Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống HIV AIDS của người dân t...

Tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống HIV AIDS của người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012

.DOCX
91
2419
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LƯU THỊ HÀ Thùc tr¹ng kiÕn thøc, th¸i ®é vµ hµnh vi vÒ PHßNG CHèNG HIV/AIDS cña ngêi d©n thÞ trÊn QuÕ, huyÖn Kim B¶ng, tØnh Hµ Nam n¨m 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG KHÓA 2009 – 2013 HÀ NỘI – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LƯU THỊ HÀ Thùc tr¹ng kiÕn thøc, th¸i ®é vµ hµnh vi vÒ PHßNG CHèNG HIV/AIDS cña ngêi d©n thÞ trÊn QuÕ, huyÖn Kim B¶ng, tØnh Hµ Nam n¨m 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG KHÓA 2009 – 2013 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG ĐỨC NHU HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Bộ môn Dịch tễ học, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng khóa 2009-2013 này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới : -TS. Đặng Đức Nhu, người thầy đã động viên, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chia sẻ với tôi những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học vô cùng quý giá trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành luận văn này. -GS.TS. Nguyễn Trần Hiển- Chủ nhiệm bộ môn Dịch tễ học, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Người thầy là tấm gương sáng về tinh thần nghiên cứu khoa học không mệt mỏi, là hình tượng giúp tôi nhìn vào và có động lực trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên bác sĩ đa khoa tổ 11 lớp Y4C-những bạn đã tham gia cùng tôi trong nhóm điều tra viên, cảm ơn những người dân địa phương đã nhiệt tình tham gia nghiên cứu. Không được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn, tôi không thể hoàn thành luận văn này được. Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ, anh chị em và những người thân trong gia đình đặc biệt là tập thể phòng 311-KTX E1 đã luôn động viên, khích lệ và cho tôi nguồn động lực để tôi không ngừng học tập và phấn đấu. Xin cảm ơn bạn bè,bạn đồng khóa lớp Y4N đã động viên tinh thần, chia sẻ và giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tôt nghiệp. Hà nội, tháng 6 năm 2013 Sinh viên Lưu Thị Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này là của riêng tôi. Những số liệu trong nghiên cứu là do tôi thu thập trong quá trình nghiên cứu và làm việc tại trạm y tế thị trấn Quế-huyện Kim Bảng-tỉnh Hà Nam một cách khoa học và chính xác. Kết quả thu thập được trong nghiên cứu chưa được đăng tải và công bố trên bất kì một tạp chí hay công trình khoa học nào. Các bài trích dẫn, các số liệu tham khảo đều là những tài liệu đã được công nhận Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Lưu Thị Hà DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) BKT BCS BLTQĐTD BP ĐH/CĐ ĐTNC ĐTV GMD GDSK HIV : Bơm kim tiêm : Bao cao su : Bệnh lây truyền qua đường tình dục : Biện pháp : Đại hoc/Cao đẳng : Đối tượng nghiên cứu : Điều tra viên : Gái mại dâm : Giáo dục sức khỏe : Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus) : Hiến máu tình nguyện : Học sinh –sinh viên : Kiến thức-thái độ-thực hành (Knowledge- Attitude- HMTN HSSV KAP Practice ) NCMT NVYT NVQS PNBD PTTH QHTD TCMT TTN SAVY SDBCS : Nghiện chích ma túy : Nhân viên Y tế :Nghĩa vụ quân sự : Phụ nữ bán dâm : Phổ thông trung học : Quan hệ tình dục : Tiêm chích ma túy : Thanh thiếu niên : Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam : Sử dụng bao cao su SDMT STI UBQG UNAIDS Viện HHTMTƯ VPAIS WHO : Sử dụng ma túy : Bệnh lây truyền qua đường tình dục : Uỷ ban quốc gia : Chương trình phòng ,chống AIDS của Liên Hợp Quốc : Viện Huyết học –truyền máu trung ương : Điều tra mẫu các chỉ tiêu dân số và AIDS : Tổ chức Y tế thế giới ( World Health Organization) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3 1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam....................3 1.1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới..................................3 1.1.2. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam..................................5 1.2. Những đặc điểm dịch tễ học của HIV.....................................................9 1.2.1. Nguồn bệnh......................................................................................9 1.2.2. Các đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV/AIDS...................10 1.2.3. Đặc điểm dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS...................................11 1.3. Các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV/AIDS..................................................12 1.3.1. Yếu tố sinh học...............................................................................12 1.3.2. Yếu tố hành vi.................................................................................12 1.3.3. Yếu tố dân số học............................................................................12 1.3.4. Yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội.......................................................12 1.4. Các biện pháp ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS......................................13 1.4.1. Phòng lây nhiễm qua đường tình dục..............................................13 1.4.2. Phòng lây qua đường máu...............................................................13 1.5. Nhận thức, thái độ thực hành phòng chống HIV/AIDS........................14 1.5.1. Vai trò của nghiên cứu KAP phòng chống HIV/AIDS với hiệu quả phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng......................14 1.5.2. Những kết quả nghiên cứu KAP phòng chống HIV/AIDS thời gian gần đây.............................................................................................15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........20 2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................20 2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................20 2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................20 2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................20 2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................20 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................21 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................21 2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu.......................................................................21 2.5. Kĩ thuật nghiên cứu...............................................................................22 2.5.1. Phương pháp thu thập thông tin......................................................22 2.5.2. Công cụ thu thập số liệu..................................................................22 2.6.Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu.......................................................................22 2.7. Các biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................23 2.7.1. Thông tin chung..............................................................................23 2.7.2. Biến số về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS ..........................................................................................................23 2.8. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá :............................................25 2.8.1. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu.......................................25 2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................25 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................27 2.10. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..............................................27 2.11. Những sai số và biện pháp khắc phục.................................................28 2.11.1. Sai số có thể gặp............................................................................28 2.11.2.Cách khắc phục..............................................................................28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................29 3.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...............................................29 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS...................30 3.2.1. Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS............................................30 3.2. 2.Thái độ về phòng chống HIV/AIDS...............................................38 3.2.3. Thực hành phòng chống HIV/AIDS...............................................41 3.3. Một số yếu tố liên quan đến KAP phòng chống HIV/AIDS.................43 3.3.1. Mối liên quan giữa mức độ nhận thức về HIV/AIDS với các đặc điểm của ĐTNC..............................................................................43 3.3.2. Các yếu tố liên quan tới thái độ về phòng chống HIV/AIDS.........44 3.3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống HIV/AIDS........46 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................47 4.1. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS....................47 4.1.1.Kiến thức về cách phòng chống HIV/AIDS....................................48 4.2. Thái độ liên quan tới phòng chống HIV/AIDS.....................................54 4.3. Thực hành phòng chống HIV/AIDS.....................................................57 4.4. Một số yếu tố liên quan tới KAP phòng chống HIV ở người dân........58 4.5. Về hạn chế của nghiên cứu..................................................................61 KẾT LUẬN....................................................................................................63 KIẾN NGHỊ...................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Phân bố về tuổi của ĐTNC.............................................................29 Bảng 3.2: Tỷ lệ đối tượng có hiểu biết đúng về các con đường lây nhiễm HIV/AIDS (%)............................................................................30 Bảng 3.3: Tỉ lệ ĐTNC có kiến thức sai về nguồn và đường lây truyền HIV/AIDS...................................................................................32 Bảng 3.4: Đánh giá hiểu biết của ĐTNC qua cách lựa chọn biện pháp phòng tránh HIV/AIDS..........................................................................35 Bảng 3.5: Hiểu biết của ĐTNC về thuốc điều trị HIV/AIDS..........................36 Bảng 3.6 : Tổng kết điểm kiến thức của ĐTNC..............................................36 Bảng 3.7: Trung vị và trung bình điểm kiến thức phòng chống HIV/AIDS phân theo nhóm tuổi...................................................................37 Bảng 3.8: Tỷ lệ đạt kiến thức đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS.................38 Bảng 3.9 :Nhận định thái độ kì thị liên quan đến HIV/AIDS.........................38 Bảng 3.10: Thái độ của ĐTNC với việc dạy cho trẻ 12-14 tuổi về sinh hoạt tình dục an toàn, PC HIV/AIDS.................................................40 Bảng 3.11: Tổng điểm thái độ của người dân.................................................40 Bảng 3.12: Đánh giá sự kì thị của người dân với người bị nhiễm HIV/AIDS41 Bảng 3.13 : Tỉ lệ đối tượng đã từng làm xét nghiệm HIV/AIDS....................42 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa giới tính & mức độ hiểu biết về HIV/AIDS. .43 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa các nhóm tuổi với mức độ hiểu biết về HIV/AIDS...................................................................................43 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa giới và thái độ với việc dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho bà mẹ mang thai.................................................44 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa giới với thái độ cơ nên hướng dẫn trước cho trẻ 12-14 tuổi về sinh hoạt tình dục............................................44 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa giới và thái độ muốn giữ kín chuyện người nhà mình bị HIV/AIDS......................................................................45 Bảng 3.19: Mối liên quan giữa giới và một vài quan điểm liên quan đến kì thị ....................................................................................................45 Bảng 3.20: Mối liên quan giữa giới và hành vi xét nghiệm HIV....................46 Bảng 3.21: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và hành vi đi xét nghiệm HIV......46 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây qua các năm..............7 Biểu đồ 3.1 : Phân bố về giới của ĐTNC........................................................29 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về con đường lây truyền HIV/AIDS...................................................................................31 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức sai về nguồn và đường lây truyền HIV/AIDS...................................................................................33 Biểu đồ 3.4: Tần số lựa chọn cách phòng tránh HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu...................................................................................34 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ kì thị với người bị nhiễm HIV/AIDS của ĐTNC..............39 Biểu đồ: 3.6: Tỉ lệ đối tượng đã từng làm xét nghiệm HIV/AIDS..................41 Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ ĐTNC được tư vấn sau xét nghiệm....................................42 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tuy chỉ mới xuất hiện từ đầu những năm 80 của thế kỉ trước nhưng HIV/AIDS đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế - chính trị - xã hội cho nhiều nước trên thế giới [18]. Ước tính tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người trưởng thành (15-49 tuổi) sẽ khoảng 0,44% vào năm 2010 và 0,47% vào năm 2012, trong ước tính trung bình tại Việt Nam. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm nam giới trưởng thành sẽ khoảng 0,66% vào năm 2012, cao gấp 2,5 lần so với nữ giới [4],[ 61]. Dự tính đến năm 2015, khoản thiếu hụt hàng năm chi cho phòng chống HIV/AIDS toàn cầu sẽ là 7 tỷ đô la [52]. Điều đó cho thấy rõ nếu mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng không chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi để có được những biện pháp can thiệp hữu hiệu và kịp thời thì sẽ không còn thời cơ để ngăn chặn đại dịch một cách chủ động với kinh phí thấp nhưng hiệu quả cao. Do vậy cần phải có những biện pháp ngăn chặn khoa học, thực tiễn và khẩn cấp [2]. Hiểu biết của người dân về HIV còn hạn chế. Theo các điều tra gần đây nhất, ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chỉ có 24% phụ nữ trẻ và nam giới trẻ trả lời các câu hỏi chính xác về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và phản đối các quan niệm sai lầm về HIV [50]. Nhận thức và kiến thức về HIV thấp sẽ tiếp tục là những thách thức toàn cầu trong những năm tới trong việc kiểm soát lây nhiễm HIV trong đó có Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhiều thứ 2 bởi dịch HIV/AIDS trong khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan [29]. Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm vẫn còn ở mức độ cao… Điều đó có nghĩa là mặc dù chúng ta đã giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể bùng nổ dịch nếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn. Mục tiêu cụ thể chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến hết năm 2 2015 là: 60% người dân trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS. Do đó một trong các ưu tiên trong thời gian tới đó là: tiếp tục nghiên cứu để xác định về thái độ, kiến thức và thực hành dự phòng HIV/AIDS trong nhóm dân số tuổi từ 15-49 ở cấp độ quốc gia [29]. Hà Nam là một tỉnh nằm ở Tây Nam châu Thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách Hà Nội 58 km và tương lai không xa sẽ trở thành thành phố vệ tinh của Hà Nội. Tính đến ngày 15/10/2012, trong toàn tỉnh Hà Nam có 866 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 277 bệnh nhân AIDS và 473 người đã tử vong do AIDS. Thành phố Phủ Lý có số người nhiễm HIV cao nhất toàn tỉnh với tổng số 413 người nhiễm, trong đó có 259 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 197 người đã tử vong. Ở Hà Nam , chúng tôi thấy ít có nghiên cứu về HIV/AIDS hơn các tỉnh khác. Tuy nhiên, năm 2012, theo một điều tra của dự án quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tại 10 tỉnh nước ta mà dự án chưa có số liệu trong đó có tỉnh Hà Nam, kết quả cho thấy một vài điểm đáng lưu ý đó là: tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNBD tại Hà Nam cao nhất (10%) trong khi đa số các tỉnh khác ở mức thấp (trung vị: 2,1%); tỉ lệ TCMT ở Hà Nam ở mức cao (3%); tỉ lệ nhận được BCS rất thấp ở hầu hết các tỉnh đặc biệt Hà Nam là tỉnh hầu như chưa có hoạt động can thiệp này (2,6%) [53].Trong thời gian tới, cần thiết phải chú trọng hơn đến việc kiểm soát dịch HIV/AIDS tại tỉnh này để có thể khống chế sự lây lan của dịch HIV/AIDS từ các nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng. Với lý do đó , chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống HIV/AIDS của người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012” với hai mục tiêu như sau: 1. 2. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS ở người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012 Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS ở người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam năm 2012. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam. 1.1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới: AIDS (là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Accquired Immuno Deficiency Syndrome) hay còn gọi là SIDA (viết tắt cụm từ tiếng Pháp: Syndrome Immuno Deficience Accquise) đều dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: "Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải" (theo WHO). Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đến nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp. Ngày 20/11/2012, UNAIDS - chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS đã công bố “Báo cáo toàn cầu về HIV/AIDS năm 2012”, trong đó nêu rõ tình hình dịch và đáp ứng với HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu đến hết năm 2011 [51]. Theo báo cáo này, trong năm 2011, năm thứ 31 của cuộc chiến chống HIV/AIDS nhân loại vẫn phải nhận thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV (dao động từ 2,2 triệu đến 2,8 triệu) và 1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu đến 1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống trên hành tinh này là 34 triệu (dao động từ 31,4 triệu -35,9 triệu). Trong 34 triệu người nhiếm HIV/AIDS đang còn sống có khoảng ½ (17 triệu người) không biết gì về tình trạng nhiễm vi rút này của mình [51],[ 62]. Điều này hạn chế khả năng của họ tiếp cận các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, và do đó làm tăng khả năng lây truyền HIV từ họ ra cộng đồng. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trên thế giới đến cuối năm 2011 vào khoảng 0,8% số người lớn (từ 15-49 tuổi) [51]. Khu vực Sahara của châu Phi 4 vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất, gần như cứ trong 20 người lớn (15-49 tuổi) trong khu vực này lại có 01 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống (4,9%). Hiện khu vực này chiếm 69% tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống trên thế giới [51],[ 62]. Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phi cao gấp 25 lần so với tỷ lệ này ở châu Á, nhưng tổng số người nhiễm HIV đang sống ở châu Á (bao gồm Nam Á, Đông Nam Á, và Đông Á) đã lên tới con số 5 triệu. Sau cận Sahara của châu Phi (nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ) là vùng Caribê, Đông Âu và Trung Á- những khu vực đang có khoảng 1,0% số người lớn đang mang trong mình HIV [51]. Báo cáo của Liên Hợp Quốc gần đây cho biết, đã có hơn 80 nước trên thế giới tăng 50% đầu tư trong nước để phòng chống HIV/AIDS trong thời gian từ 2006-2011 [52]. Nam Phi đã sử dụng các nguồn trong nước để chi trả hơn 80% chi phí cho phòng chống AIDS và đã tăng đầu tư trong nước cho AIDS lên gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ 2006-2011. Chính Phủ Trung Quốc đã cam kết hoàn toàn tự túc chi phí cho phòng chống AIDS trong những năm tới [52]. Ngân sách quốc gia Việt Nam năm 2012 dành cho ứng phó với HIV lên 20% so với năm 2011. Số người ở các nước thu nhập thấp và trung bình được điều trị chống căn bệnh thế kỷ này cũng đạt kỷ lục 8 triệu người trong năm 2011[52]. Các trường hợp nhiễm mới và tử vong giảm khá mạnh vào năm 2011. Kể từ khi phát hiện đến nay trên thế giới có khoảng 30 triệu người chết do AIDS, khoảng 34 triệu người đang sống chung với AIDS. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực song hiện tại mới chỉ có khoảng 50% số người bị nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các biện pháp điều trị. Năm 2012, tổng chi phí toàn cầu cho công tác phòng chống HIV/AIDS là 16,8 tỷ USD [52]. Tuy nhiên, đến năm 2015 ước tính chi phí cho công tác này đòi hỏi cần thêm từ 22-24 tỷ USD. Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế toàn 5 cầu đang gặp khó khăn, các nguồn tài trợ quốc tế đang có xu hướng giảm [4],[ 52],[ 61]. 1.1.2. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam 1.1.2.1. Lịch sử phát hiện HIV/AIDS tại Việt Nam: Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 trên một phụ nữ bị lây nhiễm qua đường tình dục [33], [ 59]. Đến năm 1992 chỉ có 11 trường hợp nhiễm HIV được báo cáo. Năm 1993 có sự bùng nổ người nhiễm HIV ở những người nghiện chích ma túy ở các tỉnh phía nam, chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hòa. Những năm tiếp theo mỗi năm có khoảng từ 1500 đến 2500 trường hợp nhiễm HIV được báo cáo. Bắt đầu từ 1987 chính phủ đã có những hành động đầu tiên chống lại dịch HIV/AIDS (ví dụ như: Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS được chính thức thành lập năm 1990 đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế) [27]. Trong những năm đầu khi người ta mới phát hiện ra những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS phần lớn là đàn ông, nhưng dần dần theo thời gian, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Vào đầu năm 1990 chỉ có khoảng 25% phụ nữ bị nhiễm nhưng đến năm 1992 thì con số này là 40%. Phần lớn họ có tiếp xúc tình dục với người mang HIV. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lây nhiễm từ nam sang nữ là 15-20% trong khi số lây từ nữ sang nam chỉ 710%. Điều này chứng tỏ nữ dễ bị nhiễm bệnh hơn nam giới [32]. Ở Việt Nam, ca nhiễm HIV đầu tiên trong nhóm mại dâm nữ được phát hiện vào năm 1993 và cũng có một số nghiên cứu về mại dâm tại Việt Nam nhưng chủ yếu là các nghiên cứu mô tả về kiến thức và hành vi [46]. Các kết quả khảo sát về kiến thức, thái độ, lòng tin, thực hành có liên quan đến nhiễm HIV/AIDS đã cho thấy đa số còn thiếu hiểu biết về HIV và có hành vi nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm HIV [60]. 1.1.2.2. Tình hình cập nhật về dịch HIV/AIDS tại Việt Nam: 6 Qua hơn 20 năm, có thể khẳng định công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với việc mở rộng từ công tác dự phòng đến công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân AIDS, về cơ bản Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch, khống chế tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng nhưng vẫn chưa đảm bảo tính bền vững và tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ bùng phát [5]. Theo báo cáo tình hình HIV/AIDS năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 của Bộ Y tế: Mặc dù chương trình liên tục được mở rộng trong những năm qua nhưng nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV tiếp cận được với chương trình còn hạn chế, chỉ đạt trung bình khoảng 50-60% đối với chương trình BKT, 40-50% đối với chương trình BCS và phần lớn người nhiễm HIV đến với cơ sở điều trị ở giai đoạn muộn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng rào cản tiếp cận chương trình là do nhận thức người dân đối với HIV/AIDS còn hạn chế, điều kiện kinh tế, địa bàn đi lại khó khăn, ở xa cơ sở dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, sự kì thị của xã hội vẫn còn cao, thái độ của một số địa phương đối với việc loại trừ ma túy làm cho người nghiện chích ma túy, người nhiễm HIV liên quan đến nghiện chích ma túy ngại tham gia hoặc sợ bị bắt khi tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS [5]. Đến hết 30/06/2012, Bộ y tế đã báo cáo tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống là 204.019 người; tổng số bệnh nhân AIDS còn hiện còn sống là 58.569 người; tổng số người nhiễm HIV đã tử vong là 61856 người. Ba tỉnh có số trường hợp xét nghiệm phát hiện dương tính lớn nhất với HIV trong 6 tháng đầu năm 2012, bao gồm TP. Hồ Chí Minh: 1099 trường hợp, Hà Nội: 399 trường hợp, Sơn La: 268 trường hợp. Từ năm 2007 đến năm 2011 tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2011 có tăng nhẹ. Danh sách 10 tỉnh có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất cả nước tính đến hết tháng 6 năm 2012 bao gồm: TP HCM (49429 người); Hà Nội (19701); Hải Phòng (6890 người); Thái Nguyên (6593 người); Sơn La (6294 người); Nghệ An (5182 người); Đồng Nai (5139 người); Điện Biên (5024 người); Thanh Hóa (4908 người) và An Giang (4761 người) [6] Hiện tại 63/63 7 tỉnh/thành phố; gần 98% quận huyện và 78% xã phường trên toàn quốc đã phát hiện ra HIV/AIDS. Theo báo cáo tổng kết tình hình lây nhiễm HIV ở Việt Nam của Bộ y tế cho biết đến cuối năm 2011, phân bố nhiễm HIV ở nam là 69%, ở nữ là 31% [5]. Như vậy tính từ năm 2005 đến năm nay, tỷ lệ người nhiễm HIV ở nữ giới tăng 12,3% [6]. Tính đến năm 2011, 82% số người nhiễm HIV/AIDS thuộc độ tuổi từ 20-39 tuổi. Tỷ lệ người nhiễm HIV ở nhóm 30-39 tuổi có xu hướng tăng từ 31.9% năm 2005 lên 43% tính đến cuối năm 2011 và tiếp tục tăng lên 45.4% trong 6 tháng đầu năm 2012. Hình thái dịch HIV/AIDS đang có xu hướng “già hóa” trong số nhứng người nhiễm HIV được phát hiện, nguy cơ các trường hợp nhiễm HIV đã có sự chuyển dịch từ nhóm tuổi 20-29 tuổi sang nhóm tuổi 30-40, đúng với hình thái lây truyền qua đường tình dục có xu hướng gia tăng [5],[ 6].. Đặc biệt là báo cáo số liệu 6 tháng đầu năm 2012 ghi nhận đây là lần đầu tiên các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện lây truyền qua đường tình dục nhiều hơn lây truyền qua đường máu: 45 % tỉ lệ lây truyền qua đường tình dục tính đến 31/6/2012 tăng 3%, trong khi tỷ lệ người lây nhiễm HIV qua đường máu chiếm 42% giảm khoảng 4.5% so với cùng kì năm 2011. 8 Nguồn: Bộ y tế trong báo cáo công tác P,C HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012 ban hành ngày 04/09/2012 Biểu đồ 1.1: Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây qua các năm Tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2.4%, có 10.6% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao ở 1 số tỉnh có nguy cơ tăng lên: ví dụ như tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm ở tỉnh Hà Nam và Vĩnh Phúc tăng cao so với tỷ lệ bình quân cả nước (3%); tỷ lệ nghiện chích ma túy ở 1 số tỉnh như Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc trước đây không thuộc giám sát trọng điểm, ít được đầu tư các hoạt động can thiệp thì nay tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy ở mức rất cao so với trung bình cả nước (13,4%), trong khi tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM diễn biến dịch phức tạp, khó kiểm soát [6]. Theo ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS đến năm 2015 có khoảng 263.317 người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 0,29% dân số. Theo ước tính nhu cầu điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến năm 2015 là 50.000 người [4],[ 34]. Ở Việt Nam, các nguồn kinh phí nước ngoài đóng góp 72.5% tổng chi phí cho chương trình phòng chống HIV, AIDS trong những năm 2008-2010. Năm 2010, Việt Nam ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, nguồn đầu tư hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS sẽ giảm nhanh là thách thức không nhỏ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới [6],[ 52]. Nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng đang gặp phải vấn đề nan giải trong đó có tỉnh Hà Nam đó là: nhóm quần thể dân cư nói chung từ 15-49 tuổi đang bị đe dọa bị lây nhiễm HIV. Nghệ An (tính đến tháng 7/2012): Các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện nhiều nhất thuộc nhóm tiêm chích ma túy 9 chiếm 85,67%, nhóm tuổi nhiễm HIV nhiều nhất từ 20-39 tuổi. TP Vinh và một số huyện miền núi như Quế Phong, Tương Dương, Qùy Châu …là những địa phương có nhiều người nhiễm HIV/AIDS nhất [11]. Theo thống kê của Sở Y tế Điện Biên, lũy tích từ năm 1998 đến cuối tháng 7/2012, trên địa bàn cả tỉnh có hơn 6400 trường hợp nhiễm HIV, gần 2400 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và gần 2200 trường hợp đã tử vong do AIDS. 9/9 huyện, thị xã, thành phố và 91/112 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống chiếm 0,73% dân số. Số người nhiễm HIV chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi chiếm gần 85%, nam giới chiếm gần 74%. Dịch lây nhiễm qua đường máu chiếm gần 70%, qua đường tình dục hơn 28%, lây truyền từ mẹ sang con 1,35% [12]. Tính đến hết t8/2012, sở Y tế tỉnh Lào Cai đã phát hiện gần 200 trường hợp nhiễm HIV mới. So sánh với số liệu những năm trước cho thấy các đối tượng nhiễm HIV/AIDS đang có xu hướng trẻ hóa. Đối tượng nhiễm bệnh độ tuổi từ 20-39 tuổi chiếm 88,5% (năm 2011 là 80,8%). Thực trạng: thanh thiếu niên đang dần trở thành “tâm bão”của dịch HIV/AID và theo đánh giá của UBND tỉnh Lào Cai tình hình nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn gia tăng và có xu hướng lây lan ra cộng đồng, các biện pháp giảm tác hại mặc dù đã được triển khai nhưng độ bao phủ chưa rộng [39]. Đặc biệt tại hội nghị diễn ra vào sáng ngày 17/01/2013, bà Lượng Thị Tới – Trưởng phòng Chăm sóc, bảo vệ trẻ em (Sở LĐ-TB-XH TP HCM) đã nêu con số: hiện thành phố có khoảng 1,8 triệu trẻ em và có khoảng 25000 trẻ bị nhiễm, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS [38]. 1.2. .Những đặc điểm dịch tễ học của HIV: 1.2.1. Nguồn bệnh: Bênh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Không có ở chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật. HIV phân lập được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan