Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện mahosot, viêng chăn, cộng hòa ...

Tài liệu Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện mahosot, viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào năm 2016

.DOCX
80
314
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NINGNONG XAIGNAVONG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN MAHOSOT, VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NĂM 2016 Chuyên ngành : Y tế công cộng Mã số : 60720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM HUY TUẤN KIỆT Hà Nội – 2017 LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt là người thầy kính mến đã dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy/cô trong Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đặc biệt là các thầy/cô trong Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi kính trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ và những người thân trong gia đình, bạn bè đã dành cho tôi mọi sự động viên chia sẻ về tinh thần, thời gian và công sức giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. NingNong Xainavong LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Ning Nong Xainavong, học viên cao học Y tế công cộng khóa 24 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2017 Người viết cam đoan ký Ningnong xainavong DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BN : Bệnh nhân BS : Bác sĩ CBYT : Cán bộ y tế CĐHA : Chẩn đoán hình ảnh CHDCND Lào : Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào ĐT : Đào tạo GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) KTV : Kỹ thuật viên NCKH : Nghiên cứu khoa học TDCN : Thăm dò chức năng XN : Xét nghiệm MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................1 1.1. Bệnh viện và vai trò của bệnh viện.........................................................1 1.2. Hoạt động khám chữa bệnh trong bệnh viện..........................................1 1.3. Tổng quan các hoạt động khám chữa bệnh tại Lào.................................1 1.4. Các chỉ số thống kê cơ bản của hệ thống y tế Lào..................................1 1.5. Tổng quan về bệnh viện Mahosot...........................................................1 1.6. Một số chỉ số trong hoạt động khám chữa bệnh các nước......................1 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................1 2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................1 2.2. Địa điểm nghiên cứu...............................................................................1 2.3. Thời gian nghiên cứu..............................................................................1 2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................1 2.5. Biến số nghiên cứu..................................................................................1 2.6. Bộ công cụ thu thập số liệu.....................................................................1 2.7. Xử lý số liệu............................................................................................1 2.8. Sai số và khống chế sai số.......................................................................1 2.9. Đạo đức nghiên cứu................................................................................1 Chương 3: KẾT QUẢ.....................................................................................1 3.1. Mô tả nguồn nhân lực phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Mahosot, Viêng Chăn, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào năm 2016...................1 3.2. Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Mahosot, Viêng Chăn, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào năm 2016...................1 Chương 4: BÀN LUẬN...................................................................................1 4.1. Mô tả nguồn nhân lực phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Mahosot, Viêng Chăn, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào năm 2016...................1 4.2. Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Mahosot, Viêng Chăn, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào năm 2016...................1 KẾT LUẬN......................................................................................................1 KHUYỂN NGHỊ..............................................................................................1 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Tran Bảng 1.1. Cơ sở hạ tầng y tế tại Lào hai năm 2013 và 2014.............................1 Bảng 1.2. Số giường bệnh tại các bệnh viện công tại Lào................................1 Bảng 1.3. Số lượng nhân viên y tế tại Lào 2013 và 2014.................................1 Bảng 1.4. Số mắc mới một số bệnh giai đoạn 2012-2014 tại Lào..................1Y Bảng 3.1. Phân bổ nhân lực của bệnh viện Mahosot năm 2016 theo trình độ......1 Bảng 3.2. Phân bổ nguồn nhân lực của bệnh viện Mahosot năm 2016 theo vị trí việc làm......................................................................................1 Bảng 3.3. Phân bổ nhân lực Y tế theo chuyên môn tại các khoa lâm sàng bệnh viện Mahosot năm 2016..................................................................1 Bảng 3. 4. Phân bổ nguồn nhân lực tại các khoa cận lâm sàng tại bệnh viện Mahosot năm 2016..........................................................................1 Bảng 3.5. Tỷ số Bác sĩ và điều dưỡng viên theo giường bệnh thực kê của từng khoa bệnh viện Mahosot năm 2016................................................1 Bảng 3.6. Số lượng bệnh nhân đến khám bệnh ngoại trú tại bệnh viện Mahosot năm 2016..........................................................................1 Bảng 3.7. Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Mahosot.................1 Bảng 3.8. Số ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Mahosot năm 2016..........................................................................1 Bảng 3.9. Số lượt xét nghiệm được thực hiện tại bệnh viện Mahosot..............1 Bảng 3.10. Số lượt chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) được thực hiện tại bệnh viện Mahosot năm 2016..........................................................................1 Bảng 3.11. Số lượt thăm dò chức năng (TDCN) được thực hiện tại bệnh viện Mahosot năm 2016..........................................................................1 Biểu đồ 3.1. Phân bố nguồn nhân lực bệnh viện Mahosot năm 2016 theo chuyên môn.....................................................................................1 Biểu đồ 3.2. Phân bổ số lượng y, bác sĩ làm công tác điều trị theo chức danh và trình độ chuyên môn...................................................................1 Biểu đồ 3.3. Phân bổ số lượng điều dưỡng, Kỹ thuật viên y học và nữ hộ sinh năm 2016 của bệnh viện Mahosot theo trình độ chuyên môn........1 Biểu đồ 3.4.Phân bổ dược sĩ của bệnh viện Mahosot năm 2016 theo trình độ chuyên môn.....................................................................................1 Biểu đồ 3.5. Một số các chỉ số chuyên môn về nhân lực của bệnh viện Mahosot năm 2016..........................................................................1 Biểu đồ 3.6. Tỷ số Bác sĩ và điều dưỡng viên theo giường bệnh định mức của bệnh viện Mahosot năm 2016.........................................................1 Biểu đồ 3.7. Số giường bệnh định mức và thực kê tại bệnh viện Mahosot.......1 Biểu đồ 3.8. Công suất sử dụng giường bệnh năm 2016 của bệnh viện Mahosot...........................................................................................1 Biểu đồ 3.9. Số lượng tử vong tại bệnh viện Mahosot năm 2016.....................1 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong theo thời gian nhập viện.....................1 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển với dân số gần 7 triệu người. Trong những năm gần đây, nền kinh tế cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã có những chuyển biến khả quan với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ổn định [1],[2]. Kéo theo đó, các chỉ số về y tế và sức khỏe của nhân dân Lào cũng có những thay đổi tích cực. Từ một nước có tỷ suất chết thô năm 1995 là 15,1 trên 1.000 dân, năm 2010 tỷ suất chết thô trên 1.000 dân của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (CHDCND Lào) chỉ còn 8,0; Tuổi thọ trung bình cũng tăng lên 10 năm trong thời gian này [3]. Đến 2014, tỷ suất chết thô của Lào chỉ còn 6,3; Tuổi thọ chung ở cả hai giới cũng đã tăng lên 67,62 [4]. Tuy nhiên, những chỉ số về sức khỏe của Lào vẫn thấp hơn nhiều so với mức chung của khu vực và thế giới. Ngành Y tế Lào vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện đời sống của nhân dân. Y tế là một lĩnh vực đặc biệt bởi đối tượng trực tiếp là con người và sức khỏe con người, điều này khiến cho các hoạt động liên quan đến y tế, nhất là hoạt động khám chữa bệnh có những đặc trưng riêng [5]. Việc tìm hiểu thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện là công việc thường xuyên và cần thiết. Các nghiên cứu như vậy là cơ sở cho các nhà quản lý y tế có thể đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng của bệnh viện, mang lại lợi ích cho cả bệnh viện và bệnh nhân. Hệ thống bệnh viện tại CHDCND Lào hiện nay vẫn chủ yếu là bệnh viện công, số lượng bệnh viện tư còn ít. Các vấn đề khó khăn cơ bản của bệnh viện công tại Lào hiện nay bao gồm: cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nguồn nhân lực hạn chế, chất lượng bệnh viện chưa cao… Hiện nay, các nghiên cứu về nguồn nhân lực cũng như thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện công tại Lào còn rất hạn chế. Đặc biệt là tại Viêng Chăn, nơi tập 2 trung lượng dân cư lớn, mật độ dân số cao, yêu cầu về sử dụng các dịch vụ y tế cũng rất lớn [6]. Mahosot là bệnh viện công 450 giường nằm ở thủ đô Viêng Chăn- một trong những bệnh viện quan trọng của Lào nói chung và Viêng Chăn nói riêng. Bệnh viện Mahosot là bệnh viện đa khoa với nhiều khoa điều trị [7]. Trước đây thế mạnh của bệnh viện liên quan đến các bệnh nhiễm trùng và tim mạch . Hiện nay, việc kiện toàn bộ máy cán bộ cũng như nâng cấp các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, bệnh viện Mahosot đang hướng đến hình mẫu cho một bệnh viện công đa khoa có chất lượng toàn diện. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Mahosot là rất cần thiết nhằm đề ra các định hướng phát triển của bệnh viện Mahosot nói riêng và ngành y tế Lào nói chung. Đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Mahosot được tiến hành. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Mahosot, Viêng Chăn, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào năm 2016” Nghiên cứu này có 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả nguồn nhân lực phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Mahosot, Viêng Chăn, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào năm 2016. 2. Mô tả thực trạng một số hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Mahosot năm 2016. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Bệnh viện và vai trò của bệnh viện. 1.1.1. Định nghĩa. Theo WHO bệnh viện là một bộ phận của một tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được săn sóc toàn diện về y tế bao gồm cả chữa bệnh và phòng bệnh. Bệnh viện còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh vật xã hội. Bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Bệnh viện là các tổ chức chăm sóc sức khỏe có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về y tế và các tổ chức, chăm sóc điều trị nội trú và các dịch vụ liên quan 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần [8]. 1.1.2. Vai trò của bệnh viện. - Tổ chức thực hiện công tác khám, chữa bệnh: Nhắc đến bệnh viện là nhắc đến công tác khám, chữa bệnh. Đây là chính là vai trò cốt lõi chính của bất kỳ bệnh viện nào từ cấp trung ương đến địa phương. Đối với mỗi cấp, vai trò khám, chữa bệnh lại có những hình thức tổ chức, phân công khác nhau để phù hợp. Tại các bệnh viện lớn cấp trung ương, vai trò khám và điều trị các bệnh phức tạp hơn so với các tuyến do sự đa dạng về mặt bệnh cũng như yêu cầu chuyên sâu. Số lượng ca bệnh nặng từ các tuyến dưới chuyển đến cũng khá lớn tạo nên áp lực cho nhà quản lý. Chính vì thế, quản lý công tác khám, chữa bệnh tại tuyến này đòi hỏi yêu cầu rất lớn về kỹ năng của người quản lý nhằm giúp hoạt động của bệnh viện luôn được duy trì. - Tổ chức, thực hiện nhiệm vụ đào tạo: y tế cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng của bệnh viện. Với thực tế đặc thù của 4 ngành y, việc học tại trường và trong phòng thí nghiệm là không đủ để hình thành nên người cán bộ y tế. Ngay từ những năm đầu tiên của đào tạo cán bộ y tế trong các trường trung cấp, cao đẳng hay đại học Y dược, việc đi lâm sàng tại các bệnh viện đã được chú trọng nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho sinh viên. Việc đào tạo vẫn được tiếp diễn ngay cả khi các sinh viên ra trường và công tác tại các bệnh viện. Khi đó chính những đồng nghiệp với kinh nghiệm phong phú trở thành người giảng viên truyền đạt kiến thức cho các nhân viên y tế khác. Điều này làm tăng tính đa dạng của các hình thức đào tạo trong ngành y mà bệnh viện chính là môi trường tốt nhất có thể. Hiện nay tại nhiều nước, việc đào tạo các trình độ từ trung cấp đến đại học chính quy được chính bệnh viện xây dựng chương trình và lên kế hoạch đào tạo. - Nghiên cứu khoa học: trên thực tế, rất nhiều các công trình khoa học về y dược được xây dựng và nghiên cứu tại bệnh viện. Bệnh viện là môi trường đặc biệt tốt cho các nghiên cứu khoa học về lâm sàng, khoa học cơ bản cũng như y tế công cộng trong y học. - Chỉ đạo tuyến về chuyên môn và kỹ thuật - Phòng bệnh là một trong những vai trò của bệnh viện. Ngoài công tác khám chữa bệnh, các vai trò phòng bệnh của bệnh viện được thể hiện như tiêm chủng, giáo dục sức khỏe, khám sàng lọc… - Hợp tác quốc tế: trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, việc hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là những bệnh viện lớn cấp trung ương. Việc hợp tác quốc tế giúp triển khai và áp dụng các công trình khoa học một cách nhanh chóng. Hợp tác quốc tế cho phép sự trao đổi, giao lưu kiến thức y học của các nước khác nhau từ đó nâng cao tay nghề của đội ngũ y bác sĩ. 5 - Quản lý kinh tế trong bệnh viện: đang là một trong những vấn đề được chú trọng đặc biệt trong thời gian gần đây ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước đang phát triển tại tiểu vùng sông Mekong. Do những ảnh hưởng của sự thay đổi nền kin tế quốc gia, hệ thống kinh tế y tế trong bệnh viện cũng có những thay đổi đòi hỏi người quản lý phải thích ứng kịp thời để điều hành các bệnh viện hoạt động [9],[10]. 1.2. Hoạt động khám chữa bệnh trong bệnh viện. - Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. - Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh [11]. - Như vậy, khám chữa bệnh bao gồm toàn bộ các hoạt động khám, chữa bệnh cho cộng đồng, cho con người mà kết quả đầu ra không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời nhu cầu của con người về chăm sóc sức khỏe [12],[13]. Về bản chất, hoạt động khám chữa bệnh là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu và nhiều thành phần. Bởi lẽ để hoạt động khám, chữa bệnh diễn ra thì gần như tất cả các khâu khác trong bệnh viện đều ít nhiều có tác động. Tuy nhiên, mô tả về thực trạng hoạt động khám chữa bệnh trong bệnh viện nhà quản lý thường chú ý đến ba khâu chủ yếu sau đây: 1.2.1.Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh. - Cơ sở hạ tầng của bệnh viện bao gồm: 6 + Diện tích mặt bằng bệnh viện, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh và thảm cỏ. + Số dãy nhà, phân bổ và chức năng các dãy nhà + Khoa khám bệnh và vị trí các phòng ban của khoa khám bệnh trong dãy nhà + Các khoa điều trị và vị trí trong dãy nhà. + Năm xây dựng, tu bổ và đánh giá chất lượng các công trình. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng bệnh viện giúp cho người dân có khả năng tiếp cận bệnh viện dễ dàng, chính vì vậy các bệnh viện đa khoa nên được xây trong khu dân cư, gần các trục đường lớn dễ dàng vận chuyển bệnh nhân. Địa điểm xây dựng bệnh viện cũng không nên xây dựng gần các bến xe, chợ lớn, trường học, các khu công nghiệp hay xí nghiệp độc hại. Đây là những nơi có nguy cơ cao làm chậm chễ hoạt động khám chữa bệnh như ùn tắc giao thông hay ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân. Về diện tích xây dựng, thông thường để tính diện tích xây dựng bệnh viện thường được dựa vào loại bệnh viện. Hiện nay diện tích xây dựng bệnh viện thường lấy mức từ 100-150m2/giường bệnh để tính tổng diện tích bệnh viện. Trong các bệnh viện cũng nên có sự phân bổ diện tích xây dựng hợp lý: 50-60% là cây xanh và thảm cỏ, diện tích xây dựng chỉ nên chiếm 40% và nên có sự ngăn cách hợp lý với môi trường bên ngoài. Những khu có vị thế thoáng mát, sạch sẽ nhất sẽ được dành cho công tác khám và điều trị [14]. - Trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh bao gồm: + Quản lý trang thiết bị hiện có tại bệnh viện, những loại nào, nguồn gốc, tình trạng sử dụng. 7 + Quản lý sử dụng trang thiết bị: Phụ thuộc vào nhu cầu thăm khám, tần suất sử dụng trang thiết bị, trình độ cán bộ chuyên môn sử dụng trang thiết bị, điều kiện lắp đặt,kinh phí đảm bảo hoạt động. + Quản lý bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị: Các máy móc cần thay thế, thời gian bảo dưỡng và chi phí. + Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế: Cần đầu tư những loại trang thiết bị nào, nhu cầu và khả năng sử dụng của những loại trang thiết bị cần đầu tư [15]. 1.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ công tác khám chữa bệnh. Nguồn nhân lực được hiểu là là tổng thể nguồn lực con người của một nước, một đơn vị thông qua 2 chỉ số là số lượng dân cư và chất lượng con người, nguồn nhân lực là nhân tố chính quyết định sự phát triển của mỗi đơn vị, địa phương và đất nước [16]. Mô tả thực trạng nguồn nhân lực bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Sử dụng nguồn lực hiện có : Để sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện có cần có bản mô tả đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, mỗi bộ phận. Khi phân công nhiệm vụ cần phải trả lời các câu hỏi : Ai làm nhiệm vụ gì ? Chịu sự chỉ đạo, giám sát điều hành của ai ? Đặc biệt trong bối cảnh các bệnh viện đang chịu sự quá tải thì khi sử dụng nguồn nhân lực cần chú ý đến vị trí việc làm đã đúng chuyên môn hay chưa, đã đủ số lượng hay chưa. - Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực bao gồm xem xét: + Đào tạo phù hợp cho mỗi loại cán bộ + Đảm bảo cơ cấu đủ tỷ lệ nhân viên + Đảm bảo cơ cấu về trình độ : Sau đại học, đại học, trung cấp - Động viên, khuyến khích cán bộ , được đánh giá bằng các chỉ tiêu như : + Đối xử công bằng giữa các cán bộ công nhân viên + Đánh giá đúng thành công của cán bộ 8 + Khen thưởng kịp thời + Đề bạt những người có khả năng + Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên + Khuyến khích phối hợp hoạt động nhóm + Phát hiện và giải quyết xung đột để đảm bảo tính bền vững và phát triển của tập thể Việc mô tả thực trạng sử dụng nguồn nhân lực theo công việc là vô cùng quan trọng, đây là một trong những phương pháp quản lý nguồn nhân lực mà nhà quản lý phải ưu tiên thực hiện. Khi phân công nhiệm vụ cho cán bộ y tế nhà quản lý cần chú ý những vấn đề sau : - Hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức - Nguồn nhân lực hiện có của cơ sở là bao nhiêu - Trình độ và năng lực của cán bộ như thế nào - Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phân công nhân lực (nhu cầu chăm sóc sức khỏe, dịch bệnh, tình hình kinh tế, xã hội, địa lý) - Dự kiến khả năng thay đổi, phát triển cơ quan, tổ chức trong tương lai - Nhu cầu thay thế, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực của từng bộ phận trong tổ chức - Những đơn vị, bộ phận mới sẽ hình thành và phát triển trong tương lai - Những chủ trương, chính sách về nhân lực của nhà nước và địa phương [17],[18]. 1.2.3. Thực trạng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh. Những vấn đề cần lưu ý trong quản lý cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh: 9 `- Danh mục các dịch vụ khám chữa bệnh đang được triển khai tại cơ sở y tế. + Các khoa khám và điều trị + Danh mục các kỹ thuật trong các khoa - Thống kê số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị trong cơ sở y tế, bao gồm : + Tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị + Số bệnh nhân khám và điều trị bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế. + Số bệnh nhân khám, điều trị nội trú và ngoại trú. + Mô hình bệnh tật – tỷ lệ các loại bệnh đến khám và điều trị. - Quản lý nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu khoa phòng bao gồm : + Số lượng nhân viên y tế mỗi khoa phòng + Tỷ lệ cán bộ/giường bệnh + Tỷ lệ cán bộ lâm sàng + Tỷ lệ cán bộ cận lâm sàng, dược + Tỷ lệ cán bộ hành chính + Tỷ lệ bác sĩ/điều dưỡng + Tỷ lệ Đại học, sau đại học/cao đẳng, trung cấp. - Danh mục thuốc và sử dụng thuốc [19]. 1.3. Tổng quan các hoạt động khám chữa bệnh tại Lào. Tại Lào hiện nay, các hoạt động khám chữa bệnh vẫn được đánh giá bằng các chỉ số cơ bản theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Lào [20]. 3 thành phần chính được chú ý trong mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện theo hướng dẫn đánh giá và quản lý bệnh viện của Bộ Y tế Lào bao gồm: - Các chỉ số về nhân lực: bao gồm tổng số Y, Bác sỹ, dược sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y học. Đây là những cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác khám chữa bệnh. Ngoài ra, các thành phần nhân lực khác gián tiếp phục vụ công tác khám chữa bệnh cũng như tham gia các công tác khác như nghiên cứu khoa học, tổ chức quản lý, hợp tác quốc tế cũng được Bộ Y tế Lào xem xét trong quản lý nhân lực. Trong quản lý nhân lực, một lĩnh vực khá được chú trọng là công tác đào tạo về quản lý và chuyên môn. Gồm 10 số lượt cán bộ được gửi đi đào tạo ngắn hạn và liên tục trong năm, số cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư. - Công tác quản lý trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và nguồn tài chính: Số cơ sở hạ tầng được xây mới và sử dụng là một trong những chỉ số đáng lưu ý trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển. Việc quá tải tại nhiều bệnh viện tại các nước đang phát triển khiến cho Bộ Y tế Lào càng quan tâm hơn đến việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các bệnh viện. Đồng thời, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các trang thiết bị các bệnh viện trung ương ngày càng hiện đại cũng đòi hỏi sự thích ứng của cơ sở hạ tầng. Tiếp đến, nguồn tài chính bệnh viện dành cho hoạt động và xây dựng cơ bản cũng được xem xét là chỉ số đầu vào quan trọng của mỗi bệnh viện. - Quản lý hoạt động khám chữa bệnh bao gồm quản lý nhiều các chỉ số khác nhau. Tuy nhiên có thể chia thành một số nhóm như tổng số lượt khám bệnh, tổng số lượt điều trị ngoại trú, tổng số lượt điều trị nội trú, kết quả sau khi điều trị là chỉ số xét quan trọng được xem theo hướng dẫn của Bộ Y tế Lào bao gồm: Số lượt được điều trị khỏi, số người được điều trị đỡ/giảm, số lượt điều trị kết quả không thay đổi, số lượt nặng hơn, tử vong hay tiên lượng tử vong. Ngoài các chỉ số trên, các chỉ số quan trọng khác cũng được lưu ý như số phẫu thuật thực hiện, số ca sinh đẻ, số máu đã dùng tại bệnh viện, số xét nghiệm, số chụp X Quang, CT Scan hay MRI… 1.4. Các chỉ số thống kê cơ bản của hệ thống y tế Lào. Bảng 1.1. Cơ sở hạ tầng y tế tại Lào hai năm 2013 và 2014. ST Mục Đơn vị 2013 2014 T 1 Bệnh viện trung ương Bệnh viện 5 5 2 Trung tâm nghiên cứu Trung tâm 3 3 3 Bệnh viện khu vực Bệnh viện 12 13 4 Bệnh viện tuyến huyện Bệnh viện 131 135 11 5 Trung tâm y tế Trung tâm 905 970 6 Y tế xã Cơ sở 2.798 4.586 7 Cơ sở y tế tư nhân Cơ sở 1.041 1.044 8 Số bệnh nhân nhập viện/1000 dân Cas 59.00 93.70 9 Số bệnh nhân nội trú dài ngày 2.50 1.50 4.899 6.760 Tổng các cơ sở hạ tầng y tế Cơ sở (Nguồn: Cục thống kê cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) Số lượng cơ sở y tế tại Lào tăng nhanh trong những năm gần đây. Điển hình trong 1 năm từ 2013 đến 2014. Số lượng cơ sở y tế đã tăng lên 1861 cơ sở. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm của nhà nước đến công tác y tế tại Lào rất lớn. Đặc biệt, số lượng y tế tuyến xã đã và đang được đầu tư mạnh mẽ. Hai tuyến có số lượng cơ sở hạ tầng tăng nhiều nhất là tuyến xã và huyện. Sau nhiều năm chống chọi với mô hình bệnh tật chủ yếu là bệnh truyền nhiễm, rõ rang hiện nay cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang tập trung hơn nữa vào chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Cũng nhờ vậy số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị/1.000 dân tăng rõ rệt từ 59.0% lên 93.7%. Điều này không nói lên rằng số lượng bệnh càng ngày càng tăng mà chỉ ra rằng người dân đang quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân. Do đó, số lượng bệnh nhân điều trị kịp thời tăng, số lượng bệnh nhân nội trú dài ngày có xu hướng giảm rõ rệt [21]. Bảng 1.2. Số giường bệnh tại các bệnh viện công tại Lào Đơn vị: Giường bệnh ST Mục 2013 2014 T 1 Bệnh viện trung ương 1.170 1.170 2 Trung tâm trung ương 160 160 3 Bệnh viện khu vực 735 735 12 4 Bệnh viện tuyến tỉnh 1.579 1.254 5 Bệnh viện tuyến huyện 1.531 1.884 6 Trung tâm y tế 2.113 2.065 7.288 7.268 Tổng số giường bệnh (Nguồn: Bộ Y tế cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) Có thể thấy, số lượng các bệnh viện trung ương tuy ít nhưng số lượng giường bệnh lại rất lớn. Đây là điều dễ hiểu do số lượng các khoa điều trị và mặt bệnh nhiều hơn so với các bệnh viện tuyến dưới. Trái với một số nước trong khu vực như Việt Nam, Cambodia, Thái Lan… số lượng giường bệnh tuyến tỉnh của Lào trong hai năm 2013-2014 có xu hướng giảm. Tuy nhiên số lượng giường bệnh tuyến huyện có tăng lên. Đây không phải do số lượng giường bệnh trong mỗi bệnh viện tuyến huyện tăng lên mà do số lượng bệnh viện tuyến này tăng[22],[23]. Bảng 1.3. Số lượng nhân viên y tế tại Lào 2013 và 2014. Đơn vị: Người STT Mục 2013 2014 1 Bác sỹ 2.939 3.286 2 Điều dưỡng 5.569 5.669 3 Nữ hộ sinh 458 747 4 Nha sĩ 290 341 5 Dược sĩ 1.140 1.276 6 Cử nhân môi trường và y tế công cộng 934 985 7 Quản lý sức khỏe và hỗ trợ công việc 549 231 8 Nhân viên y tế trong phòng thí nghiệm 592 636 9 Vật lý trị liệu 284 252 Tổng số giường bệnh 14.189 14.964
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan