. Bệnh viện Da liễu Trung Ương là một bệnh viện chuyên khám, điều trị bệnh về da liễu. Bệnh viện được xem là nơi tập trung nhiều chuyên gia đầu ngành da liễu, có nhiều dịch vụ khám và điều trị bệnh uy tín, chất lượng với hệ thống thiết bị y tế hiện đại. Theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Anh về đặc điểm bệnh viêm da cơ địa tại khoa khám bệnh, bệnh viện da liễu Trung ương giai đoạn 2010-2014: Bệnh viêm da cơ địa tại khoa khám bệnh có xu hướng tăng qua các năm, cao nhất ở năm 2013 [1]. Trong tổng số 162.442 người bệnh, tỷ lệ nữ giới chiếm gần 60%, đồng đều trong 5 năm, lứa tuổi hay mắc nhất là 0-9 tuổi và đối với nghề nghiệp là trẻ em, học sinh, sinh viên. Trên 80% bệnh nhân viêm da cơ địa sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng người bệnh viêm da cơ địa đến khám cao nhất vào mùa xuân, tiếp đến là mùa thu, mùa hè và thấp nhất là mùa đông. Tỷ lệ người bệnh khám tự nguyện và dịch vụ cao, chiếm khoảng 80%. 2 Hầu hết bệnh nhân viêm da cơ địa vào khoa khám bệnh được chẩn đoán và kê đơn về điều trị, có một tỷ lệ nhỏ dưới 1% nhập viện và chuyển viện. Từ kết quả nghiên cứu, khuyến cáo lãnh đạo bệnh viện và khoa khám bệnh có kế hoạch trong việc khám chữa bệnh viêm da cơ địa, một bệnh có tỷ lệ hay gặp nhất [1]. Vì vậy để mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của NB từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm da cơ địa, tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2022”. Với mục tiêu: 1.Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2022. 2.Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm Viêm da cơ địaVDCĐ là 1 bệnh viêm da có ngứa, mạn tính hay tái phát với tổn thương thay đổi theo lứa tuổi. Bệnh VDCĐ được biết đến từ lâu với nhiều tên gọi khác nhau: chàm thể tạng, chàm trẻ ấu thơ (infantile eczema), hoặc sẩn ngứa thể tạng (sẩn ngứa Besnier), chàm nếp gấp, viêm da thần kinh lan tỏa, lichen đơn giản mạn tính [4]. Hình ảnh 1. 1.Viêm da cơ địa người lớn Hình ảnh 1. 2. Viêm da cơ địa trẻ em 4 Hình ảnh 1. 3. Viêm da cơ địa bội nhiễm 1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh [2] * Yếu tố môi trường đóng vai trò động lực Ô nhiễm môi trường Các dị nguyên có trong bụi nhà, lông súc vật, quần áo, đồ dùng gia đình… Bệnh cơ địa liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là giữa con cái với bố mẹ do ảnh hưởng của môi trường trong thời kỳ thơ ấu. * Yếu tố di truyền Bệnh VDCĐ chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm. Khoảng 60% người lớn bị VDCĐ có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh [2]. 1.1.3. Chẩn đoán a) Lâm sàng Bệnh VDCĐ có các biểu hiện khác nhau tùy theo lứa tuổi. * VDCĐ ở trẻ nhũ nhi Bệnh phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh, thường cấp tính với các đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to. Vị trí hay gặp nhất là 2 má, có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Không thấy tổn thương ở vùng tã lót. 5 Trẻ có thể dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà… Khi không ăn các thức ăn gây dị ứng thì bệnh VDCĐ giảm rõ rệt. Bệnh hay tái phát, mạn tính và rất nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, tiêm chủng, thay đổi khí hậu hay môi trường sống. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng [2]. *VDCĐ ở trẻ em Thường từ VDCĐ nhũ nhi chuyển sang. Thương tổn là các sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan tỏa cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát. Vị trí hay gặp nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm da mạng lưới, ít khi ở mặt duỗi các chi. Bệnh thường trở nên cấp tính khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ… Nếu tổn thương trên 50% diện tích da, trẻ thường suy dinh dưỡng. 50% sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi [2]. * VDCĐ ở thanh thiếu niên và người lớn Biểu hiện là mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hóa, ngứa. Vị trí hay gặp: nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, vùng da quanh mắt đối với thanh thiếu niên. Khi bệnh lan tỏa thì vùng nặng nhất là các nếp gấp. Viêm da lòng bàn tay, chân: gặp ở 20-80% người bệnh, là dấu hiệu đầu tiên của VDCĐ ở người lớn. Viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú. Tiến triển mạn tính, ảnh hưởng nhiều bởi các dị nguyên, môi trường, tâm sinh lý người bệnh [2]. *Các biểu hiện khác của VDCĐ Khô da: do tăng mất nước qua biểu bì. Da cá, dày da lòng bàn tay, bàn chân, dày sừng nang lông, lông mi thưa. Viêm môi bong vảy. Dấu hiệu ở mắt, quanh mắt: mi mắt dưới có thể có 2 nếp gấp, tăng sắc tố quanh mắt, viêm kết mạc tái diễn có thể gây lộn mi, có thể có đục thủy tinh thể. Chứng da vẽ nổi trắng [2]. 6 b) Cận lâm sàng Tăng nồng độ IgE trong huyết thanh. Mô bệnh học: thượng bì có xốp bào xen kẽ với hiện tượng á sừng; trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, mono, dưỡng bào, có hoặc không có các tế bào ái kiềm. Trường hợp lichen hóa có hiện tượng tăng sản thượng bì. Test lẩy và test áp: để xác định dị nguyên [2]. c) Chẩn đoán xác định Dựa vào tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka: *Tiêu chuẩn chính Ngứa Vị trí và biểu hiện điển hình của tổn thương: Lichen hóa ở các nếp gấp trẻ em hoặc thành dải ở người lớn; Mặt và mặt duỗi các chi ở trẻ em và trẻ sơ sinh Tổn thương phát ban tái phát hoặc mạn tính. Tiền sử cá nhân hay gia đình có mắc các bệnh dị ứng. *Tiêu chuẩn phụ Khô da, vảy cá, dày sừng nang lông, tăng đường kẻ lòng bàn tay. Viêm da ở tay, chân. Chàm vú, viêm môi, vảy phấn, nếp ở cổ. Tổn thương nặng lên dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và tâm lý. Ngứa khi bài tiết mồ hôi. Tăng IgE huyết thanh. Tăng sắc tố quanh mắt. Dấu hiệu Dennie-Morgan (mi mắt dưới có 2 nếp gấp). Viêm kết mạc. Giác mạc hình chóp. Đục thủy tinh thể dưới bao sau. Để chẩn đoán xác định cần phải có ≥ 3 tiêu chuẩn chính kết hợp với ≥ 3 tiêu chuẩn phụ [2]. 1.1.4. Điều trị a) Nguyên tắc điều trị Dùng thuốc chống khô da, dịu da. Chống nhiễm trùng. 7 Chống viêm. Tư vấn cho người bệnh và gia đình biết cách điều trị và phòng bệnh [2]. b) Điều trị cụ thể *Điều trị tại chỗ Tắm Tắm hàng ngày bằng nước ấm với xà phòng có ít chất kiềm; Sau khi tắm dùng các thuốc làm ẩm da. Thuốc Corticoid được dùng nhiều trong điều trị VDCĐ. Trẻ nhỏ dùng loại hoạt tính yếu như: hydrocortison 1-2,5%. Trẻ lớn và người lớn dùng loại có hoạt tính trung bình: desonid, clobetason butyrat. Với những tổn thương lichen hóa, vị trí da dầy có thể dùng loại corticoid hoạt tính mạnh hơn như clobetasol propionat. Lưu ý: với tổn thương vùng da mỏng, nhạy cảm như mặt dùng mỡ corticoid nhẹ hơn, ít ngày, còn vùng da dày, lichen hóa thì dùng loại mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm. Cần tính để lượng thuốc bôi trong 1 tuần và giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát. Có thể dùng mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid có thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%. Làm ẩm da bằng urea 10%, petrolatum đối với vùng da khô. Thuốc bạt sừng bong vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic. Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus nồng độ 0,03-0,1% rất hiệu quả đối với VDCĐ, tuy nhiên thuốc đắt tiền và hay gặp kích ứng da trong thời gian đầu sử dụng, giãn mạch. *Điều trị toàn thân Kháng histamin H1 Chlorpheniramin 4mg x 1-2 viên/ngày. Fexofenadin 180mg x 1 viên/ngày. 8 Certerizin 10mg x 1 viên/ngày Kháng sinh chống nhiễm khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu. Cho kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là tốt nhất, cho một đợt từ 10-14 ngày. Corticoid: có thể được chỉ định trong thời gian ngắn khi bệnh bùng phát nặng. Không dùng thuốc kéo dài. Prednisolon 5mg x 2-4 viên/ngày x 7 ngày Các thuốc khác như cyclosporin, methotrexate [2]. 1.1.5. Tiến triển và biến chứng Khoảng 70% trẻ bị VDCĐ sẽ khỏi khi lớn lên. Còn lại 30% kéo dài dai dẳng. Khoảng 30-50% người bệnh VDCĐ sẽ xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản [2]. 1.1.6. Phòng bệnh Giáo dục người bệnh, người nhà người bệnh kiến thức về bệnh, yếu tố khởi động, quan điểm điều trị, lợi ích và nguy cơ. Giảm các yếu tố khởi động: giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải cotton. Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36oC, ngay sau khi tắm xong bôi thuốc ẩm da, dưỡng da. Nếu dùng xà phòng thì chọn loại ít kích ứng. Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích. Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày nhất là về mùa đông, ngày 2-3 lần. Giữ độ ẩm không khí trong phòng. Ăn kiêng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, trẻ nhỏ, khi đã xác định rõ loại thức ăn gây kích thích [2]. 1.1.7. Chăm sóc da VDCĐ [7] VDCĐ là bệnh thường gặp, bệnh khởi phát sớm, dai dẳng hay tái phát. Nguyên nhân bệnh là sự tương tác giữa yếu tố cơ địa và các tác nhân kích thích từ môi trường sống. Vì vậy trong quá trình điều trị bệnh vấn đề chăm sóc da đúng cách và bảo vệ da khỏi các yếu tố kích thích rất quan trọng giúp làm hạn chế phát bệnh, giảm thời gian dùng thuốc và giúp cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân VDCĐ tốt hơn. Các yếu tố làm tăng khô da hoặc làm tăng gãi làm VDCĐ nặng lên. Hiểu biết và kiểm soát các yếu tố thuận lợi này là điều cần thiết để điều trị thành công VDCĐ. Hạn chế tác động của các yếu tố kích thích 9 Các yếu tố tiếp xúc: Xà phòng và các chất tẩy rửa. Tránh Tránh dùng đồ len, tránh tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp và gia dụng. Dị nguyên thức ăn: Có sự liên quan giữa sự đa dạng trong chế độ ăn trong 4 tháng đầu (chậm ăn và ăn dặm) và phát bệnh VDCĐ. Ngứa giảm và tổn thương da cải thiện đáng kể. Chế độ ăn phải theo lời khuyên hợp lý của chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa để chắc rằng không chứa dị nguyên nhưng phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Dị nguyên hô hấp: Bệnh nhân VDCĐ nhạy cảm với mạt bụi nhà, do đó việc kiểm soát yếu tố môi trường bao gồm cả việc giảm dị nguyên mạt bụi nhà.. Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi đặc biệt là mèo [7]. Chế độ tắm Tắm nhiều lần vào mùa hè làm sạch mồ hôi nhưng tắm quá nhiều vào mùa đông khi trời hanh khô làm tăng khô da. Tắm nước quá nóng cũng làm tăng khô da, kích thích da[7]. Các sản phẩm tắm cho bệnh nhân VDCĐ Xà phòng và sữa tắm thông thường: Tắm, rửa bằng xà phòng hoặc các sản phẩm chứa xút làm tăng pH trên bề mặt da do đó làm tăng hoạt tính của các men thủy phân protein nội sinh. Ngoài ra các sản phẩm này mất lớp lipid trên da gây khô da, từ đó làm suy yếu thêm hàng rào bảo vệ da. Trẻ bị VDCĐ nên tránh tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa, thay thế bằng các sản phẩm không chứa xút, không kích thích da.Xà phòng chứa chất kháng khuẩn tuy gây kích thích da nhưng lại có tác dụng làm giảm xâm nhập của tụ cầu vàng và cải thiện lâm sàng rõ so với loại xà phòng đơn thuần do đó việc sử dụng còn cân nhắc . Nước sạch:Tắm chỉ bằng nước sạch có ưu điểm không gây kích ứng da, không gây mất lớp lipid làm khô da, dễ sử dụng nhưng không giải quyết được vấn đề làm sạch da, hạn chế sự xâm nhập của tụ cầu vàng.Nước cứng (chứa trên 3 mili gam đương lượng canxi hoặc magie ion hóa) được cho là gây kích ứng da trong VDCĐ . Tuy vậy nghiên cứu gần đây lại không thấy liên quan giữa việc tắm nước cứng và VDCĐ. Sữa tắm dưỡng ẩm da: Do không chứa xút nên không làm tăng pH da, không gây tăng hoạt tính của men thủy phân protein vì vậy không làm suy yếu thêm hàng rào da. Hương liệu ít được sử dụng trong sản phẩm này nên cũng ít gây kích ứng da. Ngoài ra các sản phẩm này có chứa các chất làm ẩm da nên khắc phục được phần nào vấn đề 10 khô da trong VDCĐ. Các loại cây cỏ: Tắm bằng các cây cỏ là thói quen truyền miệng của các bà, các mẹ ở nước ta. Thực tế thì nhiều cây cỏ có tính kích thích da nhất định như: khế có axít khali oxalat, chanh có a xit citric, chè có tính sát khuẩn mạnh có thể gây kích thích da và làm săn se da gây khô da vv... có thể gây tăng nặng bệnh VDCĐ. Bổ xung độ ẩm cho da: Là những chất giúp da duy trì độ ẩm. Đó không phải là những chất thêm nước vào da mà là chất giúp da ngăn ngừa hoặc làm giảm đi sự bay hơi nước qua da.Sản phẩm dưỡng ẩm chứa đơn độc chất hút ẩm có thể tăng mất nước qua thượng bì bằng hấp thụ và bốc hơi nước vào môi trường nếu độ ẩm giảm [7]. 1.2.Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu cắt ngang sử dụng số liệu sẵn có được thực hiện tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương nhằm mô tả đặc điểm bệnh VDCĐ tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương giai đoạn 2010-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bệnh VDCĐ tại khoa khám bệnh có xu hướng tăng qua các năm, cao nhất ở năm 2013. Trong tổng số 162.442 người bệnh, tỷ lệ nữ giới chiếm gần 60%, đồng đều trong 5 năm, lứa tuổi hay mắc nhất là 0-9 tuổi và đối với nghề nghiệp là trẻ em, học sinh, sinh viên. Trên 80% bệnh nhân VDCĐ sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng người bệnh VDCĐ đến khám cao nhất vào mùa xuân, tiếp đến là mùa thu, mùa hè và thấp nhất là mùa đông. Tỷ lệ bệnh nhân khám tự nguyện và dịch vụ cao, chiếm khoảng 80%. Hầu hết bệnh nhân VDCĐ vào khoa khám bệnh được chẩn đoán và kê đơn về điều trị, có một tỷ lệ nhỏ dưới 1% nhập viện và chuyển viện. Từ kết quả nghiên cứu, khuyến cáo lãnh đạo bệnh viện và khoa khám bệnh có kế hoạch trong việc khám chữa bệnh VDCĐ, một bệnh có tỷ lệ hay gặp nhất [1]. Nguyễn Thị Hương Xuân (2015) trong khóa luận tốt nghiệp khảo sát ảnh hưởng của chăm sóc da đến điều trị VDCĐ kết quả cho thấy: Thói quen tắm hàng ngày: Có 7,1% người bệnh VDCĐ tắm bằng nước sạch thông thường. Đây là phương pháp tắm khá an toàn nhưng có thể do khả năng loại bỏ chất bẩn trên da lại thấp nên ít được sử dụng. Có 37,4% người bệnh VDCĐ trong nghiên cứu tắm bằng các loại sữa tắm thông thường. Có 50% người bệnh VDCĐ tắm bằng các loại cây cỏ; Về thói quen sử dụng dưỡng ẩm: tỷ lệ dùng dưỡng ẩm thường xuyên của người bệnh VDCĐ rất thấp, chỉ có 2,8%, trong khi chủ yếu là không dùng 79,1%[7]. 11 Nghiên cứu Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh VDCĐ tại bệnh viện Phong và Da Liễu tỉnh Sơn La năm 2019 của Phạm Thị Hoài: 8,3% người bệnh có kiến thức vệ sinh da, 3,3% người bệnh VDCĐ có kiến thức sử dụng dụng các sản phẩm dưỡng ẩm chăm sóc da thường xuyên, 11,7 % người bệnh VDCĐ có kiến thức hạn chế tác động của các yếu tố tiếp xúc, 3,3% người bệnh có kiến thức sử dụng thuốc khi bị bệnh, 28,3% người bệnh VDCĐ có chế độ ăn uống kiêng các yếu tố gây kích thích, 20% người bệnh tái khám đúng lịch hẹn [3]. 1.2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu Knowledge is Power: Education on Atopic Dermatitis Activates Patients and Shifts Behavior của Carole Drexelvà cs: Giáo dục NB về VDCĐ mang lại kiến thức ngay lập tức và lâu dài, kích hoạt thành công kiến thức và dẫn đến thay đổi hành vi. Người ta dự đoán rằng việc kích hoạt NB sẽ giúp cải thiện giao tiếp với bác sĩ lâm sàng, do đó dẫn đến chẩn đoán, điều trị sớm hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống: có 55% NB cải thiện giao tiếp với bac sĩ; 49% NB cải thiện cảm giác “kiểm soát”; 38% NB cải thiện hành vi chăm sóc sức khỏe của họ. Các hành vi đã thay đổi bao gồm: chủ động chia sẻ các triệu chứng với bác sĩ, tìm kiếm sự chăm sóc chuyên khoa, tham gia nhiều hơn vào các quyết định chăm sóc [9]. Nghiên cứu Self-Care Methods of Adulthood Atopic Dermatitis của Luotonen, Alli (2019): Khoảng 30% dân số Phần Lan bị viêm da dị ứng. Viêm da dị ứng ở tuổi trưởng thành phổ biến hơn ở Phần Lan. Thiếu kiến thức là một trong những nguyên nhân khiến việc phòng ngừa các triệu chứng da dị ứng chưa tốt. Điều này có thể dẫn đến việc kéo dài thời gian điều trị thích hợp và bệnh trở nên trầm trọng hơn. VDCĐ ở tuổi trưởng thành bắt đầu từ 14 tuổi và tiếp tục đến tuổi 70. Điển hình cho bệnh VDCĐ ở tuổi trưởng thành các triệu chứng nằm ở các bộ phận trên cơ thể như lưng, mặt, cổ và vùng gáy. Các phần mềm dẻo và bàn tay cũng là bộ phận điển hình nơi có bệnh chàm. Bệnh chàm cơ địa khác với bệnh chàm bình thường vì bệnh là bệnh mãn tính. Các triệu chứng bao gồm dày lớp biểu bì, đóng vảy và các vết thương nhỏ do da khô. Điều này gây ra cửa nhiễm trùng cho các vi khuẩn nói chung có thể dẫn đến chu kỳ viêm. NB cũng có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác cao hơn. Các phương pháp tự chăm sóc hiệu quả là cách tốt để ngăn ngừa khô da và viêm nhiễm trên da. Ngoài ra, các phương pháp phòng ngừa còn có thể làm giảm nguy cơ rối loạn giấc ngủ và căng thẳng. Các triệu chứng do viêm da dị ứng gây ra có thể là một trong những lý 12 do khiến tỷ lệ bệnh tâm thần cao hơn. Hướng dẫn tự chăm sóc nhằm phục vụ nhu cầu của những người bị viêm da dị ứng ở tuổi trưởng thành. Mục đích của tờ rơi hướng dẫn tự chăm sóc là cung cấp thông tin ở định dạng ngắn gọn và dễ hiểu, trong đó các phương pháp tự chăm sóc dựa trên bằng chứng được tập hợp lại với nhau [10]. Như vậy, có thể nói trên thế giới và trong nước đã có những nghiên cứu về VDCĐ, tuy nhiên, chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào đặc điểm dịch tễ bệnh và hiệu quả can thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe mà ít nghiên cứu về kiến thức tự chăm sóc của NB VDCĐ. Trong khi Bệnh viện Da liễu Trung Ương Là Bệnh viện lớn chuyên điều trị các bệnh về da liễu, số lượng NB VDCĐ đến khám và điều trị hàng năm khá đông, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2022” nhằm mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của NB từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh VDCĐ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng