Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà...

Tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại móng cái, quảng ninh năm 2015

.PDF
104
7905
203

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA CÁC BÀ MẸ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI MÓNG CÁI, QUẢNG NINH NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA CÁC BÀ MẸ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI MÓNG CÁI, QUẢNG NINH NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 TS. Nguyễn Mạnh Cường Th.S Lưu Quốc Toản HÀ NỘI, 2015 i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Y tế Công cộng - Trường Đại học Y tế công cộng, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về ngành y tế công cộng làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường và Thạc sỹ Lưu Quốc Toản đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì các thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các cán bộ y tế tại trung tâm y tế và trạm y tế thành phố Móng Cái đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. HỌC VIÊN NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG ii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 MỤC TIÊU ................................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 4 1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 4 1.2. Chương trình tiêm chủng trên thế giới ............................................................ 4 1.3. Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam .......................................................... 9 1.4. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 24 KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................................ 25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 27 2.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 27 2.4. Cỡ mẫu .......................................................................................................... 27 2.5. Phương pháp chọn mẫu................................................................................. 28 2.6. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 29 2.7. Các biến số nghiên cứu ................................................................................. 30 2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .............................................. 31 2.9. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 32 2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ........................................................................ 33 2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ............................ 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 35 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 52 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 62 KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 64 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 68 iii Phụ lục 1: Khung lấy mẫu và chọn cụm điều tra độ bao phủ tiêm chủng ........... 68 Phụ lục 2: Biểu mẫu thu thập thông tin tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi .............. 69 Phụ lục 3: Bộ câu hỏi phỏng vấn ......................................................................... 71 Phụ lục 4: Lý do tiêm chủng tiêm chủng không đầy đủ và đúng lịch ................ 78 Phụ lục 5: Bảng chấm điểm câu hỏi kiến thức..................................................... 80 Phụ lục 6: Sơ đồ hệ thống Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam ............................. 82 Phụ lục 7: Các biến số nghiên cứu ....................................................................... 83 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCG Vắc xin phòng lao CBYT Cán bộ y tế DPT Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván DPT3 3 liều bạch hầu - ho gà - uốn ván GAVI Global Alliance for Vaccines and Immunization GVAP Kế hoạch hành động vắc xin toàn cầu (Global Vaccine Action Plan) Hib Haemophilus influenzae b MICS Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ OVP Oral Polio Vaccine TC Tiêm chủng TCĐĐ Tiêm chủng đầy đủ TCMR Tiêm chủng mở rộng TTYT Trung tâm y tế TYT Trạm y tế UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc VGB Viêm gan B WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ xã, huyện, tỉnh triển khai Chương trình TCMR năm 1981-1984... 10 Bảng 1.2: Kết quả tiêm chủng từng loại vắc xin năm 1989-1990 cho trẻ < 1 tuổi .. 11 Bảng 1.3: Tỷ lệ triển khai xoá xã trắng về dịch vụ TCMR...................................... 11 Bảng 1.4: Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại các khu vực trong cả nước năm 1991 - 1995 .............................................................................................................. 12 Bảng 1.5: Tỷ lệ tỉnh đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trên 90% từ năm 1995 - 2010 ...................................................................................................... 12 Bảng 1.6: Tỷ lệ huyện có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trên 90% .... 13 Bảng 1.7: Lịch tiêm chủng cho trẻ em trong chương trình TCMR Việt Nam ......... 15 Bảng 1.8: Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân............................20 Bảng 1.9: Những phản ứng nhẹ thường găp và cách xử trí......................................20 Bảng 1.10: Tóm tắt phản ứng nặng sau khi tiêm chủng, thời gian xuất hiện và tỉlệ22 Bảng 3.1: Phân bố tuổi của bà mẹ và giới tính của trẻ ............................................ 35 Bảng 3.2: Phân bố số con của bà mẹ và số thứ tự của trẻ trong nghiên cứu ........... 35 Bảng 3.3: Phân bố bà mẹ theo nơi sinh sống và điều kiện kinh tế gia đình ............ 36 Bảng 3.4: Phân bố bà mẹ theo trình độ học vấn và nghề nghiệp ............................. 36 Bảng 3.5: Kiến thức về các bệnh phòng ngừa được nhờ tiêm chủng ...................... 37 Bảng 3.6: Kiến thức về dấu hiệu thường gặp sau tiêm chủng ................................. 38 Bảng 3.7: Kiến thức về những trường hợp trẻ bệnh nhưng vẫn có thể đưa đi TC... 38 Bảng 3.8: Kiến thức về ngày TC, tần suất buổi TC, địa điểm TC ........................... 39 Bảng 3.9: Kiến thức về tác dụng sổ tiêm chủng ...................................................... 39 Bảng 3.10: Kiến thức về TCĐĐ và tác hại của tiêm chủng không đầy đủ .............. 41 Bảng 3.11: Kiến thức tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi .................................. 42 Bảng 3.12: Lý do tiêm chủng không đầy đủ ............................................................ 43 Bảng 3.13: Nguồn thông tin mà bà mẹ nhận được .................................................. 44 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của bà mẹ đến kiến thức TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi ........................................................................................ 45 vi Bảng 3.15: Mô hình hồi quy logistic một số yếu tố cá nhân của bà mẹ đến kiến thức TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi ........................................................................................ 47 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của bà mẹ đến thực hành TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi ........................................................................................ 48 Bảng 3.17: Mô hình hồi quy logistic một số yếu tố cá nhân của bà mẹ đến thực hành TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi ........................................................................................ 50 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biều đồ 1.1: Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu .................................................................... 5 Biều đồ 1.2: Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin DPT3 tại các khu vực .................................. 6 Biểu đồ 3.1: Kiến thức của bà mẹ về phản ứng nặng xảy ra sau tiêm chủng .......... 38 Biểu đồ 3.2: Kiến thức về số lần đưa trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm từng loại vắc xin ....... 40 Biểu đồ 3.3: Kiến thức về thời điểm tiêm từng loại vắc xin .................................... 41 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tiêm chủng từng loại vắc xin qua sổ tiêm chủng cá nhân và sổ tiêm tại trạm y tế ...................................................................................................... 42 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ tiêm bỏ mũi tiêm DPT1 và DPT3 .............................................. 43 Biểu đồ 3.6: Nội dung thông tin về tiêm chủng bà mẹ nhận được .......................... 44 viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tiêm chủng là một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên các báo cáo thường niên từ các cơ sở y tế về tiêm chủng luôn có sự khác biệt đối với tỷ lệ thực trẻ được tiêm chủng. Bên cạnh đó còn những thiếu hụt trong kiến thức của các bà mẹ dẫn đến thái độ lo sợ, chủ quan với việc tiêm chủng cho trẻ. Móng Cái là thành phố biên giới phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh với đặc thù đa dạng vùng miền nên công tác tiêm chủng mở rộng tại Móng Cái vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu "thực trạng kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015" với hai mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con từ 12 đến 23 tháng tuổi về tiêm chủng đầy đủ tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015; (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của bà mẹ con từ 12 đến 23 tháng tuổi về tiêm chủng tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang dựa vào cách chọn mẫu 30 cụm, mỗi cụm 7 trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi theo hướng dẫn của WHO tại 17 xã phường thành phố Móng cái. Mẫu nghiên cứu bao gồm 210 trẻ có tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi để quan sát sẹo BCG và bà mẹ của các trẻ đó được phỏng vấn để thu thập các thông tin về tình trạng tiêm chủng của trẻ và kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được sự khác biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng thực sự của trẻ 65% với số liệu báo cáo tại cơ sở y tế tại địa 80%, từ đó cho thấy việc báo cáo đánh giá tiêm chủng vẫn còn nhiều thiếu xót... Kiến thức đạt về tiêm chủng đầy đủ của bà mẹ có con từ 12 đến 23 tháng tuổi chỉ chiếm 35%, nghiên cứu còn chỉ ra mặt hạn chế trong kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng như kiến thức về các loại bệnh phòng được nhờ tiêm chủng, lịch tiêm chủng, số lần tiêm chủng, các dấu hiệu bình thường và bất thường sau tiêm chủng... Đồng thời xác định được yếu tố liên quan đến kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng như nghề nghiệp. Một số yếu tố liên ix quan tới thực hành của bà mẹ về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là học vấn, nơi sống và kiến thức tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Từ kết quả nghiên cứu để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi cần có sự phối hợp giữa các ban ngành. Bên cạnh việc triển khai đào tạo nâng cao chất lượng thực hành và tư vấn tiêm chủng cho cán bộ y tế, cần truyền thông nội dung tiêm chủng cho trẻ một cách đầy đủ và chính xác nhất cho người dân, tăng cường truyền thông trực tiếp nhằm vận động sự tham gia chủ động của các bà mẹ vào công tác tiêm chủng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là do trẻ em chưa có hệ miễn dịch đầy đủ. Hiện nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng được bằng vắc xin. Không giống như các can thiệp y tế khác, vắc xin giúp cho dự phòng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20 [5]. WHO ước tính rằng nếu tất cả các vắc xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên 90%, hàng năm dự phòng 2-3 triệu trẻ em nữa không bị chết vì các bệnh nhiễm trùng [36]. Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 được sự hỗ trợ của WHO VÀ UNICEF với vắc xin phòng 6 bệnh truyền nhiễm. Năm 1985 tiêm chủng mở rộng được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Mục tiêu tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành với tỷ lệ 87% năm 1990 và trên 90% vào năm 1993 cho toàn trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin [10]. Cùng với việc nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh trong diện tiêm phòng cũng đã giảm xuống hàng năm. Đặc biệt, bệnh bại liệt đã giảm từ 559 trường hợp (năm 1992) xuống không còn trường hợp nào (1998). Bệnh uốn ván sơ sinh đã được loại trừ từ năm 1995 trên quy mô tỉnh với tỷ lệ mắc dưới 1/1000 trẻ đẻ sống. Bệnh bạch hầu không còn là vấn đề của y tế công cộng nữa. Từ năm 1987 đến năm 1999 bệnh sởi đã giảm 39% [7]. Do đó, chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là một trong những chương trình y tế ưu tiên thành công nhất của Việt Nam. Qua các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi tăng đáng kể như 99,27% tại huyện Châu Thành, tỉnh Hà Giang [9]; 92,1% tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế [13]; 88,7% tại tỉnh Sơn La [8]. Mặc dù thành quả và lợi ích của tiêm chủng đem lại là rất lớn nhưng thực tế luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và tồn tại như tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và 2 đúng thời gian quy định ở một số huyện miền núi còn thấp như ở ở Hà Giang tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 48%, Kon Tum đạt tỷ lệ 67,2% [34]. Tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em vùng núi cao hơn so với tỷ lệ chung quốc gia như 3 vụ dịch sởi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Điện Biên, Lai Châu, Thái nguyên với tổng số cac mắc là 1.9100 ca [12]. Bên cạnh đó những năm gần đây niềm tin của người dân về an toàn tiêm chủng khi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng trong những năm qua đã dẫn đến sụt giảm tỉ lệ tiêm chủng đáng kể như trường hợp đã tiêm liều thứ nhất nhưng bỏ tiêm ở các liều sau từ 94% xuống còn 74% đối với vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván và từ 91% xuống còn 56% đối với vắc xin Viêm gan B [6]. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có sự thiếu hụt trong kiến thức về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi như trong nghiên cứu của Trương Văn Dũng (2010) bà mẹ hiểu biết về tiêm chủng đầy đủ ở mức độ ít chiếm đến 81%, Nguyễn Phúc Duy (2011) số mẹ bà biết đúng số lần tiêm và biết đúng lịch tiêm chủng chỉ chiếm 24,7% và 28,4% [13]. Móng Cái là thành phố biên giới phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh.Với đặc thù đa dạng vùng miền nên công tác tiêm chủng mở rộng tại Móng Cái vẫn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tiêm chủng năm 2013 cho trẻ dưới 1 tuổi chỉ đạt 80%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tiêm chủng của toàn quốc (trên 90%). Đặc biệt theo báo cáo tỷ lệ tiêm chủng theo khu vực tại địa phương cho thấy các khu kinh tế phát triển có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ít hơn khu vực hải đảo nông thôn [24]. Vậy câu hỏi đặt ra là thực tế tỷ kiến thức và thực hành của bà mẹ về tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi như thế nào? Các yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ?. Từ những thực tế trên tôi quyết định thực hiện đề tài "thực trạng kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015" 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con từ 12 đến 23 tháng tuổi về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con từ 12 đến 23 tháng tuổi về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm - Vắc xin là những chế phẩm được sản xuất từ những vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút) chỉ là một hay thành phần của chúng đã được làm biến đổi để trở thành vô hại không gây bệnh cho người khi được đưa vào cơ thể, nhưng lại kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh [25]. - Tiêm chủng là đưa vắc xin vào cơ thể người thông thường bằng đường tiêm, có khi bằng đường uống, rỏ mũi, hít...để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh tương ứng khi chúng xâm nhập cơ thể. Nói cách khác để làm cho cơ thể có miễn dịch, tránh được mắc bệnh. Tiêm chủng vắc xin là một phương pháp phòng bệnh chủ động, có hiệu quả và ít tốn kém nhất trong các hoạt động y tế so với phí tổn điều trị, giảm được tử vong [25]. 1.2. Chương trình tiêm chủng trên thế giới 1.2.1. Lịch sử tiêm chủng mở rộng Vắc xin học được mở đầu thành công vào cuối thế kỳ XIX bởi bác sỹ thú y E.Jenner (Anh) với vắc xin chủng đậu bò [17]. Năm 1880, L.Pasteur (Pháp) đã sáng chế thành công vắc xin chống bệnh than và nhiều loại vắc xin khác trên ý tưởng của Jenner. Những năm đầu thế kỷ XX, chương trình tiêm chủng được thực hiện ở các nước công nghiệp phát triển và vắc xin phòng chống bệnh đầu mùa được đưa vào tiêm chủng đầu tiên. Tiếp theo là vắc xin BCG (các năm 19301940), vắc xin bại liệt tiêm (1955), vắc xin bại liệt uống (1962) [35]. Kết quả là bệnh đậu mùa, căn bệnh người ta lo sợ nhất trong nhiều thế kỷ, được WHO đặt ra mục tiêu loại trừ. Và với những nỗ lực không ngừng để tăng tỷ lệ tiêm chủng, căn bệnh này đã được loại trừ vào năm 1980. Đến năm 1974, bảy loại vắc xin được đưa vào chương trình TCMR bao gồm: đậu mùa, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt tiêm/uống và sởi. Thời gian đầu chỉ có xấp xỉ 5% số đối tượng được tiêm chủng ở các nước phát triển. WHO 5 phát động chiến lược mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu vực và các quốc gia [35]. Dần dần chương trình tiêm chủng mở rộng là một chương trình quốc gia ưu tiên của hầu hết các nước trên thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát triển. 1.2.2. Tỷ lệ tiêm chủng Chương trình tiêm chủng mở rộng được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những chương trình chăm sóc sức khoẻ thiết thực, hiệu quả nhất thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em và tiếp tục trở thành chương trình uu tiên của mọi nước sau năm 2000 [35]. Trong năm 2013, khoảng 84% (112 triệu) trẻ trên toàn thế giới nhận 3 liều vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà (DTP3), bảo vệ trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm có thể gây bệnh nghiêm trọng và tàn tật hoặc tử vong, 129 quốc gia đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng ít nhất là 90% của vắc xin DTP3 [36]. Tỷ lệ tiêm chủng tăng dần qua các năm nhưng cho tới nay tiêm chủng đầy đủ cho trẻ vẫn là vấn đề cần được củng cố. Theo số liệu báo cáo ước tính của WHO và UNICEF năm 2002, trên thế giới vẫn có khoảng 33 triệu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ (vắc xin DPT) [39]. Trong năm 2013, ước tính có 21,8 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới vẫn bỏ lỡ các liều vắc xin cơ bản [36]. Rota Phế cầu khuẩn Viêm gan B Sởi Bại liệt DPT3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Nguồn: Báo cáo WHO Biều đồ 1.1: Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu [36] 6 Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng DPT3 có tăng dần qua các năm nhưng vẫn không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Số liệu ước tính của WHO và UNICEF năm 2006 ở một số khu vực tỷ lệ tiêm chủng còn thấp như khu vực Châu Phi (73%), Trung Đông (86%) và Đông Nam Á (63%) [26]. Trong số trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ năm 2013 có gần một nửa sống tại 3 nước: Ấn Độ, Nigeria và Pakistan. 100% 95% 90% DPT3 85% 80% 75% Châu Phi Châu Mỹ Đông địa Trung Hải Châu Âu Đông Nam Tây Thái Á Bình Dương Nguồn: Báo cáo WHO 2015 Biều đồ 1.2: Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin DPT3 tại các khu vực [37] 1.2.3. Kế hoạch hành động vắc xin toàn cầu Kế hoạch Hành động Vắc xin Toàn cầu (GVAP) là một lộ trình để ngăn chặn hàng triệu ca tử vong thông qua tiếp cận công bằng hơn đối với vắc xin. Các nước đang hướng tới đạt được tỷ lệ tiêm chủng ≥90% trên toàn quốc và ≥80% ở tất cả các huyện vào năm 2020. Trong khi GVAP cần phải tăng tốc kiểm soát của tất cả các bệnh vắc xin ngừa, diệt trừ bệnh bại liệt được thiết lập như là cột mốc đầu tiên. Nó cũng nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển cho thế hệ tiếp theo của vắc xin [36]. 7 Tại hội Y tế thế giới trong năm 2014, các nước thành viên thảo luận tiến trình thực hiện mục tiêu GVAP và nhấn mạnh vấn đề cần phải được giải quyết để đạt được mục tiêu [36]: - Tiếp cận bền vững các vắc xin, đặc biệt là vắc xin với với giá cả phải chăng cho tất cả các nước; - Chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện sản xuất tại địa phương của vắc xin là một phương tiện đảm bảo an ninh vắc xin; - Cải thiện chất lượng dữ liệu thông qua việc sử dụng các công nghệ mới như đăng ký điện tử; - Truyền thông và quản lý các nguy cơ để giải quyết các thông tin sai lệch về chủng ngừa và tác động của nó đối với tỷ lệ tiêm chủng; - Đánh giá bằng chứng và phân tích kinh tế cho biết việc ra quyết định dựa trên các ưu tiên và nhu cầu của địa phương. 1.2.4. Một số nghiên cứu kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tiêm chủng được thực hiện nhằm đánh giá độ bao phủ tiêm chủng trong cộng đồng, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp với từng địa phương. Các nghiên đó đã xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi như: yếu tố thuộc về bà mẹ bao gồm trình độ học vấn, số trẻ, thứ tự trẻ, nơi sống, khoảng cách từ nhà đến địa điểm tiêm chủng, thiếu kiến thức về sự cần thiết của tiêm chủng, lịch tiêm chủng, các loại vắc xin cần tiêm, sợ phản ứng phụ sau tiêm chủng; yếu tố thuộc về dịch vụ bao gồm: thái độ và thực hành của nhân viên y tế, tư vấn không đầy đủ; yếu tố môi trường xã hội như truyền thông chưa đạt hiệu quả; yếu tố cá nhân trẻ như trẻ bị ốm đúng ngày tiêm chủng. Cụ thể trong các nghiên cứu sau: Mặc dù tiêm chủng tại Châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong 25 năm qua nhưng Châu Phi vẫn là một trong các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất thế giới. Một nghiên cứu diễn ra năm 2010 tại các trung tâm trong các lĩnh vực công cộng và tư nhân của Libreville trên 1001 trẻ em và người giám hộ của trẻ cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến tiêm chủng không đầy đủ cho trẻ do 8 thiếu tài chính 28,3%; thiếu thông tin 25,9%; quên 21,7%; còn lại là do trẻ mắc bệnh, mẹ thiếu hiểu biết, thiếu thời gian, sự di chuyển của cha mẹ. Trong nghiên cứu này trình độ học vấn của mẹ lại không phải là yếu tố liên quan đến tiêm chủng không đầy đủ của trẻ [42]. Khác với nghiên cứu trên, nghiên cứu năm 2010 của một nhóm tác giả tại Bungudu, Zamfara, miền bắc Nigeria (nơi có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp 5,4%) với cỡ mẫu 450 trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi bằng phương pháp chọn mẫu cụm lại cho kết quả là kiến thức và tình trạng học vấn của bà mẹ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ [40]. Năm 2011 tại Kenya bằng phương pháp chọn mẫu chùm trên 380 trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi và bà mẹ/ người giám hộ trẻ đó cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 76,6%. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin riêng cao (trên 90%), thấp nhất là tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi (77,4%). Tỷ lệ bỏ mũi tiêm giữa mũi đầu tiên và mũi thứ 3 vắc xin DPT là 8,9%. Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng đầy đủ của trẻ bao gồm số lượng trẻ em trong gia đình, nơi sinh của trẻ, lời khuyên của các nhân viên tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng cho các bà mẹ về ngày tiêm chủng tiếp theo, các bà mẹ/ người giám hộ tham gia đánh giá các dịch vụ tiêm chủng tại khu vực là rất tốt có khả năng tiêm chủng đầy đủ cho trẻ cao hơn 2,21 lần những người cho ý kiến là tốt [29]. Một nghiên cứu khác cũng tại Ấn Độ, sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang ở 450 trẻ em 12 đến 23 tháng tuổi tại khu vực nông thôn và thành thị của Lucknow năm 2013 cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới 1 tuổi là 62,7%, những lý do chính cho sự thất bại của chương trình tiêm chủng là: trì hoãn việc tiêm chủng đến lần khác, con bị bệnh nên không đưa đi tiêm, không ý thức được sự cần thiết của tiêm chủng, nơi tiêm chủng quá xa, thiếu niềm tin trong tiêm chủng, không ý thức được sự cần thiết của liều tiêm thứ 2, thứ 3, mẹ quá bận rộn, sợ phản ứng phụ, những quan niệm sai lầm về tiêm chủng, bà mẹ cho rằng chỉ cần tiêm vắc xin bại liệt [31]. Năm 2013, nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng tại 15 quận huyện tại miền nam Ethiopia trên 630 trẻ trong độ tuổi 12 đến 23 tháng tuổi cho kết quả 9 gần 3 phần tư trẻ em được tiêm chủng đầy đủ (73,2%), 20,3% trẻ được tiêm chủng 1 phần. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng của trẻ là trình độ học vấn của mẹ, hiểu biết của mẹ về các loại vắc xin, kiến thức của bà mẹ về lịch tiêm chủng [27]. Cũng trong năm 2013, một nghiên cứu về các yếu tố hạn chế tỷ lệ tiêm chủng ở đô thị Dili, Timor-Leste bằng nhiều phương pháp kết hợp ở đối tượng người chăm sóc trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi đã chỉ ra những lý do chính cho tỷ lệ tiêm chủng thấp bao gồm: Kiến thức, thái độ của người chăm sóc trẻ thấp; tiếp cận với các dịch vụ, thông tin tiêm chủng hạn chế; lo ngại về tác dụng phụ sau tiêm chủng; một số yếu tố gia đình như đông thành viên trong gia đình, thiếu sự hỗ trợ của chồng, ông bà...Yếu tố quan trọng khác được chỉ ra trong nghiên cứu này là thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong lĩnh vực tiêm chủng [26]. Bằng phương pháp chọn mẫu 30 cụm của WHO, tại Mumbai năm 2013 cũng có nghiên cứu đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi cho kết quả: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là hơn 80%, cao nhất là vắc xin BCG (97,1%), thấp nhất là vắc xin sởi (87,6%); lý do chính của việc không tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là trẻ bị bệnh tại thời điểm tiêm chủng, kiến thức của mẹ về tầm quan trọng của tiêm chủng; trình độ học vấn của mẹ thấp, thứ tự sinh trẻ, địa điểm tiêm chủng cùng liên quan mật thiết với tỷ lệ tiêm chủng không đầy đủ cho trẻ [30]. 1.3. Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam 1.3.1. Lịch sử phát triển CTTCMR tại Việt Nam Chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của WHO và UNICEF. Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng, để từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng của Chương trình trên toàn quốc có cơ hội được tiếp cận với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng