Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó k...

Tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp

.PDF
164
214
143

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HOÀNG ANH TUẤN THỰC TRẠNG HÀNH VI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO TẠI MỘT SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN, NĂM 2014 2 5ĐẶT VẤN ĐỀ Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu bởi tầm quan trọng của nó với sức khỏe con người. Ở nhiều vùng nông thôn, vệ sinh môi trường còn kém, chất thải của con người và gia súc chưa được xử lý đúng cách và chưa đảm bảo hợp vệ sinh, tập quán dùng phân người bón ruộng làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người dân, đây là một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh đường tiêu hóa cho cộng đồng như tả, lỵ, thương hàn…[1], [5], [6]. Miền núi phía Bắc nước ta là một địa bàn chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng, là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông...[54]. Trong chiến lược con người của Đảng ta, việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân các dân tộc miền núi vừa là mục tiêu, vừa là chính sách động lực để có một nguồn nhân lực mạnh khoẻ, có trí tuệ nhằm thực hiện việc xây dựng các vùng trọng điểm chiến lược này. Thế nhưng hiện tại việc chăm sóc sức khỏe ở một số vùng dân tộc thiểu số còn chưa tốt, tình hình vệ sinh môi trường ở các cộng đồng dân tộc thiểu số còn nhiều nguy cơ ô nhiễm, tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp [55], [80]. Người Dao là một trong số các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, lịch sử người Dao ở nước ta đã hơn 300 năm. Người Dao sống chủ yếu ở vùng sâu vùng xa khắp biên giới Việt Trung từ tỉnh Lai Châu, Điện Biên cho tới tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Thái Nguyên. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội và vệ sinh môi trường của người Dao còn nhiều khó khăn. Trong khi người dân ở các khu đô thị, miền đồng bằng được sử dụng nước máy và nhà tiêu hợp vệ sinh thì người Dao và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi không có đủ nước sạch và nhà tiêu để sử dụng. Kế t quả điề u tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 2010 về điề u kiêṇ vệ sinh môi trường của mô ̣t số dân tô ̣c thiể u số Viê ̣t Nam cho thấ y người Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn (57,6%) và giếng khơi (18,3%), ngoài ra còn có 21,4% dùng các nguồn nước khác không thuộc các nguồn nước sạch [26]. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu rất thấp (50,4%) và hầu hết không đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ 5,8%, những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều đi ngoài ra vườn và rừng (85,5%) [26],[40]. Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường, đã có một số chương trình can thiệp được triển khai ở các địa phương, song chưa bao phủ hết các xã đặc biệt khó khăn vì vậy điều kiện vệ sinh môi trường có thể chưa được cải thiện. Vậy câu hỏi đặt ra là hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao nơi đây? Từ đó có những giải pháp nào phù hợp để cải thiện hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao? Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu đề tài:“Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp” được tiến hành với mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011. 3. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao ở Việt Nam 1.1.1. Một số khái niệm về hành vi sức khỏe và các yếu tố liên quan 1.1.1.1. Khái niệm về hành vi sức khỏe “Hành vi của con người là một tập hợp phức tạp của nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan” [11], [98]. Hành vi luôn chịu tác động của các yếu tố bên trong như kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị, kinh nghiệm của cá nhân về thực hành hành vi đó và các yếu tố bên ngoài như pháp luật, qui định, gia đình, bạn bè, những người có uy tín... Hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần trở thành lối sống. Lối sống còn chịu tác động của các yếu tố nhân chủng học, văn hóa, xã hội, tâm lý... Lối sống là tập hợp các hành vi, tạo nên cách sống của con người, bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: Thực hành vệ sinh cá nhân, sử dụng các công trình vệ sinh (CTVS), tập quán sinh hoạt của cá nhân, gia đình và cộng đồng, phong tục tập quán… Mỗi hành vi là biểu hiện cụ thể ra bên ngoài và chịu tác động nhiều các yếu tố cấu thành đó là kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) và niềm tin của con người trong một sự việc hay hoàn cảnh nhất định nào đó [23], [83], [111], [115]. Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến sức khỏe. Hành vi, lối sống không lành mạnh là cách thực hành hoạt động có hại đến sức khỏe. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cần phải thay đổi một số hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe hay phong tục tập quán lạc hậu... [26], [27], [28], [89], [97]. Hành vi lối sống không lành mạnh là cách thực hành hoạt động có hại đến sức khỏe, bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như sử dụng nước suối, nước ao hồ, phóng uế bừa bãi, uống nước lã... Thực hành này qua nhiều thế hệ gọi là phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 tục tập quán. Phong tục tập quán và truyền thống là các hành vi được nhiều người cùng chia sẻ trong cộng đồng, được thực hiện trong thời gian dài, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều phong tục tập quán có thể trở thành niềm tin trong các cộng đồng và thể hiện lối sống đặc trưng của từng dân tộc, ảnh hưởng đến sức khoẻ [24], [110], [114], [116]. 1.1.1.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi sức khỏe * Yếu tố bản thân: Với mỗi người chúng ta có thể có các suy nghĩ và tình cảm khác nhau. Những suy nghĩ và tình cảm của chúng ta lại bắt nguồn từ các hiểu biết, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị. Đây chính là các yếu tố bên trong của mỗi cá nhân. Chính các yếu tố như kiến thức, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị của mỗi cá nhân đã dẫn đến những quyết định của mỗi người thực hành, hành vi này hay hành vi khác. Yếu tố thuộc về bản thân gồm có: - Kiến thức: Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được kiến thức từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, từ đó dẫn đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc. Kiến thức của mỗi người được tích lũy trong suốt cuộc đời. Vai trò của ngành y tế và cán bộ y tế trong việc cung cấp kiến thức cho người dân trong cộng đồng là rất quan trọng, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK). - Niềm tin: Niềm tin là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân kết hợp với các kinh nghiệm thu được của cá nhân cũng như của nhóm hay cộng đồng trong cuộc sống. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội. Hầu hết các niềm tin có nguồn gốc từ lâu đời và vì thế xã hội thường chấp nhận và ít khi đặt câu hỏi về giá trị của niềm tin. Niềm tin thường bắt nguồn từ ông bà, cha mẹ và từ những người mà chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 ta kính trọng. Người ta thường chấp nhận niềm tin mà không cần cố gắng để xác định niềm tin đó là đúng hay sai. Một người hình thành niềm tin do học tập trong suốt cuộc sống và quan sát những người khác. Những niềm tin được hình thành từ tuổi trẻ, hay từ những người được tin cậy thường rất khó thay đổi. - Thái độ: Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ cũng là cách nhìn nhận của con người về các vấn đề trong đó có sức khoẻ. Thái độ phản ánh những điều người ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản... Thái độ thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Thái độ rất quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi người, do vậy khi xem xét một thái độ chưa hợp lý nào đó đối với vấn đề bệnh tật, sức khỏe, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của thái độ này, từ đó tìm phương pháp TT-GDSK hợp lý để thuyết phục đối tượng thay đổi thái độ. - Giá trị: Giá trị là các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng tác động đến suy nghĩ và tình cảm của con người. Một tiêu chuẩn nào đó được một người coi là có giá trị với họ sẽ là động cơ thúc đẩy các hành động. Mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể có những quan niệm giá trị khác nhau. Các quan niệm về giá trị thường trở thành động cơ thúc đẩy các hành vi liên quan đến phấn đấu để đạt được những tiêu chuẩn giá trị mong muốn. Mỗi cá nhân có thể có các tiêu chuẩn giá trị riêng của mình, nhưng thường thì giá trị là một phần của đời sống văn hóa và được chia sẻ trong cộng đồng hay trong một đất nước. Sức khỏe là một trong số các giá trị quan trọng của mỗi người. Trong TTGDSK chúng ta cần cố gắng làm cho mọi người hiểu được giá trị của cuộc sống khỏe mạnh, giá trị của sức khỏe, từ đó động viên mọi người suy nghĩ về giá trị của sức khỏe đối với cuộc sống và thực hiện những hành động thiết thực để duy trì và phát triển sức khỏe [11], [19], [92], [94], [104]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 * Tác động của những người xung quanh: Sống trong xã hội, mỗi người đều có quan hệ và chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng của những người khác trong mạng lưới quan hệ xã hội phức tạp. Khi một ai đó được chúng ta coi là những người quan trọng thì chúng ta thường dễ dàng nghe và làm theo những điều họ khuyên hoặc những việc họ làm. Một số người muốn hành động nhưng những người khác lại có quan điểm ngược lại. Những người nào có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi người hay của cộng đồng sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân và cộng đồng cũng như nền văn hóa cộng đồng. Người thực hiện TT-GDSK cần phát hiện những người có vai trò tích cực, tạo ra các áp lực xã hội tốt cho tăng cường các hành vi có lợi cho sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của những người cản trở thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe của đối tượng. * Yếu tố nguồn lực: Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người dân, cộng đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất định về nguồn lực. Nguồn lực cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố như thời gian, nhân lực, tiền, cơ sở vật chất trang thiết bị, thể chế, luật pháp... Nhiều cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhưng vì thiếu các điều kiện nguồn lực nên họ không thực hiện được hành vi mong muốn. Tuy nhiên trong thực tế người TT-GDSK cần chú ý phát hiện giáo dục một số đối tượng mặc dù họ có khả năng về nguồn lực nhưng lấy lý do thiếu nguồn lực để từ chối hay trì hoãn thực hiện các hành vi sức khỏe lành mạnh. * Yếu tố văn hóa: Văn hoá là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm kiến thức, niềm tin, phong tục tập quán, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và tất cả những năng lực mà con người thu được trong cuộc sống. Văn hoá được thể hiện trong cách sống hàng ngày của các thành viên xã hội hay văn hoá là "cách sống". Hành vi của con người là biểu hiện của nền văn hoá và nền văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người. Cán bộ y tế, cán bộ TTGDSK khi làm việc với một cộng đồng nào phải tìm hiểu văn hoá cộng đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 đó, nghiên cứu kỹ nguyên nhân của các hành vi liên quan đến sức khỏe bệnh tật. Điều này sẽ giúp cho cán bộ TT-GDSK có thể tìm ra các giải pháp can thiệp TT-GDSK phù hợp với nền văn hoá cộng đồng [93], [95], [117], [119]. Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người là cần thiết để tránh những thất bại khi thực hiện giáo dục sức khỏe. Khi giáo dục sức khỏe cần phải xác định các hành vi sức khỏe nào là của cá nhân kiểm soát và các hành vi nào do ảnh hưởng của cộng đồng. 1.1.2. Một số khái niệm về các công trình vệ sinh 1.1.2.1. Nước sạch - Là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp [4]. - Là nước có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành [4]. - Là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi [4]. 1.1.2.2. Nhà tiêu hợp vệ sinh Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT Ban hành qui chuẩn kỹ thuật Quố c gia về nhà tiêu - điề u kiê ̣n đảm bảo hợp vệ sinh (QCVN 01:2011/BYT) của Bộ Y tế [17], bao gồm: Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại dùng cho gia đình. Các loại nhà tiêu này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau: - Quản lý được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với người, động vật và côn trùng. - Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh [17], [31]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 1.1.2.3. Chuồng gia súc, gia cầm Chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh: Là chuồng trại được xử lý chất thải chăn nuôi hợp vệ sinh bao gồm các loại: - Chuồng xây có mái che, nền cứng có độ nghiêng để thoát nước thải, có hố ủ phân và bể tự hoại 3 ngăn để xử lý phân và nước thải. - Chuồng trại áp dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình hoặc trang trại. - Chuồng trại áp dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi… 1.1.3. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao 1.1.3.1. Hành vi sử dụng nguồn nước sạch ở người Dao Sự hiểu biết của người Dao về tên các nguồn nước sạch còn thấp, tỷ lệ người không biết bất cứ nguồn nào là nước sạch chiếm tới 33%, cao nhất trong các dân tộc thiểu số (DTTS) được điều tra trong 20 tỉnh ở nước ta. Tỷ lệ người biết nước suối đầu nguồn là nước sạch nhiều nhất (52,%), sau đến nước giếng khơi (24,1%); các loại nguồn nước sạch còn lại, tỷ lệ người biết tên rất ít, chỉ dưới 6% cho mỗi loại. Đáng chú ý là vẫn còn 1,7% số người cho rằng nước sông, ao, hồ là sạch và 8,7% đưa ra các tên khác không phải là nước sạch. Cộng đồng người Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn và giếng khơi, rất ít người dùng nước máy, nước mưa và nước giếng khoan, do đó tỷ lệ người nói được tên các nguồn nước sạch tập trung vào chính các nguồn nước họ thường dùng. Đa số người Dao được hỏi (72%) không biết tên những loại bệnh tật có thể gây ra bởi việc sử dụng nước không sạch. Bệnh tiêu chảy được nhiều người biết nhất cũng chỉ chiếm 22,7%; các loại bệnh có thể gây ra do sử dụng nước không sạch nhưng rất ít người biết như bệnh về mắt (3,6%), bệnh giun sán (4,4%), bệnh ngoài da (3,8%) và bệnh phụ khoa (0,9%). Trong thực tế, tỷ lệ hộ gia đình cho biết tên các nguồn nước họ đang sử dụng cũng tương tự với sự hiểu biết của họ về nguồn nước sạch: cao nhất là 57,6% số hộ dùng nước suối đầu nguồn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 và 18,3% số hộ dùng nước giếng khơi; số hộ dùng các nguồn nước khác rất ít (0,7% số hộ dùng nước giếng khoan); không hộ nào dùng nước máy và nước mưa. Tuy vậy 2,1% số hộ vẫn dùng nước sông, ao, hồ và 21,4% còn dùng các nguồn nước khác không thuộc các nguồn nước sạch. Gần nửa số hộ người Dao trong điều tra (49,7%) đã thừa nhận còn uống nước lã, tức nước chưa đun sôi. Trong khi đó, 75,4% số hộ cho biết rằng họ không xử lý nước trước khi ăn uống. Đây là một tỷ lệ khá cao, bên cạnh đó còn 4,8% số hộ không biết rằng nước dùng cho ăn uống cần được xử lý nước trước khi dùng. Người Dao cũng như hầu hết các dân tộc thiểu số khác đều không xử lý trước khi ăn uống bằng các phương pháp có hóa chất, hoặc đánh phèn, họ chủ yếu chỉ dùng cách để lắng (10,6%) hoặc lọc (9,1%) [27], [45], [48], [99]. 1.1.3.2. Hành vi sử dụng nhà tiêu của người Dao Người Dao kể tên các loại nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất hạn chế. Giống như ở các dân tộc thiểu số khác, đa số những người Dao được hỏi (73,2%) không biết tên bất kỳ loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào. Số người nêu được tên chủ yếu là nhà tiêu tự hoại (20%) và nhà tiêu hai ngăn (10,8%); rất ít người nói được tên nhà tiêu thấm dội nước (0,9%). Người Dao ít biết về tên các bệnh có thể gây ra do sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Tỷ lệ người không biết bất kỳ một bệnh nào chiếm tới 63,9% số người được hỏi, cao hơn so với một số dân tộc như Tày, Thái, Mường, Nùng. Tỷ lệ người biết về tên bệnh nhiều nhất là đối với bệnh tiêu chảy (28,7%), còn các bệnh khác đều ít, như bệnh giun (5,5%), bệnh mắt (2,1%)... Đa số người Dao (59,5%) trong số được phỏng vấn đã không biết bất kỳ một cách nào để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun. Những cách phòng bệnh được nhiều người đưa ra là: vệ sinh nhà cửa (19,1%) và không uống nước lã (19%), sau đến không ăn rau sống (10,9%)... nhưng chỉ có 6,2% số người được hỏi biết phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Có thể nói rằng dân tộc Dao là một trong nhiều dân tộc thiểu số còn thiếu hiểu biết về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun ở trẻ em. Đa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 số người Dao được phỏng vấn (77,1%) không biết hậu quả của việc sử dụng phân tươi. Trong những người biết hậu quả của việc sử dụng phân tươi, nhiều nhất cho rằng đó là nguồn gieo rắc bệnh tật (16,8%), các ý kiến khác rất thấp, ví dụ nhiễm bẩn nguồn nước chỉ chiếm 2,1% và nhiễm bẩn thực phẩm là 2,6%. Do nhiều người không biết các hậu quả của việc dùng phân tươi nên dẫn đến chỉ gần một nửa số người được hỏi biết rằng cần phải ủ phân trước khi sử dụng (46%). Tuy nhiên, trong những người biết cần phải ủ phân lại chỉ có 21,99% trả lời đúng thời gian cần ủ phân là trên 6 tháng, còn đa số (61,7%) đã trả lời sai thời gian cần ủ phân; đáng chú ý là còn 16,4% số người không biết cần ủ trong mấy tháng. Trong những hộ chưa có nhà tiêu và có nhà tiêu nhưng không hợp vệ sinh, 38,7% có ý định sẽ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; đồng thời hầu hết những hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh rồi nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về xây dựng cũng có dự định xây dựng lại nhà tiêu (92,9%). Họ chủ yếu muốn xây nhà tiêu hai ngăn (25,4%), các loại khác rất ít người đề cập. Tuy nhiên, còn 31% số người có ý định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đã đưa ra các loại nhà tiêu không có trong danh mục nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế và 39,9% không biết sẽ xây loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào. Lý do giải thích cho việc không có dự định xây dựng nhà tiêu của người Dao cũng giống như các dân tộc thiểu số khác chủ yếu là "không có tiền" (76,9%); một số "không cần" (21,3%) và "không thích" (1,2%). Vì vậy, nếu được Nhà nước cho vay tiền không phải chịu lãi, thì 80% số người được hỏi sẽ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; đa số những hộ chưa có nhà tiêu và có rồi nhưng chưa hợp vệ sinh (79,7%) cũng muốn xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong thực tế, tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu chiếm 50,4% số hộ được điều tra, trong đó tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, chỉ 5,8%. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh và đạt tiêu chuẩn về xây dựng rất thấp, hoặc đạt tiêu chuẩn về bảo quản và sử dụng, hoặc đạt tiêu chuẩn về bảo quản, sử dụng và xây dựng còn thấp hơn nữa, tương ứng là các tỷ lệ 1%, 0,2% và 0,2%. Trong những hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 12 5,1% là nhà tiêu hai ngăn, 0,3% là nhà tiêu tự hoại, 0,3% là nhà tiêu thấm dội nước. Trong đó tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về xây dựng nhà tiêu hai ngăn ở người Dao còn rất thấp, chỉ chiếm 0,7% trong tổng số hộ được điều tra. Nhìn chung chỉ có loại nhà tiêu thấm dội nước là đảm bảo đạt tiêu chuẩn xây dựng, đạt tiêu chuẩn về bảo quản và sử dụng hợp lý. Gần một nửa số hộ người Dao được điều tra (44,6%) đang sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh và gần một nửa số còn lại không có nhà tiêu. Những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều đi vệ sinh ra vườn và rừng (85,5%), rất ít người đi nhờ nhà người khác (4,5%) hoặc đi vào chuồng gia súc (10%), [26], [31]. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng [65] về VSMT ở người Dao - Hợp Tiến (Thái Nguyên) cho thấy kiến thức thái độ thực hành của người Dao ở khu vực này về vấn đề VSMT còn chưa tốt thể hiện tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành đạt về VSMT còn thấp như: Kiến thức đạt 19,13%; Thái độ đạt 15,85.8%; Thực hành đạt 10,93%. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức thái độ thực hành về vấn đề VSMT của người Dao - Hợp Tiến là yếu tố kinh tế, tuổi, giới và trình độ học vấn. Một số nghiên cứu khác về người Dao cũng thu được kết quả tương tự [27], [42], [60]. Nhìn chung hành vi VSMT sống của người dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc còn chưa tốt, nhất là người Dao. Qua đó chúng ta thấy đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đó là hành vi về VSMT, nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh còn kém. Đặc biệt thái độ về vai trò và tác hại của nguồn nước, nhà tiêu không hợp vệ sinh liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của con người. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà ngành y tế cần phải quan tâm đặc biệt, cần có những giải pháp can thiệp thích hợp cho miền núi để cải thiện hành vi VSMT, góp phần thực hiện có hiệu quả nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người DTTS ở miền núi. Tình trạng này cũng tương tự như một số nước đang phát triển trong khu vực [86], [88], [119]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 13 1.2. Phong tục tập quán ảnh hưởng đến sức khỏe, vệ sinh môi trường của người Dao 1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của người Dao Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở người Dao có các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu... Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y). Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài, Dao Quần Trắng... Mặc dù họ có nhiều nhóm người khác nhau như vậy nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất để đảm bảo mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng người Dao với nhau [72]. Tiếng Dao thuộc ngữ hệ Mông Dao và người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quá trình di cư vào Việt Nam phức tạp, kéo dài từ thế kỷ thứ XIII cho đến những năm 40 của thế kỷ XX 27, [81]. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người, chiếm 0,87% dân số cả nước, đứng hàng thứ 9 nhóm dân tộc cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, đông thứ 2 trong các nước có người Dao trên thế giới. Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (109.708 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại Việt Nam), Tuyên Quang (90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số người Dao tại Việt Nam), Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam), Yên Bái (83.888 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt Nam), Thái Nguyên (25.360 người, chiếm 2,3% dân số toàn tỉnh và 3,4% tổng số người Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156 người, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn (51.801 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 14 (51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (48.745 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh), Lạng Sơn (25.666 người)… [27], [72]. Người Dao thường sống xen kẽ và biết tiếng nói của các dân tộc cùng địa phương và giữ gìn bản sắc dân tộc mình. Họ thường sống nơi thung lũng, đồi thấp hoặc quanh chân núi, dọc khe suối, nơi đầu nguồn nước. Họ sống thành từng cụm, từng bản nhỏ riêng và tụ tập xung quanh người có uy tín trong cộng đồng người Dao. Có 2 loại hình xóm bản người Dao: - Xóm bản cư trú phân tán: Với những nhóm người Dao du canh, du cư, thường chỉ 5 - 7 hộ. Kiểu xóm bản này cản trở trong phong trào tổ chức sản xuất, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa và chăm sóc sức khỏe. - Xóm bản cư trú tập trung: Thường ở những nơi đã định canh - định cư hoặc du canh - định cư. Mỗi xóm bản có khoảng 20 - 30 hộ liền kề với nhau. Kiểu xóm bản này thuận lợi cho lối làm ăn tập thể, nhưng khó bảo đảm vệ sinh chung, dễ mắc dịch bệnh, hạn chế việc chăn nuôi gia súc và trồng rau màu [27]. Do người Dao di cư vào Việt Nam trong một thời gian kéo dài, sống phân tán, du canh, du cư, nên quá trình hình thành tộc người rất chậm, các nhóm người Dao đều mang những nét văn hóa địa phương nhất định. Họ được mang những tên gọi khác nhau theo đặc điểm sắc phục, tên địa phương cư trú ban đầu. Do đó, người Dao được chia thành nhiều nhóm, nhưng họ vẫn luôn nhận rõ mối quan hệ với nhau về nguồn gốc và duy trì được ngôn ngữ chung. Các nhóm người Dao có tương đồng về phong tục, tập quán, các hình thái kinh tế, tín ngưỡng. Ngày nay, nhờ sự giao lưu rộng rãi, nên đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Dao ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi... Việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá của người dân tộc Dao có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống dân cư nông thôn khu vực miền núi phía Bắc 27, [78]. 1.2.2. Một số tập quán của người Dao có liên quan đến vệ sinh môi trường - Tập quán canh tác, định canh, định cư: Theo nghiên cứu của Bế Viết Đằng, trước đây canh tác nương rẫy, du canh với cây ngô và lúa nương đã trở thành tập quán của dân tộc Dao nên họ thu nhập rất thấp. Cuộc sống của người Dao không ổn định du canh, du cư, không được tiếp cận với các kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 15 thức khoa học, cũng như không được chăm sóc y tế nên họ nghèo đói và lạc hậu. Tình trạng bệnh tật, ốm đau và tỷ lệ trẻ em tử vong còn nhiều, do đó người Dao thường đẻ nhiều, đông con dẫn đến cuộc sống ngày càng nghèo khó. Ngày nay mặc dù hầu hết đồng bào Dao đã định cư, nhưng tình trạng du canh nương rẫy vẫn còn tồn tại. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đã có nhiều chương trình được triển khai nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo, đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Dao đang được cải thiện. Tuy nhiên đời sống kinh tế của đại đa số hộ gia đình người Dao hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nghèo đói là nguyên nhân chính gây bệnh tật ở người Dao [26], [27]. - Tập quán xây dựng nhà ở: Theo Đàm Khải Hoàn, người Dao ở miền núi phía Bắc đa số ở nhà đất. Họ cho rằng ở nhà nền đất mới có chỗ để cúng Bàn Vương. Trong nhà thường được chia làm nhiều ngăn như các phòng ngủ, phòng kho, gian bếp... trên gác thường rải gỗ hoặc ván để chứa thóc rẫy, ngô và các loại dụng cụ gia đình khác. Nhà người Dao thường làm mái thấp, với cách bày trí như trên làm cho nhà luôn bị thiếu ánh sáng. Hơn nữa tập quán đun nấu trong nhà gây ô nhiễm khói nặng, hầu hết đàn ông và nam thanh niên người Dao hút thuốc lào hoặc thuốc lá, càng làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm khói, do đó người Dao dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là trẻ em. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, nhiều căn nhà người Dao ở vùng định canh, định cư đã thay đổi. Tuy nhiên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì thay đổi không đáng kể [42]. Một nghiên cứu về người Dao Đỏ cho thấy họ thường ở nhà đất nằm dưới chân đồi, cạnh khe suối để dẫn được nước về đến tận bếp. Nhà ở của người Dao làm rất thấp là do ngày xưa họ thường làm treo leo trên lưng chừng đồi nên làm nhà thấp để tránh gió bão, đến bây giờ vẫn thành thói quen. Người Dao ở nhà đất cho phù hợp với phong tục cúng bói (việc cúng bói phải nhảy múa nhiều). Một ngôi nhà của người Dao thường làm ba phòng (gian); một phòng khách, một phòng bếp và một phòng ngủ. Phòng ngủ gọi là “buộng lộn”, chạy dọc theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 16 phòng khách. Các phòng thường không có cửa sổ, cửa ra vào phòng khách và xuống bếp thường chật hẹp nên không khí ngột ngạt dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Phòng bếp được chia làm ba khu vực: bếp ngoài là nơi đun nước cho đàn ông tiếp khách; bếp trong là nơi dành cho phụ nữ nấu ăn; phía trong cùng có máng nước được quây lại là nơi để tắm rửa. Trong nhà, ở góc trái của phòng khách giáp với phòng bếp có đặt tủ thờ ma và tổ tiên. Trong tủ phải có bộ tranh Tam Thanh do người được cấp phép vẽ cho (là thầy cúng, thầy vẽ và đã được cấp sắc 12 đèn). Nếu thiếu bộ tranh Tam Thanh thì không được bày tủ thờ chung mà chỉ có một bàn vuông dưới đất để thờ tổ tiên và bàn vuông trên cao thờ ma [27]. - Tập quán ma chay: Đám ma người Dao thường kéo dài ba ngày đêm với nhiều nghi thức, thủ tục phức tạp nhằm đưa linh hồn người chết về Dương Châu. Trước đây, do tập quán du canh, du cư nên hầu hết các nhóm người Dao đều có tục lệ hỏa táng với những người trên 12 tuổi, rồi bỏ một ít tro vào lọ hoặc ống nứa để mang theo thờ cúng mỗi khi di cư đi đến nơi ở mới. Ngày nay tập quán này chỉ còn thấy ở người Dao Áo dài hoặc chỉ còn tàn dư ở người Dao Quần trắng. Người Dao Tiền còn có tục lệ táng lộ thiên trên sàn cao (nếu chết vào giờ xấu, sẽ cho vào một cỗ áo quan đặc biệt được ghép bằng trúc hay nứa nguyên cây, đặt lên sàn cao khoảng 2 mét, 4 cột sàn được làm thật nhẵn để tránh thú rừng, khi thịt rữa hết, xương được cho vào lọ đem chôn). Đây là một hủ tục cần được bãi bỏ vì ảnh hưởng đến VSMT và lây lan nguồn bệnh, có hại cho sức khỏe cộng đồng [27], [106]. 1.3. Một số mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi vệ sinh môi trường Một số nghiên cứu đã đưa ra sơ đồ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 17 Tăng tỷ lệ bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng Ô nhiễm đất, nước và thực phẩm TỶ LỆ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH THẤP Sử dụng nhà tiêu không đúng cách Tỷ lệ nhà tiêu Không hợp vệ sinh cao - Cộng đồng không chấp nhận. - Kỹ thuật xây nhà tiêu chưa đúng. - Dân thiếu hiểu biết về nhà tiêu (dân trí thấp kém, TT-GDSK kém..). - Không chọn được loại nhà tiêu thích hợp. - Tập quán sử dụng phân tươi… - Thu nhập của dân thấp (tăng dân số, thất nghiệp) - Cán bộ y tế còn yếu kém. - Thiếu quan tâm của cộng đồng - Yếu tố khác. Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ gia đình người Dao sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thấp 1.3.1. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe có sự tham gia của cộng đồng TT-GDSK tại cộng đồng đòi hỏi cán bộ phải linh hoạt. Những phương pháp và kỹ năng làm việc với cá nhân, nhóm và cộng đồng là những kỹ năng cần thiết mà cán bộ làm công tác TT-GDSK cần được đào tạo một cách cơ bản [40]. Để đảm bảo công tác TT-GDSK đạt kết quả cần vận dụng một nguyên lý quan trọng của chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), đó là sự tham gia của cộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 18 đồng. Sự tham gia của cộng đồng đã được vận dụng thành công trong nhiều chương trình CSSKBĐ ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới [43]. Cộng đồng luôn có những tiềm năng to lớn, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe. Nếu biết khai thác đạt các nguồn lực của cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật quan trọng kể cả vấn đề VSMT. Nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ sự tham gia của cộng đồng vào các chương trình giải quyết các vấn đề sức khỏe như cung cấp nước sạch, VSMT, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản... Ở Việt Nam cộng đồng đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong các phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. Hiện nay huy động cộng đồng rất phù hợp với chủ trương xã hội hoá công tác y tế. Đó chính là giải pháp thích hợp để tiếp tục huy động tiềm năng to lớn của cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia giải quyết các vấn đề bệnh tật, sức khỏe cộng đồng một cách chủ động, có tổ chức, có kế hoạch [29], [44], [77], [85], [125]. 1.3.2. Huy động cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường Huy động cộng đồng tham gia thực hiện VSMT là một quá trình hoạt động do người cán bộ y tế tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện để tạo ra sự ủng hộ, hỗ trợ, nhất trí từ các bên liên quan trong cộng đồng, nhằm tạo ra một môi trường mọi người đều có trách nhiệm để đạt được những mục tiêu của chương trình [33], [42], [84], [107]. 1.3.2.1. Các bên liên quan trong thực hiện vệ sinh môi trường - Các tổ chức đang có ở địa phương như: tổ chức Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương (xã, xóm)... Hoạt động của những tổ chức này có liên quan rất nhiều đến vấn đề VSMT. Chính vì vậy cần huy động các tổ chức này tham gia phối hợp với trạm y tế xã để làm tốt công tác VSMT. Muốn huy động được các tổ chức này cán bộ y tế cần phải truyền thông cho các cán bộ lãnh đạo các tổ chức, họ phải thật thông, tức là họ phải hiểu rõ nội dung VSMT và tác hại của nó với sức khỏe cộng đồng. Họ phải có quan điểm ủng hộ tích cực, có trách nhiệm cao khi tham gia. Họ tìm mọi cách để tham gia, từ đó họ sẽ triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 19 khai việc tham gia chương trình bằng các hoạt động cụ thể như ra các văn bản, nghị quyết (Đảng ủy, Ủy ban, các ban ngành…). Họ đưa việc thực hiện VSMT vào các tiêu chuẩn thi đua cho các thành viên trong các tổ chức ở địa phương. - Các hội ở địa phương như: Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ.... Hoạt động của các hội này ít nhiều có liên quan đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe vì thế chúng ta cần vận động họ phối hợp chặt chẽ với Trạm y tế để TT-GDSK thực hiện VSMT cho cộng đồng. Ví dụ Hội nông dân tham gia bằng cách vận động hội viên xây dựng các CTVS trong các hộ gia đình. Hội đưa vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm cho các Hội viên trong việc thực hiện VSMT. - Ban chăm sóc sức khoẻ: Hiện nay ở nước ta, hầu hết các xã đều có Ban CSSKBĐ, Ban Dân số/Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)... Các ban này thường do chính quyền (Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã) làm trưởng ban, Trưởng trạm y tế làm phó ban thường trực phụ trách về công tác chuyên môn. Ngoài ra các thành viên của ban là cán bộ phụ trách các ban, ngành của xã. Để hoạt động có hiệu quả cán bộ y tế phải là người tham mưu giỏi cho người lãnh đạo để sử dụng thật tốt ban này vào thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong các nội dung chăm sóc sức khỏe thì công tác VSMT luôn luôn là vấn đề quan trọng song rất ít khi được ưu tiên vì thái độ của các nhà lãnh đạo, của Ban CSSKBĐ chưa coi trọng đúng đắn về vấn đề này. Mọi người thường cho rằng công tác VSMT chưa thực hiện ngay thì cũng chưa gây hậu quả chết người như giải quyết các dịch bệnh như tả, cúm A hay sốt rét… Vì vậy, trước hết cần truyền thông giáo dục cho chính các lãnh đạo các Ban này. VSMT kém chính là nguyên nhân chính có thể gây ra các vụ dịch chết người ở cộng đồng. Mọi người cần chung tay thực hiện VSMT thì các nguy cơ dịch bệnh mới được khống chế và người dân mới được bảo vệ sức khỏe. - Người dân trong cộng đồng: Không phải bao giờ người ta cũng hiểu tại sao mình lại cần phải cố gắng nâng cao sức khoẻ bằng những nỗ lực của chính mình. Đôi khi họ cảm thấy rằng chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của Nhà nước, tất nhiên Nhà nước có trách nhiệm về vấn đề này. Việc nâng cao lòng tin của người dân vào các lợi ích của dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ tăng cường TT-GDSK của cán bộ y tế. Truyền thông để mọi thành viên trong cộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 20 đồng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề VSMT để họ tự nguyện tham gia. Sự hợp tác tích cực và sự tham gia của cộng đồng thể hiện từ bước thảo luận bàn bạc tại sao phải xây dựng các CTVS hay xây dựng các công trình VSMT ở địa phương như thế nào đến việc tổ chức thực hiện. Thu hút sự tham gia của cộng đồng đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về nguồn nhân lực, cũng như thời gian và công sức. Không một cán bộ y tế nào có thể thực hiện sự đầu tư ấy một cách có hiệu quả mà không có sự cam kết của cộng đồng. Các cán bộ được giao nhiệm vụ phải nhận thức được việc làm cho cộng đồng hiểu điều đó có giá trị hơn nhiều so với khả năng chuyên môn và kiến thức kỹ thuật. Mọi người cần phải cam kết thực hiện chương trình. Khi mọi người nhận ra đ iều đó và tham gia thì các chương trình VSMT sẽ được triển khai thực hiện rất tốt. Chúng ta muốn huy động người dân trước tiên chúng ta phải huy động những người có trách nhiệm trước. Đó là các đảng viên, các cán bộ địa phương từ lãnh đạo xã đến thôn xóm. Mọi cán bộ đều gương mẫu tham gia trước tất nhiên người dân sẽ theo. - Những người có uy tín ở cộng đồng: Những người có uy tín ở cộng đồng tuy họ không phải là những người lãnh đạo chính quyền hay các tổ chức xã hội song họ rất có trách nhiệm với mọi người và được mọi người kính trọng. Khi những người này nói thì mọi người sẵn sàng nghe theo, những người này còn được gọi là "Người lãnh đạo dư luận". Những người lãnh đạo dư luận thường được nhiều người ủng hộ. Mỗi khu vực hoặc mỗi nhóm dân cư đều có người lãnh đạo dư luận riêng của mình. Một số người lãnh đạo dư luận có danh tiếng rất dễ nhận ra họ như già làng, trưởng tộc, trưởng họ... ở người Dao, vai trò của Trưởng họ, già làng rất quan trọng. Ai là người lãnh đạo dư luận ở cộng đồng này? Nếu sau khi nói chuyện với một số người trong cộng đồng, chúng ta thấy người nào được nhiều người biết đến và kính trọng nhất, đó chính là người lãnh đạo dư luận của cộng đồng đó. Họ nói gì thì mọi người dân, con cháu đều nghe theo vì họ có uy tín rất lớn trong cộng đồng và trong nội tộc. VSMT là vấn đề khó thực hiện nên rất cần huy động những người lãnh đạo dư luận này tham gia [32], [34], [105], [108], [112]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng